1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm màu thực phẩm tại huyện Bình Gia_Tỉnh Lạng Sơn.

61 323 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÂM VĂN TIỀN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI CÁC LOÀI CÂY LÀM PHẨM MẦU THỰC PHẨM TẠI HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: Ths. La thu Phương Thái Nguyên, năm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan chưa công bố trên các tài liệu. Nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan Lâm Văn Tiền Xác nhận của giáo viên chấm phản biện ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp rất quan trọng và cần thiết để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế, củng cố kiến thức đã học. Sau thời gian thực tập tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành cuốn khóa luận tốt nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo: Ths. La Thu Phương người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, các cô, các bác, anh chị nơi tôi thực tập và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian thực đề tài. Với trình độ năng lực và thời gian có hạn, bản thân lần đầu tiên xây dựng một khóa luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2014 Sinh viên Lâm Văn Tiền iii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Đối tượng nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 3 2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 12 2.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Yên Lỗ huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn 12 2.2.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Thiện Hòa huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn 13 2.2.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Thiện Thuật huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn 14 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 16 3.1. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu 16 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 16 3.3. Nội dung 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Phương pháp luận 17 3.4.2. Các phương pháp tiến hành 17 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 22 4.1. Kết quả nghiên cứu các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 22 4.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây nhuộm mầu thực phẩm 23 4.3. Đặc điểm về sử dụng các loài cây nhuộm mầu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 44 iv 4.3.1. Các loài cây được sử dụng làm màu nhuộm thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 44 4.3.2. Đặc điểm dạng sống, kinh nghiệm sử dụng các loài cây nhuộm màu thực phẩm 46 4.3.3. Đặc điểm về các công dụng và tình trạng sử dụng các loài cây chính làm phẩm mầu thực phẩm 48 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. Kết luận 51 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Danh lục các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 22 Bảng 4.2. Các loài cây được sử dụng làm mầu nhuộm thực phẩm ở khu vực nghiên cứu 44 Bảng 4.3. Đặc điểm dạng sống, kinh nghiệm sử dụng các loài cây nhuộm màu thực phẩm 46 Bảng 4.4. Mức độ và thời gian sử dụng các loài cây nhuộm mầu thực phẩm 48 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nhóm loài cây sử dụng nhuộm mầu thực phẩm cho các màu khác nhau tại khu vực nghiên cứu 46 Biểu đồ 4.2. Nhóm dạng sống của các loài cây nhuộm mầu thực phẩm 47 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ bộ phận sử dụng của các loài cây nhuộm mầu thực phẩm 48 Biểu đồ 4.4. Mức độ sử dụng cây nhuộm mầu thực phẩm 49 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chất màu tự nhiên là những chất màu sẵn có trong thực vật tự nhiên, không gây độc và khi sử dụng không nhất thiết tuân theo những chỉ số nêu trên. Ngoài ra chất màu tự nhiên lại dễ kiếm, giá thành rẻ, cách sử dụng không phức tạp và không gây ra những mùi vị lạ cho sản phẩm. Nhưng lâu nay các nhà chế biến mới chỉ sử dụng chủ yếu các chất màu tổng hợp mà ít quan tâm, tận dụng các chất màu sẵn có trong tự nhiên. Mà hầu hết chỉ quan tâm tới phẩm mầu công nghiệp. Phẩm mầu công nghiệp là chất phụ gia thực phẩm được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Nó là một trong 5 chỉ tiêu đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm và góp phần làm tăng cảm giác ngon miệng, kích thích sự thèm ăn, mặc dù nó không phải là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Đã không ít trường hợp do quá lạm dụng gây hại tới sức khỏe thậm trí ngộ độc nguy hại tới tính mạng con người. Vì vậy nghiên cứu cây nhuộm mầu thực phẩm và các chất mầu từ chúng có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế xã