phân tích tài chính công ty dược

76 363 0
phân tích tài chính công ty dược

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM IMEXPHARM : Imexpharm là một trong những công ty nằm trong tốp dẫn đầu ngành Dược nội địa, tiên phong trong lĩnh vực nhương quyền dựa trên thế mạnh năng lực sản xuất. Hoạt động nhượng quyền mặc dù không mang lại tỉ suất lợi nhuận gộp cao nhưng là bước khởi đầu hợp lí để sản phẩm sản xuất có hàm lượng trí thức trong tương lai, nhằm tạo dựng nền tảng cho năng lực cạnh tranh của công ty. Nền kinh tế hiện đại đang đối mặt với không ít khó khăn, sức tiêu dùng bị tác động và phần nào cũng ảnh hưởng lên thị trường dược phẩm. Ngành Dược nói chung và Imexpharm (IMP) nói riêng đều đang trong giai đoạn đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm , xây dựng mạng lưới phần phối rộng khắp . • Tham gia hoạt động sản xuất được hơn 20 năm, công ty có những bước đi chiến lược trong hoạt động đầu tư dây chuyển sản xuất. Tuy nhiên , do tốc độ phát triển chậm của hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới nên hầu như chiến lược này phù hợp với nhương quyền sản xuất từ tập đoàn lớn. • Mạng lưới phân phối của công ty tuy được mở rộng nhưng chưa đủ sức cạnh tranh với những công ty đầu ngành khác. Thị phần hiện tại chiếm khoảng 6% là khá khiêm tốn, đồi hỏi IMP phải nỗ lực và lựa chọn một phương thức phân phối phù hợp hơn để mang lại hiệu quả cao. • IMP có thế mạnh về cơ cấu vốn với tỉ lệ nợ thấp, không chịu áp lực lãi vay , hoạt động đầu tư mang tính dài hạn vào các công ty cùng ngành. Nguồn vốn đầu tư vào cac dự án hầu như được chủ động. Cổ phiếu IMP được nắm giữ chủ yếu bởi Tổng CT Dược Việt Nam và các tổ chức cá nhân nước ngoài với chiến lược đầu tư chủ yếu là trung và dài hạn nên biến động giá phần nào được hạn chế. Ngành dược luôn có rủi ro thấp hơn các ngành khác vì tính thiết yếu của sản phẩm đối với sức khỏe. Hai trong các yếu tố hàng đầu tạo nên sức mạnh – năng lực cạnh tranh là hàm lượng khoa học kĩ thuật trọng sản phẩm và hệ thống phân phối – hoạt động khuyến mãi. Trong thời gian qua, công ty tập trung vào chiến lược phát triển lấy khoa học kĩ thuật cao làm nền tảng cho sản xuất của công ty. Nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm chuyên trị có giá trị - năng lực cạnh tranh cao, xây dựng các nhà máy liên kết với tập đoàn lớn, cũng như tiếp tục xây dựng mạng lưới phân phối hiệu quả sẽ là chiến lược tiếp theo của Công ty. Hiện tại văn hóa tiêu dùng Dược phẩm chỉ dừng lại ở sự thỏa mãn, còn khiêm tốn của người dân, cũng như tối đa hóa lợi nhuận từ các thành phần tham gia khác, nên các dòng sản phẩm thông thường vân chiếm ưu thế. Trong dài hạn, cạnh tranh chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố sống còn cho hầu hết các công ty dược phẩm. A. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM Ngành dược phẩm là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng sản xuất các loại thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh, phục hồi và tăng cường sức khỏe cho con người. 1.Trình độ ngành : Ngành dược Việt Nam đang xếp ở mức độ 3 trong thang phân loại 5 mức độ xếp hạng thuốc của UNIDOC (cùng hạng 86 nước khác). Đây là mức độ được đánh giá là có công dược, đã sản xuất được thuốc generic nhưng đa phần là nhập khẩu. Ngành sản xuất dược tiếp tục xu hướng tăng trưởng ổn định. Theo dự báo của BMI, mức tăng trưởng bình quân của ngành dược ở mức 25%/năm trong các năm tới và đạt giá trị 2 tỷ GVHD : Võ Hồng Tâm Page 1 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 USD trong năm 2013. 3. Nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc tân dược : 90% nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc tân dược (265,9 triệu USD) và 50% thuốc thành phẩm (904,8 triệu USD) vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá thuốc tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường nguyên liệu và giá thuốc quốc tế. Hiện nay, chủ yếu nhập nguồn nguyên liệu từ Pháp (193 triệu USD) và Ấn Độ (148,6 triệu USD), tăng lần lượt 22,4% và 40,5% so với 2008. Việc phụ thuộc vào nguyên vật liệu từ nước ngoài dẫn đến 2 rủi ro lới: rủi ro về biến động tỷ giá và rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu. 4.Các tiêu chuẩn về dược cần áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay ngành dược có các tiêu chuẩn thực hành: thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt kiểm nghiệp thuốc (GLP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), thực hành tốt phân phối thuốc (GDP), thực hành tốt nhà thuốc (GPP),thực hành tốt trồng trọt dược liệu (GACP). Trong đó, điều kiện bắt buộc sau khi cam kết khi gia nhập WTO là tính đến hết 2010, các doanh nghiệp Việt Nam cần đạt tiêu chuẩn GMP-WTO mới được sản xuất thuốc. Tính từ 7/2008 đến gần hết năm 2010, ước tính cả nước chỉ có khoảng 1/3 trong 200 cơ sở sản xuất thuốc đã đạt tiêu chuấn theo lộ trình. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đến hạn vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn này thì buộc phải ngưng sản xuất và chuyển sang gia công cho những cơ sở đã đạt chuẩn. Một tiêu chuẩn khác là tiêu chuẩn GPP cũng là một tiêu chuẩn buộc các nhà thuốc phải áp dụng vào 01/1/2011. Tuy nhiên, đến giữa tháng 6/2009 cũng chỉ có khoảng 444/9000 nhà thuốc (tương đương 5%) đạt chuẩn này. Nếu như các nhà thuốc đến thời hạn vẫn không đạt được tiêu chuẩn GPP thì chỉ có thể bán các loại thuốc không kê đơn vốn có tỷ suất lợi nhuận không cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty dược bởi các nhà thuốc vốn là kênh phân phối quan trọng của các công ty. 5. Doanh nghiệp trong nước vẫn nắm ưu thế về hệ thống phân phối: mặc dù theo cam kết mở cửa của WTO từ 01/1/2009, các doanh nghiệp nước ngoài đã được phép nhập khẩu trực tiếp nhưng vẫn chưa được quyền phân phối trực tiếp. Do đó việc phân phối thuốc vẫn phải thông qua các doanh nghiệp trong nước và kỳ vọng lợi thế này sẽ được duy trì trong khoảng 3-5 năm. 6. Thuốc kê toa (thuốc chủ yếu sử dụng tại bệnh viện và trung tâm y tế-TTYT): hiện nay 72,6% giá trị thuốc tân dược được tiêu thụ thông qua kênh phân phối này. Theo dự báo của BMI, giá trị thuốc kê toa sẽ đạt mức 4 tỉ USD trong năm 2019, mức tăng này đi cùng với sự gia tăng và mở rộng của các bệnh viện, mở rộng tiêu thụ thuốc tại trung tâm y tế tại các khu vực ngoài thành phố. Tuy nhiên, tân dược do công ty trong nước sản xuất (chủ yếu là thuốc generic) chỉ chiếm khoảng 19-20% tổng giá trị thuốc bán,trong khi đó giá thuốc đặc trị (tim mạch, thần kinh, nội tiết, tiểu đường…), chủ yếu nhập khẩu, vẫn cao và có xu hướng tăng (tăng khoảng 8-10% trong năm 2010). 2. Triển vọng phát triển ngành : Dân số hơn 85 triệu với 60% dưới 35 tuổi, tỷ lệ sinh duy trì ở mức cao, môi trường sống ngày càng ô nhiễm, bệnh tật gia tăng, những yếu tố tích cực và không tích cực về mặt xã hội sẽ thúc đẩy ngành dược phát triển. Chính phủ đã thông qua các dự án về nhà máy, trung tâm nghiên cứu thử nghiệm với tổng GVHD : Võ Hồng Tâm Page 2 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 đầu tư 1.5 tỷ USD trong vòng 10 năm, nhằm giảm tính bị động của ngành dược nội địa. Tiếp tục thực hiện theo lộ trình cam kết WTO là nhân tố tác động mạnh đến quá trình hợp tác và sát nhập của rất nhiều doanh nghiệp dược, kế hoạch của chính phủ thành lập tập đoàn dược, Bên cạnh các doanh nghiệp lớn đang tập trung nguồn lực để tiếp nhận nhượng quyền sản xuất từ các hãng dược nước ngoài đặc biệt là châu âu và châu mỹ. Chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng khá ổn định của ngành Dược phẩm qua biểu đồ thể hiện tốc độ tăng doanh thu và tổng tài sản ngành dược trong tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn từ năm 2008-2011. Tốc độ tăng trưởng khả quan và ổn định cho thấy tính hấp dẫn về dung lượng thị phần của ngành, từ đó khuyến khích các công ty trong ngành đầu tư mở rộng sản xuất, tăng trưởng quy mô tài sản. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 2008-2011 (đơn vị tính : triệu đồng ) Lợi nhuận sau thuế trung bình ngành của ngành dược vẫn tăng qua các năm đỉnh diểm là năm 2010 với 65,112 triệu đồng, B. CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHAM 1. Thông tin doanh nghiệp - Tên Công ty : Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM - Tên viết tắt : IMEXPHARM - Địa chỉ : Số 4, Đường 30/4, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh. - Điện thoại : (+84) 067.3851941 - Webside : www.imexpharm.com - Sàn niêm yết: HOSE - Vốn điều lệ Mã CK : IMP - Mệnh giá : 10.000đ/CP GVHD : Võ Hồng Tâm Page 3 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 - Khối lượng : 11.659.820 CP 2. Giới thiệu Doanh nghiệp - Imexpharm hiện là doanh nghiệp Dược phẩm duy nhất tại Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn GMP EU về sản xuất thuốc. Giá thuốc của Imexpharm so với các công ty sản xuất thuốc trong nước đều cao hơn nhờ thế mạnh về công nghệ nên công ty sản xuất được các loại thuốc có giá trị cao. Sản phẩm chính của công ty là kháng sinh, vitamin và thực phẩm chức năng. Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa bàn lớn nhất của công ty. Đồng thời Imexpharm cũng có các nhà phân phối thuốc độc quyền trên khắp cả nước Ngoài ra Imexpharm còn có các dòng sản phẩm nhượng quyền cho các tập đoàn Dược trên thế giới và xuất khẩu thuốc sang các nước Campuchia, Pháp, Nam Phi, Trung Đông… 3. Lịch sử hình thành + 1975 – 1986 : Công ty Dược cấp II. + 1986 – 1992 : Xí nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp. + 1992 – 1999 : Công ty Dược phẩm Đồng Tháp. + 1999 – 2001 : Công ty Dược phẩm Trung ương 7. + Từ 25/7/2002 – đến nay : Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM. 4. Lĩnh vực hoạt động : CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) là một trong những công ty dược hàng đầu của Việt Nam. Các mặt hàng chủ lực của công ty là kháng sinh (chiếm 55% tổng doanh thu), đặc trị (19%), cảm sốt (17%), vitamin (8%), và thực phẩm chức năng(1%). IMP là công ty dược phẩm trong nước đầu tiên cổ phần hóa vào 7/2001 và niêm yết vào 12/2006. Trong quá trình phát triển, công ty luôn khẳng định vị trí hàng đầu trong công nghệ và chất lượng, và là đối tác nhượng quyền và liên doanh thành công với rất nhiều tập đoàn dược đa quốc gia như Sanofi Aventis, GSK Pharmascience, Innotech và Robinson. Hàng nhượng quyền của công ty chiếm 25% tổng doanh thu và hàng tự sản xuất chiếm 75%. IMP đã đạt được những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất trong ngành với 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, hệ thống phòng thí nghiệp đạt GLP-WHO, và hệ thống kho đạt GSP- WHO. IMP đồng thời sở hữu 1,041 hecta khu bảo tồn thiên nhiên thuộc tỉnh Long An với 650 hec rừng tram tự nhiên quý hiếm. Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (Remedica) đã được thành lập với sự hỗ trợ về công nghệ từ Pharmascience để phục vụ mục đích nghiên cứu và phát triển của khu bảo tồnì sản xuất thuốc, thuốc y học cổ truyền, thuốc thú y, mỹ phẩm. a. Hoạt động sản xuất Doanh thu từ hoạt động sản xuất chiếm khoảng 72%, tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Hai dòng sản phẩm chiếm doanh thu chủ yếu là thuốc kháng sinh và cảm sốt chiếm 62% doanh thu. Kháng sinh Dòng sản phẩm kháng sinh với hơn 30 sản phẩm chiếm khoảng 55% doanh thu, chủ yếu là GVHD : Võ Hồng Tâm Page 4 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 các sản phẩm kháng sinh thông thường với các loại hoạt chất là Amoxicillin và Cepharlosporin thế hệ 1, và thiểu số dòng kháng sinh hoạt chất Tetracyclus, Quinolone. Amoxicillin và Cepharlosporin là các hoạt chất mang tính thông dụng cao và phù hợp với khả năng chi tiêu dược phẩm của người dân hiện nay. Tuy nhiên các hoạt chất này thường có phác đồ điều trị