Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực cả về tốc độ tăng trưởng lẫn quy mô. Mặt khác chúng ta vừa mới gia nhập WTO tháng 11/2006
Trang 1Em kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã truyền đạt
cho em kiến thức bổ ích trong thời gian qua, đặc biệt là Thầy Huỳnh Việt Khải
đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Em kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo, Cô Chú, Anh Chị trong Ngânhàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ, trong đó Các Anh Chị Phòng Kếtoán và phòng Doanh nghiệp đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốtnhiệm vụ trong thời gian thực tập
Cuối cùng, em kính gửi lời cảm ơn đến Gia Đình là chổ dựa tinh thần luôngiúp em vượt qua những lúc khó khăn nhất
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luậnvăn của em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng gópcủa Quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo công ty giúp em khắc phục được nhữngthiếu sót và khuyết điểm
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Quý Cô Chú, Anh Chị trong Ngân hàng lời chúc sức khoẻ và luôn thành đạt.
Cần thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Nghi
Trang 2Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào
Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Trang 3
-Ngày … tháng … năm 2008 Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Trang 4 Họ và tên người hướng dẫn:
Học vị:………
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên học viên : Đoàn Thị Nghi
Mã số sinh viên : 4043723
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Tên đề tài : Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)
Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2008….
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 5
-Ngày … tháng … năm … Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
Trang 102.1.1.4 Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng 8
2.1.2 Một số lý luận có liên quan đến phân tích kết quả tín dụng 12
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 12
2.1.2.2 Doanh số cho vay 13
2.1.2.3 Dư nợ 13
2.1.2.4 Nợ quá hạn 13
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng 14
2.1.3.1 Hệ số thu nợ 14
2.1.3.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí 14
2.1.3.3 Tỷ suất lợi nhuận 14
2.1.3.4 Vòng quay vốn tín dụng 14
2.1.3.5 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 15
2.1.4 Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng 15
2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 15
2.1.4.2 Các loại rủi ro tín dụng 16
2.1.4.3 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 16
2.1.4.4 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 17
2.1.5 Tín dụng ngắn hạn 20
2.1.5.1 Khái niệm 20
2.1.5.2 Các hình thức cho vay ngắn hạn 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 22
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 23
3.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín 23
3.2 Giời thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ 24
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 24
3.2.2 Chức năng hoạt động của chi nhánh 25
3.2.3 Cơ cấu tổ chức 26
3.2.4 Thị trường mục tiêu 28
Trang 113.2.4.2 Phân đoạn thị trường mục tiêu 28
3.2.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 30
3.2.5.1 Thuận lợi 30
3.2.5.2 Khó khăn 31
3.2.6 Phương hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 33
3.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 36
3.3.1 Tình hình chi phí và thu nhập của Sacombank Cần Thơ 36
3.3.1.1 Thu nhập 36
3.3.1.2 Chi phí 37
3.3.1.3 Lợi nhuận 38
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ 39
4.1 Phân tích thực trạng tín dụng của Sacombank Cần Thơ 39
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn 39
4.1.2 Tình hình huy động vốn 40
4.1.2.1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 40
4.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm 43
4.1.2.3 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 45
4.1.3 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng 46
4.1.3.1 Doanh số cho vay 46
4.1.3.2 Doanh số thu nợ 48
4.1.3.3 Dư nợ 49
4.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ 50
4.2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 50
4.2.1.1 Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn 50
4.2.1.2 Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động 51
4.2.1.3 Hệ số thu nợ trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn 52
4.2.1.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 52
Trang 124.2.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank
Cần Thơ 55
4.2.3.1 Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời gian 55
4.2.3.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế 60
4.2.3.3 Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 66
4.2.3.4 Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế 69
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI SACOMBANK CẦN THƠ 72
5.1 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 72
5.1.1 Nguyên nhân chủ quan 72
5.1.2 Nguyên nhân khách quan 75
5.2 Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 77
5.2.1 Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 77
5.2.2 Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng 78
5.2.2.1 Trong công tác xem xét hồ sơ, thẩm định tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh 78
5.2.2.2 Trong công tác theo dõi nợ, thu lãi định kỳ 79
5.2.2.3 Tiến hành phân tích đánh giá lại từng hồ sơ khách hàng hiện đang vay vốn ngân hàng 80
5.2.3 Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng 80
5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 82
5.3.1 Giải pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian tới 82
5.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn 83
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
6.1 KẾT LUẬN 86
Trang 136.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước 87
6.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước 87
6.2.3 Đối với Sacombank Cần Thơ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 14DANH MỤC BẢNG
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm 36
Bảng 02: Tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ qua 03 năm 42
Bảng 03: Tình hình tín dụng của Sacombank Cần Thơ 47
Bảng 04: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 51
Bảng 05: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian 57
Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn theo ngành qua 03 năm 61
Bảng 07: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 66
Bàng 08: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế 69
Trang 15DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ 26
Biểu đồ 01: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm 36
Biểu đồ 02: Cơ cấu nợ quá hạn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm 39
Biểu đồ 03: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian 58
Biểu đồ 04: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm 62
Biểu đồ 05: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn 66
Biểu đồ 06: Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế 69
Trang 17Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bướcchuyển biến tích cực cả về tốc độ tăng trưởng lẫn quy mô Mặt khác chúng ta vừamới gia nhập WTO tháng 11/2006, hoạt động giao thương buôn bán giữa cácvùng lãnh thổ trong nước, khu vực và rộng hơn là giữa Việt Nam và các quốc giatrên thế giới không ngừng sôi động, thường xuyên hơn để đáp ứng nhu cầu thanhtoán trao đổi ngoại tệ và luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, các ngânhàng xuất hiện ngày càng nhiều nhằm thực hiện chức năng trung gian tài chính.Chính vì lẽ đó, ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp của đất nước,bởi nó vừa là huyết mạch của nền kinh tế vừa là động lực tạo ra nhịp độ pháttriển nhanh và bền vững Các ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động gầngũi nhất với nhân dân và nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển, hoạt động dịch
vụ của ngân hàng cổ phần càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nềnkinh tế và đời sống con người, mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng,
dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là một người đang làmviệc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng
Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không đơngiản vì hiện nay có rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng của Nhà nước, nướcngoài đầu tư, các ngân hàng cổ phần của tư nhân đã tạo ra một môi trường cạnhtranh khá gay gắt Bên cạnh đó, việc xoá bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ đối vớingành tài chính trong xu thế hội nhập tất yếu vào các tổ chức kinh tế khu vực vàthế giới đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống ngân hàng trong thờigian tới, thậm chí sẽ có không ít ngân hàng phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhậphoặc “rút lui” khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngânhàng nước ngoài
Riêng tại Thành phố Cần Thơ, một địa bàn kinh tế trọng điểm của vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long, với tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn và đó chính
là sự cần thiết, tất yếu phải phát triển dịch vụ ngân hàng để đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế xã hội nơi đây Do vậy mà rất nhiều ngân hàng thương mại kể cả
Trang 18Trong một địa bàn không rộng về diện tích tuy nhiên mật độ ngân hàng dày đặc,
có thể nói môi trường cạnh tranh tại địa bàn Thành Phố Cần Thơ là quyết liệt vàkhông thua kém bất kỳ địa phương nào trong cả nước
Sự phát triển là một quy trình vận động không ngừng theo quy luật đàothải để có thể tồn tại và phát triển với nhiều thách thức, cạnh tranh, hội nhập đồihỏi mỗi ngân hàng cần phải có những “khoảng lặng” để tự đánh giá và tìm ranhững mặt mạnh để phát huy, các điểm yếu khó khăn cần khắc phục nhằm tựhoàn thiện Chính vì vậy một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết và phải làmthường xuyên đó là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàngmình, trong đó hoạt động tín dụng là quan trọng nhất quyết định sự tồn tại vàphát triển của các ngân hàng Huy động nhiều vốn cho vay hay không là một vấn
đề nhưng sử dụng vốn đó có hiệu quả hay không lại là một vấn đề khác Rủi rohoạt động của ngân hàng là rất lớn, nó không chỉ ảnh hưởng đến một ngân hàng
mà cón phản ứng dây chuyền từ ngân hàng này đến ngân hàng khác, đến toàn bộ
hệ thống ngân hàng của cả nước, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến đời sống kinh
tế xã hội của nước đó mà còn lan sang các quốc gia khác Vì vậy, không chỉ cóvốn là có thể tuỳ tiện để khách hàng vay mà phải sử dụng vốn đúng mục đích, cóhiệu quả và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể được Hoạt động tín dụng củangân hàng thời gian qua và hiện tại như thế nào? Hiệu quả ra sao? Đó là lý do mà
đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chinh nhánh Cần Thơ” được chọn để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình rủi ro của ngân hàng qua các năm, những nguyên nhântồn tại dẫn đến rủi ro tín dụng Từ đó tìm hướng xử lý rủi ro và những giải phápgóp phần làm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng Để thực hiện được mục tiêuchung như đã đề ra cần phải có những mục tiêu cụ thể như sau:
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.
-Giới thiệu và phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng qua 03 năm(2005 - 2007)
Trang 19- Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng cho Ngânhàng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chinhánh Cần Thơ bao gồm hoạt động của các phòng giao dịch tại thành phố CầnThơ: phòng giao dịch Cái Khế, phòng giao dịch Ninh Kiều, phòng giao dịch ThốtNốt, phòng giao dịch 3 tháng 2 và chi nhánh cấp 1 tại khu công nghiệp Trà Nóc
1.3.2 Thời gian
Luận văn trình bày dựa trên thông tin số liệu thu thập trong 3 năm 2005,
2006, 2007 của Sacombank Cần Thơ
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phạm Ngọc Trinh – Đại học Dân lập Cửu Long, (2006), “Phân tíchtình hình tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng TMCP (thương mại cổ phần)Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ” Luận văn tập trung nghiên cứu tìnhhình tín dụng trung và dài hạn qua 3 năm (2003-2005) theo đối tượng sử dụngvốn và theo mục đích sử dụng vốn; từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng trung và dài hạn
Trần Thị Thu Trân, (2006), “Phân tích thực trạng và biện pháp hạn chếrủi ro trong tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Kiên Giang”;Phương pháp phân tích là so sánh số liệu tuyệt đối, tương đối giữa các năm 2003,
2004 và 2005 Nội dung chính luận văn đi sâu nghiên cứu tình hình tín dụngchung, phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng Từ đó đề ra biện pháp hạn chếrủi ro
Võ Thị Phương Châm, (2006), “Phân tích hoạt động tín dụng ngắnhạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánhNgân hàng Công Thương Long An”; Phương pháp thu thập số liệu và so sánh sốtuyệt đối, số tương đối để thấy rõ được xu hướng hoạt động tín dụng ngắn hạncủa chi nhánh Đồng thời đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chovay ngắn hạn tại ngân hàng
Trần Thị Huyền Trâm, (2007), “phân tích tình hình hoạt động tín dụng
Trang 20hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương TínChi nhánh Cần Thơ trong 03 năm (2004 -2006) để thấy rõ xu hướng hoạt độngcủa ngân hàng Đồng thời kết hợp với tình hình chung của nền kinh tế và của cácngân hàng thương mại khác trong giai đoạn hiện nay để đề ra những giải phápcho hoạt động tín dụng ngắn hạn đạt hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển củathời đại mới - thời kỳ kinh tế hội nhập.
Trang 21Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng.
2.1.1 1 Khái niệm tín dụng.
Tín dung là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên (ngườicho vay) chuyển giao tiền, tài sản hay dịch vụ cho bên kia (người đi vay) được sửdụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên đi vay cam kết hoàn trả lạitheo thời gian đã thoả thuận kèm theo một khoản lơi tức nào đó
2.1.1.2 Các loại tín dụng Ngân hàng.
a Căn cứ vào thời hạn cho vay.
- Cho vay ngắn hạn: có thời hạn đến 1 năm
- Cho vay trung hạn: có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm
- Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 5 năm
b Căn cứ vào đảm bảo tín dụng.
- Tín dụng không có bảo đảm: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thếchấp hay có bảo lãnh của người thứ ba
- Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay cóbảo lãnh của người thứ ba
c Căn cứ mục đích tín dụng.
Tín dụng bất động sản: đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bấtđộng sản, bao gồm:
+ Tín dụng ngắn hạn: cho xây dựng và mở rộng đất đai
+ Tín dung dài hạn: để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trangtrại và bất động sản ở nước ngoài
+ Tín dụng công thương nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho cácdoanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua nguyên vật liệu, trả thuế, và chitrả lương
+ Tín dụng nông nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt độngnhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia
Trang 22+ Tín dụng cá nhân: đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để muasắm hàng hoá đắt tiền như xe hơi, nhà, di động, trang thiết bị trong nhà.
+ Tín dụng cho các tổ chức tài chính: đây là các khoản tín dụng cấp chocác ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác
+ Cho thuê tài chính: là việc Ngân hàng mua các trang thiết bị, máy móc
và cho thuê lại chúng
+ Tín dụng khác: bao gồm các khoản tín dụng khác chưa đựơc phân loại ởtrên (ví dụ: tín dụng kinh doanh chứng khoán)
Ngoài ra tín dụng còn lại cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lựckích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tưphát triển Trong nền sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn hìnhthành vốn lưu độn và vốn cố định cho doanh nghiệp, vì vậy tín dụng động viênhàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào trongquá trình sản xuất
Riêng trong nền kinh tế nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặtmất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn, thông qua đầu
tư tín dụng góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tếhợp lý Mặt khác thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động vànguyên liệu hợp lý thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyếtcác vấn đề xã hội
b Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thờinhàn rỗi, mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanhnghiệp, các cơ quan Nhà nước và cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh
tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Trang 23c Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầucần thiết cho xã hội đang trong quá trình công nghiệp hoá và là ngành chịu ảnhhưởng nhiều nhất, trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tập trung đầu tư pháttriển để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điệu kiện đểphát triển các ngành kinh tế khác
Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngànhkinh tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngànhkinh tế khác phát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí
d Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợitức Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và sử dụng cóhiệu quả
Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồngtín dụng, tức là phải hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều khoản khác
đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi các doanhnghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sảnxuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp
e Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, phát triển kinh tế của một quốc gia gắnliền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, tíndụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền nền kinh tếcác nước với nhau
Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụngđóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, đồng thờinhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế
Trang 242.1.1.4 Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng.
a Phạm vi áp dụng.
Bên cho vay:
Các tổ chức tín dụng được thành lập, được cấp giấy phép hoạt động trêntoàn lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tíndụng và công ty tài chính đều được phép huy động vốn và cho vay ngắn hạn tàitrợ cho hoạt động kinh doanh trong các tổ chức kinh tế bao gồm:
Ngân hàng quốc doanh,
Ngân hàng cổ phần,
Công ty tài chính,
Hợp tác xã tín dụng,
Ngân hàng liên doanh,
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Bên đi vay:
Bên đi vay là những pháp nhân, thể nhân hoạt động sản xuất kinh doanhtheo đúng pháp luật Việt Nam, gồm:
Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH,công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và các tổ chức khác có
đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự
- Cá nhân,
- Hộ gia đình,
- Tổ hợp tác,
- Doanh nghiệp tư nhân,
- Công ty liên doanh với nước ngoài
b Nguyên tắc và điều kiện tín dụng.
Trang 25tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng cũng có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầurút tiền của khách hàng khi họ yêu cầu.
Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế.
Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu
về phát triển kinh tê - xã hội trong từng giai đoạn phát triển Đối với các đơn vịkinh tế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh của mình
Tín dụng đúng mục đích và có hiệu quả không những là nguyên tắc màcòn là phương châm hoạt động của tín dụng Hiệu quả đó trước hết là đẩy nhanhnhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá tạo ra nhiều khối lượng của sảnphẩm, dịch vụ đồng thời tạo ra nhiều tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng
Điều kiện tín dụng
Tổ chức tín dụng xem xét và cho vay khi khách hàng hội đủ năm điều kiện
cụ thể sau:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự, chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của Pháp luật Đối với pháp nhân phải có năng lực pháp luậtdân sự; Đối với cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, thànhviên công ty hợp doanh phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự Nếu kháchhàng vay vốn là cá nhân, pháp nhân nước ngoài thì khách hàng đó phải có nănglực pháp luật và hành vi dân sự theo pháp luật nước đó và được phía Việt Namquy định
- Khách hàng vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thưòigian cam kết
Trang 26c Lãi suất cho vay.
Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phùhợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm kýkết hợp đồng tín dụng Tổ chức tín dụng có trách nhiệm công bố công khai cácmức lãi suất cho vay cho khách hàng biết
Lãi suất cho vay được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về lãisuất theo quy định của chính phủ và người hướng dẫn của Ngânh hàng Nhà nước
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấnđịnh và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượtquá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong hạn cho vay đã được ký kết hoặc điềuchỉnh trong hợp đồng tín dụng
d Mức cho vay
Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng,
tỷ lệ cho vay tối đa so với trị giá tài sản làm đảm bảo tiền vay theo quy định củachính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, khả năng hoàn trả nợ củakhách hàng vay và khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự
có của tổ chức tín dụng trừ trường hợp đối với những khoản vay từ nguồn vốn uỷthác của chính phủ, của các tổ chức cá nhân Trường hợp khách hàng vay vượtquá 15% vốn tự có tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từnhiều nguồn thì tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàngNhà nước Việt Nam
e Biện Pháp bảo đảm tiền vay.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay:
Trong quan hệ tín dụng cầm cố, thế chấp là người đi vay đem tài sản bấtđộng sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho ngân hàng cho vay nắm giữ
đi vay một số tiền nhất định và dùng số tài sản đó để đảm bảo cho số nợ vay Nếuđến hạn, người vay không trả được cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phát mãihoặc tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố để thu nợ
Trang 27- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba:
Bên bảo lãnh đem tài sản của mình thế chấp hoặc cầm cố cho ngân hàng(bên nhận bảo lãnh) để đảm bảo một khoản nợ cho người được bảo lãnh Nếu đếnhạn mà người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng thì người bảo lãnh đứng
ra trả nợ thay nếu không thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố đểthu nợ
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
Bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay (khách hàng) có thể toả thuậndùng tài sản hình thành bằng vốn vay để đảm bảo nợ vay Nếu khi đến hạn màbên vay không thực hiện việc trả nợ thì ngân hàng cho vay sẽ xử lý tài sản hìnhthành bằng vốn vay để thu nợ
g Phương thức cho vay
Cho vay theo dự án đầu tư
Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư
và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các dự án phục vụ đời sống
Cho vay hợp vốn
Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặcphương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm mốidàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác
Cho vay trả góp.
Khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận số lãi tiền vayphải trả, cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thờihạn cho vay, tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ
nợ gốc và lãi
Trang 28 Cho vay theo hạn mức dự phòng.
Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốntrong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏathuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vaytrong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rúttiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chứctín dụng
Các phương thức cho vay khác phù hợp với quy định của Nhà nước
2.1.2 Một số lý luận có liên quan đến phân tích kết quả tín dụng
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn.
a Khái niệm.
Huy động vốn là nghiệp vụ của NHTM, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗitrogn dân, tỏng các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, cho vaycủa ngân hàng
b Các hình thức huy động vốn.
Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn
Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thểgửi vào, rút ra bất cứ lúc nào
Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn là khách hàng gửi tiền nhằm đảm bảo
an toàn về tài sản với mục đích chờ thanh toán chứ không phải mục đích hưởnglãi Thông thường tiền gửi thanh toán không kỳ hạn không được hưởng lãi suấtnhưng do áp lực cạnh tranh giữa các NHTM nên khách hàng gửi tiền được hưởnglãi với mức lãi suất thấp
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một kỳhạn nhất định Trên thực tế do áp lực cạnh tranh, các NHTM có thể cho phépkhách hàng rút ra trước thời hạn với điều kiện người gửi không được hưởng lãisuất hoặc một phần lãi suất tùy theo các ngân hàng quy định
Trang 29Thông thuồng lãi suất trả cho loại hình tiền gửi này cao hơn lãi suất tiềngửi không kỳ hạn Mặt khác để khuyến khích khách hàng gửi tiền có kỳ hạn dài,ngân hàng áp dụng lãi suất càng cao đối với kỳ hạn càng dài.
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi khách hàng gửi vào, ngân hàng sẽ cấp chomột sổ tiết kiệm, khách hàng phải quản lý và mang theo khi giao dịch với ngânhàng Ở nước ta, tiền gửi tiết kiệm của các NHTM hết sức đa dạng và phong phúđược chia làm nhiều loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có mục đích, tiền gửi tiết kiệm có thông tri
2.1.2.2 Doanh số cho vay.
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát racho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi
về hay chưa Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm
Trang 302.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng.
2.1.3.1 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay
Hệ số thu nợ cao, công tác thu nợ tốt thì rủi ro tín dụng thấp và ngược lại
2.1.3.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí.
Chỉ tiêu này đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, nếu tỷ lệnày càng cao thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao và ngượclại
2.1.3.3 Tỷ suất lợi nhuận (TSLN)
Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giáhiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng
=
Trang 31Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tíndụng tại ngân hàng Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay củangân hàng Ta thấy chỉ tiêu này càng cao thì tốc độ luân chuyển vốn tín dụngcàng cao, thời gian thu hồi vốn càng nhanh Nếu chỉ tiêu này tốt cũng đồng nghĩa
là ngân hàng làm ăn khá tốt, biết cách luân chuyển vốn và làm tốt công tác thunợ
2.1.3.5 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng một cách sâu sắcnhất Nó phản ánh mức độ rủi ro của một ngân hàng, phản ánh số nợ quá hạnchưa thu hồi được trên tổng số dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm càng lớn trongtổng dư nợ nói lên rằng hoạt động của ngân hàng càng rủi ro ảnh hưởng mạnhđến doanh thu và kéo theo hàng loạt các vấn đề khác Vì vậy tỷ lệ nợ quá hạncàng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao, càng tốt cho ngân hàng
2.1.4 Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng
2.1.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng khôg thựchiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng Hay nói cách khác rủi ro tíndụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được donguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ chongân hàng một cách đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đếnhoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản
Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây ra hậu quảnặng nề Thông thường ở các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập chongân hàng Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tíndụng mang lại thường chiếm từ 70 - 90% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Dư nợ quá hạn
=
Trang 32Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoảntiền cho vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những khoản đầu tư.
2.1.4.2 Các loại rủi ro tín dụng
a Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết thanhtoán cho người gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềmnăng trong thanh toán Vốn cho vay là một nhu cầu về thanh khoản và nguồn vốnhuy động được có thể là nguồn vốn quan trọng cho thanh khoản, mối quan hệ nàycho thấy rủi ro thanh khoản của ngân hàng
b Rủi ro lãi suất
Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất hoặc những yếu tố
có liên quan đến lãi suất, dẫn đến việc tổn thất về tài sản hoặc giảm thấp thu nhậpcủa ngân hàng
c Rủi ro hối đoái
Là loại rủi ro trong quá trình áp dụng cho vay hoặc kinh doanh ngoại tệcủa ngân hàng, nó xảy ra khi tỷ giá thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho ngânhàng
d Các loại rủi ro khác
Là những rủi ro mang tính khách quan, có thể xuất phát từ phía kháchhàng hoặc ngân hàng như:
- Rủi ro do xuất phát từ rủi ro trong sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Rủi ro do thiếu thông tin, chủ quan trong khâu thẩm định của cán bộngân hàng
- Rủi ro do hệ thống pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ và thiếu chặt chẽ
- Rủi ro do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên cùng địa bàn
- Rủi ro do khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp
2.1.4.3 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
a Đối với bản thân ngân hàng
Sự tổn thất của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra có thể là các thiệt hại về vậtchất hoặc uy tín của ngân hàng Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp hoạt độngkinh doanh của ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn
Trang 33không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngânhàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt.
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việcthanh toán, dẫn đến việc tổn thất về tài sản hoặc giảm thấp thu nhập của ngânhàng, dần làm cho ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản
b Đối với nền kinh tế xã hội
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nềnkinh tế Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng,
có khả năng lây lan các ngân hàng khác tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi nênđưa nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn Điều đó có thể đưa đến phá sảnhàng loạt các ngân hàng sẽ tác động xấu đến nền kinh tế, rủi ro tín dụng là vấn đềchính phủ phải quan tâm, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương phải khuyến cáothường xuyên thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, chiết khấu, tái chiết khấu vàsẵn sàng tài trợ cho các NHTM khi có các biến cố rủi ro xảy ra
2.1.4.3 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
a Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn.
Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụtrả nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, cáckhoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng Nguyên nhân dẫn dến tình trạng này là:
Đối với khách hàng là cá nhân: Một số nguyên nhân có thể làm cho kháchhàng vay vốn không thể trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn gốc lẫn lãi: Thunhập không ổn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, thiên tai, hoả hoạn, sử dụngvốn sai mục đích
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: thường không trả đựơc nợ là do: khảnăng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm và lỗ lã trong kinh doanh, năng lựcchuyên môn và uy tín của người lãnh đạo bị giảm thấp, sử dụng vốn sai mụcđích, thị trường cung cấp vật tư bị đột biến, bị cạnh tranh và mất thị trường tiêuthụ, sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước
b Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Hạn chế về trình độ cán bộ làm công tác tín dụng
Đa phần cán bộ tín dụng ở các ngân hàng hiện nay được trưởng thành từ
Trang 34được đầy đủ Mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng do nhận thức chưa đầy đủhoặc nhận thức sai lệch về một số vấn đề trong tín dụng như tính pháp lý, mốiquan hệ giữa thị trường trong nước với thị trường thế giới, với hệ cung cầu vềsản phẩm trong dự án vay vốn, nên đã có những quyết định đầu tư chưa hiệu quả.
Chính những hạn chế về trình độ cán bộ là một trong những nguyên nhân
cơ bản đưa đến các rủi ro tín dụng do sự phân tích, thẩm định và giám sát khâutín dụng không chính xác
Thiếu thông tin tín dụng và tinh thần hợp tác giữa các NHTM trênđịa bàn chưa cao
Việc đầu tư tín dụng của ngân hàng liên quan đến nhiều đối tượng vàngành nghề, do đó đòi hỏi các NHTM phải có hệ thống thu thập và xử lý thôngtin tín dụng đủ mạnh Nhưng trong thực tế khả năng này chưa thực hiện được
Thực hiện không nghiêm túc các quy chế, chế độ và công tác tíndụng
Để đảm bảo cho các công tác tín dụng được thực hiện trong một hànhlang pháp lý rõ ràng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành các quy chế,chế độ hướng dẫn Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các ngân hàng đã nhiềulúc cho vay vượt qua khỏi các quy định này, do vậy khi rủi ro xảy ra sẽ thiếu cơ
sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình Tiêu biểu cho những việc này là chovay không đúng đối tượng, cho vay vượt mức phán quyết, định giá tài sản caohơn giá trị thực tế, cho vay đảo nợ, bản thân việc cho vay này không minh bạch
và không đúng mục đích sử dụng vốn nên thường không đem lại hiệu quả khôngtái tạo được nguồn vốn trả nợ, dẫn đến nợ quá hạn phát sinh rủi ro lớn cho ngânhàng
Quá đề cao lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng,tuy nhiên nếu quá chạy theo lợi nhuận, xem nhẹ các điều kiện tín dụng thì sẽ dẫnđến hiệu quả khó lường Hiện tại có rất nhiều ngân hàng cho vay quá lớn đối vớimột khách hàng, trong khi không kiểm tra chặt chẽ
Các công việc này thật sự làm tăng thu nhập của ngân hàng nhưng kèmtheo nhiều hậu quả xấu do các khoản tín dụng vượt khỏi tầm quản lý của cán bộ
Trang 35 Công tác thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ và thấu đáo.
Công tác thanh tra kiểm tra có vai trò quan trọng vì nó giúp cho cán bộlàm công tác tín dụng nhận thấy được những điểm sai, chưa đầy đử trong côngviệc của mình Thời gian qua công tác thanh tra của ngân hàng chưa làm tròntrách nhiệm của mình Phần lớn các vụ án phải xử lý có một quá trình tồn tại lâudài Nguyên nhân của việc không phát hiện những sai phạm có thể do cán bộthanh tra còn hạn chế, do nễ nan hoặc làm qua loa chế lệ Nhiều lúc vì lợi nhuậncục bộ, cán bộ thanh tra làm ngơ để cán bộ tín dụng tiếp tục thực hiện Điều nàylàm tăng thêm rủi ro tín dụng tiếp tục thực hiện Điều này làm tăng thêm rủi rotín dụng
c Nhóm nguyên nhân do môi trường đần tư tín dụng.
Môi trường kinh tế vĩ mô phức tạp
Trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá, nhưngluôn chịu tác động của nền kinh tế thị trường Những mặt trái của nền kinh tế thịtrường tác động xấu vào nền kinh tế xã hội, làm phát sinh những vấn đề tiêu cựctrong quan hệ giữa các chủ thể kinh tế, đưa đến hậu quả lớn trong hoạt động kinh
tế, và do đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng
Hành lang pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ
Để nền kinh tế diễn biến bình thường và hữu hiệu thì môi trường pháp lýphải đầy đủ Việc ban hành “Luật Ngân hàng nhà nước” và “Luật các tổ chức tíndụng” là một bước tiến quan trọng về mặt pháp lý trong hoạt động ngân hàng.Tuy nhiên, trên bình diện tổng thể, để đảm bảo cho công tác tín dụng phát triểnđúng với vai trò của mình thì còn thiếu nhiều văn bản pháp quy Đơn cử về chínhsách đất đai có sự cách biệt về văn bản luật và dưới luật so với thực tế Chính phủchỉ cho phép những ngân hàng nhận tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất theomẫu quy định của tổng cục địa chính, trong khi các tổ chức và người dân chưalàm được giấy chứng nhận này Ngoài đất đai, còn rất nhiều các vấn đề khác liênquan đến tín dụng như cơ chế xử lý tài sản đảm bảo, cơ chế đăng ký và giao dịchđảm bảo, quyền định đoạt tài sản của doanh nghiệp Nhà nước Nhiều chính sáchđược chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn nhưng các cơ quan cấp dưới chưa
Trang 36Trong đầu tư tín dụng, vai trò của yếu tố pháp lý rất quan trọng nó khôngchỉ là cơ sở để các ngân hàng hoạt động mà còn là điểm tựa khi gặp khó khăn.
Thiên tai, biến động nền kinh tế xã hội ngày càng diễn ra nhiều.Đây là những biến cố ngoài sự kiểm soát của ngân hàng cũng như kháchhàng vay vốn Tuy vậy do hậu quả các yếu tố này gây ra cũng đưa đến tổn thấtlớn về vật chất đối với ngân hàng Ngày nay, khi tiến bộ khoa học phát triển,công tác về dự báo khí tượng sẽ đóng góp quan trọng đối với ngân hàng trongviệc phòng ngừa tác động của thiên tai, hoặc ngân hàng có thể thông qua công cụbảo hiểm để giảm bớt phần nào tổn thất
Trong điều kiện nền kinh tế mở, mọi biến cố về chính trị kinh tế xã hộicủa một quốc gia đều có tác động đến các quốc gia khác, do đó đây cũng có thể
là thời cơ để phát triển nhưng cũng có thể là nguyên nhân làm suy thoái nền kinh
tế, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tín dụng ngân hàng
d Nguyên nhân khách quan khác.
Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp kinhdoanh thua lỗ và phá sản Từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trảđược hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng,bởi vì trong giai đoạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền
ra khỏi ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dàithời gian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
Ngoài ra tình hình chính trị cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động củangân hàng, nếu chính trị bất ổn sẽ làm cho tỷ giá biến động thất thường mất cânbằng trong cán cân thanh toán, làm rủi ro tín dụng tăng cao
2.1.5 Tín dụng ngắn hạn
2.1.5.1 Khái niệm
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng thương mại có thể chokhách hàng Vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt hoặccho vay để tiêu dùng
Trang 372.1.5.2 Các hình thức cho vay ngắn hạn
a Cho vay bổ sung vốn lưu động
- Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn đến ngân hàng
- Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay
- Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và ký hợp đồng tín dụng vớikhách hàng
- Sau khi duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay một tàikhoản cho vay để hạch toán tiền vay và thu nợ, đồng thời tiến hành giải ngân
b Bảo lãnh
Bảo lãnh là sự cam kết của người bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
và quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ nhữngcam kết với bên yêu cầu bảo lãnh Các loại bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh trả tiền đặt cọc
- Bảo lãnh thanh toán
c Chiết khấu chứng từ có giá
NHTM đứng ra trả tiền trước cho các hối phiếu hoặc các chứng từ có giákhác Chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng bằng cách khấutrừ một số tiền nhất định theo giá trị chứng từ, theo thời hạn chiết khấu, lãi suất
và các tỷ lệ chiết khấu khác, còn lại bao nhiêu thanh toán cho khách hàng
d Tín dụng thấu chi
Là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân đối ngânquỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng Nghiệp vụ thấu chi đượcthực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ trên tài khoản vãng lai một
số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp bao gồm những số liệu thu thập qua các báo cáo hoạt động
Trang 38ngành ngân hàng, bản tin nội bộ của Sacombank Từ số liệu ngân hàng cung cấp,thực hiện tính toán các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn củaSacombank Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp bình quân: dùng để xác định số dư nợ bình quân
- Phương pháp so sánh: so sánh số tuyệt đối, số tương đối nhằm xem xéttốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
- Phương pháp tỷ trọng: xem xét sự biến động của các chỉ tiêu đến kết quảhoạt động của ngân hàng
- Phương pháp đánh giá trực tiếp hoạt động của ngân hàng TMCP SàiGòn thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ nói chung, hoạt động tín dụng ngắn hạn vànhững rủi ro tín dụng ngắn hạn mà Sacombank Cần Thơ gặp phải từ những sốliệu ngân hàng cung cấp và từ thực tiễn hoạt động
Trang 39Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH
CẦN THƠ3.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có tên giao dịch là: Sacombank – Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank, được thành lập vào ngày
21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại thành phố Hồ Chí Minh:Ngân hàng phát triển kinh tế quận Gò Vấp và 3 hợp tác xã tín dụng Thành Công,Tân Bình, Lữ Gia Với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, lúc đó trụ sở chính đặttại Gò Vấp cùng 3 chi nhánh trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ra đời tronghoàn cảnh thời kỳ đất nước có nhiều chuyển đổi với đầy những khó khăn, thửthách đó là sự sụp đổ của hàng loạt các tổ chức tín dụng yếu kém trong khâuquản lý và điều hành mang tính chuyên môn và tính khách quan của nền kinh tếmới đi vào chuyển đổi lúc bấy giờ
Vượt qua những bước đầu đầy thách thức, hiện nay sau hơn 15 năm hoạtđộng, Sacombank hiện đang là một trong 03 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớnnhất tại Việt Nam với số nhân viên hơn 4.000 người Mạng lưới hoạt động hiệnnay của Sacombank với 163 điểm giao dịch trên 38 tỉnh và thành phố, với hơn4.700 chi Nhánh đại lý của 155 Ngân hàng trên khắp thế giới Vì vậy Sacombankđược xem là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần thành công nhấttrong việc phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến dòng sảnphẩm dịch vụ cá nhân Năm 2002, lần đầu tiên công ty Tài chính Quốc tế IFCtrực thuộc ngân hàng Thế giới đã đầu tư vào một ngân hàng TMCP Việt Nam với
tỷ lệ 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ 2 của Sacombank,sau quỹ đầu tư Dragon Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn củaSacombank chi nhánh Cần Thơ Financial Holdings (Anh quốc) và cổ đông nướcngoài lớn thứ 3 là Tập đoàn ngân hàng Úc và Newzealand (ANZ) Sacombanktăng vốn điều lệ lên 1.899,5 tỷ đồng vào ngày 06/04/2006 theo Quyết định176/2006/QĐ – HĐQT, đồng thời tăng vốn tự có lên 2.392,2 tỷ đồng.Sacombank tiếp tục là Ngân hàng dẫn đầu trong cuộc đua tăng vốn điều lệ và
Trang 40càng được củng cố khi ngày 20/10/2006, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần SàiGòn Thương Tín chính thức tăng vốn điều lệ từ 1.899,5 tỷ đồng lên 2.089 tỷđồng và vốn tự có lên đến 2.419 tỷ đồng và hiện nay vốn điều lệ của Sacombank
đã là 4.449 tỷ đồng Điều này cho thấy tình hình tài chính của Ngân hàng luôn có
vị thế vững mạnh, lợi thế trong công cuộc đổi mới và ngày càng đóng vai tròquan trọng trong sự phát triển của Việt Nam
Trong thời gian tới Sacombank tiếp tục nâng cao chất lượng các loại hìnhdịch Vụ, chất lượng thẻ tín dụng, khả năng quản lý rủi ro và hiện đại hóa hệthống công Nghệ thông tin để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh Đặc biệtSacombank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên tham gia thị trườngchứng khoán Điều này chứng tỏ Sacombank ngày càng phát triển và thật sự hộinhập cùng thế giới
3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Sacombank Chi nhánh cấp 1 Cần Thơ là chi nhánh của ngân hàng TMCPSài Gòn Thương Tín được thành lập đầu tiên tại khu vực đồng bằng sông CửuLong trên cơ sở sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng Ngân hàng
ra đời đúng vào thời điểm thống đốc ngân hàng nhà nước có chỉ thị thực hiệncủng cố, chấn chỉnh hoạt động của ngân hàng TMCP nông thôn và đô thị Ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạtđộng vào ngày 31/10/2001 theo các văn bản sau:
Công văn số 2583/UB ngày 13/9/2001 về việc ngân hàng TMCP SàiGòn Thương tín được mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ
Quyết định số 1325/QĐ – NHNN, ngày 24/10/2001 của Thống đốcngân hàng nhà nước chuẩn y việc sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn ThạnhThắng và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Quyết định số 280/2001 QĐ – HĐQT, ngày 25/10/2001 của HĐQTngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại CầnThơ Theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 của Sở Kếhoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ Ngày 26/03/2002 theo quyết định số