1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

153 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của một số chế phẩm chất điều hòa sinh trưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cam Sành huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.. Ảnh hưởng của thời điểm c

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đào Thanh Vân

Thái Nguyên - năm 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các tài liệu trích dẫn được ghi rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Bàn Thúy Nga

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Cây ăn quả, Khoa Nông học và Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Trung tâm Khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đạo Đức (Hà Giang) đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Bàn Thúy Nga

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH x

1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Yêu cầu của đề tài 2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

4.1 Ý nghĩa khoa học 2

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

1.1 Những nét chung về tài nguyên cây ăn quả có múi 3

1.1.1 Nguồn gốc cây ăn quả có múi 3

1.1.2 Phân bố và lịch sử phát triển cây ăn quả có múi 3

1.1.3 Phân loại cây ăn quả có múi 5

1.1.4 Đặc điểm thực vật của cây có múi 6

1.1.5 Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả có múi 11

1.1.6 Nhu cầu dinh dưỡng của cây cam quýt 15

1.1.7 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới 19

1.1.8 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam 21

1.2 Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi trên thế giới 24

Trang 5

1.2.1 Thu thập, đánh giá và khai thác nguồn gen cây có múi 24

1.2.2 Những nghiên cứu cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng giống cam quýt 26

1.3 Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi ở Việt Nam 32

1.3.1 Thu thập, bảo tồn, đánh giá và sử dụng nguồn gen cây ăn quả có múi 32

1.3.2 Những nghiên cứu cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng 34

Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 Vật liệu và đối tượng nghiên cứu 39

2.2 Nôi dung nghiên cứu 39

2.2.1 Đánh giá t 39

suất, chất lượng cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 40

2.3 Phương pháp nghiên cứu 40

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập và phân tích thông tin 40

41

2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 43

2.5 Đặc điểm của các vật liệu nghiên cứu 45

2.6 Phương pháp xử lý số liệu 47

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

3.1 Đánh giá tình hình sản xuất cây ăn quả có múi tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 48

3.1.1 Tình hình phát triển chung 48

3.1.2 Tình hình sản xuất cam quýt của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 49

3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 62

Trang 6

, tỉnh Hà Giang 62

3.2.2 Ảnh hưởng của một số chế phẩm chất điều hòa sinh trưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cam Sành huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 72

3.2.3 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 81

3.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống cam Sành tại huyện Bắc Quang 88

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 96

1 Kết luận 96

2 Đề nghị 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong lá cam 18

Bảng 1.2 Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới 19

Bảng 1.3 Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á 21

Bảng 1.4 Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam 22

Bảng 1.5 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2011 23

Bảng 3.1 Diện tích, sản lượng một số loại cây ăn quả chủ yếu được trồng tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 49

Bảng 3.2 Diện tích và thành phần các loại cam quýt trồng tại huyện Bắc Quang năm 2007 - 2009 50

Bảng 3.3 Diện tích và độ tuổi cây cam Sành trồng tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2010 51

3.4 Tình hình chăm sóc và quản lý vườn cam quýt của các hộ trồng tại huyện Bắc Quang – Hà Giang 55

3.5 Thành phần và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh hại cam quýt tại huyện Bắc Quang – Hà Giang 57

3.6 Kế hoạch phát triển các loại cam quýt trồng tại huyện Bắc Quang từ năm 2010 - 2015 60

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 63

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 64

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng kích thước quả của giống cam Sành trồng tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 65 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống cam Sành trồng tại Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 66

Trang 9

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng quả của giống cam

Sành trồng tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 68Bảng 3.12 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu hại chính cây cam

Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 70Bảng 3.13 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình bệnh hại chính cây cam

Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 71Bảng 3.14 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến hiệu quả trong sản

xuất cam tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 71Bảng 3.15 Ảnh hưởng của một số chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng đến

thời gian ra hoa cam Sành huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 72Bảng 3.16 Ảnh hưởng của một số chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng đến tỷ

lệ đậu quả cam Sành huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 73Bảng 3.17 Ảnh hưởng của một số chế phẩm chất điều hòa sinh trưởng đến

động thái tăng trưởng kích thước quả cam Sành tại huyện Bắc Quang74Bảng 3.18 Ảnh hưởng của chế phẩm điều hoà sinh trưởng đến các yếu tố cấu

thành năng suất cam Sành tại huyện Bắc Quang 75Bảng 3.19: Ảnh hưởng của chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng đến chất

lượng cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 77Bảng 3.20: Ảnh hưởng của chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng đến tình hình

sâu hại chính cây cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 79Bảng 3.21 Ảnh hưởng của chế phẩm chất điêu hoà sinh trưởng đến tình hình

bệnh hại chính cây cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 79Bảng 3.22: Ảnh hưởng của một số loại chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng

đến hiệu quả trong sản xuất cam tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.80Bảng 3.23:Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến thời gian ra hoa giống

cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 81Bảng 3.24: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến tỷ lệ đậu quả giống cam

Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 82

Trang 10

Bảng 3.25: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến động thái tăng trưởng kích

thước quả giống cam Sành tại huyện Bắc Quang 83Bảng 3.26 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng

suất giống cam Sành tại huyện Bắc Quang 84Bảng 3.27 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến chất lượng giống cam Sành

trồng tại huyện Bắc Quang 85Bảng 3.28 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến tình hình sâu hại chính trên

cây cam Sành tại huyện Bắc Quang 86Bảng 3.29 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến tình hình bệnh hại chính cây

cam Sành tại huyện Bắc Quang 87Bảng 3.30: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến hiệu quả trong sản xuất cam

tại huyện Bắc Quang 88Bảng 3.31: Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến thời gian ra hoa

giống cam Sành tại huyện huyện Bắc Quang 89Bảng 3.32 : Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến tỷ lệ đậu quả giống

cam Sành tại huyện huyện Bắc Quang 89Bảng 3.33: Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến động thái tăng

trưởng kích thước quả giống cam Sành tại huyện Bắc Quang 90Bảng 3.34: Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến các yếu tố cấu thành

năng suất giống cam Sành tại huyện Bắc Quang 91Bảng 3.35:Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến chất lượng giống

cam Sành trồng tại huyện Bắc Quang 93Bảng 3.36: Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến tình hình sâu hại

chính trên cây cam Sành tại huyện Bắc Quang 94Bảng 3.37 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa hoa, tỉa quả đến tình hình bệnh

hại chính trên cây cam Sành tại huyện Bắc Quang 94Bảng 3.38 Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến hiệu quả trong sản

xuất cam tại huyện Bắc Quang 95

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống cam Sành

tại huyện Bắc Quang – Hà Giang 67Hình 3.2: Ảnh hưởng của chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng đến năng

suất cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 76Hình 3.3: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng

suất giống cam Sành tại huyện Bắc Quang 85Hình 3.4: Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến năng suất cam

Sành tại huyện Bắc Quang 92

Trang 12

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cam quýt là một trong những cây ăn quả đặc sản của Việt Nam bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12% đường, hàm lượng vitamin C từ 40-90mg/100g quả tươi, các axit hữu cơ 0,4-1,2% trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, nước giải khát, chữa bệnh Trong những năm gần đây, diện tích trồng cam ở nước ta ngày càng được mở rộng, việc phát triển cây cam được xem như là một giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương

Bắc Quang là một trong những huyện có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển nhất tỉnh Hà Giang Ngoài ra huyện Bắc Quang còn có điều kiện đất đai, địa hình, chế độ thuỷ văn, điều kiện khí hậu thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển đặc biệt là cây cam Sành Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Bắc Quang nói riêng đã cải tạo, quy hoạch, áp dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật mới vào việc chọn tạo, sản xuất giống cây đạt chất lượng và đã đưa cây cam vào phát triển kinh tế trong các hộ gia đình, xây dựng thành công thương hiệu cam Sành huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang Cây cam Sành đã được xác định là cây mũi nhọn của huyện Bắc Quang góp phần nâng cao đời sống của nông dân Đặc biệt là cây làm giàu cho nhiều

hộ gia đình trong vùng đất phù hợp trồng cam, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện Bắc Quang Tính đến năm 2010 toàn huyện có 1.892,3 ha, trong đó: Diện tích trồng mới là 91,6 ha, diện tích cho thu hoạch là 1.436,3 ha, với sản lượng quả là 10.048,6 tấn giá trị sản lượng đạt 80,38 tỷ đồng

Tuy nhiên cây cam Sành ở huyện Bắc Quang hiện nay cũng gặp một số khó khăn: Hầu hết diện tích trồng cam Sành hiện nay đều được trồng bằng cành chiết cách đây 10-15 năm, trồng ở những vùng đất rừng nghèo, dinh dưỡng kém nên đã có các biểu hiện sâu bệnh nhiều, năng suất và chất lượng

bị giảm sút, hiệu quả kinh tế không cao gây tâm lý chán nản cho người trồng cam ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Trang 13

Để đánh giá đúng thực trạng tình hình sản xuất cam, nghiên cứu đề xuất các giải pháp trong phát triển cây cam đồng thời áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tác động vào cây cam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành ở thời kỳ kinh doanh thì đề tài

sự phát triển nghề trồng cam tại huyện Bắc Quang phục vụ mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương

2 Mục tiêu nghiên cứu

nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

3 Yêu cầu của đề tài

-phát triển cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

- Tiến hành một số thí nghiệm kỹ thuật về sử dụng phân bón lá, chất điều hoà sinh trưởng, cắt tỉa cành, hoa, quả đối với cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá, cắt tỉa cành, hoa quả đến khả năng sinh trưởng, sự đậu hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng của cam Sành