hội của đất nước ta. Làm phẩm mầu thực phẩm từ cây cỏ là một truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt nói chung cũng như cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng. Đây là sản vật, đồng thời là "bí quyết" lâu đời của người dân địa phương để làm ra đặc sản dùng tạo màu cho món nấu để màu góp cùng hương, vị tạo nên những tác phẩm ẩm thực đầy ấn tượng và rất riêng cho quê hương Việt. Vừa có thẩm mỹ cao và giá trị dinh dưỡng, là nét văn hoá riêng trong ẩm thực của các cộng đồng dân tộc. Hiện nay số lượng loài cây được sử dụng làm phẩm mầu thực phẩm rất phong phú và đa dạng ở các vùng miền, để góp phần bổ xung vào tập đoàn cây làm phẩm mầu thực phẩm tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: "Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm màu thực phẩm tại huyện Bình Gia_Tỉnh Lạng Sơn”. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần làm cơ sở cho việc bảo tồn, lưu giữ được các nguồn gen các cây nhuộm màu thực phẩm và bảo tồn đa dạng sinh học. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn. - Xác định đặc điểm, hình thái,tình trạng và mức độ sử dụng các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập: + Tăng cường năng lực nghiên cứu, đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Đề tài góp phần tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ, sinh viên tham ra nghiên cứu khoa học, tạo ra sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi phía Bắc. Góp phần sử dụng hiệu quả hệ thống thiết bị nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. + Kết quả nghiên cứu sẽ là ứng dụng cho các nghiên cứu tiếp theo sản xuất chất nhuộm mầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật ở qui mô công nghiệp. + Nguồn gen cây nhuộm mầu thực phẩm lưu giữ sẽ là ngân hàng cho các nghiên cứu về đa dạng sinh học và các nghiên cứu khác trong công nghệ sinh học. - Trong thực tiễn sản xuất: + Góp phần đẩy mạnh và phát triển sản xuất cây nhuộm mầu thực phẩm, lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn kiến thức bản địa của người dân vùng núi phía Bắc. + Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa từ cây trồng bản địa. + Góp xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc miền núi phía Bắc và phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, toàn quốc nói chung. + Bước đầu định hướng cho công nghiệp thực phẩm trong việc tạo nguồn cung cấp bền vững về phẩm mầu thực phẩm an toàn, gia tăng chất lượng các sản phẩm thực phẩm trong công nghiệp chế biến thực phẩm. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới a. Trên thế giới Thực phẩm truyền thống có thể được xem là một nét văn hóa đặc trưng cho một đất nước, một dân tộc. Chúng được tạo ra nhờ vào sự tìm tòi, sáng tạo của mỗi một dân tộc trên con đường phát triển. Những món ăn truyền thống còn chứa đựng trong nó những thông điệp, tín ngưỡng và niềm tin của con người. Chất nhuộm màu nói chung và chất nhuộm màu thực phẩm nói riêng đã được người dân các nước trên thế giới sử dụng vào cuộc sống từ thời xa xưa. Một chất màu được sử dụng cho thực phẩm nhất thiết phải hội đủ ba tiêu chuẩn về mặt y tế của chất phụ gia thực phẩm: + Nhuộm thực phẩm thành màu theo mục đích, phù hợp với công nghệ chế biến thực phẩm. + Không có độc tính (gồm cả độc tính cấp, bán cấp và trường diễn). + Không là nguyên nhân hoặc tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, do yêu cầu riêng của thực phẩm, các chất nhuộm màu trong lĩnh vực này không gây mùi lạ và làm thay đổi chất lượng thực phẩm. Hiện nay, nghiên cứu các chất nhuộm màu cho thực phẩm trên thế giới được tập trung vào các hướng chủ yếu sau đây: - Điều tra, phát hiện và nghiên cứu chiết tách các chất nhuộm màu thực phẩm từ nguyên liệu tự nhiên, nhưng chủ yếu từ thực vật. Đây là hướng nghiên cứu được đặc biệt quan tâm, bởi chất màu thu được thường có tính an toàn cao, giá thành hạ. Theo hướng nghiên cứu này nhiều chất màu đã được sản xuất và đưa vào ứng dụng (Chất nhuộm màu tím thu từ vỏ quả Nho, chất nhuộm màu đỏ thu từ hoa của cây Điều nhuộm, chất indigotine nhuộm màu xanh thu từ lá cây Chàm ). - Nghiên cứu bán tổng hợp chất nhuộm màu từ các hợp chất thu nhận từ thực vật. Đây là hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng, có thể sản xuất nhiều [...]