Nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu các nghành kinh tế của Việt nam. Trong những năm trở lại đây Chính Phủ đã ban hành nhiều chương trình, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nổi bật nhất hiện nay là chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân luôn là 2 nhiệm vụ song hành. Nói cách khác, phát triển sản xuất vừa là động lực, vừa là mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới. Một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản xuất là ứng dụng tiến bộ khoa học, trong đó hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng.Trình độ sản xuất trong nông nghiệp vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, trong khi đó với trình độ dân trí không đồng đều, người nông dân có một tâm lý chung là ngại thay đổi tập quán để tiếp cận với những kỹ thuật sản xuất mới, giống mới và phương pháp mới. Trong bối cảnh đó hệ thống thông tin kiến thức nông được xem là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn. Thông qua việc tiếp nhận các kiến thức thông tin nông nghiệp được cung cấp, trình độ sản xuất của người nông dân được tăng lên, giúp họ có khả năng tiếp cận với những cái mới, nắm vững và xử lý thông tin một cách khách quan, hệ thống để có những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh và đời sống gia đình. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy hiệu quả sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp chưa tương xứng với các tiềm năng sẵn có, điều này là do người dân tiếp nhận thông tin chưa tốt và thông tin chưa đầy đủ và rời rạc 11. Quảng Phú là xã đồng bằng thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng giống như những xã khác trong huyện ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của các hộ nông dân. Cây trồng phổ biến và mang lại hiệu quả cao cho người dân trên địa bàn bên cạnh cây lúa là mía. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa thì việc tiếp cận với các nguồn thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất của hộ nông dân là rất quan trọng. Vì vậy việc thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là rất cần thiết.
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu các nghành kinh tế của Việt nam. Trong những năm trở lại đây Chính Phủ đã ban hành nhiều chương trình, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nổi bật nhất hiện nay là chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân luôn là 2 nhiệm vụ song hành. Nói cách khác, phát triển sản xuất vừa là động lực, vừa là mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới. Một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản xuất là ứng dụng tiến bộ khoa học, trong đó hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trình độ sản xuất trong nông nghiệp vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, trong khi đó với trình độ dân trí không đồng đều, người nông dân có một tâm lý chung là ngại thay đổi tập quán để tiếp cận với những kỹ thuật sản xuất mới, giống mới và phương pháp mới. Trong bối cảnh đó hệ thống thông tin kiến thức nông được xem là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn. Thông qua việc tiếp nhận các kiến thức thông tin nông nghiệp được cung cấp, trình độ sản xuất của người nông dân được tăng lên, giúp họ có khả năng tiếp cận với những cái mới, nắm vững và xử lý thông tin một cách khách quan, hệ thống để có những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh và đời sống gia đình. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy hiệu quả sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp chưa tương xứng với các tiềm năng sẵn có, điều này là do người dân tiếp nhận thông tin chưa tốt và thông tin chưa đầy đủ và rời rạc [11]. Quảng Phú là xã đồng bằng thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng giống như những xã khác trong huyện ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của các hộ nông dân. Cây trồng phổ biến và mang lại hiệu quả cao cho người dân trên địa bàn bên cạnh cây lúa là mía. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa thì việc tiếp cận với các nguồn thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất của hộ nông dân là rất quan trọng. Vì vậy việc thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là rất cần thiết. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài gồm: - Tìm hiểu thực trạng phát triển cây mía tại xã Quảng Phú - Tìm hiểu các nguồn thông tin và liên kết giữa các kênh thông tin kiến thức hỗ trợ phát triển cây mía của xã Quảng Phú. - Đánh giá hiệu quả hoạt động của các kênh thông tin trong hệ thống thông tin kiến thức hỗ trợ phát triển cây mía ở địa bàn nghiên cứu. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về hệ thống Trong các hoạt động của con người, các thuật ngữ như hệ thống triết học, hệ thống pháp luật, hệ thống kinh tế, hệ thống thông tin đã trở nên quen thuộc. Hệ thống là khái niệm được xuất phát từ rất lâu trong tự nhiên như hệ mặt trời, hệ ngân hà, trong sinh học cơ thể người cũng là một hệ thống, trong vật lý hệ thống máy móc, trong hoạt động trao đổi như hệ thống thông tin. Một cách tổng quát hệ thống là tập hợp các thành phần liên kết với nhau, thể hiện qua một phạm vi, xác định các hoạt động kết hợp với nhau nhằm đạt đến những mục đích xác định [4, 7]. Một cách đơn giản và vắn tắt, ta có thể hiểu: Hệ thống là một tập hợp vật chất và phi vật chất như người, máy móc, thông tin, dữ liệu, các phương pháp xử lý, các qui tắc, quy trình xử lý, gọi là các phần tử của hệ thống. Trong hệ thống, các phần tử tương tác với nhau và cùng hoạt động để hướng tới mục đích chung [4, 7]. 2.1.2. Khái niệm thông tin, nguồn thông tin, kênh tin và nguồn nhận thông tin * Thông tin (Information) Là những ý tưởng, những kiến thức, những sự kiện con người có thể hiểu biết về nó nhờ có sự trao đổi với nhau hoặc do con người nhận biết bằng các giác quan. Thông tin là điều kiện tất yếu tạo thành tri thức của con người [3, 14]. Thông tin là phương tiện con người dùng để giao tiếp và phát triển cộng đồng. Thông tin thúc đẩy sự phát triển xã hội, xã hội càng phát triển nhu cầu thông tin càng cao. Việc tận dụng các nguồn thông tin sẳn có để áp dụng vào sản xuất, vào đời sống giúp con người rút ngắn thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn [3, 15]. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam đòi hỏi tăng cường thông tin chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đến nông dân để nông dân áp dụng vào sản xuất nâng cao dân trí và đời sống. Tầm quan trọng của thông tin Theo truyền thống, những bức thông điệp của Khuyến nông thường dựa vào kinh nghiệm của nông dân hoặc những kết quả của công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Ở nhiều nước, chính sách của nhà nước là rất quan trọng 3 đối với việc đưa ra các quyết định của nông dân, ví dụ những chính sách về thuế, chính sách về giá cả Mô hình của một quá trình truyền thông tin Khái niệm thông tin thường đi kèm với khái niệm truyền thông tin. Vì vậy chúng ta thường khảo sát thông tin trong một hệ thống truyền tin hơn là trong các trường hợp khác. Trong một hệ thống truyền tin, mô hình tổng quát nhất bao gồm ba thành phần sau: (1) nơi phát hay còn gọi là nguồn phát hay nguồn tin (source of information, information source) ; (2) môi trường truyền hay lưu trữ còn được gọi là kênh tin (transmission media, storagemedia, channel); và (3) nơi nhận tin hay còn được gọi là nguồn nhận hay nguồn thu (destination, sink) [7]. Mô hình 1: Mô hình truyền tin cơ bản (Nguồn: Hồ Văn Quân, năm 200) * Nguồn thông tin Là yếu tố khởi xướng việc thực hiện quá trình truyền thông tin, yếu tố đó có thể là một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức. Khi sử dụng thông tin cần quan tâm đến độ tin cậy, sự tín nhiệm và tính chính xác, mới mẻ, hấp dẫn của thông tin [3, 15]. Nguồn thông tin là những người hay những nơi tạo ra và truyền đi các thông tin. Quá trình chuyển giao một ý tưởng, một thông tin: Ý tưởng chuyển thành một bức thông điệp tạo ra những yếu tố vật chất (từ ngữ, hình ảnh) với một ý nghĩa tượng trưng (ý tưởng được mã hoá thành những cái tượng trưng để gán ý nghĩa của nó vào). Nguồn hay người chuyển giao gửi thông điệp này thông qua kênh nào đó đến với người nhận. Người nhận giải mã những thông điệp như vậy và tạo ra các ý tưởng trong đầu mình, nó có thể được sử dụng hay không được sử dụng (hiệu ứng của thông tin). Nguồn sẽ quan sát hiệu ứng này và sử dụng nó để đánh giá tác động của thông điệp [8, 63]. Quá trình này có thể được cụ thể thông qua mô hình 2: Nguồn mã hoá thông điệp kênh người nhận giải mã hiệu ứng Mô hình 2: Mô hình MCRE (Source, Masage, Channel, Receiver, Effect) (Nguồn: AW.Van den ban và H.S.hawkin, 1999) 4 Nguồn phát Kênh truyền Nguồn nhận Người nông dân sử dụng nhiều nguồn khác nhau để thu thập thông tin và kiến thức cho việc sản xuất của họ. Những nguồn này bao gồm: Ở những người nông dân khác Những tổ chức Khuyến nông của nhà nước Những tư nhân buôn bán vật tư, cung cấp tín dụng và thu mua nông sản Những công ty của nhà nước, văn phòng tiếp thị và nhà làm chính sách Những tổ chức của nông dân và các thành viên của nó Các tạp chí nông nghiệp, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, và các phương tiện thông tin đại chúng khác Chỉ một ít nông dân có thể liên hệ trực tiếp với các nhà nghiên cứu, nhất là ở các nước đang phát triển, nơi mà số nhà nghiên cứu tính trên số nông dân còn ít, giao thông khó khăn và có một khoảng cách xã hội giữa họ. Nghiên cứu chỉ thực sự có tác động đến sản xuất nông nghiệp khi có những người làm công tác thông tin giữa các nhà nghiên cứu với nông dân. Việc thông tin những vấn đề, những kinh nghiệm và tình hình thực tế của nông dân cho các nhà nghiên cứu cũng là điều quan trọng để nắm được những kết quả nghiên cứu có thực sự thích hợp và quan trọng cho sự phát triển của nông nghiệp hay không. Sự phát triển của những kỹ thuật có ích trong một hoàn cảnh nào đó sẽ yêu cầu một sự tổng hợp những kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Sự tổng hợp này thường phó mặc cho nông dân, mặc dù các nhà nghiên cứu và Khuyến nông đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đó. Việc tổng hợp là một phần quan trọng trong công việc của những người làm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp (FSR), những người đang cố gắng kết hợp những thông tin trong nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau với những thông tin về tiến triển thị trường và các chính sách của nhà nước. Những nhà nghiên cứu chuyên ngành thường không muốn các thông tin của họ kết hợp với các thông tin từ những nguồn khác trước khi nó trở nên có giá trị đối với việc giúp đỡ nông dân đưa ra quyết định [7, 28 - 29]. * Nơi nhận tin Là nơi tiếp nhận thông tin từ kênh truyền và cố gắng khôi phục lại thành thông tin ban đầu như ở bên phát đã phát đi. Tin đến được nơi nhận thường không giống như tin ban đầu được phát vì có sự tác động của nhiễu lên nó trong quá trình truyền [4, 9]. 5 2.1.3. Kiến thức * Kiến thức của nông dân Rất nhiều kiến thức nông nghiệp được phát triển từ những thí nghiệm đơn giản mà người nông dân thực hiện, ví dụ khi trồng một cây trồng mới ở địa phương họ, hoặc khi họ thay đổi lịch bón phân. Họ cũng đã cố gắng điều chỉnh những khuyến cáo của Khuyến nông phù hợp với tình hình nông hộ của họ. Các nhà nghiên cứu và Khuyến nông có thể hợp tác với nhau bằng việc giúp cho người nông dân làm tốt các thí nghiệm này và bằng việc giúp họ rút ra những kết luận chính xác từ những kết quả thu được. Sự hợp tác này sẽ làm tăng chất lượng của các thông tin và làm giảm đi xác suất nông dân từ chối làm theo một khuyến cáo nào đó. Họ cũng có thể học được ngay từ những thí nghiệm của mình rằng một quan điểm hay một kỹ thuật nào đó không có tác dụng vì họ đã mắc sai lầm trong khi thí nghiệm. Những thí nghiệm do nông dân làm thường nảy sinh các thông tin về sự cần thiết của lao động và tiền vốn của các mùa vụ khác nhau cho các kỹ thuật mới, và khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn lực này. Những thông tin như vậy là cực kỳ quan trọng cho việc phát triển các kỹ thuật thích hợp [7, 31]. Những kiến thức có giá trị mà nông dân có được, hay còn gọi là những kiến thức cổ truyền, thường bị các nhà nghiên cứu lãng quên, mặc dù những thông tin đó có thể khá quan trọng cho những khuyến cáo của một vùng nào đó và cũng rất quan trọng cho việc phát triển một hệ thống nông nghiệp bền vững. 2.1.4. Khái niệm hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp AKIS 2.1.4.1. Khái niệm Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin (information system) là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của con người trong một tổ chức nào đó. Ta có thể hiểu hệ thống thông tin là hệ thống mà mối liên hệ giữa các thành phần của nó cũng như mối liên hệ giữa nó với các hệ thống khác là sự trao đổi thông tin. Hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp AKIS: Theo AW. Van den ban và H.S.hawkin (1999), Hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp (AKIS) được định nghĩa: “Các cá nhân, các mạng lưới hoạt động, các cơ quan và những mối tương tác, liên kết giữa họ thu hút hay quản lý việc nảy sinh, chuyển đổi, chuyển giao, lưu trữ, hồi phục, tổng hợp, truyền bá và sử dụng những kiến thức và thông tin, và cùng phối hợp hành động để cải thiện đáng kể sự phù hợp giữa kiến thức, môi trường và kỹ thuật được sử dụng trong nông nghiệp” [8, 27]. 6 Bản chất của AKIS là sự kết hợp giữa ba hệ thống kiến thức, chúng được xem như là một phần của hệ thống kiến thức nông nghiệp tổng hợp (sơ đồ 3) [6]. Mô hình 3: Bản chất của AKIS (Nguồn: Bunting (1986) and Röling (1987)) AKIS được mở rộng dựa trên cơ sở của các tổ chức bao gồm các tổ chức cung cấp nguồn kiến thức nông nghiệp và tất cả các bên liên quan trong việc sản sinh và phổ biến kiến thức nông nghiệp. Cơ sở của AKIS được dựa trên các khái niệm về hệ thống kiến thức nông nghiệp. AKIS được mong đợi có thể xúc tiến, đẩy mạnh mối liên kết giữa các tổ chức nông nghiệp trong một vùng và giữa các vùng với nhau, đồng thời nó thúc đẩy mối liên kết giữa các khâu, mắt xích trong hệ thống. AKIS là một sự đổi mới phương pháp trong quá trình tiếp cận các tổ chức xã hội. Nó gắn kết các tổ chức, những người liên quan trong mối liên kết nông nghiệp bao gồm những mối liên kết bà con thân thuộc và sự tương tác gữa họ; những nảy sinh trong quá trình hình thành, biến đổi, lưu trữ, phục hồi, tổng hợp, phổ biến và sử dụng thông tin và kiến thức [8]. 2.1.4.2. Vai trò và sự phân tích AKIS Quan điểm của AKIS là người nông dân sử dụng rất nhiều nguồn khác nhau để thu thập kiến thức và thông tin mà họ cần cho sản xuất nông nghiệp và quản lý nông hộ của hộ. Những kiến thức mới không chỉ do cơ quan khoa học tạo ra, mà còn do nhiều tác nhân khác tạo ra và phát triển lên. Điều này rất có ích khi phân tích xem tất cả những nguồn này bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau như thế nào, hoặc giữa chúng có mâu thuẫn gì hay không. Nông dân sử dụng những nguồn nào để thu thập kiến thức và thông tin, và làm thế nào để những nguồn đó có được thông tin và kiến thức ấy. AKIS cũng phân tích những luồng thông tin từ người dân này tới các người dân khác, tới các nhà nghiên cứu, người làm chính sách và các nhà doanh nghiệp khác. Nhà nghiên cứu Nông dân Khuyến nông 7 * Sự phân tích AKIS Phân tích AKIS cho một vùng hay một lĩnh vực nào đó của nông nghiệp là rất quan trọng để phát hiện ra những lỗ hổng đang kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp, cũng như những sự chồng chéo đang làm lãng phí nguồn lực và có thể gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Phân tích AKIS có thể là trách nhiệm của dịch vụ Khuyến nông. Các tổ chức của nông dân cũng đóng một vai trò có giá trị trong tiến trình này bằng việc làm rõ các thông tin cần thiết của các thành viên và khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức Khuyến nông và các tác nhân khác cung cấp những thông tin đó. Thông tin nông nghiệp có thể được kết hợp trong những sản phẩm kỹ thuật như thuốc trừ sâu, máy móc hoặc hạt giống và những bước đệm cho việc sử dụng chúng. Những cái đó được Bennett (1990) gọi là những kỹ thuật. Những thông tin và kỹ năng khác thường không được kết hợp trong một sản phẩm, như việc dự tính dự báo sâu bệnh, thời vụ làm cỏ hay thời vụ luân canh cây trồng, Những việc này gọi là những thao tác (kỹ thuật canh tác). Các công ty thương mại có thể thu được lợi nhuận từ việc bán và cung cấp những thông tin về công nghệ, nhưng những thông tin về kỹ thuật canh tác thì chỉ được các dịch vụ Khuyến nông cung cấp với nguồn tài chính lấy từ thuế hoặc do nông dân đóng góp [7, 31 - 32]. Tiến hành phân tích AKIS như vậy trước khi bắt đầu một dự án mới là rất cần thiết và cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên những nhà đầu tư cho các dự án thường không tăng cường hệ thống đang có sẵn mà tìm cách phát triển một hệ thống, một tổ chức mới, trùng lặp với các yếu tố của hệ thống này và có xu hướng thất bại hoàn toàn ngay sau khi hết nguồn đầu tư. * Vai trò của AKIS Sự phân tích AKIS thường chỉ ra rằng vai trò truyền thống của các tổ chức Khuyến nông là chuyển giao kỹ thuật được tạo ra ở các cơ quan nghiên cứu đến với nông dân. Tuy nhiên ở hầu khắp các nước phát triển vai trò chính của họ là học hỏi kinh nghiệm của các nông dân tiên tiến nhất để dạy lại cho những nông dân khác cách cải thiện việc quản lý nông trại của họ. Ngoài ra sự phân tích AKIS còn chỉ ra rằng vai trò của các tổ chức Khuyến nông còn có thể là để: - Giúp nông dân thí nghiệm các kỹ thuật mới hay hệ thống canh tác mới. 8 - Thu được những thông tin thích hợp từ các nguồn thông tin khác nhau. - Đánh giá và giải thích những thông tin này trong các tình huống của họ. - Học hỏi những kinh ngiệm của họ. McDermott đã chỉ ra rằng sử dụng AKIS một cách khoa học và hiệu quả giúp việc sử dụng thông tin một cách hiệu quả, tạo ra những kỹ thuật tốt nhất cho một tình hình cụ thể nào đó thông qua việc tổng hợp thông tin từ các nhà nghiên cứu, Khuyến nông và nông dân khác. Tuy nhiên quá trình tổng hợp này thường không được chú ý đúng mức. AKIS giúp xóa mờ sự phân định giữa các nhà nghiên cứu, Khuyến nông và nông dân vì họ đã tham gia vào một quá trình học hỏi để phát hiện ra những cách để cải tiến những hoạt động nông nghiệp. Trong tiến trình đó, mỗi nhóm đều có thể học hỏi được từ những người tham dự kia [7, 33]. AKIS tạo ra một mạnh lưới thông tin gồm nhiều tác nhân khác nhau và cần thiết, trong đó thông tin của mỗi nhóm đều có thể được tổng hợp lại. Vai trò của mạng lưới hoạt động này có thể được thực hiện với những thông tin về kỹ thuật sản xuất, cũng như đối với việc phát triển các mối quan hệ hiệu quả hơn với thế giới bên ngoài, đặc biệt là thị trường. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp tại Việt Nam Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về AKIS. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với đại sứ quán Canada vừa tiến hành dự án Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (VAMIP). Theo VAMIP, có trên 80% hộ sản xuất bán hàng trực tiếp cho thương lái, dưới 10% hộ tiêu thụ thông qua hợp tác xã, 8% hộ mang sản phẩm bán trực tiếp tại các chợ địa phương. Lý do là nông dân sản xuất tin tưởng vào thương lái hơn các thông tin từ ti vi, đài báo,… hầu hết hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đều ở nông thôn nên không được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nếu có nguồn thông tin nào đó thì cũng không có ích với họ [10]. Đa phần nông dân của chúng ta hiện vẫn đang canh tác theo cách thức truyền thống, dù nhiều năm nay chúng ta đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc này vẫn chưa phát huy hết và đem lại lợi ích cho nông dân. Lý do lớn nhất của việc này là nông dân đang bị thiếu thông tin. Vì vậy, việc thiết lập hệ thống thông tin đến với nông thôn là yêu cầu cần thiết và cấp bách trong bối cảnh này. 9 Hệ thống thông tin nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu được chuyển tải qua các kênh truyền hình quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, thực tế thông tin vẫn còn dàn trải và không tập trung vào lợi ích thiết thực của nông dân. Ông Bửu nhận xét, một ông chuyên gia nông nghiệp trên đài truyền hình không thể nói tất cả về mọi lĩnh vực trong nông nghiệp. “Điều này vừa không chuyên nghiệp và thiếu thuyết phục. Chưa kể một phần quan trọng mà nhà đài không để ý đến là việc nông dân ba miền Bắc, Trung, Nam không thể nghe và hiểu được cùng một giọng nói mà phát thanh viên chuyên về nông nghiệp nói…”. Ngoài ra thông tin cần phải đồng bộ, chuyên đề – nông thôn gắn với kinh tế thị trường. Hệ thống Khuyến nông Việt Nam ra đời từ năm 1993 vốn sớm có những trợ giúp thông tin cho sản xuất của người nông dân. Tuy nhiên, cho tới nay, lực lượng làm công tác này vẫn còn quá mỏng so với nhu cầu. Theo ông Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp miền Nam thì một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả khuyến nông còn hạn chế là do đầu tư còn thấp: “Đầu tư cho khuyến nông của mình một năm có nửa đô la Mỹ một nông hộ thôi. Trong khi đó, Thái Lan cách đây mười mấy năm họ đầu tư trên 40 đô la Mỹ trên một nông hộ” [9]. Những buổi khuyến nông mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức các buổi tập huấn tập trung, ngắn hạn và thông tin một chiều. Thực tế là hàm lượng thông tin liên quan tới nông nghiệp – nông dân – nông thôn còn chưa nhiều. Trong khi khả năng để nông dân có thể tiếp nhận tri thức và thay đổi thói quen sản xuất từ các chương trình này còn là một thách thức. Điều tra Xã hội học của Viện Lúa ĐBSCL tiến hành cho thấy: chỉ 10 – 15% số nông dân theo dõi và làm theo các chương trình khuyến nông từ truyền thông là thành công. Trong khi đó, chưa kể việc truyền thông còn khiến nông dân bị rối thông tin. TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp miền Nam đưa ra một ví dụ: Một mặt rất là tích cực, đó là có những chương trình khuyến nông khuyên bà con nông dân là giảm bớt dùng hóa chất trên đồng ruộng nhưng mà sau chương trình khuyến nông đó rồi thì hàng loạt cái quảng cáo, không biết bao nhiêu cái quảng cáo tuyên truyền về thuốc về phân. Thì nó rất là trái chiều với nhau.”[9]. Quyết định 119 tháng 1/2011 phê duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 với tổng vốn đầu tư gần 25 nghìn tỷ đồng đặt ra mục tiêu tạo động lực cho phát triển nông nghiệp sẽ được tiếp cận thông tin 10 [...]... xuất mía của hộ 3.3.2 Tìm hiểu các nguồn thông tin và liên kết giữa các kênh thông tin kiến thức hỗ trợ phát triển cây mía của xã Quảng Phú - Hệ thống thông tin kiến thức trên địa bàn nghiên cứu + Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương (ở ba thôn khảo sát) + Mô tả nguồn thông tin nông nghiệp cho sản xuất mía mà người dân tiếp cận được 14 + Đánh giá nhu cầu thông. .. cầu thông tin, hiệu quả thông tin + Kênh thông tin và các phương pháp truyền thông thông tin + Mối liên kết giữa các nguồn thông tin Các mối liên kết Mức độ liên kết 3.3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các kênh thông tin trong hệ thống thông tin kiến thức hỗ trợ phát triển cây mía ở địa bàn nghiên cứu - Hiệu quả của các kênh thông tin + Chia sẻ thông tin + Những vấn đề của dòng thông tin + Thuận... nghiên cứu này bao gồm: - Các hộ nông dân tham gia trồng mía tại xã Quảng Phú - Cán bộ xã, cán bộ huyện, người am hiểu - Các ban ngành quản lý, hiệp hội có liên quan đến việc cung cấp thông tin kiến thức nông nghiệp liên quan đến cây mía 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Phạm vi thời gian: Tìm hiểu thông tin từ tháng 9/1/2012 đến tháng... nhất huyện đạt 1828 tấn chiếm 89,6% 24 Bảng 4.4: Tình hình sản xuất mía của huyện Quảng Điền trong các năm 2009 - 2011 Chỉ tiêu I Diện tích (ha) * Toàn huyện 1 Thị trấn Sịa 2 Xã Quảng Phước 3 Xã Quảng Vinh 4 Xã Quảng Phú II Năng suất( tạ/ha) * Toàn huyện 1 Thị trấn Sịa 2 Xã Quảng Phước 3 Xã Quảng Vinh 4 Xã Quảng Phú III Sản lượng (tấn) * Toàn huyện 1 Thị trấn Sịa 2 Xã Quảng Phước 3 Xã Quảng Vinh 4 Xã Quảng. .. UBND xã Các tổ chức, cá nhân đại diện UBND xã cung cấp thông tin cho người dân sản xuất mía bao gồm: cán bộ khuyến nông xã, trưởng thôn, các tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, hội nông dân, tín dụng xã Những nguồn này nguồn cung cấp nhiều thông tin nhất bao gồm các thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, thông tin về các lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin. .. 91,2 1828 89,6 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Điền, 2012) 25 25 4.2.1.2 Tình hình sản xuất mía của xã Quảng Phú Quảng Phú là một xã thuần nông có kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất mía Cây mía được người dân trồng như là một đối tượng cây trồng chính từ những năm 70 của thế kỷ XX Trước năm 1975, người dân xã Quảng Phú đã phát triển sản xuất cây mía Mừng (thuộc nhóm mía ăn) nhưng hiệu quả không... người am hiểu của cộng đồng + Loại thông tin: Các thông tin về xã 15 Thực trạng cung cấp các thông tin, nguồn thông tin, các loại thông tin kiến thức nông nghiệp liên quan đến hoạt động trồng mía trên địa bàn xã - Phỏng vấn hộ: + Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phiếu khảo sát với bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn 60 hộ dân, kết hợp quan sát thực tế 3.4.3 Phương pháp phân tích xử lý số liệu - Thống kê,... 3.3.1 Tìm hiểu thực trạng phát triển cây mía tại xã Quảng Phú - Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế - xã hội + Khó khăn thuận lợi của xã - Tình hình sản xuất mía của địa phương và nhóm hộ điều tra + Tình hình sản xuất mía của địa phương + Tình hình sản xuất mía của huyện + Tình hình sản xuất mía của xã + Cơ cấu cây trồng của xã qua các năm + Tình hình sản xuất mía. .. quy hoạch vùng sản xuất mía giúp người dân thuận thuận tiện và chủ động hơn trong tưới tiêu, chăm sóc Thông tin từ chính quyền xã chủ yếu chuyển xuống các trưởng thôn, sau đó trưởng thôn thông báo, phổ biến lại cho bà con nông dân, cũng có một số thông tin được thông báo trực tiếp thông qua loa phát thanh của xã Những thông tin mà cán bộ khuyến nông xã truyền đến với người dân thông thường qua các buổi... sản xuất mía sản, dựa theo danh sách hộ trồng mía của xã và thôn 3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập thông tin thứ cấp - Tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã - Các báo cáo của huyện, xã và thôn,các tài liệu sách, báo, internet * Thu thập thông tin sơ cấp: - Phỏng vấn sâu: + Đối tượng: những người cung cấp thông tin nòng cốt Gồm phó chủ tịch xã; cán bộ nông nghiệp các . trọng. Vì vậy việc thực hiện đề tài: Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. 1 1.2. Mục. đề tài gồm: - Tìm hiểu thực trạng phát triển cây mía tại xã Quảng Phú - Tìm hiểu các nguồn thông tin và liên kết giữa các kênh thông tin kiến thức hỗ trợ phát triển cây mía của xã Quảng Phú. -. hình sản xuất mía của hộ 3.3.2. Tìm hiểu các nguồn thông tin và liên kết giữa các kênh thông tin kiến thức hỗ trợ phát triển cây mía của xã Quảng Phú - Hệ thống thông tin kiến thức trên địa