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa

học phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây cam ở nước ta

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng cũng như nâng cao giá trị kinh tế cho cây cam Sành trồng tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, bổ sung một số biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm hoàn thiện quy trình thâm canh và phát triển giống cam Sành tại

Trang 14

huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Những nét chung về tài nguyên cây ăn quả có múi

1.1.1 Nguồn gốc cây ăn quả có múi

Nobumasa Nito (2004) [70] đã viết “Nguồn gốc cây có múi được ghi nhận là ở Đông Nam Á bao gồm cả Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ, trong đó

có cả vùng nam Nepal, nơi có những thung lũng và sườn đồi được bảo vệ khỏi những cơn gió lạnh khô và mưa vào mùa hè Tuy nhiên sự thuần hoá và trồng trọt cây ăn quả có múi lại bắt đầu ở Trung Quốc Những ghi chép cổ ở Trung Quốc cho thấy trồng trọt cây ăn quả có múi đã có ở đó hơn 4.000 năm trước” Nhiều nhà nghiên cứu trước đó cho rằng cây cam quýt phần lớn có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua dãy núi Hymalaya, Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippine, Malaysia, miền Nam Indonesia hoặc kéo đến lục địa Úc (FAO, 1998) [57] Tuy nhiên, Swingle W.T.,(1967)[75] còn có nhận định khác là nguồn gốc cây ăn quả có múi phân

bố từ Đông Bắc Ấn Độ, trung tâm Trung Quốc, miền Bắc và Trung Úc, qua

New Caledonia Một số tác giả cho rằng nguồn gốc quýt Kinh (citrus nobilis Osbeck) và quất là ở miền Nam Việt Nam, xứ Đông Dương [37]

Tóm lại, tuy ý kiến của các tác giả có khác nhau song về cơ bản đều thống nhất là các loại cây ăn quả có múi trồng trên thế giới hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng Đông Nam châu Á, bao gồm cả Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ và Miến Điện Nằm trong khu vực này, Việt Nam cũng là nơi phát sinh của một số loài và giống cam, quýt tồn tại cho đến nay

1.1.2 Phân bố và lịch sử phát triển cây ăn quả có múi

Với các tên gọi khác nhau như Agrios ở Tây Ban Nha, Agrumen ở Pháp, Agrunum ở Italia, Citrus ở châu Mỹ và những nước nói – viết bằng tiếng Anh,

song hầu hết những giống cây ăn quả họ Cam (Rutaceae) đã và đang trồng

Trang 15

trên thế giới đều thuộc chi Citrus và được trồng từ 44030‟ vĩ tuyến Bắc – Saureno của Italia đến 350

vĩ tuyến Nam – Zelanda (Adams,et al.,1992; Chen 1999) [46] [51] Tuy nhiên những vùng trồng cây ăn quả có múi chính tập trung vào 200 – 350 vĩ tuyến Bắc Những loại cây ăn quả có múi được trồng

ổn định, phổ biến trên thế giới chủ yếu là cam ngọt (C sinensis), tiếp theo là các giống quýt (C.reticulata), chanh có núm (C lemon) và bưởi chùm (C paradisi) (Chadha et.al, 1996) [50]

Tác giả Gonzalez Sicilia (1968) [60] phân chia các nước trồng cam quýt chính vào 6 vùng: Vùng Địa Trung Hải (Italia, Marôc, Israen, Liban…); vùng trung tâm Bắc Mỹ (Mỹ, Puertoric, Cu Ba…); vùng Đông Nam châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Philipine…); vùng Nam châu Mỹ (Brasil, Argentina, Paraguay, Uruguay, Peru…); vùng châu Phi (Nam Phi, Angieri…) và vùng châu Úc (Australia, New Zealand…)

Quá trình thuần hoá cây ăn quả có múi có thể đã bắt đầu vào cùng một khoảng thời gian một cách độc lập tại vài nơi được gọi là nơi phát sinh Có rất

nhiều minh chứng cho thấy, sự trồng trọt nhóm C.medica ở Ấn Độ, nhóm C.reticulata ở Trung Quốc từ lâu đời, còn sự thuần hoá và trồng trọt cây ăn

quả có múi ở Đông Nam Á muộn hơn chút ít Tiếp theo, sự chinh thám của Alexander The Great, các loài cây ăn quả có múi đã được truyền bá đến Địa Trung Hải, rồi từ đây được đưa vào Tân thế giới Tuy nhiên cũng có nhiều giống chủ lực của châu Á cũng không được nhập vào các nước phương Tây

và cho tới cuối thế kỷ XX cây ăn quả có múi đã được trồng khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới

Về lịch sử phát triển của cây quýt (C.reticulata), Gonzales Sicilia (1968)

[60] cho biết quýt có nguồn gốc ở Trung Quốc và các quần đảo ở Đông Nam

Á Sau đó được phát triển rộng khắp ở Trung Quốc, Nhật Bản, tiếp theo sang các nước Tân thế giới và sau một thời gian tương đối dài các giống của loài quýt mới được trồng và phát triển rộng ở châu Âu vào năm 1928, bắt đầu trên vườn trang trại của Palermo Ngày nay các giống quýt khác nhau đã có mặt ở

Trang 16

hầu hết các nước có điều kiện trồng được cây ăn quả có múi

1.1.3 Phân loại cây ăn quả có múi

Các loại cây ăn quả có múi được trồng phổ biến hiện nay đều thuộc 3

chi: Citrus, Fortunella và Poncirus Ba chi này có quan hệ gần gũi, có đặc điểm chung về sinh sản và được phân nhóm dưới tông Citreae, tông phụ Citrinae, họ Rutaceac, họ phụ Aurantoideae (Nobumasa Nito, 2004) [70]

Các hệ thống phân loại đầu tiên chủ yếu dựa trên các đặc điểm giải phẫu hoa, đặc điểm hình thái, phân bố địa lý và cả lịch sử phát triển của một số chi quan trọng Mặc dù cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận chưa thống nhất, việc phân loại cây ăn quả có múi chủ yếu vẫn dựa vào 2 hệ thống phân loại cơ bản của Swingle (1943) và của Tanaka và cộng sự (1954) Tanaka cho rằng có

144 loài với hàng loạt các giống và dòng thuộc mỗi loài, sau này vào năm

1961 ông đã công bố danh sách với 157 loài Nhà nghiên cứu cam quýt người

Mỹ Hogdson (1961) trên cơ sở phê phán cả 2 hệ thống phân loại, tạo ra một

hệ thống phân loại mới bao gồm 16 loài từ hệ thống Swingle và hơn 20 loài từ

truyền trong chi Citrus, đó là:

- Nhóm C.medica gồm C.medica (bòng/chanh yên – citron), Citrus aurantifolia (cam chanh/chanh lime – common lime);

- Nhóm Citrus reticulata bao gồm Citrus reticulata (quýt – mandarin), Citrus cinensis (cam ngọt – orange), Citrus paradise (bưởi chùm – grapefruit), Citrus aurantium (cam chua – orange), Citrus jambhiri (chanh sần – rough lemon);

Trang 17

- Citrus maxima và Citrus reticulata là những loài thuần thật sự được thương mại của chi Citrus, còn cam ngọt là dạng cây lai giữa quýt và bưởi,

bưởi chùm là dạng cây lai của cam ngọt và bưởi, chanh ta là dạng cây lai của cam và chanh sần hay bưởi, còn chấp là dạng cây lai của chanh, bưởi và

Microcitrus (Nobumasa Nito, 2004) [70]

Như trên đã đề cập nhóm quýt Citrus reticulata tập hợp khá nhiều

loài và dạng lai của các vật liệu trong và giữa loài, có một số đặc điểm riêng biệt Đặc điểm phân biệt rõ nhất của các giống thuần, giống lai thuộc nhóm quýt là rất dễ bóc vỏ, vỏ không có vỏ xốp trắng Nhóm quýt được chia thành 5 phân nhóm:

- Quýt Địa Trung Hải (C.deliciosa Tan)

- Quýt Satsuma (C.unshiu Marc)

- Quýt Kinh (C.nobolis Lour)

- Quýt Đại trà (C.reticulata Blanco)

- Quýt quả nhỏ

Ngày nay có hàng loạt các thể đột biến của quýt Satsuma, một số có

nguồn gốc phôi tâm đã được phát hiện ở Nhật Bản và Tây Ban Nha Giống

quýt được trồng rộng rãi nhất thế giới là giống Ponkan, đặc biệt ở Ấn Độ,

Trung Quốc, Philippin và Brasil (Nobumasa Nito, 2004) [70]

Theo Võ Văn Chi (1997) [5], ở Việt Nam chi Citrus có 11 loài Theo Phạm Văn Hộ (1999) [12] chi Citrus ở Việt Nam có 25 loài cả trồng trọt và

hoang dại (có 4 loài có tên quýt), phần lớn là cây thích nghi rộng, được trồng rộng rãi ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam từ vùng núi cao Sa Pa, Đà Lạt tới các vùng thấp đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương… đến đồng bằng Nam Bộ

1.1.4 Đặc điểm thực vật của cây có múi

1.1.4.1 Đặc điểm thực vật học của cây có múi

Theo nhiều tài liệu công bố (Akihama, T and N.Nito, 1996 [47], Lohar and Lama, 1997)[69] Chen, Z.,1999 [66], Hoàng Ngọc Thuận, 2002 [35]…)

Trang 18

tương tự như những cây ăn quả nói chung cây ăn quả có múi gồm các bộ phận thực vật cơ bản được mô tả như sau:

- Rễ cây ăn quả có múi:

Rễ cây có múi thuộc loại rễ cọc như hầu hết các loại cây 2 lá mầm Trong thời gian nẩy mầm, ban đầu rễ mầm xuất hiện, nhanh chóng sinh trưởng xuống phía dưới, lớn lên và trở thành rễ cái Rễ cọc dễ phát hiện ở thời

kỳ cây con nhưng khi cây lớn, trưởng thành thì khó phân biệt Cấu trúc bộ rễ

ở cây lâu năm của các loài, giống biến động đáng kể tuỳ thuộc chủ yếu vào loại đất, tầng dầy của đất, chế độ canh tác, tuổi cây…và hình thức nhân giống (gieo hạt, chiết, ghép, giâm) Rễ mới ra thường có màu trắng, rễ già hơn thì có màu hơi nâu vàng Khi rễ chuyển sang màu nâu đậm sẽ chết đi Rễ cây có múi không phân cấp tầng lông hút mà có nấm cộng sinh làm nhiệm vụ thay lông hút Thường trên các tế bào biểu bì của rễ non, có loại nấm sống sinh dưỡng,

là chất đường bột của tế bào rễ, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và kích thích bộ rễ cây phát triển (Davies and Albrigo, 1994) [52]

- Thân, cành cây ăn quả có múi:

Cây có múi có dạng cây thân gỗ, cây bụi hoặc cây bán bụi tuỳ loài Một cây trưởng thành có thể có 4 – 6 cành chính Nếu không chú ý tạo tán ngay từ đầu thì cam quýt rất ít khi có thân chính Do đặc tính phát sinh cành và góc độ phân cành khác nhau của từng giống nên dạng cây của từng giống cũng khác nhau Tuỳ theo tuổi cây và điều kiện sống, hình thức nhân giống, cây có thể

có chiều cao và hình thái khác nhau Hình thái tán cây rất đa dạng: có loại tán rộng, có loại tán thưa, phân cành hướng ngọn hoặc phân cành ngang; tán hình cầu, hình tròn, hình tháp hoặc hình chổi xể Cành có thể có gai hoặc không có gai, cũng có thể có gai khi còn non và rụng gai khi cây lớn và già Một số giống, loài không có gai nhưng khi nhân giống bằng hạt lại xuất hiện gai trên thân và cành, nhưng ở cấp cành càng cao thì gai càng ít và càng ngắn (Hoàng Ngọc Thuận, 2002) [35] Trên cây cam quýt mọc 2 loại cành chủ yếu: cành dinh dưỡng và cành mang quả Cành dinh dưỡng mang cành hoa quả là cành

Trang 19

mẹ Cành mang hoa quả được chia thành các nhóm sau:

+ Nhóm hoa đơn: Thường chỉ ra 1 hoa ở đầu cành Cành đơn có nhiều lá và 1 hoa là những cành có khả năng đậu quả cao Những cây được chăm bón đầy đủ thường có nhiều loại cành này Cành quả không có

lá, thường có nhiều cành quả mọc trên 1 cành mẹ, cuống hoa ngắn do vậy hay lẫn với nhóm hoa chùm

+ Nhóm hoa chùm: Trên cành, ở mỗi nách lá có 1 hoa và trên ngọn cành

có 1 hoa Thông thường có từ 3 – 7 hoa trên 1 cành Mỗi cành đậu 1 – 2 quả

Có một số cành hoa không có lá Mỗi chùm có 4 – 5 hoa Loại này có tỷ lệ đậu quả thấp Có thể có những cành hoa chùm, trên ngọn có 1 hoa trong đó có một số lá phát triển không đầy đủ, chỉ ở dạng hình vẩy Loại này có tỷ lệ đậu quả khá hơn loại trên Hoa ở trên nở trước, hoa ở dưới nở sau Đa số các giống quýt chỉ có các cành đơn vì vậy tỷ lệ đậu quả của quýt thường cao hơn cam Năng suất của đa số các giống quýt thường cao hơn so với cam

- Lá cây ăn quả có múi:

Lá gồm 3 phần chính: Phiến lá, eo lá và cuống lá Lá thường có 2 mặt (mặt lá và lưng lá), mặt lá có mô dậu, chứa nhiều nhu mô diệp lục làm nhiệm

vụ quang hợp Độ dày của mô diệp lục thay đổi tuỳ theo giống Lưng lá có mô xốp, nhiều khí khổng tập trung, phân bố ở mặt lưng lá (mật độ khí khổng phụ thuộc vào từng giống như chanh có 650 khí khổng/mm2

, cam khoảng 480 –

500 khi khổng/mm2) Thường mật độ khí khổng càng cao thì nhu cầu nước và

ẩm độ của giống đó càng lớn Trong năm cây thường ra 4 đợt lá, lá mùa xuân,

lá mùa hè, lá mùa thu và lá mùa đông Trong đó lá mùa xuân chiếm tỷ lệ cao nhất, thường từ 60 – 70%, lá mùa xuân thường dài và hẹp, còn lá mùa hè, thu ngắn và rộng Tuổi thọ, kích thước của lá tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, chế

độ chăm sóc và khả năng dinh dưỡng của cây Tuổi thọ của lá cam quýt từ 2 –

3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí lá và tình trạng sinh trưởng của cây và cành mang lá, vị trí của cấp cành (Davies, 1994)[52], Hoàng Ngọc Thuận,

2002 [35] Hình thái, độ dày mỏng, kích thước, hình dạng, màu sắc, eo lá…

Trang 20

phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống Hình dạng lá thường là hình elip, lưỡi mác hoặc hình bầu dục, ngoài ra mật độ và độ lớn của túi tinh dầu cũng phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh

- Hoa cây có múi:

Hoa cam, quýt thuộc loại hoa lưỡng tính, có khả năng tự thụ phấn để phát triển thành quả Hình dạng, kích thước, màu sắc hoa và số lượng cánh hoa, nhị phấn hoa phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, loài Hoa cam, quýt

có 2 loại: hoa đủ và hoa dị hình Hoa đủ cánh dài, màu trắng mẫu 5, mọc

thành chùm hoặc đơn độc (Poncitrus trifoliata) Nhị có thể có phấn hoặc

không có phấn Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2 vòng, nhị hợp Bầu thường có 10 – 14 ô (múi cam quýt) Đa số các loài hoa có mùi

thơm hấp dẫn Các loại trong chi citrus hoa, quả đều đậu trên cành 1 năm, ít

khi ra quả trên cành năm trước [33] Theo Nobusama Nito (2004) [99], số lượng nhị hoa của cam quýt có từ 20 – 40 nhị, màu trắng; hạt phấn màu vàng

có 4 thuỳ; hoa của bưởi và cam đắng thường to; còn hoa cam ngọt, chanh thường có kích thước nhỏ hơn Thường sau khi kết thúc hoặc ở thời kỳ rộ lộc xuân thì xuất hiện hoa

- Quả và hạt cây ăn quả có múi:

Quả cam thường có dạng hình cầu, hình cầu hơi dẹt, quả dẹt hoặc hơi thuôn; còn màu sắc thịt quả được quyết định bởi tỷ lệ 2 sắc tố beta caroten và Sabtophil Quả có từ 8 – 14 múi, có thể có 0 – 20 hạt hoặc nhiều hơn Một số đặc điểm về hình thái quả như dạng quả, kích thước quả, trọng lượng quả, màu sắc thịt quả phụ thuộc cơ bản vào đặc trưng của giống

Quả cam, quýt gồm 3 phần cơ bản: vỏ quả, thịt quả và hạt Vỏ quả: Gồm

2 lớp: lớp vỏ ngoài (Ngoại quả bì) và lớp vỏ giữa (Trung quả bì) Lớp vỏ ngoài bao gồm lớp biểu bì trên và biểu bì dưới Lớp biểu bì có chức năng làm giảm tốc độ bốc hơi nước của quả; Lớp vỏ giữa gồm 2 lớp đó là lớp sắc tố vỏ quả: gồm có nhiều túi tinh dầu và lớp trắng vỏ quả, lớp trắng này dày hay mỏng chủ yếu do đặc tính giống Màu vỏ quả thay đổi tuỳ theo giống, loài

Trang 21

cùng các điều kiện sinh thái Thịt quả: Do nội bì phát triển thành, gồm các

múi, giữa các múi có vách ngăn, nhờ có vách ngăn ta phân biệt được trung quả bì và nội quả bì Phần chủ yếu của thịt quả là tép quả (tép quả được bao

bọc bởi múi quả) màu sắc tép quả phụ thuộc giống Hạt: Kích thước, dạng hạt

và số lượng hạt trên quả thay đổi tuỳ theo giống Trong chi Citrus hạt quất có

kích thước nhỏ nhất, sau đó đến hạt quýt, cam, chanh và to nhất là hạt bưởi Nhìn chung, hạt cam, quýt là hạt đa phôi, còn hạt bưởi đơn phôi; nhũ phôi hạt cam quýt thường màu xanh nhạt, còn nhũ phôi hạt bưởi màu trắng lục Trong hạt cam quýt có 1 phôi hữu tính do thụ tinh và phôi vô tính được hình thành

do sự phân ly tế bào ở tâm không qua thụ tinh Cây con mọc từ phôi hữu tính thường nhỏ, yếu còn cây con mọc từ phôi vô tính thường khoẻ và giữ được đặc tính tốt của cây mẹ Khi gieo hạt, cây con mọc từ phôi vô tính thường mọc trước, sinh trưởng mạnh Dựa vào đặc tính ưu việt này của phôi vô tính, người ta ứng dụng nó vào công tác phục tráng giống nguyên sản

