Tình hình sản xuất mía của xã Quảng Phú

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã quảng phú, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

II. Năng suất( tạ/ha)

4.2.1.2.Tình hình sản xuất mía của xã Quảng Phú

Quảng Phú là một xã thuần nông có kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất mía. Cây mía được người dân trồng như là một đối tượng cây trồng chính từ những năm 70 của thế kỷ XX. Trước năm 1975, người dân xã Quảng Phú đã phát triển sản xuất cây mía Mừng (thuộc nhóm mía ăn) nhưng hiệu quả không cao, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Do đó, người dân chuyển sang trồng sản xuất giống mía Mỹ Lợi – là loại mía ăn có chiều cao khoảng 2 – 2,5m, thân to, vỏ cứng, có màu xanh nhạt và nhiều phấn trắng bao quanh, có vị ngọt ít. Loại mía này tồn tại đến khoảng năm 2002 thì bị thay thế hoàn toàn bằng loại mía ăn khác có chất lượng và hiệu quả cao hơn – mía Tím còn được gọi là mía Cẩm Tân. Cây mía ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu cây trồng của hộ do đặc tính của nó là thịt mền, nhiều nước, có vị ngọt rất thanh, đặc biệt giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích là rất lớn. Diện tích trồng mía Cẩm Tân của xã có hướng tăng lên qua các năm. Năm 2009 diện tích trồng mía là 31,5 ha đến năm 2010 tăng lên 47,6 ha và đến năm 2011 có xu hướng giảm diện tích nhưng không đáng kể, diện tích toàn xã năm 2011 còn 45,7 ha. Với sự biến động về diện tích sản xuất như vậy thì năng suất và sản lượng cũng có những biến động theo. Năm 2009 năng suất toàn xã là 400 tạ/ha, sản lượng đạt 1512 tấn. Năm 2010 diện tích sản xuất mía tăng lên nên năng suất và sản lượng cũng tăng lên, năng suất đạt 420 tạ/ha, sản lượng 1478,4 tấn. Năm 2011 năng suất đạt 400 tạ/ha sản lượng đạt 1828 tấn (hình 4.1).

Hình 4.1: Tình hình sản xuất mía của xã năm 2009,2010, 2011

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã quảng phú, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 27)