Để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, phải nắm bắt thật kỹ môi trường kinh doanh hiện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT-THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ THIÊN MINH V.N” do Nguyễn Thị Ngọc
Khuê, sinh viên khoá 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày
Th.S Tôn Thất Đào Người hướng dẫn
Ký tên, ngày tháng năm 2009
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã được sử ủng hộ và giúp đỡ của nhiều người Trước tiên con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, đấng sinh thành đã sinh con ra,
đã nuôi dạy con và cho con có được ngày hôm nay
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt 4 năm trên giảng đường Đó chính là hành trang, là nền tảng vững chắc để tôi có thể tự tin bước vào đời
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Tôn Tất Đào-giảng viên Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm, người đã hết lòng giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn cho tôi hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên các phòng ban của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N, đặc biệt là chị Lê Thị Hồng Phượng và các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty
Xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này Tôi sẽ ghi nhận những giá trị cao quý đó bằng lòng biết ơn vô hạn và kính chúc mọi người được nhiều sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc
Kính bút, Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Khuê
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NGỌC KHUẾ Tháng 7 năm 2009 “Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất- Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N”
NGUYỄN THỊ NGỌC KHUÊ July 2009 “The Analysis Of Production And Business Activities And Some Solutions At Thiên Minh V.N Manufacturing Trading Service Corporation”
Mục đích của đề tài là phân tích và tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại công ty
Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tôi
sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch Qua phân tích, đề tài cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm, doanh thu và lợi nhuận đều tăng Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt cần phải quản lí tốt hơn như hàng tồn kho, sử dụng vốn… Từ đó giúp cho hoạt động hiệu quả hơn trước
Đề tài đánh giá thông qua các chỉ tiêu như lao động, lợi nhuận, nguồn vốn,… để
từ đó đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng lao động, nguồn vốn,…của công ty Sau cùng, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa những mặt mạnh của công ty
Trang 5MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt Error! Bookmark not defined
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 5
2.4.3 Tình hình lao động của công ty qua hai năm 2007-2008 7
2.5 Những thuận lợi và khó khăn, phương hướng phát triển của công ty 10
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
Trang 63.1.1 Khái niệm phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
3.1.2 Vai trò, đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích hoạt động sản
3.1.3 Các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 15 3.1.4 Ảnh hưởng của tài chính đến hoạt động sản xuất kinh doanh 18 3.1.5 Vai trò phân tích ma trận SWOT trong phân tích hoạt động sản xuất
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 19
4.1 Tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm
4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Thiên Minh V.N qua 2
4.1.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của công ty qua hai năm
4.3.1 Phân tích thị trường tiêu thụ ở các khu vực qua 2 Năm 2007-2008 48 4.3.2 Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm qua hai năm 2007-2008 49 4.3.3 Phân tích các chính sách về bán hàng của công ty qua hai năm 2007-
4.4 Phân tích tình hình tài chính của công ty 60
Trang 7vii4.4.2 Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn 63 4.4.3 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động 64 4.4.4 Phân tích tốc độ quay hàng tồn kho 66 4.4.5 Phân tích số vòng quay các khoản phải thu 67
Trang 8Lợi nhuận sau thuế Máy móc thiết bị Năng suất lao động Nguyên vật liệu Ngắn hạn Quản lí doanh nghiệp Tài sản cố định hữu hình Tổng sản lượng
Tổng tài sản Tài sản lưu động Tài sản cố định Thu nhập doanh nghiệp Vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Cơ Cấu Lao Động của Công Ty qua 2 năm 2007-2008 8 Bảng 2.2 Qui Mô Hoạt Động của Công Ty qua Hai Năm 2007-2008 9 Bảng 4.3 Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008 22 Bảng 4.4 Tình Hình Lợi Nhuận của Công Ty qua 2 năm 2007-2008 24 Bảng 4.5 Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận 26 Bảng 4.6 Phân Tích Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh 28 Bảng 4.7 Kết Cấu Lao Động của Công Ty qua 2 năm 2007-2008 30 Bảng 4.8 Cơ Cấu Nhân Sự Các Phòng Ban trong Công Ty qua 2 năm 2007-2008 31 Bảng 4.9 Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Lao Động trong Mối Quan Hệ với Kết Quả