1.1.4.2 Đặc điểm thực vật cơ bản của cây cam Sành

Ngoài những đặc điểm thực vật chung của họ cam quýt, cây cam Sành

có đặc điểm thực vật mang đặc tính của giống Theo Đỗ Đình Ca, 1994, [1] đặc điểm thực vật của cam Sành cơ bản như sau:

- Thân cây: Thân gỗ, dạng thưa, mọc thẳng, tán cây hình chổi xể, thưa, màu xanh đậm Thân tròn, nhẵn không có gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành nhiều, góc độ phân cành hẹp từ 25 – 300, cành sinh trưởng có gai nhỏ, cành quả không có gai

- Lá cam Sành: Lá cam Sành có hình dạng ô van, màu xanh đậm, nút lá hơi nhọn, mép lá gợn sóng, cành lá nhỏ

- Hoa cam Sành: Nụ hoa tròn hơi bầu dục, màu trắng, đường kính khoảng 5 mm, cánh hoa lớn hơn cuống Đài hoa màu xanh, cánh đài cân đối,

có lông tơ

- Quả cam Sành: Hình cầu dẹt, vỏ quả khi chín màu vàng thẫm, sần sùi, giòn, dễ tách Túi tinh dầu ít, không hiện rõ, đỉnh quả và đáy quả bằng, hơi

Trang 22

lõm Thịt quả màu vàng đậm, vách múi quả dễ tách, lõi đặc

- Hạt cam Sành: Hình trứng dài, màu trắng ngà, đỉnh hạt tròn, gốc hạt nhọn, vỏ lụa màu nâu sáng, đáy hạt màu nâu đậm, màu sắc phôi xám ngà

1.1.5 Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả có múi

Cam quýt được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do có phổ thích nghi rộng, tuy nhiên năng suất cao và chất lượng cam quýt ngon, mẫu mã quả đẹp khi được trồng ở vùng á nhiệt đới [11], [7], [70]

Cam quýt là cây kém chịu hạn và không chịu được ngập úng do có bộ rễ cộng sinh với nấm Vì vậy đất trồng cam quýt cần đủ ẩm, thoáng khí, mực nước ngầm sâu dưới 1m là những điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ cam quýt Về mặt dinh dưỡng, bên cạnh các nguyên tố đa lượng như N, P, K cam quýt còn cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng như:

Ca, S, Zn, B, Mo, Mn, Mg, Fe, Cu v.v Nếu thiếu hụt một trong các nguyên

tố dinh dưỡng trên đều làm cho cam quýt sinh trưởng và phát triển kém, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm [70]

là lá rụng, cành khô héo Tuy nhiên cũng có giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 570C [6], [11]

Nhìn chung nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cam quýt như: Sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt động của bộ rễ, sự lớn lên của quả.v.v Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Công Hậu (1960) cho rằng rễ cam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 -

Trang 23

23oC Khi nhiệt độ tới 26oC cây hút đạm mạnh Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt

độ giữa ngày và đêm lớn làm quả phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ, vận chuyển đường bột và axit trong cây vào quả Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt động này kém đi [11] Những giống có khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, mã quả đẹp, hấp dẫn, ngược lại những giống chịu nhiệt có phẩm chất kém hơn [20], [17]

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), ở các vùng đất tốt, có nhiệt độ mùa Hè không quá nóng, mùa Đông không quá lạnh với nhiệt độ bình quân năm

>150C, tổng tích ôn từ 2.500 - 3.500 cũng có thể trồng cam quýt Ở các vùng lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao từ 1.700 - 1.800m so với mực nước biển vì những vùng này mùa Đông thường có tuyết rơi và nhiệt độ xuống tới âm 40C Về phương diện nhiệt độ, cam quýt có thể phát triển khắp các miền sinh thái ở Việt Nam nhưng lý tưởng nhất là khí hậu ở vùng núi cao phía Bắc [28]

- Ánh sáng

Theo Vũ Công Hậu và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa ánh sáng tán

xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6 cal/cm2, ứng với ánh sáng lúc 8 - 9h sáng và 4 - 5h chiều hoặc những ngày trời quang mây mùa Hè Tuy nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy chúng

ta cần bố trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa, vườn cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió đồng thời

có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời nắng gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh [11], [71]

- Ẩm độ và lượng mưa

Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam quýt là cây ưa ẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và thời kỳ phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển Trong năm cam quýt cần nước từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Tuy ưa ẩm nhưng cam quýt rất sợ úng đất sẽ bị thiếu oxy, bộ rễ hoạt động sẽ kém vì vậy sẽ làm cho

Trang 24

cây rụng lá, hoa, quả [35], [15],[70]

Cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng Nếu độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam quýt, ẩm độ không khí quá cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện tượng rám nắng và nứt quả [38], [27]

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cam quýt trên dưới 2.000mm, Cam cần 1.200 - 1.500mm, quýt cần nhiều hơn từ 1.500 - 2.000mm, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng [28]

Sự thiếu nước có liên quan đến sinh trưởng và độ héo của lá, có thể gây rụng lá Khi ẩm độ đất thiếu, sinh trưởng chồi chậm, lá cũng nhỏ đi Hạn hán kéo dài có thể làm cành khô, nhánh nhỏ bị khô và chết Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng cây ăn quả có múi rất mẫn cảm với sự thiếu nước lúc nở hoa, trong giai đoạn rụng quả và tăng kích thước quả

Nhìn chung lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp Việt Nam đủ thoả mãn cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cam quýt (1.400 mm – 2.500 mm), nhưng lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, do đó ảnh hưởng không tốt đến năng suất, phẩm chất quả Ví dụ ở huyện Bắc Quang có tổng lượng mưa 3.000 mm – 3.500 mm/năm, cá biệt có năm lên đến 5.000 mm/năm và tập trung nhiều vào các tháng mùa hè Trong khi ở Nghệ Tĩnh thời

kỳ quả chín là thời kỳ mưa bão, lũ lụt, thời kỳ quả đang phát triển mạnh thường

có gió tây nóng hoạt động, nên vừa hạn đất vừa hạn không khí Do đó việc đáp ứng nhu cầu nước cho cam quýt là biện pháp thâm canh rất có hiệu quả.[37]

- Gió

Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí các vùng trồng cam quýt Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt Tuy nhiên

Trang 25

tốc độ gió có ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây, đặc biệt là gió lớn

Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa thường có gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh trưởng và năng suất của cây giảm rõ rệt Do vậy cần chú ý đến việc trồng các đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn [27], [15]

- Đất đai

Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1980) và một số tác giả cho rằng cây cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bạc màu Tuy nhiên nếu trồng cam quýt trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn [15], [79], [36] Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), cây cam quýt có thể trồng được trên đa

số các loại đất trồng trọt ở Việt Nam: Đất thịt nặng, đất pha cát, đất bạc màu Tuy nhiên ở những vùng đất xấu phải đầu tư nhiều, thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn Không nên trồng cam quýt ở đất sét nặng, đất cát già hoặc

có lớp đất mặt nông, đất ong, đất có mực nước ngầm cao mà khó thoát nước Cũng theo tác giả này, đất trồng cam quýt tốt là đất bằng phẳng, có cấu tượng, nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, khi cần dễ tháo nước và có tầng đất dày (hơn 1 m càng tốt), mực nước ngầm thấp (tối thiểu phải sâu hơn 80cm) Như vậy, phần lớn đất đai vùng đồi núi phía Bắc, phía Tây Nghệ An, Hà Tĩnh, miền Đông Nam Bộ đều thoả mãn các yêu cầu của cây cam quýt [28]

Cây cam quýt có thể trồng được trên đất có độ pH từ 4 - 8 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 6, điện thế oxy hóa khử Eh > 300mV Ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu là đất chua nhất thiết phải bón vôi để nâng cao độ pH cho đất Đất trồng cam quýt cần có độ thoáng cao, nồng độ oxy phải lớn hơn 4% cây mới sinh trưởng và phát triển bình thường, nếu hàm lượng oxy nhỏ hơn 2% cây sẽ ngừng sinh trưởng Nếu chúng ta đánh giá mức độ thích nghi của đất đối với cam quýt thì đất phù sa cổ là tốt nhất, sau đó đến đất phù sa mới bồi hàng năm, đất Bazan,

Trang 26

đất dốc tụ và đất đá phiến sét Không nên trồng cam quýt trên đất thịt nặng, đất

có tầng canh tác mỏng, đất đá ong và đá lộ đầu hoặc những nơi có mực nước ngầm cao mà không thể thoát được nước [15], [35], [56]

Tóm lại, cam quýt có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái ở Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam [39], [11], [37]

1.1.6 Nhu cầu dinh dưỡng của cây cam quýt

Thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng

+ Đạm (Nitơ): là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả Nitơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cành, lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm, có tác dụng giữ cho bộ lá xanh lâu Nhiều nghiên cứu cho thấy một quả cam Washington Navel muốn phát triển bình thường cần có 45 lá, cam Chanh cần 50 lá, bưởi Chùm cần 60 lá cho một quả [36], [34]

Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt, quả lớn nhanh nhưng vỏ dày, quả bị nứt và phẩm chất quả kém, màu sắc quả đậm hơn, hàm lượng vitamin C có chiều hướng giảm Nhưng nếu thiếu đạm lộc non không phát sinh đúng lúc hoặc ra ít, lá nhỏ, lá mất diệp lục, bị ngả vàng, cành quả nhỏ, mảnh và bị rụng lá, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất giảm [34]