... mầu thực phẩm - Đặc điểm nhận biết (hình thái thân, lá, hoa, quả và hạt các loài cây chính làm phẩm mầu thực phẩm) Nội dung 2 - Đặc điểm phân bố, hình thái, thân ,la, hoa, quả và hạt các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm Nội dung 3 17 - Đặc điểm về các công dụng và tình trạng sử dụng của các loài cây chính làm phẩm mầu thực phẩm 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp luận Cây làm phẩm mầu thực phẩm. .. dạng sống 22 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1 Kết quả nghiên cứu về thành phần loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu Nghiên cứu điều tra các loài cây được sử dụng nhuộm màu thực phẩm tại các xã Thiện Thuật,Thiện Hòa và Yên Lỗ huyện Bình Gia, Lạng Sơn thu được kết quả như bảng 4.1 Bảng 4.1 Danh lục các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10... dân tại thôn Nà Đảng xã Thiện Hòa huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn Cộng đồng người dân tại thôn Nà Quãng xã Yên Lỗ huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 đến ngày 30 tháng 04 năm 2014 3.3 Nội dung Nội dung 1 - Mô tả đặc điểm thực vật học của các loài cây nhuộm mầu thực phẩm tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn - Đặc điểm phân loại các loài cây làm phẩm. .. nguyên thực vật của nhân dân ta rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức vào các mục đích khác nhau như: làm lương thực, thực phẩm, xây dựng, chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ, làm cảnh Đặc biệt phải kể đến mục đích nhuộm màu thực phẩm, các cây dùng để nhuộm màu gồm tất cả các loài thực vật có thể dùng trực tiếp hoặc được chế biến thành các sản phẩm dùng để nhuộm màu cho các loại thực phẩm Từ lâu, các nhà... ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1 Đối tượng - phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Cộng đồng các dân tộc ở trong tỉnh, trong vùng nghiên cứu có sử dụng các loài cây làm phẩm mầu thực phẩm 3 xã Thiện Thuật, Thiện Hòa và xã Yên Lỗ, Huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Cộng đồng người dân tại thôn Pò Sè xã thiện Thuật huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn Cộng... các nghiên cứu về cây nhuộm màu thực phẩm hiện nay chỉ tập trung vào việc sử dụng cây nhuộm màu thực phẩm, chưa chú ý đến nghiên cứu bảo tồn và phát triển Do vậy nguồn gen cây nhuộm màu thực phẩm đang bị đe dọa do khai thác quá mức bởi các cá nhân, doanh nghiệp Việc nghiên cứu nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen cây nhuộm màu thực phẩm là cần thiết, trước khi chúng bị cạn kiệt và tuyệt chủng Vì... tra và phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu, tôi đã xác định được 17 loài cây được sử dụng làm phẩm mầu thực phẩm thuộc 11 họ, trong đó có 13 cây thuộc lớp hai lá mầm đó là Sau sau, Ngải cứu, Rau khúc, Gấc, Mật mông hoa, Trám đen, Nhót, Vàng anh, Mồng tơi, Cẩm tím, Cẩm đỏ, Gai, Vang và 4 cây thuộc lớp một lá mầm là Dứa thơm, Riềng, Nghệ vàng, Gừng 4.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái các loài cây. .. chất màu được tiết vào môi trường nuôi cấy Chất màu này là màu tự nhiên, có màu sắc đẹp và ổn định Các nghiên cứu về chất màu thực phẩm tự nhiên không chỉ được tiến hành đối với các loài thực vật mà còn được nghiên cứu đối với các tế bào vi sinh vật Một số chi được quan tâm nhiều là Aspergillus, Pseudomonas Năm 1996, Kasenkov O I đưa ra một phương pháp điều chế chất nhuộm thực phẩm màu đỏ từ các nguyên... Cây làm phẩm mầu thực phẩm là một thành phần sinh học của hệ sinh thái rừng, vì vậy khi nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, sinh vật học cần vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống 3.4.2 Các phương pháp tiến hành Đây là huyện có tỉ lệ cao người dân sử dụng các loài cây nhuộm màu thực phẩm tự nhiên trong việc sản xuất thực phẩm truyền thống tại địa phương Trong huyện còn giữ được khá nguyên vẹn bản sắc văn... xác định danh mục các loài được dùng làm phẩm mầu thực phẩm tiêu biểu (hay các loài cốt lõi), là các loài được nhiều NCCT nhắc đến, cộng với một số lượng lớn các loài được một số ít NCCT hay chỉ một người nhắc đến Các loài tiêu biểu phản ánh sự tồn tại của một tiêu chuẩn văn hóa, tri thức chung của cộng đồng liên quan đến lĩnh vực cây làm mầu thực phẩm trong khu vực điều tra Các loài còn lại thể hiện . Kết quả nghiên cứu các loài cây nhuộm màu thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 22 4.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây nhuộm mầu thực phẩm 23 4.3. Đặc điểm về sử dụng các loài cây nhuộm. chuyên đề: " ;Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái các loài cây làm phẩm màu thực phẩm tại huyện Bình Gia_ Tỉnh Lạng Sơn . 2 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần làm cơ sở cho. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÂM VĂN TIỀN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI CÁC LOÀI CÂY LÀM PHẨM MẦU THỰC PHẨM TẠI HUYỆN BÌNH GIA TỈNH LẠNG

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w