Bảng 4.10 Năng Suất Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2007 – 2008 33 Bảng 4.11 Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Lao Động đến Giá Trị Sản Lượng 34 Bảng 4.12 Khoản Mục Chi Phí Tiền Lương qua 2 năm 2007 và 2008 35 Bảng 4.13 Biến Động Giá Trung Bình Nguyên Vật Liệu qua 2 năm 2007-2008 39 Bảng 4.14 Tình Hình Sử Dụng Một Số NVL Vào Sản Xuất qua 2 Năm 2007-2008 40
Trang 10Bảng 4.27 Bảng Giá Bộ Sản Phẩm Trên Cây Rau Màu năm 2008 55 Bảng 4.28 So sánh giá cả giữa Thiên Minh và các Công ty phân bón khác 56 Bảng 4.29 Mức Chiết Khấu Theo Doanh Số Năm 2008 57 Bảng 4.30 Hoa Hồng Cho Bộ Sản Phẩm Trên Cây Sầu Riêng Năm 2008 58 Bảng 4.31 Một số sản phẩm có hoa hồng của công ty 59
Bảng 4.33 Tình Hình Sử Dụng Vốn và Nguồn Vốn của Công Ty Qua 2 Năm 2007–
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.2 Biểu Đồ Tình Hình Thay Đổi Lao Động Qua 2 Năm 2007-2008 9 Hình 4.3 Tình Hình Lợi Nhuận qua Hai Năm 2007-2008 25
Hình 4.5 Doanh Thu Tiêu Thụ ở Các Khu Vực Năm 2007-2008 49
Trang 13và theo thống kê thì hiện nay có khoảng 75% dân số làm nông nghiệp Trong đó ngành trồng trọt chiếm khoảng 30%(Theo số liệu của cục thống kê Việt Nam) Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và ngày càng phát triển, nhất là sau sự kiện Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế vào 11/2006 thì Việt Nam đã trở thành điểm đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Theo xu hướng đó, nhiều công ty phân bón cũng chịu ảnh hưởng của sự gia nhập nền kinh tế Tuy nhiên việc gia nhập WTO vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước khẳng định mình và cũng vừa là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào sân chơi lớn của quốc tế Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N cũng không ngoại lệ Đối với các sản phẩm nông nghiệp mà công ty cung cấp thì hiện nay cũng đang cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường trong nước
Trong bối cảnh đó, thì vấn đề đặt lên hàng đầu của các doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển Để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, phải nắm bắt thật kỹ môi trường kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai và phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về vốn, về nhân lực Do đó, công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá diễn biến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra điểm yếu để khắc phục, và tìm ra điểm mạnh của mình để nhằm duy trì và nâng cao
Trang 14Xuất phát từ tình hình đó, được sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn Tôn Thất Đào và sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty cùng với các kiến thức đã học tôi quyết
định chọn đề tài: “Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N”
Với kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong các thầy cô và các anh chị trong công ty và các bạn đóng
góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm
2007 và 2008
Phân tích và đánh giá tình hình doanh thu, lợi nhuận
Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng,…
Phân tích tình hình lao động, tài sản cố định của công ty
Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty
Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để tăng hiệu quả kinh doanh trong năm tới
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N tại 91/16 Nhất Chi Mai, phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM với việc thu thập số liệu thứ cấp qua hai năm 2007 và 2008
Thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 2/3/2009 đến 20/6/2009
1.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N và đưa ra một số giải pháp
Trang 151.5 Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương, bố cục như sau
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này giới thiệu lí do nghiên cứu đề tài, đó là tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đồng thời đưa ra những giải pháp, định hướng chiến lược cho công ty
Chương 2: Cơ Sở Lí Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Chương này trình bày tổng quát các phương pháp nghiên cứu, các khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết của sự phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với công ty, trình bày các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Chương 3: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N và nói lên những thuận lợi và khó khăn của công ty trong 2 năm 2007 và 2008 cũng như trong giai đoạn hiện nay
Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của công ty
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
Chương này tập trung vào các nội dung chính của đề tài, đi sâu vào phân tích các mặt, các chỉ tiêu của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 2007-
2008 Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội
và đe dọa trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp để có thể đề xuất những giải pháp thực hiện
Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị
Chương này tóm tắt các nội dung nghiên cứu ở các chương trên, đưa ra nhận xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm qua, từ đó đưa
ra những kiến nghị và những phương pháp áp dụng cùng với hướng đi trong những năm tới
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về sự ra đời của công ty
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển, tốc độ đô thị hoá khá cao Bên cạnh
