Phương pháp nghiên cứu thực vật học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài cây làm phẩm màu thực phẩm tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 30)

Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương.

Tiến hành thu mẫu loài cây, chụp ảnh tất cả các bộ phận của cây điều tra trên tuyến và OTC...

Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải

được ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ, mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết

được… Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu… cũng nên được ghi cùng.

Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách thức thực hiện các tri thức

đó để thu nhận thông tin. Các thông tin cần ghi là: tên dân tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, cách khai thác, bảo quản và sử dụng, cách thức dùng khi phối hợp với các cây khác, nguồn gốc thông tin. Sau khi có

được thông tin thì nghi ngay vào phiếu điều tra.

Xử lý mẫu: Trong khi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau

đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 40o - 90o để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và

được đặt giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khô. Mẫu có thể được xử lý độc và khâu hay không là tùy vào yêu cầu cụ thể. Nếu có điều kiện sấy khô mẫu là tốt nhất.

Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái để xác định tên các loài thực vật.

Các mẫu vật phức tạp, không có nhiều đặc điểm nhận dạng sẽ được chuyển cho các chuyên gia phân loại sâu để giám định.

Lập danh lục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục thực vật, danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự abc. Trong bảng danh lục có các cột là: Số thứ tự, tên khoa học, tên phổ thông (Việt Nam), tên dân tộc (địa phương), tên khoa học (latin), họ thực vật, dạng sống và bộ phận sử

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài cây làm phẩm màu thực phẩm tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 30)