khá dài, cũng như xác suất vi khuẩn kháng thuốc là khá cao. Không ít các nhà máy sản xuất các dòng kháng sinh Amoxicillin ở Trung Quốc đã bắt buộc phải đóng cửa vì mức độ bão hòa của ngành cũng như năng lực thay thế cao của nhiếu sản phẩm khác. Chính vì vậy trong tương lai gần hầu hết các dòng sản phẩm này đều sẽ gặp không ít những khó khăn khi thị trường càng ngày càng có nhiều công ty tham gia sản xuất. Giảm đau - Hạ sốt Imexpharm và Dược Hậu Giang có cùng chính sách phát triển dòng sản phẩm, bên cạnh các sản phầm kháng sinh các Công ty này còn tập trung vào dòng cảm sốt, là sản phẩm có tần suất sử dụng tương đối cao. Hiện Imexpharm có 30 sản phẩm loại hạ sốt và giảm đau chủ yếu là dòng Paracetamol, loại thông dụng nhất hiện nay. Nguyên liệu sản xuất Paracetamol có mức giá tăng bình quân 42% trong năm qua, là một khó khăn không nhỏ cho hoạt động sản xuất sản phẩm này Cơ cấu dòng sản phẩm Kim ngạch nhập khẩu NVL - Cephalexin 16,25 Triệu USD Sản phẩm Kháng 10,47 khác; 38% sinh; 55% 7,35 4,478 3,53 2,5 Giảm đau - Hạ sốt; 7% Nguồn : BCB Imexpharm, dữ liệu b. Hoạt động nhượng quyền Công ty hiện nay đang tham gia các hoạt động nhượng quyền, liên doanh, phân phối độc quyền với nhiều hãng dược hàng đầu trên thế giới. Doanh thu của mảng hoạt động này chiếm khoảng 22%. Hoạt động nhượng quyền mặc dù không mang lại những lợi nhuận kinh tế như mảng hoạt động tự sản xuất, và phần nào thể hiện khả năng nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới còn yếu. Tuy nhiên lại là bước tiến lâu dài cho doanh nghiệp vì hoạt động này đòi hỏi DN phải đạt được năng lực GVHD : Võ Hồng Tâm Page 5 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 cao về dây chuyền sản xuất, thiết lập đuợc nền tảng về hàm lượng tri thức khoa học kỹ thuật trong sản phẩm, cũng như tránh được con đường mà không ít DN sản xuất đang đi vào là sản xuất chủ yếu các loại kháng sinh thông thường, đồng thời xây dựng được niềm tin từ người tiêu dùng khi sản phẩm được đề tên của Imexpharm và các tập đoàn trên thế giới. Ngoài ra bản thân DN phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường tiêu thụ dược phẩm, nhu cầu và văn hóa tiêu dùng để có sự phù hợp trong quá trình chọn lựa các sản phẩm nhượng quyền. Hiện nay Công ty thực hiện nhượng quyền sản xuất với tập đoàn Sandoz của Áo(2006 -2012); BP Pharma & Innotech ( Pháp). Bên cạnh nhượng quyền sản xuất hiện nay công ty đang tiến hành thực hiện liên kết liên doanh với nhiều tập đoàn lớn như Pharmarcience (công ty top 3 tại Canada); Robinson (Mỹ). Tuy nhiên hoạt động này chỉ dừng lại ở xuất nhập khẩu chính vì vậy không mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh các hoạt động chính Imexpharm còn tham gia góp vốn vào một số DN dược cùng ngành như Dược An Giang và Dược Sóc Trăng với tỷ lệ cho mỗi công ty khoảng 25,5%. Mục đích góp vốn nhằm thiết lập hệ thống phân phối bao phủ tại miền Tây, chiếm lĩnh các thị trường phân phối. Dược An Giang là một trong những công ty có quy mô nhỏ với mức vốn sở hữu khoảng 22 tỷ, nhưng hoạt động khá hiệu quả với nhà máy dược phẩm AGIMEXPHARM vừa được trao giấy chứng nhận GMP-WHO vào cuối tháng 8/2008. Imexpharm đã thực hiện chiến lược đầu tư lâu dài thông qua việc mua mua 561.000 cổ phiếu Agimexpharm ứng với 14 tỷ đồng. * Trình độ công nghệ và hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới Imexpharm là công ty đi tiên phong về áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất thuốc. Bắt đầu từ những năm 1994- 1995 trở đi Công ty đã nhập không ít máy móc hiện đại có giá trị cao từ các nước Châu Âu, trong khi đó đầu những năm 2000 Dược Hậu Giang mới bắt đầu hoạt động này. Chính vì vậy Imexpharm đã sớm là điểm đến của không ít tập đoàn trên thế giới về hoạt động nhượng quyền. Trên thực tế hiện nay Công ty vẫn chứng tỏ được vị thế thông qua nhà máy và hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín khá hoàn hảo, hơn hẳn các Công ty đầu ngành khác. Mặc dù công nghệ hiện đại, nhưng hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới của Imexpharm cũng như các công ty trong ngành đang còn rất hạn chế, chính vì vậy ưu thế về công nghệ chỉ được thể hiện qua nhượng quyền mà ít được phản ánh trong sản phẩm tự sản xuất. Tuy nhiên trong dài hạn đây là một yếu tố mang lại năng lực cạnh tranh cao cho Công ty. * Hệ thống phân phối Imexpharm chiếm thị phần khoảng 4% thị trường dược phẩm nội địa. Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh là hai thị trường trọng điểm với tỷ trọng DT tương ứng khoảng 51%; 20%. DT của Imexpharm chủ yếu vẫn tập trung tại ĐBS Cửu Long, trong khi Domesco tập trung mạnh cho thị trường bán sỉ lớn nhất là TP.HCM, Dược Hậu Giang lại tập trung mạnh cho ĐBS Cửu Long và miền Bắc. Hiện nay sản phẩm của Imexpharm được phân phối thông qua 24 đại lý và chi nhánh trải khắp toàn quốc. Sản phẩm đã có mặt tại 8 nước trên thế giới bao gồm một số nước trong khu vực, các nước Châu Phi và Canada. Thị trường đang tiếp tục được khai thác và phát triển tại một số nước lân cận. GVHD : Võ Hồng Tâm Page 6 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 Phương thức xây dựng mạng lưới phân phối của Imexpharm khá cẩn trọng, khi thị trường có kích cỡ đủ lớn và phù hợp thì đội ngũ nhân lực sẽ được phát triển theo để hỗ trợ nhà phân phối. Phương cách của Imexpharm khác hẳn so với Dược Hậu Giang, một trong những anh cả của ngành Dược Việt Nam về hệ thống phân phối. Hầu hết phương thức thiết lập mạng lưới của các tập đoàn lớn đều lấy nhân tố con người làm hạt nhân, dưới sự hỗ trợ về marketing. Chính vì vậy Imexpharm thiếu yếu tố sắc bén trong quá trình thiết lập mạng lưới bao phủ. * Nhà máy Hiện này Imexpharm có hai nhà máy Nonbetalactam và Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP- WHO từ năm 2006. Bên cạnh đó công ty còn có nhà máy sản xuất sữa Imexmilk hoạt động từ tháng 4 năm 2007, mảng hoạt động này không là thế mạnh của DN vì không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường sữa nội địa hết sức khắc nghiệt. Nhà máy Cepharlosporin với mục tiêu đạt tiêu chuẩn GMP- EU được triển khai xây dựng từ cuối năm 2007, với công suất dự kiến 1 năm là 100 triệu chai, 100 triệu viên và 50 triệu gói. Hiện nay về xây dựng cơ bản đã được hoàn thành. Theo nhận định từ thực tế có thể nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2009. Tuy nhiên dự án được đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu sự hỗ trợ trong vấn đề phát triển sản phẩm từ những đối tác có kinh nghiệm. Xí nghiệp dược phẩm trung ương 1 và tập đoàn dược Trung Quốc (Công ty liên doanh Việt Trung) đã đầu tư nhà máy thuốc kháng sinh tiêm bột đạt tiêu chuẩn GMP – WHO với tổng vốn đầu tư là 3,5 triệu USD, công suất khoảng 50 -100 triệu lọ/năm, hoạt động từ 6/2006. Bên cạnh đó Pymepharco đã hoàn thành nhà máy GMP- WHO vào đầu năm 2008 chuyên sản xuất thuốc Cepharlosporin dạng tiêm dưới sự hậu thuẫn của tập đoàn Dược Stada (CHLB Đức); Dược TW2, Dược Cần Giờ…đang thực hiện dự án thuốc tiêm. Imexpharm đã đầu tư 2 nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn và công nghệ châu Âu tại VSIP II Bình Dương, cụ thể là nhà máy kháng sinh Cephalosporin thế hệ mới ( đang hoạt động) và nhà máy sản xuất thuốc tiêm Penicillin, nâng tổng vốn đầu tư lên gần 250 tỷ đồng. Nhà máy tiêm Penicillin tại KCN VN-Singapore II ( VSIP II) có vốn đầu tư hơn 113 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý 2/2012. Đây là nhà máy được đầu tư theo tiêu chuẩn và công nghệ Châu Âu, sản xuất các sản phẩm thuốc bột, tiêm thuộc nhóm Penicillin. Imexpharm đang triển khai nghiên cứu 10 - 20 sản phẩm mới để sản xuất khi nhà máy vận hành. Nhà máy Cephalosporin sẽ đóng góp đáng kể vào doanh thu từ 2010. Nhà máy Cephalosporin tại khu công nghiệp Vietnam-Singapore tỉnh Binh Dương sản xuất thuốc kháng sinh dạng chích thay thế cho sản phẩm ngoại nhập