đó ngành nông nghiệp nước ta hiện nay luôn cần và đòi hỏi sự áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp Chính vì nắm bắt được nhu cầu
đó công ty đã thành lập vào ngày 20/02/2001 theo quyết định số 1177-X/QĐ/CĐKT của bộ tài chính
Giấy phép đăng kí kinh doanh số 4102020287 do sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp Công ty trực thuộc sự quản lí của sở nông nghiệp TPHCM
Số tài khoản tại ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Sài Gòn:
Tên viết tắt: T.M.V.N.CO.LTD
Công ty thuộc địa bàn quận Tân Bình Hiện nay công ty có địa chỉ trụ sở chính tại 91/16 Nhất Chi Mai, Phường 13 Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: (08)8122344 hoặc (08)8124170
Vốn điều lệ là 3.400.000.000 đồng
Thị trường chính:
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm các tỉnh như: An Giang, Bạc
Trang 175Khu vực Đông Nam Bộ bao gồm: Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai và Tây Ninh
Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh như: Daklak, Kon Tum, Lâm Đồng
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty chuyên sản xuất các loại phân bón, hoá chất, vật tư nông nghiệp( không kinh doanh các loại hoá chất có tính độc hại mạnh và thuốc bảo vệ thực vật), có đại lý mua bán ký gửi hàng hoá Công ty lấy khoa học kĩ thuật hỗ trợ sản xuất nông nghiệp làm mục tiêu chính và đã cung cấp cho thị trường vật tư nông nghiệp nhiều chủng loại phân hữu cơ và phân bón lá với chất lượng, hiệu quả cao
2.3 Sản phẩm của công ty
Công Ty Cổ Phần Thiên Minh V.N chuyên sản xuất và phân phối các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân vi lượng, phân bón lá sử dụng cho các loại cây trồng nông nghiệp như: lúa, các loại khoai, cây lấy củ, mãng cầu, cam, quýt, các loại cây đậu lấy hạt, dưa hấu, xoài, cà phê, tiêu, điều, rau ăn lá, rau ăn quả…
2.4 Thực trạng của công ty
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Tổ chức quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của công ty Nếu bộ máy quản lý một doanh nghiệp hợp lý, năng động thì nó tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó
Việc tổ chức quản lý hợp lý sẽ phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, phân công lao động đúng chuyên môn và nghiệp vụ đối với từng cán bộ quản lý, tránh được việc phân công công việc không hiệu quả
Trang 18Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty
-Trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán tài vụ, quản lí vốn và nộp ngân sách
-Chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ bao gồm bổ nhiệm, đào tạo và tiếp nhận -Chỉ đạo kết quả hoạt động với các đơn vị kinh tế khác
-Kí kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng đầu tư xây dựng cơ bản
P.KINH DOANH
P.TỔ CHỨC
KẾ TOÁN
P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM
TRƯỞNG VÙNG MIỀN ĐÔNG NAM
BỘ
TRƯỞNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỞNG
VÙNG MIỀN
TRUNG TÂY
NGUYÊN
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN VIÊN
Trang 197móc thiết bị, gián đoạn và nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra thành phẩm từ khâu sản xuất đến khâu nhập kho để kịp thời phát hiện những hư hỏng trong sản phẩm
♦Phòng kinh doanh:
-Là nơi tiếp nhận các đơn đặt hàng của các nơi có nhu cầu sản phẩm của công
ty, lập ra kế hoạch sản xuất phù hợp cho các nhà máy sản xuất và chịu trách nhiệm về kinh doanh
-Thực hiện công tác của ban lãnh đạo và cấp chủ quản phân công
-Bảo quản lưu trữ chứng từ, hồ sơ, sổ chi của công ty theo đúng qui định, theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế
Trang 20Bảng 2.1 Cơ Cấu Lao Động của Công Ty qua 2 năm 2007-2008
Năm 2008 tổng số công nhân viên của công ty là 215 người Nhìn chung, lượng
lao động của công nhân viên trong công ty có trình độ đại học và cao đẳng thấp chiếm
55 người trong tổng số nhân viên Lượng lao động khác tương đối nhiều 110 người,
lực lượng này chủ yếu là lao động phổ thông, đây là lực lượng trực tiếp sản xuất trong
công ty Lượng lao động có trình độ trên đại học thì công ty không có, đây cũng là một
trong những mặt yếu cần phải khắc phục Bên cạnh đó, đội ngũ lao động của công ty
vào năm 2008 có tuổi đời trẻ, lứa tuổi này dễ dàng học tập và tiếp thu nên có thể nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đây là điểm mạnh về mặt nhân sự hiện nay, công
ty cần sử dụng mặt mạnh này để sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực hiện có để tăng năng
suất lao động và phát triển sản xuất trong tương lai Bên cạnh đó, nhìn chung lượng lao
động nam chiếm tỉ lệ cao hơn 95 người so với lượng lao động nữ, cũng do một phần là
do tính chất công việc đòi hỏi có sức khoẻ, lao động nữ chủ yếu làm ở phòng kinh
doanh, nhân sự…
Trang 21Hình 2.2 Biểu Đồ Tình Hình Thay Đổi Lao Động qua 2 Năm 2007-2008
Tình Hình Thay Đổi Lao Động
2.4.4 Qui mô hoạt động của công ty
Một công ty muốn việc sản xuất được tiến hành tốt, kinh doanh phát triển phải được đầu tư về tài sản và nguồn vốn Bên cạnh đó, đòi hỏi có một sự quản lí hiệu quả của các cấp lãnh đạo theo một trình tự phù hợp với các đặc điểm hiện tại của đơn vị
Để có một cái nhìn khái quát về đơn vị, xin đưa ra một số điểm cơ bản sau:
Bảng 2.2 Qui Mô Hoạt Động của Công Ty Qua Hai Năm 2007-2008
