II. Năng suất( tạ/ha)
4.2.2.3. Tình hình sản xuất mía của hộ
Kết quả nghiên cứu về tình hình sản xuất mía của các hộ khảo sát được tổng hợp theo hình sau:
Hình 4.2: Thu nhập từ trồng mía của hộ khảo sát
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2012)
nghèo là 4,25 sào/hộ. Sự chênh lệch về diện tích sản xuất phần nào ảnh hưởng tới thu nhập bình quân từ mía của hộ/năm với hộ nghèo là 3.370 nghìn đồng/năm, hộ cận nghèo là 4.950 nghìn đồng/năm và nhóm hộ trên nghèo là 9.130 nghìn đồng/năm. Như vậy, thu nhập bình quân từ trồng mía của hộ nghèo chỉ bằng 36,91% hộ trên nghèo và bằng 68% hộ cận nghèo và nhóm hộ cận nghèo bằng 54,21% hộ trên nghèo (hình 4.2).
Hình thức trồng mía của người dân xã Quảng Phú không phải trồng đơn canh mà xen canh với cây lạc. Theo người dân, nếu kết hợp xen canh hợp lý sẽ làm giảm được tỷ lệ sâu bệnh và cỏ dại trên ruộng mía, điều hòa được các chất dinh dưỡng, cải tạo và nâng cao được độ phì của đất đai như làm tăng độ tơi xốp, khả năng giữ ẩm, giữ phân bón của đất, giảm sâu bệnh..
Bảng 4.8: Hiệu quả mô hình mía – lạc
Chỉ tiêu Loại hộ
Nghèo Cận nghèo Trên nghèo
Năng suất lạc
(tạ/sào) 0,95 ± 0,08 0,93 ± 0,135 1 ± 0,164
TN từ lạc trồng xen mía
(1000đ/năm) 565 ± 181,4 690 ± 219,8 1005 ± 187,7 Doanh thu từ mía
(1000đ/sào) 5610 ± 804,53 6475 ± 785,98 7250 ± 1069,92 Chi phí cho trồng mía
(1000đ/sào) 4325 ± 799,26 4725 ± 751,75 4240 ± 706,66 TN từ mía (1000đ/sào) 1285 ± 526,43 1725 ± 443,52 2965 ± 583,34 TN từ mía – lạc (1000đ/sào) 1850 ± 616,78 2414 ± 559,4 3970 ± 662,6 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2012)
Hình thức sản xuất xen canh mía – lạc đã có từ lâu đời tại xã Quảng Phú. Trồng xen canh không chỉ làm tăng diện tích gieo trồng mà còn tăng thu nhập
Theo ông Lê Quang Xô thôn Hạ Lang sự chênh lệch về thu nhập là do: "Sở dĩ có sự chênh lệch lớn về thu nhập là do các hộ nghèo và cận nghèo
diện tích sản xuất ít hơn. Mặt khác do hộ không có nguồn vốn để đầu tư sản xuất, không có thời gian để chăm sóc mà trồng mía đòi hỏi công chăm sóc nhiều nên hiệu quả sản xuất mía của hộ không cao. Bên cạnh đó một nguyên nhân khác nữa khá quan trọng đó là các hộ trên nghèo thường trồng với diện tích lớn nên hay được tham gia các lớp tập huấn do hợp tác xã hay các dự án tổ chức do vậy kinh nghiệm trồng mía của những hộ đó thường giỏi hơn so với các hộ khác”.
cho hộ. Mặc dù nguồn thu đó không lớn, nhưng theo hộ nó giúp lấy ngắn nuôi dài, giảm được một phần gánh nặng về chi phí trồng mía. Hộ có thể sử dụng số tiền sau khi thu hoạch lạc để đầu tư cho mía vì mía trồng 1 năm 1 vụ. Về hiệu quả lạc trồng xen: bình quân năng suất từ lạc trồng xen của hộ nghèo là 0,95 tạ/sào, hộ cận nghèo là 0,93 tạ/sào còn hộ trên nghèo là 1 tạ/sào. Năng suất không có sự chênh lệch nhiều nhưng thu nhập bình quân thì chênh lệch nhau đáng kể. Như đã đề cập ở trên, những hộ trên nghèo có diện tích sản xuất lớn, khả năng đầu tư cao, nên chất lượng lạc tốt hơn, giá bán sản phẩm cao. Từ đó thu nhập từ lạc của hộ cũng cao hơn so với 2 loại hộ còn lại.
Trong hoạt động sản xuất mía – lạc các yếu tố cần thiết phải đầu tư đó là: phân bón hóa học, tre, dây gấc, nước tưới, vôi, chi phí làm đất, công lao động, giống. Qua bảng 4.8 thấy được có sự gia tăng tổng mức đầu tư chi phí sản xuất giữa các nhóm hộ. Bình quân hộ nghèo có mức chi phí là 4325 nghìn đồng/sào, hộ cận nghèo 4725 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trên nghèo là 4240 nghìn đồng/sào. Lý giải về sự chênh lệch mức chi phí, theo các hộ điều tra do hộ trên nghèo có điều kiện về vốn nên không phải mua chịu sản phẩm đầu vào cho sản xuất. Các hộ nghèo, cận nghèo do không có điều kiện về vốn nên phải mua chịu HTX và các hộ kinh doanh dịch vụ. Cuối vụ thu hoạch, khi họ thanh toán sẽ phải chịu giá cao hơn so với thanh toán liền nên khi tính chi phí sẽ cao hơn.
Cũng theo số liệu của bảng trên ta thấy được nếu chỉ trồng đơn canh mía thì thu nhập mà hộ thu được đối với hộ nghèo là 1285 nghìn đồng/sào/vụ, hộ cận nghèo 1725 nghìn đồng/sào/vụ còn hộ trên nghèo là 2965 nghìn đồng/sào/vụ. Nhưng nếu trồng xen canh mía – lạc thì thu nhập của hộ tăng lên từ 565 đến 1005 nghìn đồng/sào/vụ. Điều này cho mô hình trồng xen mía – lạc có hiệu quả hơn so với đơn canh mía. Từ kết quả điều tra hộ, với một luống mía, hai hàng lạc sau 3 tháng sản xuất lợi nhuận người dân thu về đạt từ 1,5 đến 4 triệu đồng/sào/vụ. Quá trình phỏng vấn hộ và người am hiểu cho biết, trồng xen không những đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, mà còn góp phần nâng cao năng suất của cây trồng chính (mía) từ 10 - 20%.
Thị trường tiêu thu mía của người dân chỉ thông qua 2 kênh phân phối là thương lái và đưa đi bán ở các chợ lân cận. Trong đó, theo phỏng vấn người am hiểu và phỏng vấn hộ thì người dân bán mía cho thương lái khoảng 70% số lượng sản phẩm, 30 % còn lại bán tại các chợ lân cận bao gồm tại chợ Sịa
Hình 4.3: Tỷ lệ bán sản phẩm thông qua các kênh phân phối
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, người am hiểu, năm 2012)
Tuy hiệu quả của mô hình mía xen lạc là khá cao nhưng trong quá trình sản xuất người dân gặp phải một số khó khăn sau:
- Hoạt động sản xuất mía – lạc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chính. Theo kết quả điều tra hộ có 75% số hộ trả lời không được tham gia tập huấn kỹ thuật nào của HTX hay các tổ chức, chương trình dự án phát triển. Điều này phần nào ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả của mía – lạc.
- Tình hình sâu bệnh là mối quan tâm hàng đầu của các hộ sản xuất mía – lạc. Hiện nay trên địa bàn xã Quảng Phú các loại sâu gồm: sâu đục thân, rệp, bệnh thối thân đỏ, bệnh thối ngọn, bệnh thối gốc...ở mía đang làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất cây trồng.
- Có gần 92% số hộ được phỏng vấn cho rằng họ còn thiếu thông tin về thị trường đầu ra đã làm cho giá bán sản phẩm chênh lệch lớn giữa các thời điểm bán. Đây là điều kiện để tư thương ép giá, khiến cho nhiều hộ đánh giá rằng giá sản phẩm bán ra thấp.