Ở điều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp thu đạm quanh năm, nhưng cây hút đạm mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm, đồng thời cũng là thời điểm cây cam quýt trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng đến khi thu hoạch Ngoài ra khả năng hút đạm chịu sự tác động của độ pH đất, nếu pH từ 4 - 4,5 cây hấp thu mạnh dạng NO3, pH từ 6-6,5 cây hấp thu mạnh dạng NH4

+,

(Trần Thế Tục, 1997) [37]

+ Phân lân (Phospho):

Là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển đặc biệt là giai đoạn phân hóa mầm hoa

Trang 27

Phân lân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả, đủ lân lượng axit trong quả giảm, tỷ lệ đường/axit cao, hàm lượng Vitamin C giảm, vỏ quả mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh Nếu thiếu lân cành, lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ kém phát triển, do đó năng suất, phẩm chất quả giảm Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau, ví dụ ở giai đoạn kiến thiết cơ bản cây cần lân để phát triển bộ rễ, còn ở thời kỳ kinh doanh cây cần lân để phân hóa mầm hoa Tuy nhiên nếu dư thừa lân vừa gây lãng phí mà lại làm cho cam lâu chín vàng [11], [20] Hiệu quả của việc bón lân cho cam quýt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó độ pH đất là quan trọng nhất, đất có pH thấp sẽ làm giảm hiệu lực của phân

+Kali:

Theo Vũ Công Hậu (1996) kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày Tuy nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặc biệt nếu quá nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấp thu caxi, magie kém, quả to nhưng xấu

mã, vỏ quả dày, lâu chín [20], [14], [30], [11]

Ngoài các nguyên tố đa lượng N,P,K, các nguyên tố trung lượng và vi lượng cũng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất

và phẩm chất cam quýt [45]

Theo các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng cây hoàn toàn không thể phát triển một cách bình thường nếu như thiếu các nguyên tố trung và vi lượng như: Bo, Mangan, Canxi, Kẽm, Molipden v.v các nguyên tố này hết sức cần thiết cho cây, chúng có tác dụng thúc đẩy và kích thích khả năng sinh trưởng, phát triển của cây một cách mạnh mẽ

+ Canxi (Ca): được ví như xi măng gắn kết các tế bào lại với nhau (Sampson, H C.) [71], Hàm lượng Ca trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng

Trang 28

ngược lại khi hàm lượng Ca trong cây thấp sẽ tăng sự rụng

+ Kẽm (Zn): rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin Khi thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng (Hambidge, 1941) [62], (Skoog, 1940) [74]

+ Bore: là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành màng sinh học Đặc biệt khi Bore kết hợp với Ca làm ổn định thành tế bào Thiếu Bore ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự nảy mầm của hạt phấn Chính vì vậy, Bore có tác dụng hạn chế rụng quả trên nhiều đối tượng cây trồng trong đó có cây cam Khi thiếu Bore làm cho hàm lượng nước trong quả ít, hình dạng quả không bình thường Để khắc phục có thể phun dung dịch axit boric nồng độ 300g/100l nước [67], [45], [66]

Ngoài ra theo Hambidge (1941) [62], Lưu huỳnh (S) thiếu sẽ làm tăng sự rụng quả, lá vì làm giảm các axit amin chứa lưu huỳnh ở trong cây, hoặc khi thừa Zn, Fe và các ionI+, Cl- sẽ gây độc cho cây và làm tăng quá trình rụng Khi cây thiếu Cu quả dễ bị nứt, nhất là khi còn xanh Để khắc phục thì cần giữ ẩm cho đất, phun 0,2-0,5% CuSO4 lên lá kết hợp với phun boocdo càng tốt

Khi cây thiếu Fe làm cho lá chồi non bị vàng đi dẫn đến rụng quả khi còn xanh Để khắc phục thì cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ, phun phân vi lượng 0,5% FeSO4

Khi thiếu Mo làm cho lá lốm đốm vàng Để khắc phục có thể phun dung dịch chứa 100-150g molybdate natri trong 1.000l nước

Để nâng cao năng suất, chất lượng cam quýt, bón phân như thế nào và để đạt hiệu quả kinh tế cao, cần phải căn cứ vào những cơ sở khoa học đã được các nhà nghiên cứu khoa học đúc kết Đa phần khi bón phân cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển cụ thể Theo các nhà nghiên cứu về việc bón phân cho cam quýt đều cho rằng cơ sở khoa học của việc bón phân có hiệu quả là dựa vào phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất và trong lá theo thang tiêu chuẩn của Chapman và các tác giả, cần căn cứ vào đó để khi cung cấp phân bón cho cây tránh làm sao không xảy ra hiện tượng quá thừa hay quá thiếu vừa gây lãng phí và làm giảm năng

Trang 29

suất và chất lượng cây trồng

Ở nước ta phương pháp này đã được tiến hành thử nghiệm và thu được kết quả tốt tại các nông trường cam quýt vùng Phủ Quỳ - Nghệ An từ những năm

1974 và được công nhận đây là một tiến bộ khoa học trong sản suất cam quýt Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các chất dinh dưỡng trong lá cây có hàm lượng khác nhau, do vậy mà nhu cầu của cây về hàm lượng các chất dinh dưỡng là không giống nhau Bón phân cho cam quýt cần phải có những hiểu biết nhất định để khi bón làm sao không thừa hoặc không thiếu chất dinh dưỡng Nếu thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt Đặc biệt sự thừa đạm là một dấu hiệu xấu Khi hàm lượng dinh dưỡng trong lá thích hợp thì cam sinh trưởng và phát triển tốt, vườn cam

sẽ cho năng suất cao

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trong lá cam

Trang 30

1.1.7 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới

Hiện nay cam quýt được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các vùng cam quýt trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các vùng Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề cam quýt cũng sớm phát triển và ngược lại

Năm 2007 diện tích cam quýt của toàn thế giới là 8.643.990 ha, năng suất trung bình đạt 134,3 tạ/ha, sản lượng đạt 116.047.137 tấn Đến năm

2011, các chỉ tiêu đều tăng và đạt: diện tích là 9.231.709 ha, năng suất hơi giảm 139,7 tạ/ha và sản lượng là 128.922.136 tấn

So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2011, châu Á có tổng diện tích lớn nhất (4.709695 ha) sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu Đại Dương 32.290 ha

Bảng 1.2 Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới

Trang 31

- Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa, Costarica, Braxin, Achentina tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây phát triển rất mạnh Về năng suất được ổn định từ năm 2007 đến năm 2011 năng suất trung bình đạt trong khoảng 186,4 tạ/ha đến 197.8 tạ/ha Tuy nhiên vùng cam châu Á cá biệt năm 2009 và 2010 có năng suất đạt tới 121,4 tạ/ha

Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc,

Ấn Độ, Inđônêia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất năm 2007 là 4.049.865 ha, chiếm 46,7%, năm 2011 là 4.709.695 ha, chiếm 51,01 % tổng diện tích toàn thế giới So với châu Mỹ sản lượng châu Á các năm 2007, 2008 sản lượng châu Á thấp hơn châu Mỹ, nhưng sang các năm

2009, 2010, 2011 sản lượng châu Á cao hơn châu Mỹ Nguyên nhân là do năng suất và diệt tích cây có múi của châu Á liên tục tăng hơn so với châu Mỹ Cụ thể: Năm 2007 sản lượng của vùng châu Á đạt 44.603.453 tấn, chiếm 38,4 %, năm 2011 đạt 54.538.334 tấn, chiếm 42,3 % tổng sản lượng của toàn thế giới Năm 2007 sản lượng của vùng châu Mỹ đạt 46.855.348 tấn, chiếm 40,4%, năm

2011 đạt 48.805.392 tấn, chiếm 37,8 % tổng sản lượng của toàn thế giới Vùng sản xuất cam, quýt châu Phi có năng suất trung bình đạt thấp nhất

- Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam quýt, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất cam quýt Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của FAO về tình hình sản xuất cam quýt ở một số nước châu Á năm 2011 như sau:

Trang 32

Bảng 1.3 Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á

Vùng

Lãnh thổ

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha

Viet Nam 67.300 100,7 66,737 107,6 63.636 121,3 Japan 60.335 207,8 57,519 204,5 55.508 194,4

Indonesia 67.592 388,5 60,190 354,2 51.688 351,9

Nguồn: FAO STAT/FAO Statistics – năm 2013 [58]

Diện tích lớn nhất ở vùng này là Trung Quốc năm 2007 có 2.064.464 ha năng suất đạt 88,4 tạ/ha, năm 2011 diện tích là 2.904.975 ha, năng suất đạt 103,3 tạ/ha Đứng thứ 2 là Ấn Độ, năm 2007 có 801.200 ha, năng suất đạt 89,2 tạ/ha, năm 2011 diện tích là 755.500 ha, năng suất đạt 98,8 tạ/ha Về năng suất bình quân ở Inđônêxia đạt cao nhất 354,2 tạ/ha

1.1.8 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam

Cam quýt được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước

Từ những năm hoà bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng chuyên canh cam lớn của Việt Nam mà nhiều người biết đến

Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường trồng cam quýt như Sông

Trang 33

Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Sông Con đã hình thành một số vùng trồng cam chính ở nước ta

Vùng Nghệ An khoảng 1.000ha, vùng tây Thanh Hoá 500 ha, vùng Xuân Mai (Hoà Bình) 500 ha, vùng Việt Bắc 500 ha và các vùng còn lại khác 500ha [23]