Nguồn: Phòng kế toán Năm 2008 tổng tài sản của công ty tăng 6.804.865.804 ngàn đồng so với năm
2007, với tỉ lệ là 94.8% Điều này cho thấy công ty đã mở rộng qui mô và đầu tư thêm trang thiết bị để phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất
Nguồn vốn kinh doanh cũng tăng lên nhanh 6.687.189.141ngàn đồng, với tỉ lệ
là 272.9% Do có sự đầu tư như vậy nên lượng doanh thu thuần cũng tăng lên 20.512.537.545 ngàn đồng, với tỉ lệ là 239.96% Lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên
Trang 22162.385.521ngàn đồng, với tỉ lệ 130.1% Nhìn chung, qui mô hoạt động của công ty đang ngày càng được mở rộng
2.4.5 Qui trình sản xuất chính
• Quy trình sản xuất phân khoáng hữu cơ :
Phân khoáng hữu cơ là loại phân bón có cả thành phần khoáng và hữu cơ, phân khoáng hữu cơ rất thích hợp cho các vùng đất nghèo hữu cơ như: Miền Đông Nam Bộ, Miền Trung và Tây Nguyên, thích hợp cho các cây trồng cạn như cây công nghiệp, rau màu và cây ăn trái
Phân khoáng hữu cơ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập(Urea, DAP, KCL …) và trong nước(than bùn, supe lân ) Than bùn sau khi khai thác được
xử lý bằng cách trung hòa độ chua, lọc tách các tạp chất, tăng độ phân giải Than bùn sau khi xử lý được đưa qua máy trộn cùng với phân khoáng theo những tỷ lệ nhất định Sau đó hỗn hợp này được đưa qua máy tạo hạt(máy ép đùn hoặc hạt đĩa quay) Tại đây cùng với lực ép vật lý, nhiệt độ, ẩm độ và áp suất thích hợp, các chất khoáng và chất hữu cơ có phản ứng phụ với nhau và được phối trộn thành một hợp chất đồng nhất Sau khi tạo hạt, bán thành phẩm được đưa qua máy sấy, máy làm nguội, máy đóng bao
để thành sản phẩm
• Quy trình sản xuất phân bón lá :
Phân bón lá là loại phân bón dùng để hòa ra nước, phun lên lá cây trồng
Phân bón lá được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cả ngoại nhập và nội địa Có 2 dạng phân bón lá là: dạng bột và dạng lỏng Công nghệ sản xuất phân bón lá theo sơ
Trang 2311-Đội ngũ công nhân có kinh nghiệm chiếm một tỷ lệ tương đối trong công ty(80%)
-Áp dụng những biện pháp kỹ thuật cao trong nâng cao chất lượng sản phẩm -Sự nổ lực lớn của tập thể cán bộ công nhân viên
-Phần lớn người dân ở nước ta làm nghề nông trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng khá lớn do đó đây là một thị trường đầy tiềm năng cho công ty Với lợi thế chủ yếu là thị trường tiêu thụ nội địa nên có biện pháp khuyến mãi tốt, tạo lòng tin cho người tiêu dùng trong nước sẽ rất có lợi cho công ty
-Sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với ngành nông nghiệp đã tạo thuận lợi cho hoạt động của công ty
-Thương hiệu “Trâu Vàng Nhà Nông” là thương hiệu uy tín được nhiều nhà nông biết đến
-Hệ thống quản lý của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 ngày càng phát huy hiệu quả
-Chưa chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào, phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp ở nước ngoài chiếm tỉ lệ cao
-Cuối năm 2008 do ảnh hưởng của giá dầu mỏ thế giới nên giá phân bón có xu hướng giảm Bên cạnh đó, nước ta cũng hay bị thiên tai lũ lụt nên lượng cầu cũng bị ảnh hưởng, điều này cũng gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của công ty
-Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty càng trở nên quyết liệt Vì vậy đòi hỏi công ty phải nổ lực hết sức, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quan tâm đến giá thành sản phẩm và nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng
2.5.3 Phương hướng phát triển
Trang 24Mở rộng qui mô thị trường trong nước qua việc thành lập thêm kênh phân phối
ở nhiều tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh
Nâng cao công suất máy móc thiết bị, giảm tối đa chi phí đầu vào, nâng cao năng suất lao động để từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh Nghiên cứu các loại sản phẩm mới, cải tiến các loại sản phẩm cũ để phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của thị trường
Đầu tư cho thị trường mục tiêu và giữ vững thị trường chính, tìm kiếm khách hàng mới
Trang 25CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Khái niệm phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh được hiểu là hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kì(tháng, quí, năm…)
Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho nhà quản trị kịp thời nhận diện thực trạng hoạt động kinh doanh, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy những thành công, những nhân tố tích cực và khắc phục những tồn tại yếu kém
Hiệu quả là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được so sánh với chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh thương mại Hay nói một cách khác là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào
3.1.2 Vai trò, đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải quan sát thực tế, tư duy tổng hợp và phân tích các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, để có được nhận thức đầy đủ và chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và có giải pháp nâng cao hiệu quả trong các kì sản xuất kinh doanh tiếp theo Do đó, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc làm rất quan trọng mà các doanh nghiệp phải làm thường xuyên