hiện tại đã trễ hơn so với tiến độ 9 tháng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối 2009. IMP sẽ di dời dây chuyền thuốc viên kháng sinh từ nhà máy Betalactam vào nhà máy mới. Nhà máy mới sẽ có công suất hằng năm 10 triệu bình thuốc chích và 100 triệu viên kháng sinh. IMP dự định sẽ vay thêm 40-50 tỷ đồng trong 2009 để hoàn tất dự án 110 tỷ đồng này. Nhà máy ước tính sẽ đóng góp 30% vào tổng doanh thu một khi đi vào sản xuất và sẽ được miễn thuế năm đầu tiên, ưu đãi 50% thuế cho 4 năm tiếp theo. IMP đã tiến hành đăng kí và đầu thầu thử nghiệm cho một số sản phẩm tương lai của nhà máy. Mặc dù IMP có những thuận lợi nhất định trong sản xuất loại kháng sinh dạng chích và kết quả đấu thầu thử nghiệm ban đầu khá tốt, công ty không phải là đơn vị trong nước đầu tiên sản xuất loại mặt hàng này GVHD : Võ Hồng Tâm Page 7 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 và cạnh tranh có thể sẽ cao trong thời gian tới. Sau khi tách hai dây chuyền Cephalosporin và Penicillin ở nhà máy Betalactam hiện tại, IMP cũng dự định tách tiếp nhà máy Non-Betalactam thành 2 nhà máy riêng biệt theo khuyến nghị của cơ quan giám sát. Hiện tại công ty đang gia công và sản xuất xoay vòng một số sản phẩm Non- Betalactam. Từ năm 2010, IMP không còn được hưởng ưu đãi thuế TNDN của nhà nước : Năm 2008 và 2009, IMP được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế suất thuế TNDN sau khi thực hiện niêm yết cổ phiếu trên Hose. Bắt đầu từ năm 2010, công ty sẽ phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20% theo quy định. * Các chi nhánh của Công ty - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Cần Thơ - Chi nhánh An Giang - Chi Nhánh Hà Nội - Chi nhánh Đồng Tháo Mười - Chi nhánh Long An - Chi nhánh Bình Dương. 5. Vị thế Công ty Liên tục trong nhiều năm, thương hiệu IMEXPHARM được bình chọn là thương hiệu mạnh. IMEXPHARM liên tục nhận được các giải thưởng như Sao vàng đất Việt, Cúp vàng thương hiệu Việt, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Huân chương Anh hung Lao động 6. Các chính sách kế toán chủ yếu áp dụng tại Công ty Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được qui đổi ra Việt Nam đồng theo tỉ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ được qui đổi theo tỉ giá bình quân Liên Ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. - Chênh lệch tỉ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch thực tế do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. b. Hàng tồn kho - Nguyên tắc đánh giá HTK: + HTK được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc HTK bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến, và các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để có được HTK ở địa điểm vầ trạng thái hiện tại. + Giá gốc của HTK mua ngoài bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến mua HTK. + Giá gốc HTK do đơn vị tự sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm. Các chi phí sản xuất chung được phân bổ theo sản lượng. GVHD : Võ Hồng Tâm Page 8 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 - Phương pháp xác định giá trị HTK cuối kỳ: giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm cuối kỳ đượcn xác định theo công thức theo phương pháp bình quân gia quyền từng tháng. Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương pháp theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Phương pháp hạch toán HTK: theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Lập dự phòng giảm giá HTK: vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. c. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác - Nguyên tắc ghi nhận: các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, nếu: + Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm (hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là tài sản ngắn hạn. + Có thời hạn thu hồi và thanh toán trên 1 năm (hoặc trên 1 chu kỳ sản xuất) được phân loại là tài sản dài hạn. - Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: dự phòng phải thu khó đòi thể hiện pjaanf giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán đối với các khoản phải thu tại thời điểm lập Báo cáo. d. Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ - TSCĐ hữu hình, vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. - Khấu hao TSCĐ hữu hình, - vô hình được trích theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản do đơn vị tự xác định và phù hợp với quyết định và phù hợp với quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. e. Chi phí trả trước dài hạn - Chi phí sau đây phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào hoạt động kinh doanh: Lợi thế thương mại, công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, chi phí sữa chửa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn. f. Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác - Các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác, khoản vay tại thời điểm báo cáo nếu phát sinh trong 1 năm hoặc trong một kỳ sản xuất kinh doanh thì gọi là nợ ngắn hạn, nếu phát sinh trên 1 năm hoặc trên một kỳ sản xuất kinh doanh thì gọi là nợ dài hạn. - Tài sản thiếu chờ xử lí được phân loại là nợ ngắn hạn, thuế thu nhập hoãn lại được phân loại là nợ dài hạn. g. Chi phí phải trả - Các chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây ra đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích theo tỉ lệ 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng BHXH và đã được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. h. Chi phí đi vay GVHD : Võ Hồng Tâm Page 9 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 - Được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh , trừ khoản chi phí đi vay liên quan đến họa động đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cơ bản đủ điều kiện được vốn hóa. i. Phương pháp xác định doanh thu - Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lí của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. - Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn được các điều kiện sau: khi xuất hóa đơn tài chính, Công ty đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng, Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng. - Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối Kế toán của kỳ đó. j. Phân phối lợi nhuận - Lợi nhuận sau thuế TNDN sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt được trích các quỹ theo điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành , sẽ phân công cho các dựa trên tỉ lệ vốn góp. GVHD : Võ Hồng Tâm Page 10 [...]... xay dựng nhà máy sản xuất mới v.v… còn hạn chế từ phía ngân hàng Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM : A PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN CÔNG TY : 1, Biến động tổng tài sản của công ty 2008-2011 : Bảng số liệu gia tăng tài sản doanh nghiệp qua các năm (đơn vị tính : đồng) 2008 2009 596.410.660.544 731.468.923.490 2010 751.000.320.463... tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 Bảng so sánh tỉ suất NVTT của IMP với chỉ số trung bình ngành và một số công ty Dược khác TRA ( Dược TRAPHACO) Trung bình ngành Năm IMP DHG ( Dược Hậu Giang) 2008 13.73% 31.8% 27.2% 31.8% 2009 25% 31.5% 34.1% 51.5% 2010 21.3% 25.5% 39% 49.3% ( (Nguồn: www.cophieu68.com) GVHD : Võ Hồng Tâm Page 28 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm... nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 PHÂN TÍCH SWOT ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) - Là một trong những doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất - Là một trong những công ty sản xuất dược hàng đầu tại Việt Nam đạt đầy đủ các tiêu chuẩn của GMP từ xản xuất đến tồn trữ Năm 2006 hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ sản xuất đến kinh doanh dược phẩm - Bên cạnh đó, công ty còn... chiếm tỉ trọng rất lớn trong NVTX của công ty và tỉ suất NVCSH/NVTX ít biến động trong suốt 4 năm qua NVTX của công ty được tài trợ phần lớn bởi NVCSH chứng tỏ nguồn tài trợ của công ty ở mức ổn định cao Tuy nhiên NVCSH chiếm tỉ trọng lớn như vậy chưa hẳn là một điều tốt bởi chi phí sử vốn chủ sở hữu cao hơn chi phí sử dụng vốn vay nợ C PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH : a) Vốn lưu động ròng (VLĐR) VLĐR... vốn IMP: Tỉ suất tự tài trợ tương đối cao và biến động không nhiều qua các năm Công ty có tính tự chủ tài chính cao không bị áp lực về trả nợ lớn • Nhược điểm cơ cấu nguồn vốn IMP: Tỉ lệ nợ vay rất thấp thấp nhất trong các công ty Dược khác trong ngành nên IMP không tận dụng được đòn bẩy tài chính trong bối cảnh doanh thu và lợi nhuận của IMP tăng trưởng tốt 2 Tính ổn định về nguồn tài trợ: a) Tỉ suất... 135.058.262.946 22,65 11-10 Mức -566.625.462 % -15,73 Page 15 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 5 Tỉ trọng ĐTTC(3/4) (%) 10,88 6,9 4,98 4,36 -3,98 -36,58 -1,92 -27,83 -0.62 -12.45 Theo bảng số liệu, qua các năm doanh nghiệp IMP càng giảm tỷ trọng đầu tư tài chính Điều đó chứng tỏ mức độ liên kết tài chính của công ty đối vơí các doanh nghiệp khác đang ngày càng giảm dần Theo đó, •... suất tự tài trợ (7)=(4)/(5) 86% 73.52% 78.46% 85.67% 8 Tỉ suất Nợ/ VCSH (8)=(6)/(7) 0.16 0.36 0.27 0.17 0.67% 5.46% 1.94% 0.42% 9 Tỉ suất Nợ vay/ Tổng TS GVHD : Võ Hồng Tâm Page 22 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 Bảng so sánh tỉ suất TỰ TÀI TRỢ của IMP với chỉ số trung bình ngành và một số công ty tân dược khác Năm 2008 2009 2010 GVHD : Võ Hồng Tâm DHG IMP ( Dược Hậu... NVTX không chí được sử dụng để tài trợ TSC Đ và ĐTDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần TSL Đ của doanh nghiệp Cân bằng tài chính được đánh giá là tốt và an toàn Tuy nhiên do NVTX bao gồm cả Nợ dài hạn và NVCSH nên để đánh giá tốt hơn cân bằng tài chính của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: GVHD : Võ Hồng Tâm Page 30 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 Chỉ tiêu... 76.688.732.701 Nhìn chung, tổng tài sản của đơn vị gia tăng liên tục qua các năm với các mức độ gia tăng khác nhau Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng quy mô nhằm sử dụng tốt nhất tiềm năng hiện có * Các chỉ tiêu chủ yếu để phân tích cấu trúc tài sản của đơn vị gồm: 2, Tỷ trọng tài sản cố định: GVHD : Võ Hồng Tâm Page 13 % 10,21 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012... của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi các biến động về tỷ giá, điều này đòi hỏi Công ty phải có linh hoạt trong lựa chọn thời điểm nhập và tồn trữ nguyên liệu hợp lý để có thể giảm thiểu ảnh hưởng của việc biến động tỷ giá -Rủi ro năng lực nhân lực quản lý Công ty hiện phát triển với luôn cần một lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới phân phối và Page 11 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công . triển. I. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM : A. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN CÔNG TY : 1, Biến động tổng tài sản của công ty 2008-2011 : Bảng số liệu gia tăng tài sản doanh. lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành , sẽ phân công cho các dựa trên tỉ lệ vốn góp. GVHD : Võ Hồng Tâm Page 10 Bài tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 PHÂN TÍCH. tập nhóm : Phân tích TCDN Công ty Dược phẩm Imexpharm 2012 I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM IMEXPHARM : Imexpharm là một trong những công ty nằm trong tốp dẫn đầu ngành Dược nội địa,

Ngày đăng: 29/08/2014, 22:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • B. PHÂN TÍCH TÍNH TỰ CHỦ VỀ MẶT TÀI CHÍNH VÀ ỔN ĐỊNH VỀ NGUỒN TÀI TRỢ :

  • 1. Tính tự chủ

  • Phân tích khả năng sinh lời so với trung bình ngành và so sánh với một số đối thủ cạnh tranh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan