Trước tiên, qua đợt kiến tập này em nhận thấy giữa kiến thức được học và thực tế công việc luôn có một khoảng cách nhất định.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xí nghiệp thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vân anh (Trang 28 - 29)

được học và thực tế công việc luôn có một khoảng cách nhất định.

Chẳng hạn như:

+Trong bộ môn Giao dịch TMQT, em đã được học về bộ chứng từ XNK gồm rất nhiều loại chứng từ, nhưng khi tiếp xúc với thực tế XNK ở cty chỉ liên quan tới một vài loại giấy tờ là: Bill of Lading, Booking Note, Packing List, Invoice, C/O (giấy chứng nhận xuất xứ), Tờ khai hải quan, Phụ lục tờ khai hải quan.

+Theo những gì được học trong môn Thư tín thương mại, mỗi một email trao đổi công việc đều cần theo một form mẫu nhất định, sử dụng một số từ ngữ học thuật cho chính xác, trình bày theo trình tự và hình thức quy định…Tuy nhiên trong thực tế, yêu cầu “tiết kiệm thời gian và đảm bảo nội dung truyền đạt” được cả người gửi và người nhận đặt lên trên hết, do vậy nội dung các email luôn ngắn gọn, giản lược tối đa và không quá formal, thậm chí ngôn ngữ có phần đời thường như trong giao tiếp. Đây cũng là một điểm em cần cân nhắc cho công việc sau này, làm sao vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tiết kiệm thời gian.

Bên cạnh đó, có nhiều phần công việc không liên quan trực tiếp tới những kiến thức chuyên ngành đã được học mà khi được giao, bản thân mỗi người cần tự suy nghĩ tìm cách giải quyết.

Trong quá trình làm việc, em đã được quan sát//thực hành một số phần việc không hề đòi hỏi kiến thức chuyên môn về kinh tế, thương mại…mà mới nghe tưởng rất đơn giản nhưng tới khi thực hiện thì vẫn dễ mắc phải sai sót.

+Chẳng hạn như việc Lập Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)-một việc chưa bao giờ được đề cập trong bất kỳ môn học nào. Bảng Packing list này gồm tới 40- 50 mã hàng, mỗi mã lại có: tên, mã số thùng đóng gói, số lượng thùng đóng gói, số lượng hàng, lượng đóng gói/thùng, thể tích, khối lượng. Tất nhiên việc lập bảng chỉ cần sử dụng tới phần mềm Excel, nhưng rõ ràng đây là một việc hoàn toàn mới lạ đối với em trong thực tế.

+Một công việc khác là đánh mã số các thùng hàng xuất. Với Packing list trong tay, nhiệm vụ là phải tìm ra vị trí của các thùng chứa mã hàng tương ứng với danh sách để đánh số, bên cạnh đó cần phân biệt rõ thùng nào lẻ số sản phẩm. Muốn phân biệt được như vậy, trước đó cần nhờ bộ phận đóng gói sản phẩm đánh dấu rõ thùng nào là thùng lẻ, để khi mình đánh số không mất công kiểm tra lại nữa.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập xí nghiệp thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vân anh (Trang 28 - 29)