*Vai trò phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích là một chức năng trong quá trình quản lí Quản lí là dự đoán, đặt mục tiêu, lập kế hoạch và cuối cùng là đưa kế hoạch vào thực hiện, ghi chép theo dõi và phân tích đánh giá Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp công ty thấy rõ những mặt mạnh cũng như những mặt yếu còn tồn tại từ đó công ty có thể định hướng
Trang 26kế hoạch sản xuất cho kì tiếp theo Công việc trên được thực hiện thường xuyên dựa trên chiến lược lâu dài của công ty Do đó, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty
*Đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế và các nhân tố tác động kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nội dung của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung vào các vấn đề sau đây:
-Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty -Phân tích các yếu tố nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
-Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả các yếu tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất
-Đề ra phương hướng hoạt động cho công ty trong những năm tiếp theo
*Nhiệm vụ phân tích hoạt sản xuất kinh doanh
-Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kì trước -Phân tích các nhân tố nội tại và kết quả ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch
-Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các kế hoạch sản xuất trong tương lai
-Lập báo cáo kết quả phân tích và đề xuất các biện pháp quản trị Báo cáo thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và các loại đồ thị
*Ý nghĩa phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
-Giúp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh
-Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh và là công cụ cải tiến cơ chế quản lí trong kinh doanh
Trang 2715-Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những mặt hạn chế trong doanh nghiệp
-Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả
3.1.3 Các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
a)Một số chỉ tiêu về lao động
Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong 3 yếu tố sản xuất Yếu tố này tác động đến cả 2 mặt số lượng và chất lượng công việc Nắm được sự biến động về cơ cấu, năng suất lao động thực tế đạt được nhà quản lí sẽ bố trí lao động một cách hợp lí hơn Phân tích tình hình biến động lao động cần xem xét trên cả 2 mặt
Mức biến động tuyệt đối: Phản ánh qui mô, khối lượng lao động Chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá tình hình tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động hiện tại của công ty
Mức biến động tương đối: Là kết quả so sánh được điều chỉnh của hệ số qui mô sản xuất cho phép ta kết luận về tình hình quản lí và sử dụng công nhân tiết kiệm hay lãng phí Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng lao động
Trang 28Mức ảnh hưởng của số công nhân sản xuất(Δx) và năng suất lao động(Δy) đến giá trị sản lượng
Δx =(Xt – Xk)Yk
Δy =Xt(Yt-Yk)
Trong đó Xt là số công nhân sản xuất thực tế
Xk là số công nhân sản xuất kế hoạch
Yt là năng suất lao động thực tế
Yk là năng suất lao động theo kế hoạch
Hệ số cấp bậc bình quân: Hệ số này cao thể hiện chất lượng công nhân cao, ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động và ngược lại
*Tình hình biến động quĩ lương
Tổng quĩ lương = Số sản phẩm * Đơn giá tiền lương
Q= A*B
Đối tượng phân tích ΔQ
Dùng phương pháp chêch lệch để xác định mức ảnh hưởng của 2 nhân tố trên đến tổng quĩ lương
Doanh thu Năng suất lao động/năm =
Tổng số lao động bình quân
Doanh thu Năng suất lao động/giờ = Tổng số giờ làm việc
Doanh thu Năng suất lao động/ngày = Tổng số ngày làm việc
Trang 29b)Một số chỉ tiêu về nguyên vật liệu
Giá trị sản lượng Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu =
Chi phí nguyên vật liệu Chỉ tiêu này thể hiện một đồng chi phí nguyên vật liệu tham gia trong kì sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng
Giá trị sản lượng tăng thêm Hiệu suất sử dụng vật liệu tăng thêm = Giá trị của vật tư vật liệu tăng thêm
c) Một số chỉ tiêu về tài sản cố định
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty Số lượng và giá cả tài sản
cố định phản ánh năng lực hiện có, trình độ tiến bộ về khoa học kĩ thuật của công ty Đầu tư trang bị máy móc thiết bị là điều kiện quan trọng để tăng sản lượng, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Mặt khác, sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch sản xuất của công ty
Giá trị hiện tại TSCĐ
Hệ số trang bị chung tài sản cố định cho lao động = Số công nhân sản xuất bình quân
Giá trị hiện tại của thiết bị kĩ thuật
Hệ số trang bị kĩ thuật cho lao động = Số công nhân sản xuất
Số đã trích khấu hao tài sản cố định
Hệ số hao mòn tài sản cố định =
Giá trị hiện tại TSCĐ
Hệ số này càng gần 100% thì tài sản ngày càng cũ kĩ và lạc hậu, giảm năng suất, kém hiệu quả trong sản xuất
Giá trị sản lượng Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Giá trị hiện tại của tài sản cố định
Hệ số này thể hiện một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng Nếu hiệu quả càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp ngày càng tiến bộ và ngược lại
d) Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh
*Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thể hiện 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trang 30e) Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
*Khả năng thanh toán hiện thời
Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Kht =
Tổng nợ ngắn hạn
*Khả năng thanh toán nhanh
(Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn)- Hàng tồn kho
Kht = Nợ ngắn hạn
Các khoản phải thu
Kì thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân ngày
Doanh thu thuần Doanh thu bình quân ngày =
360 ngày
3.1.4 Ảnh hưởng của tài chính đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là phải đặt biệt quan tâm đến tài chính Đối với một doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào thì sẽ có thuận lợi trong
Trang 3119việc mở rộng qui mô và đầu tư công nghệ để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường và nếu như nguồn tài chính yếu kém thì ngược lại
Đánh giá thực trạng tài chính của công ty và dự đoán tình hình tài chính của công ty trong tương lai giúp cho công ty có những chiến lược ngắn hạn cũng như đặt
ra những chiến lược dài hạn liên quan đến vốn một cách hợp lí và có tính khả thi hơn Cũng thông qua phân tích tình hình tài chính nhà quản trị sẽ tự nhìn nhận về doanh nghiệp mình như những gì mà các đối tượng bên ngoài đặc biệt là các đối tác, các nhà đầu tư, các đối thủ cạnh tranh đã nhìn nhận và đánh giá, từ đó nhà quản trị sẽ hiểu rõ hơn về thái độ và hành vi của họ đối với doanh nghiệp mình và sẽ có cách ứng phó phù hợp hơn
3.1.5 Vai trò phân tích ma trận SWOT trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải thiết lập và thực hiện các chiến lược thích hợp để tồn tài và phát triển Và mỗi doanh nghiệp đều có một số những cơ hội và những đe doạ bên ngoài, các điểm mạnh và những điểm yếu bên trong Do đó, phân tích ma trận Swot giúp cho nhà quản trị có cái nhìn rõ hơn về các yếu tố nói trên trong công ty và phân tích sắp xếp chúng để hình thành các chiến lược khả thi có thể lựa chọn để tập trung những thế mạnh và hạn chế được thế yếu ở mức độ công ty có thể
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Các số liệu phân tích được thu thập ở bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh, bộ phận nhân sự
Tham khảo tài liệu, các luận văn của các anh chị khoá trước, các tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí, tìm kiếm trên mạng internet,…
3.2.2 Phương pháp phân tích
*Phương pháp so sánh
Là phương pháp được dùng chủ yếu trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện, có tính so sánh được để rút ra kết luận về hiện tượng và quá trình kinh doanh
Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau:
Trang 32• Phải thống nhất về nội dung phản ánh
• Phải thống nhất về phương pháp tính toán
• Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng
• Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đại lượng biểu hiện là đơn vị đo lường Tùy theo mục đích yêu cầu, tính chất và nội dung của việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng phương pháp so sánh cho thích hợp
- Số tuyệt đối: Là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công Số tuyệt đối là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác
- So sánh tuyệt đối: Là so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế của kì kế hoạch với kì thực tế, giữa những khoảng thời gian, không gian khác nhau để thấy được mức độ hoàn thành, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó
- So sánh tương đối: Là tỉ lệ phần trăm(%) của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
* Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Phương pháp này có một số đặc điểm như sau:
- Một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế nào có thể phản ánh bằng chỉ tiêu kinh
tế và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
- Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ với nhau và liên
hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học trong đó các nhân tố được sắp xếp từ nhân tố lượng đến chất lượng
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Thể hiện qua phương trình: Q = a.b.c
Đặt Q1 là kết quả kì phân tích: Q1 = a1.b1.c1
Q là chỉ tiêu kì kế hoạch: Q = a b c
Trang 33∆Q = a1.b1.c1 - a0.b0.c0 là đối tượng phân tích
Thực hiện phương pháp thay thế:
Thay thế nhân tố a: a0.b0.c0 được thay thế bằng a1.b0.c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là: ∆a = a1.b0.c0 - a0.b0.c0
Thay thế cho nhân tố b sẽ là: a1.b1.c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: ∆b = a1.b1.c0 - a1.b0.c0
Thay thế cho nhân tố c: a1.b1.c0 được thay thế bằng a1.b1.c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là: ∆c = a1.b1.c1 - a1.b1.c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
Trang 34CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2007-2008
4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Thiên Minh V.N qua 2 năm
2007-2008
Bảng 4.3 Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008
Nguồn: Phòng kế toán Trong năm 2008 công ty mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm trang thiết bị và nguồn nhân lực nên chỉ tiêu tổng doanh thu của năm 2008 tăng so với
Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 (đồng) Năm 2008 (đồng) ±Δ
