1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài cây làm phẩm màu thực phẩm tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang

61 393 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 809,64 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN HOÀNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI CÂY LÀM PHẨM MÀU THỰC PHẨM TẠI HUYỆN BẮC QUANG - TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K42 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khoá : 2010 – 2014 Giáo viên hướng dẫn : ThS. La Quang Độ Giảng viên Khoa Lâm nghiệp – trường ĐHNL Thái Nguyên Thái Nguyên, 2014 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 XÁC NHẬN CỦA GVHD Đồng ý cho bảo vệ kết quả Người viết cam đoan trước hội đồng khoa học! ThS. La Quang Độ Nguyễn Tiến Hoàng XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên) iii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp rất quan trọng và cần thiết để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế, củng cố kiến thức đã học. Sau thời gian thực tập tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành cuốn khóa luận tốt nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo ThS. La Quang Độ người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, các cô, các bác, anh chị nơi tôi thực tập và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian thực đề tài. Với trình độ năng lực và thời gian có hạn, bản thân lần đầu tiên xây dựng một khóa luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 28 tháng 05năm 2014 Sinh viên Nguyễn Tiến Hoàng iv DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc ICRAF : Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp IPGRI : Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế IRRI : Viện Nghiên cứu lúa quốc tế NCCT : Người cung cấp tin VH-TT-DL : Văn hóa thông tin du lịch v MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa 2 1.4.1 Trong học tập: 2 1.4.2 Trong thực tiễn sản xuất: 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 4 2.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 4 2.2.2. Việt Nam 8 2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Quang Minh và xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 14 2.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Quang Minh 14 2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên 14 2.2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 15 2.2.1.3. Thuận lợi và khó khăn 16 2.2.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Bằng Hành 17 2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên 17 2.2.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 17 2.2.2.3. Thuận lợi và khó khăn 18 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19 3.4. Nội dung nghiên cứu 19 vi 3.5. Phương pháp nghiên cứu 20 3.5.1. Phương pháp luận 20 3.5.2. Các phương pháp tiến hành 20 3.5.2.1.Thu thập các thông tin, số liệu có sẵn 20 3.5.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực vật học 22 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Thành phần các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 24 4.2. Mức độ sử dụng các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 25 4.3. Đặc điểm dạng sống, bộ phận sử dụng và mùa thu hái của cây nhuộm mầu thực phẩm 27 4.4. Thời gian sử dụng của các loài cây nhuộm mầu thực phẩm 29 4.5. Đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài thực vật làm cây nhuộm màu thực phẩm tại xã Quang Minh và xã Bằng Hành huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang 30 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2 Tồn tại 51 5.3. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi xã Bằng Bành 17 Bảng 4.1: Thành phần các loài cây nhuộm màu tại khu vực nghiên cứu 24 Bảng 4.2: Danh sách hộ sử dụng nhóm cây nhuộm màu thực phẩm 25 Bảng 4.3: Tỷ lệ % các màu được người dân sử dụng 26 Bảng 4.4: Đặc điểm dạng sống, bộ phận sử dụng, mùa thu hái của các loài cây nhuộm mầu thực phẩm 27 Bảng 4.5: Dạng sống của các loài cây nhuộm màu thực phẩm 28 Bảng 4.6: Thời gian sử dụng của các loài cây nhuộm màu thực phẩm 29 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ % các nhóm cây nhuộm mầu thực phẩm 26 Hình 4.2: Biểu đồ minh họa dạng sống các loài cây làm nhuộm màu thực phẩm 28 Hình 4.3: Gừng- Zingiber officinale (Willd.) Roscoe 31 Hình 4.4: Gấc- Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng 33 Hình 4.5: Gai- Boehmeria nivea (L.) Gaudich 34 Hình 4.6: Cẩm đỏ và Cẩm tím- Pe ristrophe bivalvis (L.) Merr. 36 Hình 4.7: Ngải cứu - Artemisia vulgris L. 38 Hình 4.8: Cây Nghệ 39 Hình 4.9: Củ Nghệ 39 Hình 4.10: Cây Riềng- Alpinia officinarum Hance 41 Hình 4.11: Mồng tơi- Basellaceae 42 Hình 4.12: Dứa thơm- Pandanus amaryllifolius R OXB . 