Thời kỳ này có khoảng 3.000 ha cam quýt và phát triển khá mạnh mẽ, sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn Trên thị trường cam quýt đã có giá phải chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng Năng suất bình quân những năm đó vào khoảng 135 – 140 tạ/ha Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha [23] Thời kỳ từ năm 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam

có xu hướng giảm dần, những diện tích được trồng vào thời kỳ 1960-1965 thì nay đã già cỗi, sâu bệnh rất nặng Vì vậy, đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc trồng lại Tuy nhiên vào thời điểm đó, ở miền Nam, diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên nhất là khu vực tư nhân, các tỉnh có diện tích cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp [23]

Bảng 1.4 Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam

2 Diện tích cho thu hoạch (ha) 65.000 63.200 63.900 60.900 56.300

3 Năng suất (tạ/ha) 100,10 107,60 105,00 118,00 118,60

4 Sản lượng (tấn) 648.200 676.700 683.500 720.100 702.100

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013)

Với số liệu thống kê ở bảng 1.4 thì diện tích sản xuất cam quýt được tăng vọt từ năm 2007 là 73.600 ha đến năm 2008 tăng lên 82.700 ha sau đó ổn định qua các năm từ 2008 – 2011 Diện tích cao nhất đạt 87.200 ha, dưới năm

2009 là năm 2011 diện tích đạt 86.700 ha Cùng với tổng diện tích thì diện

Trang 34

tích cho thu hoạch sản phẩm cũng tăng dần đều, thấp nhất năm 2011 là 56.300ha, cao nhất năm 2007 là 65.000 ha Năng suất trung bình tăng dần qua các năm 2007 từ 100,10 tạ/ha lên 118,60 tạ/ha năm 2011 Tổng sản lượng cam quýt đạt cao nhất vào năm 2010 đạt 720.100 tấn tuy rằng tổng diện tích cam quýt không tăng, ngược lại còn giảm so với năm 2009 là 2.400 ha

Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng cho năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam đồng bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiều giống cam đặc sản, chất lượng như: cam Yên Bái, cam Bắc Quang, quýt Bắc Sơn, cam Sành Hàm Yên với tổng diện tích của cả nước năm 2007 là 86.700ha Phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long Các vùng trồng cam có diện tích lớn là Đồng bằng sông Cửu Long 47.900 ha, vùng Đông Bắc 13.100 ha và vùng Bắc Trung Bộ 8.600 ha

Bảng 1.5 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2011

Tình hình sản xuất Tổng

diện tích (ha)

Diện tích cho thu hoạch (ha)

Năng suất trung bình (tạ/ha)

Tổng sản lƣợng (tấn)

Trang 35

Tổng diện tích cây cam cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 47.900 ha chiếm 56,9 % toàn quốc, thấp nhất là vùng cam Tây Nguyên diện tích cho thu hoạch sản phẩm là 900 ha chiếm 1,1% diện tích toàn quốc Năng suất bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 99,7 tạ/ha Vùng Đồng bằng sống Cửu long đạt năng suất cao nhất là 141,2 tạ/ha, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ 128,1 tạ/ha và thấp nhất là vùng Trung du miền núi phía bắc 52,9 tạ/ha Tổng sản lượng cam năm 2011 đạt 702.200 tấn, riêng vùng cam của Đồng bằng sông Cửu Long đạt 463.500 tấn chiếm 66 % tổng sản lượng, cao nhất trong 8 vùng trồng cam trên cả nước Thấp nhất là vùng Tây nguyên đạt 2.600 tấn chiếm 0,3% tổng sản lượng

Trong những năm gần đây nhìn chung xu thế phát triển cam quýt chậm lại, giảm đi nhất là miền Bắc Nguyên nhân chính là sâu, bệnh nhiều, chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả, chưa tạo ra được những giống tốt có khả năng chống chịu sâu bệnh, để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

1.2 Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi trên thế giới

1.2.1 Thu thập, đánh giá và khai thác nguồn gen cây có múi

Những thập kỷ qua, bằng các phương pháp chọn giống khác nhau (lai tạo, đột biến, công nghệ sinh học nuôi cấy mô, nuôi cấy tế bào, chuyển gen di truyền ADN ) các nhà khoa học nghiên cứu cây ăn quả có múi trên thế giới

đã chọn tạo được nhiều giống tốt, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các vật liệu, nguồn gen khởi đầu Càng ở những nước có ngành sản xuất cây có múi phát triển thì việc thu thập, lưu giữ và đánh giá, sử dụng các nguồn gen càng được quan tâm (singh, et.al.,1980; Zhusheng, C.,2000; Anderson,2000) [72] [78] [48] Không kể những nước có kỹ nghệ trồng cây ăn quả có múi phát triển như: Mỹ, Brasil, Israel, Italia, Nhật Bản mà một số nước trồng cây ăn quả có múi như: Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Philippin kể cả Việt Nam cũng đã thu thập cho mình một ngân hàng gen cây có múi khá đa dạng, phong phú và bước đầu sử dụng các kỹ thuật hiện đại, tiến hành đánh giá đưa vào khai thác sử dụng các nguồn gen quý phục vụ sản xuất Xu hướng chung là tập trung vào lưu giữ, đánh giá sử

Trang 36

dụng các giống bản địa, địa phương nhằm khai thác những đặc trưng, đặc tính tốt của giống phục vụ cho việc phục tráng, thương mại hoá sản phẩm và lai tạo giống, đặc biệt là lai tạo giống chống chịu với điều kiện sinh thái, khí hậu

và sâu bệnh

Ở Trung Quốc tập đoàn cây ăn quả có múi đang được lưu giữ, khai thác

có tới 1041 mẫu giống, Ấn Độ tập đoàn cây ăn quả có múi khoảng 667 mẫu giống, Malaysia có khoảng 236 mẫu giống Tại Thái Lan và Philippine tập đoàn cây ăn quả có múi cũng khá đa dạng với hơn 100 mẫu giống nhưng đa phần là các giống nhập nội (IPGRI, 2004) [63]

Giai đoạn 2000 – 2003, được sự tài trợ của Ngân hàng châu Á (ADB), trong khuôn khổ Dự án “Bảo tồn và sử dụng bền vững cây ăn quả bản địa ở châu Á”, một số nước châu Á đã thu thập bổ sung thêm 555 mẫu giống cây ăn quả có múi, trong đó Bangladesh thu thập mới 59 mẫu giống, Trung Quốc thu thập mới 115 mẫu giống, Ấn Độ thu thập mới 68 mẫu giống, Nepal thu thập mới 32 mẫu giống, Philippine thu thập mới 93 mẫu giống và Việt Nam thu thập mới 188 mẫu giống Trong giai đoạn này 983 mẫu giống cây ăn quả có múi đã được mô tả đánh giá và tư liệu hoá Từ các nguồn gen thu thập được,

51 dòng ưu trội đã được chọn lọc giới thiệu vào sản xuất (IPGRI, 2004) [63] Những năm gần đây, ngoài phương pháp phân tích các đặc điểm hình thái, các phương pháp phân tích đẳng gen (Isozyme analysic) và đánh giá bằng chỉ thị ADN (RFLP, RAPD, SSR) đã được phát triển và sử dụng trong công tác phân loại, đánh giá đa dạng di truyền và xác định nguồn gốc các loài

thuộc chi Citrus (Durham, et.al.,1992; Chadha and Singh, 1996; Guangming,

et.al.,2002)[54] [50][61] Các chỉ thị ADN và chỉ thị đẳng gen đã có những thông tin giá trị về mối quan hệ di truyền giữa các giống và loài của chi

Citrus, cho phép thiết lập các bản đồ gen của chi Citrus (Singh and Shyam Sing,

2003) [73] Việc thiết lập được các gen chỉ thị cho những đặc tính mong muốn sẽ làm tăng hiệu quả của công tác chọn tạo giống cũng như tạo cây chuyển nạp gen của cây có múi (Liou, et.al.,1996; Nobumasa Nito, 2004)[65] [70]

Trang 37

1.2.2 Những nghiên cứu cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng giống cam quýt

1.2.2.1 Về cải tiến giống và nhân giống

Nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước có nghề trồng cam quýt phát triển, công tác chọn tạo giống được đặc biệt chú ý, trong đó tập trung theo hướng tuyển chọn từ nguồn biến dị trong tự nhiên, chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính, phương pháp xử lý đột biến tác nhân vật lý, hoá học và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống

Để tạo ra các giống quýt mới người đã áp dụng nhiều phương pháp khac nhau như: chọn lọc cây phôi tâm trong quá trình lai xa, chọn lọc từ các đột biến mầm (cam Washington navel là một ví dụ điển hình), tuyển chọn các cây đầu dòng trong sản xuất (Janick and Moore, 1975-1981)[64]

Các nhà chọn giống người Nga đã chọn được hàng loạt giống cam chịu lạnh tốt, năng suất cao và phẩm chất không thua kém các giống ban đầu bằng phương pháp lai xa (Hoàng Ngọc Thuận, 1990) [25]

Ở Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Ban Nha những năm gần đây có xu hướng chọn tạo những giống quýt có thời gian chín kéo dài hơn giống

Satsuma gốc (Dong at.al., 2000) [53] Điển hình là tại Nhật Bản đã tạo ra giống mới có thời gian chín quả sớm hơn Satsuma như Miyagawa và Okitsu Wase, Clauselina Tại Trung Quốc các giống mới chọn tạo ra như Xinjin,

Gongchuan và Nangan đã có thời gian chín quả kéo dài hơn Satsuma Giống Wenzho của Trung Quốc và giống Owaisi của Nhật Bản đều cho thu hoạch sớm từ tháng 11 – tháng 12 Hai giống đều có phẩm chất quả tốt, ít hạt và khối lượng quả trung bình 100 – 140 gr/quả

Hướng nghiên cứu chọn tạo cây cam quýt kháng bệnh virus tristeza (CTV) bằng chuyển nạp gen CTV cũng đang được một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản thực hiện [59] Beatriz et al., 2001 đã tạo được 5 cây lai xoma có khả năng chống chịu bệnh do vi khuẩn và virus tristeza gây ra bằng

dung nạp tế bào trần giữa Caipira sweet orange (Citrus sinensis L Osbeck) với Volkamer lemon (C Volkameriana Pasquale), Cleopatra mandarin (C Reticulata Blanco), và Rough lemon (C.jambhiri Lushington) [49]

Trang 38

Về gốc ghép cho cam quýt, đã có nhiều công trình nghiên cứu, chọn tạo được các giống gốc ghép thích hợp với từng giống, có khả năng thích ứng tốt với những điều kiện bất thuận như: hạn, mặn, lạnh, kháng bệnh virut Những gốc ghép lùn được đặc biệt quan tâm để tạo cây giống lùn có khả năng tăng mật độ trồng và hạn chế ảnh hưởng của gió bão Một số giống gốc ghép quan trọng cho cam quýt hiện nay đang được sử dụng tại nhiều nước là: Troyer và Carrizo và Carrizo Trifoliata (Cam ba lá), Swingle Citrumelo (dạng lai giữa

Bưởi chùm và Cam ba lá), Volkameriana (Chanh Volkamer); Rough lamon

(Citronella), quýt Cleopatra, cam ngọt, Benton Citrange, C – 35 Citrange, quýt lai Cox (Trích dẫn theo Ngô Hồng Bình, Kết quả dự án: Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cam Xã Đoài ở một số tỉnh phía Bắc, tháng 3 – 2010) Mỗi giống gốc ghép trên đều có những ưu thế về đặc điểm sinh trưởng, tính chống chịu riêng và cũng có một số hạn chế cho từng trường hợp cụ thể khi ghép với các loài cam quýt khác nhau, vì vậy khi lựa chọn gốc ghép phải căn cứ vào điều kiện sinh thái vùng trồng và loài, giống cây ghép để lựa chọn cây gốc ghép phù hợp

1.2.2.2 Các nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây cam quýt

Phân bón lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng, nhằm cung cấp kịp thời cho cây Mỗi chất có vai trò khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm rõ rệt

Bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng lá dựa trên 4 nguyên tắc: chức năng của lá, quy luật bù hoãn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và

sự đối kháng ion Từ 4 nguyên tắc này Emblenton and Reuther (1973) [55] đã xây dựng được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng lá gồm 5 cấp: Thiếu, thấp, tối thích, cao và thừa Dựa vào thang tiêu chuẩn này người ta thường xuyên phân tích lá để biết được có cần hay không cần phải bón phân

Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng đất, thông qua phân tích và đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng độ tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng người ta có thể định ra được chế độ bón phân phù hợp Từ kết quả nghiên

Trang 39

cứu, Trạm thí nghiệm cam quýt Gainsville, Florida đề nghị tỷ lệ bón phân N:P2O5:K2O; MgO:MnO:CuO là 1:1:1; 0,5:0,125:0,063 Tỷ lệ này tương đương với công thức 8:8:8:4:1:0,5 Tuỳ tuổi cây, từ năm thứ nhất đến năm thứ

6 bón mỗi cây số lượng phân bón hỗn hợp theo công thức trên từ 0,5 – 5,0 kg/năm (Turcker et al.,1995) [77] Theo Trung tâm kỹ thuật thực phẩm và phân bón (FFTC), Đài Loan (2005) [33], từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 lượng phân bón tính theo tuổi cây là như nhau đối với 3 nguyên tố N, P2O5 và

K2O từ 50 g/cây năm thứ nhất tăng dần đến 140 g/cây năm thứ 5 Khi cây đã cho thu hoạch, lượng phân bón theo năng suất thu được Đó cũng là một căn

cứ tương đối chính xác Người ta tính được rằng nều năng suất 50 tấn/ha sẽ lấy đi một khoảng dinh dưỡng 74,5 kg N/ha, 27,5 kg P2O5/ha và 123,5 kg

K2O/ha, do vậy khi bón phân cần bón đủ lượng dinh dưỡng trên cộng với số lượng cần để tạo chồi mới, lá mới và số lượng mất đi do rửa trôi Một nghiên cứu khác cho biết cứ thu 40 kg quả thì phải bón trả lại cho đất 180 kgN, 135

kg P2O5, 160 kg K2O và 90 kg MgO Theo Sam son (1986) [71], bón phân cho cây non, cây chưa ra quả khác với bón phân cho cây trưởng thành, cây cho quả Công thức chung hợp lý để bón phân là N:P2O5:K2O = 8:2:8 với lượng bình quân là 0,75 kg/cây trong năm đầu tiên và tăng dần cho đến 3,15 kg/cây khi cây được 10 năm tuổi

1.2.2.3 Về quản lý độ ẩm và tưới nước cho cây

Các nghiên cứu cho thấy, chi phí cho việc trừ cỏ, sâu bệnh, đốn tỉa và bón phân không có kết quả làm năng suất cao hơn nếu tưới nước không đầy

đủ Nhiều nước trên thế giới hiện nay sử dụng máy đo trương lực thuỷ phần đất làm chỉ tiêu để tưới Mức độ khô ẩm của đất được biểu thị bằng trương lực (sức căng) thuỷ phần đất Để đo độ ẩm đất trong vườn người ta chôn máy

ở độ sâu 30 cm Trên máy khắc số từ 0 – 100 Số 100 tương đương 1 atmosphe Từ giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏ cần tưới giữ ẩm đất đảm bảo trương lực trên máy đo được từ 33 – 60 Từ quả nhỏ đến trước thu hoạch 1 tháng là 60 – 90 [32]

Trang 40

Một số nước sử dụng phương pháp chỉ thị sinh học (Biological indicators) để xác định thời gian tưới cho cây Một trong những phương pháp

đó kiểm tra mối quan hệ của nước với sự tăng trưởng của cành hoặc phát hiện những dao động tạm thời trong chúng Những hệ thống đo tốc độ dòng chảy của nhựa mủ trong cành cây bằng phương pháp xung động nhiệt (heat pulse method) hiện nay đã khá hoàn thiện và có sẵn trên thị trường Những hệ thống

đo dòng chảy của nhựa này có thể định lượng được sử dụng nước của cây Về

lý thuyết nó có thể cung cấp những thông số cho hệ thống tưới tự động

1.2.2.4 Sử dụng phân bón lá và chất điều hoà sinh trưởng

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, sự hình thành hoa

là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản, chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa Sau thụ phấn thụ tinh là quá trình đậu quả, tuy nhiên sự đậu quả còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại và ngoại cảnh Hàm lượng auxin và các chất kích thích sinh trưởng thấp là nguyên nhân dẫn đến sự rụng sau khi hoa nở Để tăng cường sự đậu quả người ta bổ sung thêm auxin và gibbrellin ngoại sinh cho hoa và quả non, hai chất này có tác dụng bổ sung thêm cho nguồn phytohoocmon có trong phôi hạt vốn không đủ cho quá trình nảy mầm

Vì vậy mà sự sinh trưởng của quả được kích thích và quả khó có thể rụng ngay được [68], [66]

+ Auxin

Auxin có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đặc biệt là quá trình đậu quả và sự sinh trưởng của quả Nó được sử dụng khá rộng rãi trong sản xuất nhất là với ngành trồng cây ăn quả [30], [74]

Ở Hawai nhiều cánh đồng dứa được phun dung dịch muối natri của α -NAA

ở nồng độ 25ppm thì dứa ra hoa sớm hơn 2-3 tuần Auxin kìm hãm sự rụng của lá, hoa và quả, nồng độ sử dụng tuỳ thuộc vào từng loại quả ví dụ: Cà chua, bầu, bí, cam, chanh nồng độ α -NAA 10-20ppm, 2,4D nồng độ 5-10ppm [74]

Theo Skoong, F (1940) có thể dùng chất kích thích sinh trưởng với liều lượng cao để phun cho cam làm hoa rụng bớt đi để tránh hiện tượng ra quả