16.LN sau thuế 124.803.620 287.189.141 162.385.521 130.1
Trang 3523Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 18.279.728.808 triệu đồng, với tỉ lệ 282% so với năm 2007 Bên cạnh sự gia tăng mạnh về giá vốn hàng bán, doanh thu thuần năm
2008 cũng tăng 20.512.537.545 triệu đồng, với tỉ lệ 239.96% Nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần là 42.04% nên làm cho lợi nhuận gộp tăng chậm với tỉ lệ là 108.06%, tương ứng với mức tăng là 2.232.808.737 triệu đồng Bên cạnh đó ta thấy tốc độ gia tăng của chi phí quản lý là 88.9 %, còn chi phí bán hàng là 131.2 %, chi phí tài chính cũng tăng 208.9 % Công ty không có các khoản thu nhập khác và chi phí khác, hơn nữa đây là những chỉ tiêu mang tính khách quan vì các khoản thu nhập bất thường và chi phí bất thường đều không thể dự kiến được nên việc tăng hay giảm chỉ tiêu này cũng không quan trọng lắm, không nói lên được tình trạng kinh doanh tốt hay xấu Nhưng cũng qua chỉ tiêu này ta thấy được công ty có kế hoạch tốt trong công tác quản trị, đã kiểm soát được các khoản chỉ tiêu này Đồng thời qua các chỉ tiêu này cũng nói lên rằng trong năm công ty không có các khoản thanh lí tài sản cố định, hàng tồn kho…
Kết luận: Nhìn chung năm 2008 công ty có sự gia tăng mạnh về doanh thu 240.5%, tương ứng là 20.557.137.545 triệu đồng so với năm 2007 Nhưng để có sự gia
về doanh thu như vậy thì các khoản chi phí để tạo tạo ra lợi nhuận cũng tăng theo với
tỉ lệ là 105.2%, tương ứng là 2.042.490.502 triệu đồng Nhưng tốc độ tỉ lệ gia tăng chi phí không đáng kể so với tốc độ tỉ lệ gia tăng doanh thu nên tình hình hoạt động kinh doanh của công ty vào năm 2008 tốt hơn so với năm 2007
4.1.2 Phân tích lợi nhuận của công ty
Lợi nhuận là một khoản thu nhập bằng tiền, dôi ra giữa khoản thu và khoản chi sau một thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó thể hiện chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp chính là số chênh lệch giữa doanh thu với tổng chi phí và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước
Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng biểu hiện kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đồng thời nó còn phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu
tố của quá trình sản xuất như: lao động, nguyên liệu, tài sản cố định, vật tư,… Ngoài
ra, lợi nhuận còn là đòn bẫy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao
Trang 36động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty trên cơ sở của chính sách phân phối hợp lí Vì thế, việc phân tích lợi nhuận
có ý nghĩa rất quan trọng, vì chỉ thông qua phân tích lợi nhuận mới xác định được các
ngành sản xuất có hiệu quả hay không, đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn,…
Bảng 4.4 Tình Hình Lợi Nhuận của Công Ty qua 2 năm 2007-2008
Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008
LN trước thuế đồng 124.803.620 316.028.566 191.224.946 153.2 Vốn chủ sở hữu đồng 2.450.717.930 9.137.907.071 6.687.189.141 272.9
LN sau thuế đồng 124.803.620 287.189.141 162.385.521 130 Chi phí đồng 8.423.441.577 28.745.660.880 20.322.219.300 241.3
26.35
- Lợi nhuận trước thuế của năm 2008 tăng 191.224.946 đồng so với năm 2007
tương ứng với tăng 153.2% Đây là một khoảng tăng khá lớn, nguyên nhân là vì năm
2008 do nhu cầu thị trường công ty đã dùng nhiều biện pháp để nâng cao sản lượng
tiêu thụ: như hoạt động nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng cáo,
mở rộng qui mô sản xuất…Đó chính là nguyên nhân làm tăng lợi nhuận
- Nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên 6.687.189.141 đồng so với năm 2007 tương
ứng với tăng 272.9% bởi vì năm 2007 công ty tăng số lượng nguyên vật liệu đầu vào
để tiến hành sản xuất kinh doanh để nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, ngoài ra còn có sự
gia tăng nguồn quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi xã hội
nhằm chăm lo tốt hơn cho đời sống cán bộ công nhân viên
Trang 37Hình 4.3 Tình Hình Lợi Nhuận qua Hai Năm 2007-2008
Tình Hình Lợi Nhuận qua Hai Năm
2007-2008
124,803,620
287,189,141
0 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000
2007 2008
- Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 162.385.521 đồng so với năm 2007, tức là
đã tăng 130% Tuy nhiên đây chỉ là đứng trên góc độ số tuyệt đối, nó chưa phản ánh đúng hiệu quả của công ty Do đó ta cần xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
-Ta thấy tỷ suất lợi nhuận/chi phí đạt 1.48% năm 2007 có nghĩa là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được lợi nhuận 1.48 đồng Đến năm 2008 tỷ suất lợi nhuận/chi phí đạt 1.09 %, tức là đã giảm 0.39% so với năm 2007 Điều này cho thấy trong năm 2008, nguồn chi phí bỏ ra để tạo được lợi nhuận không cao so với năm 2007
-Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 5.09% vào năm 2007 có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được lợi nhuận 5.09 đồng Đến năm 2008 tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 3.45% tức là đã giảm 1.64% so với năm 2007, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được lợi nhuận là 3.45 đồng Như vậy năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh mang lại lợi nhuận cũng thấp hơn so với năm 2007