44 Hình 4.13: Mật mông hoa- Buddleia officinalis Maxim 45 Hình 4.14: Huyết đẳng 47 Hình 4.15: Rau khúc 48 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cách trình bày hấp dẫn và màu sắc đẹp mắt là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên sự thành công của ngành ẩm thực nói chung trên toàn thế giới. Bởi thế từ xa xưa, các ông bà nội trợ đã biết sử dụng những màu tự nhiên như quả gấc, lá cẩn, củ nghệ để chế biến món ăn thêm phần thu hút. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm, phẩm màu tổng hợp dần được ưa chuộng bởi đặc tính rẻ, màu sắc đẹp và phong phú, độ bền cao tuy nhiên nỗi ám ảnh của người tiêu dùng về những phẩm màu tổng hợp độc hại ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người tăng đột biến trong rất nhiều loài thực phẩm hiện nay. Do đó việc lựa chọn phẩm màu thiên nhiên không độc hại để tạo màu cho thực phẩm đang là xu hướng được ưa chuộng. Vì vậy việc tìm ra một loại phẩm màu tự nhiên vừa đẹp vừa có lợi ích cho sức khỏe, lại có độ bền cao đáp ứng được những yêu cầu của người sử dụng đang được các nhà khoa học quan tâm. Nhu cầu sử dụng chất màu thực phẩm của con người đang ngày càng gia tăng. Một trong những loại màu được sử dụng phổ biến là chất nhuộm màu từ lá hay củ, quả của các loại thực vật có màu đỏ,vàng, đen, xanh và các màu đặc sắc khác. Các loài thực vật này có độ an toàn cao trong thực phẩm. Ngoài ra, loại phẩm màu này còn có hoạt tính sinh học cao, do đó giá trị của nó càng được nâng cao. Ở Việt Nam, cây nhuộm màu được trồng chủ yếu ở trung du và mền núi phía bắc. Nó đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và xây dựng với mô hình cộng đồng nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen. Việc nghiên cứu các quy trình triết tách chất mà của các loài cây cho phẩm màu có ý nghĩa rất lớn nhằm đưa chất màu tự nhiên vào ứng dụng rộng rãi, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển các cây làm 2 phẩm màu không độc hại ở nước ta. Tuy nhiên việc chế biến và ứng dụng loại phẩm màu này chưa được ứng dụng trên quy mô rộng rãi mang tính công nghiệp thực phẩm ở nước ta, cũng như mong muốn xóa tan mối nghi ngờ về phẩm màu thực phẩm đối với sức khỏe người sử dụng trước tiên là ở các tỉnh vùng núi phía bắc, sau đó sẽ ứng dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước, nên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài cây làm phẩm màu thực phẩm tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Bảo tồn, lưu giữ được nguồn gen các cây nhuộm màu thực phầm, góp phẩn làm tăng sự phong phú về đa dạng sinh học. Biết và nắm được về các đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài cây được nghiên cứu. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Biết được các loài cây nhuộm màu thực phẩm có trên địa bàn nghiên cứu, sự phân bố của các loài cây đó, từ đó có thể mô tả và nhận biết được chúng và phân loại được các loài cây đó. Bảo tồn và phát triển các loài cây góp phần bảo tồn tập quán, bản sắc dân tộc và phát triển kinh tế – xã hội. 1.4. Ý nghĩa 1.4.1 Trong học tập: + Tăng cường năng lực nghiên cứu, đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Đề tài góp phần tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ, sinh viên tham ra nghiên cứu khoa học, tạo ra sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi phía Bắc. Góp phần sử dụng hiệu quả hệ thống thiết bị nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. + Kết quả nghiên cứu sẽ là ứng dụng cho các nghiên cứu tiếp theo sản xuất chất nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc thực vật ở quy mô công nghiệp. [...]