Chiếu cao cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng hoàn thành giai đoạn tái sinh cây rừng. Phân bố chiều cao cây tái sinh phần nào nói lên mức độ, tỉ lệ cây tái sinh có khả năng tham gia vào tầng cây cao trong tương lai. Để đánh giá phân bố chiều cao cây tái sinh đề tái tiến hành tiến hành điều tra cây tái sinh tại các ô tiêu chuẩn theo 3 cấp chiều cao như đã trình bày. Kết quả thu được như sau.
Biểu 4.8: Phân bố cây tái sinh theo các cấp chiều cao
Trạng thái rừng Hvn 0 - 50 (cm) Hvn 50 - 100 (cm) Hvn > 100 (cm) Đơn vị IIa 2400 5450 3440 Cây/ha IIb 3120 5050 4230 Cây/ha Nhận xét
Trạng thái rừng IIa: Kết quả điều tra cho thấy số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao 0 -50 (cm) là 2400 cây/ha, chiếm tỉ lệ 21,26%. Số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao 50 -100 (cm) là 5450 cây/ha, chiếm tỉ lệ 48,27%. Số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao >100 (cm) là 3440 cây/ha, chiếm tỉ lệ 30,47%.
Trạng thái rừng IIb: Kết quả điều tra cho thấy số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao 0 -50 (cm) là 3120 cây/ha, chiếm tỉ lệ 25,16%. Số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao 50 -100 (cm) là 5050 cây/ha, chiếm tỉ lệ 40,73%. Số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao >100 (cm) là 4230 cây/ha, chiếm tỉ lệ 34,11%.
Để thấy được sự phân bố số lượng cây tái sinh theo các cấp chiều cao thể hiện qua biểu đồ sau:
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 0-50 50-100 >100 Cấp chiều cao S ố c ây Trạng thái IIa Trạng thái IIb
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Nhận xét:
Mật độ cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao 50 -100 cm. Trạng thái rừng IIb có số lương cây tái sinh ở cấp chiều cao 0 – 50 cm đều lớn hơn ở trạng thái rừng IIa. Đó là do ở trạng thái rừng IIb có sự xuất hiện của những cây tái sinh ưa bóng, mọc chậm mà những cây này chủ yếu phân bố ở các cấp chiều cao thấp. Còn đối với chiều cao >100 cm thì trạng thái rừng IIb cũng có số lượng cây lớn hơn đó là do thời gian phục hồi rừng tăng lên, mức độ cạnh tranh dinh dưỡng lớn hơn, chỉ những cây nào có triển vọng thì mới có khả năng tồn tại và phát triển.