Ngày đăng: 18/11/2014, 22:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Đình Ca, Trần Thế Tục (1994), Bắc Quang một vùng trồng cam quýt có triển vọng nhìn từ yếu tố khí hậu, NXB Nông nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắc Quang một vùng trồng cam quýt có triển vọng nhìn từ yếu tố khí hậu
Tác giả: Đỗ Đình Ca, Trần Thế Tục
Nhà XB: NXB Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 1994
2. Đỗ Đình Ca (1996). “Kết quả bước đầu điều tra thu thập và bảo tồn nguồn gen cam quýt”. Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo “Tăng cường chương trình Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam”, Hà Nội 28 – 30/3/1995. NXB Nông Nghiệp, Tr. 147 – 154 3. Đỗ Đình Ca, Nguyễn Việt Hưng (2005). Báo cáo kết quả nghiên cứu ảnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu điều tra thu thập và bảo tồn nguồn gen cam quýt"”. Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo “Tăng cường chương trình Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam”, Hà Nội 28 – 30/3/1995. NXB Nông Nghiệp, Tr. 147 – 154 3. Đỗ Đình Ca, Nguyễn Việt Hưng (2005)
Tác giả: Đỗ Đình Ca (1996). “Kết quả bước đầu điều tra thu thập và bảo tồn nguồn gen cam quýt”. Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo “Tăng cường chương trình Tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam”, Hà Nội 28 – 30/3/1995. NXB Nông Nghiệp, Tr. 147 – 154 3. Đỗ Đình Ca, Nguyễn Việt Hưng
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2005
7. Đường Hồng Dật (2003), Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng, NXB Lao Động - Xã Hội, tr, 58 - 92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng
Tác giả: Đường Hồng Dật
Nhà XB: NXB Lao Động - Xã Hội
Năm: 2003
8. Đại học Cần Thơ (2005). Tài liệu hội thảo quốc gia “cây có múi, xoài và khóm” Chương trình VLIR – IUC CTU. Đề án R2 – Cây ăn trái. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hội thảo quốc gia “cây có múi, xoài và khóm”
Tác giả: Đại học Cần Thơ
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2005
10. Lê Quốc Điền, Đỗ Hồng Quân, Adrew Beatie, Katsuya Ichinose, Nguyễn văn Hoà, Nguyễn Minh Châu (2009). Kết quả nghiên cứu hạn chế mật độ rầu chổng cánh trên vườn cây có múi bằng biện pháp trồng xen ổi.Báo cáo kết quả TB KT của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu hạn chế mật độ rầu chổng cánh trên vườn cây có múi bằng biện pháp trồng xen ổi
Tác giả: Lê Quốc Điền, Đỗ Hồng Quân, Adrew Beatie, Katsuya Ichinose, Nguyễn văn Hoà, Nguyễn Minh Châu
Năm: 2009
11. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả Việt Nam, NXB Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng cây ăn quả Việt Nam
Tác giả: Vũ Công Hậu
Nhà XB: NXB Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh
Năm: 1996
13. Trịnh Hồng Kiên, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trần Danh Sử (2004). Đánh giá đa dạng nguồn gen chi Citrus ở Việt Nam bằng Microsatellite maker;Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc về khoa học sự sống lần thức 3, nghiên cứu cơ bản định hướng nông lâm nghiệp miền núi. Thái Nguyên 23 – 24/09/2004. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tr. 148 – 151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đa dạng nguồn gen chi Citrus ở Việt Nam bằng Microsatellite maker
Tác giả: Trịnh Hồng Kiên, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trần Danh Sử
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
14. Kẹo Vivone Ut Tha Chắc, Trần Thế Tục, Trần Đăng Kết (1994), Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của Zn, B, Mo đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cam sunkiss, trồng trên đất đỏ Pazan Phủ Quỳ - Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm, tr, 23 – 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của Zn, B, Mo đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cam sunkiss, trồng trên đất đỏ Pazan Phủ Quỳ - Nghệ An
Tác giả: Kẹo Vivone Ut Tha Chắc, Trần Thế Tục, Trần Đăng Kết
Năm: 1994
15. Bùi Huy Kiểm (2000), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các giống cam quýt của vùng đồng bằng sông Hồng để phục vụ cho việc chọn tạo các giống tốt và yêu cầu thâm canh cây cam quýt, NXB Nông nghiệp - Hà Nội, tr, 22 – 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các giống cam quýt của vùng đồng bằng sông Hồng để phục vụ cho việc chọn tạo các giống tốt và yêu cầu thâm canh cây cam quýt
Tác giả: Bùi Huy Kiểm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 2000
17. Lâm Thị Bích Lệ (1999), Một số tiến bộ kỹ thuật trong nghề trông cây ăn quả, Chuyên đề tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, tr, 18 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tiến bộ kỹ thuật trong nghề trông cây ăn quả
Tác giả: Lâm Thị Bích Lệ
Năm: 1999
18. Phạm Ngọc Liễu và Nguyễn Ngọc Thi (1999). Kết quả bình tuyển các giống bưởi ở một số tỉnh nam bộ. Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 4, Tr. 152 – 153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bình tuyển các giống bưởi ở một số tỉnh nam bộ
Tác giả: Phạm Ngọc Liễu và Nguyễn Ngọc Thi
Năm: 1999
19. Dương Tấn Lợi (2002). 37 câu hỏi đáp về trồng và chăm sóc cây ăn quả.Công ty cổ phần in Bến tre, Tr. 37, 44, 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 37 câu hỏi đáp về trồng và chăm sóc cây ăn quả
Tác giả: Dương Tấn Lợi
Năm: 2002
20. Nguyễn Văn Luật, (2006), Cây có múi giống và kỹ thuật trồng, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây có múi giống và kỹ thuật trồng
Tác giả: Nguyễn Văn Luật
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp - Hà Nội
Năm: 2006
21. Phạm Thanh Minh (2005). Kết quả nghiên cứu một số biện pháp điều khiển bưởi da xanh ra hoa theo ý muốn. Tài liệu Hội thảo quốc gia “Cây có múi, xoài và khóm” Chương trình VLIR – IUC CTU. Đề án R2 – Cây ăn trái. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu một số biện pháp điều khiển bưởi da xanh ra hoa theo ý muốn". Tài liệu Hội thảo quốc gia “Cây có múi, xoài và khóm
Tác giả: Phạm Thanh Minh
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2005
22. Nguyễn Văn Nghiêm (2009), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam quýt, Tạp chí Viện nghiên cứu rau quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam quýt
Tác giả: Nguyễn Văn Nghiêm
Năm: 2009
24. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạnh, Trần Văn Phẩm (2000), Giáo trình sinh lý thực vật,NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý thực vậ
Tác giả: Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạnh, Trần Văn Phẩm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
25. Hoàng Ngọc Thuận, (1990), Tổng luận cây ăn quả Việt Nam, Trung tâm thông tin - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng luận cây ăn quả Việt Nam, Trung tâm thông tin - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
Tác giả: Hoàng Ngọc Thuận
Năm: 1990
26. Hoàng Ngọc Thuận (1994), Kỹ thuật nhân giống và trồng các giống cam, chanh, quýt, bưởi. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nhân giống và trồng các giống cam, chanh, quýt, bưởi
Tác giả: Hoàng Ngọc Thuận
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1994
27. Hoàng Ngọc Thuận, (2000), Bón phân cho cây trồng nông nghiệp. Bài giảng dùng cho các lớp huấn luyện. Tr14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bón phân cho cây trồng nông nghiệp. Bài giảng dùng cho các lớp huấn luyện
Tác giả: Hoàng Ngọc Thuận
Năm: 2000
28. Hoàng Ngọc Thuận, (2002), Kỹ thuật chọn tạo và trồng cây cam quýt, phẩm chất tốt năng xuất cao, NXB Nông nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chọn tạo và trồng cây cam quýt, phẩm chất tốt năng xuất cao
Tác giả: Hoàng Ngọc Thuận
Nhà XB: NXB Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới (Trang 30)
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất cây có múi ở một số nước vùng châu Á (Trang 32)
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam (Trang 33)
Bảng 3.1. Diện tích, sản lượng một số loại cây ăn quả chủ yếu được trồng tại - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.1. Diện tích, sản lượng một số loại cây ăn quả chủ yếu được trồng tại (Trang 60)
Bảng 3.3. Diện tích và độ tuổi cây cam Sành trồng tại huyện Bắc Quang, - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.3. Diện tích và độ tuổi cây cam Sành trồng tại huyện Bắc Quang, (Trang 62)
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa giống cam Sành - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa giống cam Sành (Trang 74)
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả giống cam Sành - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả giống cam Sành (Trang 75)
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất (Trang 77)
Hình 3.1: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống cam - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Hình 3.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống cam (Trang 78)
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng quả của giống cam - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng quả của giống cam (Trang 79)
Bảng 3.13.  Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình bệnh hại chính cây - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình bệnh hại chính cây (Trang 82)
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến hiệu quả trong sản - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến hiệu quả trong sản (Trang 82)
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng đến - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng đến (Trang 83)
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chế phẩm điều hoà sinh trưởng đến các yếu tố cấu - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chế phẩm điều hoà sinh trưởng đến các yếu tố cấu (Trang 86)
Hình 3.2: Ảnh hưởng của chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng đến - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Hình 3.2 Ảnh hưởng của chế phẩm chất điều hoà sinh trưởng đến (Trang 87)
Bảng 3.23:Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến thời gian ra hoa giống - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.23 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến thời gian ra hoa giống (Trang 92)
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến tỷ lệ đậu quả giống cam - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.24 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến tỷ lệ đậu quả giống cam (Trang 93)
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến động thái tăng trưởng - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.25 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến động thái tăng trưởng (Trang 94)
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng (Trang 95)
Hình 3.3: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Hình 3.3 Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành (Trang 96)
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến chất lượng giống cam Sành - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến chất lượng giống cam Sành (Trang 96)
Bảng 3.30:. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến hiệu quả trong sản xuất cam - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.30 . Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến hiệu quả trong sản xuất cam (Trang 99)
Bảng 3.31: Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến thời gian ra hoa - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.31 Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến thời gian ra hoa (Trang 100)
Bảng 3.32 : Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến tỷ lệ đậu quả giống - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.32 Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến tỷ lệ đậu quả giống (Trang 100)
Bảng 3.34: Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến các yếu tố cấu - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.34 Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến các yếu tố cấu (Trang 102)
Hình 3.4: Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến năng suất - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Hình 3.4 Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến năng suất (Trang 103)
Bảng 3.35:Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến chất lượng giống - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.35 Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến chất lượng giống (Trang 104)
Bảng 3.37. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa hoa, tỉa quả đến tình hình bệnh - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.37. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa hoa, tỉa quả đến tình hình bệnh (Trang 105)
Bảng 3.36: Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến tình hình sâu hại - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bảng 3.36 Ảnh hưởng của thời điểm tỉa hoa, tỉa quả đến tình hình sâu hại (Trang 105)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w