... hái của cây nhuộm mầu thực phẩm - Thời gian sử dụng của các loài cây nhuộm mầu thực phẩm - Đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài thực vật làm cây nhuộm màu thực phẩm tại xã Quang Minh và xã Bằng Hành huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang 20 3.5 Phương pháp nghiên cứu 3.5.1 Phương pháp luận Cây làm phẩm mầu thực phẩm là một thành phần sinh học của hệ sinh thái rừng, vì vậy khi nghiên cứu về đặc điểm sinh. .. vi nghiên cứu Đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài cây nhuộm màu thực phẩm thuộc hai xã là xã Quang Minh và Xã Bằng Hành 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu * Địa điểm Các cuộc điều tra thực địa để thu thập thông tin, kinh nghiệm, tri thức nhuộm màu được tiến hành tại các cộng đồng người dân tộc tại 2 xã Quang Minh và Bằng Hành – Huyện Bắc Quang – Tỉnh Hà Giang 3 thôn được chọn để tiến hành... Thôn Quang Tiến, thôn Minh Thắng - Xã Quang Minh – Huyện Bắc Quang – Tỉnh Hà Giang Thôn Thác - Xã Bằng Hành – Huyện Bắc Quang – Tỉnh Hà Giang * Thời gian nghiên cứu - Thời gian: Từ 1/7/2013 – 30/4/2014 3.4 Nội dung nghiên cứu - Xác định danh lục các loài cây nhuộm mầu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu - Mức độ sử dụng các loài cây nhuộm mầu tại khu vực nghiên cứu - Đặc điểm dạng sống, bộ phận sử dụng và. .. mẫu (xã, huyện, tỉnh) 24 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu Bảng 4.1: Thành phần các loài cây nhuộm màu tại khu vực nghiên cứu Thành phần các loài cây nhuộm màu thực phẩm khu vực nghiên cứu STT Tên khoa học họ /loài Tên Việt Nam Tên địa phương Họ Cúc Asteraceae 1 Artemisia vulgris L Ngải cứu Nhả ngại 2 Gnaphalium affine D Don... gen cây nhuộm màu thực phẩm lưu giữ sẽ là ngân hàng cho các nghiên cứu về đa dạng sinh học và các nghiên cứu khác trong công nghệ sinh học 1.4.2 Trong thực tiễn sản xuất: + Góp phần đẩy mạnh và phát triển sản xuất cây nhuộm màu thực phẩm, lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn kiến thức bản địa của người dân vùng núi phía Bắc + Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa từ cây trồng bản địa lượng các sản phẩm thực phẩm. .. nguyên thực vật của nhân dân ta rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức vào các mục đích khác nhau như: làm lương thực, thực phẩm, xây dựng, chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ, làm cảnh Đặc biệt phải kể đến mục đích nhuộm màu thực phẩm, các cây dùng để nhuộm màu gồm tất cả các loài thực vật có thể dùng trực tiếp hoặc được chế biến thành các sản phẩm dùng để nhuộm màu cho các loại thực phẩm Từ lâu, các nhà... chất) và hoàn toàn phải nhập từ nước ngoài [1] Có thể nói rằng các nghiên cứu về cây nhuộm màu thực phẩm hiện nay chỉ tập trung vào việc sử dụng cây nhuộm màu thực phẩm, chưa chú ý đến nghiên cứu bảo tồn và phát triển Do vậy nguồn gen cây nhuộm màu thực phẩm đang bị đe dọa do khai thác quá mức bởi các cá nhân, doanh nghiệp Việc nghiên cứu nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen cây nhuộm màu thực phẩm. .. tết hàng năm Màu xanh là màu được ít hộ sử dụng, vì quy trình để làm thành màu phải dùng nhiều nguyên liệu kết hợp, nên màu này không các hộ gia đình không chú trọng 4.3 Đặc điểm dạng sống, bộ phận sử dụng và mùa thu hái của cây nhuộm mầu thực phẩm Bảng 4.4: Đặc điểm dạng sống, bộ phận sử dụng, mùa thu hái của các loài cây nhuộm mầu thực phẩm Dạng Bộ phận Nhuộm Ghi STT Tên loài cây Mùa thu hái màu. .. cấp, bán cấp và trường diễn) + Không là nguyên nhân hoặc tác nhân gây bệnh Ngoài ra, do yêu cầu riêng của thực phẩm, các chất nhuộm màu trong lĩnh vực này không gây mùi lạ và làm thay đổi chất lượng thực phẩm Hiện nay, nghiên cứu các chất nhuộm màu cho thực phẩm trên thế giới được tập trung vào các hướng chủ yếu sau đây: - Điều tra, phát hiện và nghiên cứu chiết tách các chất nhuộm màu thực phẩm từ nguyên... kiệt và tuyệt chủng Vì vậy, việc đầu tư kinh phí để bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây nhuộm màu thực phẩm là cần thiết 2.2 Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Quang Minh và xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 2.2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Quang Minh 2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Quang Minh là một xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Bắc Quang, cách . tài: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài cây làm phẩm màu thực phẩm tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang . 1.2. Mục đích nghiên cứu Bảo tồn, lưu giữ được nguồn gen các cây. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN HOÀNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI CÂY LÀM PHẨM MÀU THỰC PHẨM TẠI HUYỆN BẮC QUANG - TỈNH HÀ GIANG. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Thành phần các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 24 4.2. Mức độ sử dụng các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 25

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w