Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Với đối tượng là rừng phục hồi thì tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của từng loại rừng mà có những định hướng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác nhau. Thông qua số liệu thu thập ngoài thực địa và phân tích kết quả tính toán của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh của rừng tự nhiên. Căn cứ vào điều kiện hiện có của xã đề tài đưa ra một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh như sau:
- Phát dây leo bụi dậm: Đây là biện pháp quan trọng đối với các loại rừng phục hồi sau nương rẫy vì dây leo bụi dậm quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng,vì vậy cần loại bỏ.
+ Đối tượng phát: Là những cây bụi dây leo cần phát là những cây có số lượng lớn sinh trưởng nhanh ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây tái sinh.
+ Cường độ phát: Xác định cường độ phát phải phù hợp, tránh phát quá nhiều vì phát nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc rửa trôi, xói mòn đất gây ảnh hưởng đến việc tái sinh rừng.
- Làm giàu rừng: Do rừng ở đây chưa có trữ lượng nên làm giàu rừng là giải pháp thiết thực đối với loại rừng này. Các cây tái sinh chưa đáp ứng được mục tiêu kinh doanh để có thể đảm bảo phục cho công tác sản xuất. Nên làm bằng cách trồng cây con hoặc trồng bằng hạt các loài cây có giá trị kinh tế hay là cây bản địa đa tác dụng.
- Chặt tỉa thưa những cây xấu và những noi có mật độ quá dầy những cây sinh trưởng kém hay những cây bị sâu bệnh để tránh lây lan sang các cây khác.
- Khoanh nuôi tái sinh: Không chăn thả gia súc như Trâu, Bò vào rừng để tránh việc giẫm nát, ăn cây tái sinh.
* Đối với rừng IIb
Vì mức độ ổn định của trạng thái rừng IIb cao hơn trạng thái rừng IIa, nên những biện pháp tác động ít hơn nhằm mục đích đưa rừng tiến tới cấu trúc ổn định cao hơn. Cụ thể là:
- Tiến hành khoanh nuôi bảo vệ nghiêm ngặt.
- Tiến hành các biện pháp chặt nuôi dưỡng để điều chỉnh tổ thành và xúc tiến cho những loài cây năng xuất cao hơn
- Có thể tiến hành biện pháp xúc tiến tái sinh có kết hợp trồng bổ xung. Có thể bứng những cây tái sinh nhất định trồng dải đều trên những diện tích có số lượng cây tái sinh ít bên cạnh đó cần chặt hạ những cây tái sinh có chất lượng xấu, tạo độ tàn che phù hợp nhằm xúc tiến sinh trưởng và điều tiết phân bố tái sinh.
Phần 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ5.1. Kết luận 5.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu được đề tài đưa ra kết luận sau: - Tổ thành tầng cây cao
Trạng thái rừng IIa: Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tương đối đồng đều và một số loài chiếm ưu thế như: Màng tang, Thẩu tấu, Bồ đề
Trạng thái rừng IIb: Cấu trúc tổ thành có sự khác biệt với các loài cây chiêm ưu thế như: Thành ngạnh, Kháo, Trám.
- Đường kính và chiều cao
Trạng thái rừng IIa: Đường kính trung bình từ 10,07 -11,59 cm,chiều cao trung bình của rừng là 8,97 -9,36 m.
Trạng thái rừng IIb: Đường kính trung bình 12,27 -13,12 cm, chiều cao trung bình 9,66 -9,86 m.
- Tổ thành cây tái sinh
Trạng thái rừng IIa: Các loài tham gia nhiều vào tổ thành tầng cây tái sinh là Thành ngạnh, Mánh, Thẩu tấu, Thôi ba….
Trạng thái rừng IIb: Các loài tham gia nhiều vào tổ thành là Mán đỉa, Thành ngạnh, Kháo …..