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Lợi nhuận sau thuế = (Doanh thu - Giá vốn hàng bán) + (Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính) – (chi phí bán hàng + chi phí quản lí doanh nghiệp)- thuế và các khoản phải nộp
Theo công thức trên ta có 7 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đó là:
- Doanh thu: là số tiền thu được trong kì, nếu doanh thu càng lớn thì khả năng đem lại lợi nhuận càng cao và ngược lại Nó có tác động cùng chiều với lợi nhuận
Trang 38- Giá vốn hàng bán: với cùng một mức doanh thu như nhau, nếu giá vốn hàng bán càng lớn thì lợi nhuận càng nhỏ và ngược lại Nó có tác động ngược chiều với lợi
nhuận
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Các khoản chi phí tài chính
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp: nó cũng giống như giá vốn hàng bán, thuế và các khoản phải nộp và nó cũng tác động ngược chiều với lợi nhuận
-Thuế và các khoản phải nộp: đây là khoản phải nộp cho nhà nước, làm cho doanh thu giảm đi một khoản và từ đó làm cho lợi nhuận giảm Nó có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận
Bảng 4.5 Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận
Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 (đồng) Năm 2008 (đồng) ±∆
Doanh thu thuần 8.548.241.892 29.060.779.437 20.512.537.540 240 Giá vốn hàng bán 6.482.028.458 24.761.757.266 18.279.728.800 282 Lợi nhuận gộp 2.066.213.434 4.299.022.171 2.232.808.737 108.06
Chi phí tài chính 86.889.834 268.389.129 181.499.295 208.9 Chi phí bán hàng 502.151.882 1.161.099.777 658.947.895 131.2 Chi phí QLDN 1.352.371.403 2.554.414.715 1.202.043.312 88.9 Lợi nhuận thuần 124.803.620 316.028.566 191.224.946 153.2
Lợi nhuận sau thuế 124.803.620 287.189.141 162.385.521 130.1
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng 4.5 thấy lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt được 287.189.141 đồng vượt 162.385.521 đồng so với năm 2007, tức là đã vượt qua 130.1% Đây có thể nói là một mức tăng lợi nhuận khá tốt Muốn tìm hiểu nguyên nhân của sự tăng lợi nhuận này ta sẽ xem xét từng nhân tố ảnh hưởng
Đối tượng phân tích:
∆LN= 287.189.141 – 124.803.620 = 162.385.521
Các nhân tố ảnh hưởng:
Trang 39Qua sự phân tích và các chỉ số tính toán trên tốc độ tăng của chi phí quản lí doanh nghiệp là 88.9% nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp 108.6% Tốc độ tăng của chi phí bán hàng 131.2% có tăng hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận gộp 108.6% nhưng với lượng không đáng kể nên lợi nhuận thuần vẫn tăng lên 153.2% có những khoản chi phí tăng cao nhưng nhìn chung doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của hai chi phí này nên việc tăng chi phí này ít ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Nhưng không vì thế mà công ty không quan tâm đến những khoản chi phí này Tóm lại, vào năm 2008 với sự nổ lực của ban quản lí và toàn thể công nhân viên, công ty đã mở rộng qui mô sản xuất và quản lí tốt các khoản chi phí phát sinh nên tình hình hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận tăng cao
4.1.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của công ty qua hai năm 2007-2008
Tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều quan tâm đến các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh đó Công ty Thiên Minh cũng vậy, ban
Trang 40lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên đều luôn phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu được đề ra, làm sao để tăng lợi nhuận tối đa và giảm chi phí đến mức tối thiểu Từ các phần phân tích đã trình bày ở trên tôi sẽ đi vào xem xét các chỉ tiêu phản ánh thực trạng của công ty qua 2 năm 2007-2008
Bảng 4.6 Phân Tích Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh
Tổng doanh thu đồng 8.548.241.892 29.105.379.437 Tổng chi phí đồng 8.423.441.577 28.745.660.880
Tổng vốn kinh doanh đồng 7.175.640.136 13.980.505.940 +Vốn cố định đồng 2.450.717.930 9.137.907.071 +Vốn lưu động đồng 4.724.922.206 4.842.598.869
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Từ bảng 4.6 thấy các tỷ suất này có xu hướng giảm qua 2 năm Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2007 đạt được 1.46%( trong 100 đồng doanh thu thì có 1,46 đồng lợi nhuận), năm 2008 tỷ suất này giảm xuống lên 1.08%(trong 100 đồng doanh thu chỉ có 1.08 đồng lợi nhuận), giảm so với năm 2007 là 0.38 đồng
Tương tự ta thấy tỷ suất lợi nhuận/chi phí cũng giảm qua 2 năm Năm 2007 tỷ suất này đạt 1.48%(cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì đem về 1.48 đồng lợi nhuận), đến năm 2008 tỷ suất này đạt được 1.09%(cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì đem về 1.09 đồng lợi nhuận) Theo bảng trên, ta có chi phí năm 2008 tăng 241.3% so với năm 2007, và lợi nhuận năm 2008 tăng đến 153.2% so với năm 2007, ta thấy tốc độ tăng lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí nên tỷ suất lợi nhuận/ chi phí năm 2008 thấp hơn năm
2007 Hơn nữa, năm 2008 chi phí tiền lương trực tiếp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, quản lí doanh nghiệp gia tăng nên làm cho tỷ suất lợi nhuận/chi phí năm 2008 thấp hơn năm 2007
Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh của công ty trong năm 2008 đạt 2.26%(cứ