Chia sẻ thông tin

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã quảng phú, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 53)

II. Năng suất( tạ/ha)

7. Từ thương lái, người thu gom

4.4.2. Chia sẻ thông tin

Trong số 60 hộ được phỏng vấn thì có tới 57 hộ chiếm 95% số hộ được khảo sát nói sẵn sàng chia sẻ thông tin mà họ nhận được với những nông dân khác. Tuy nhiên vẫn có 3 hộ chiếm 5% số hộ được khảo sát trả lời không chia sẻ thông tin cho những hộ còn lại. Theo họ những thông tin họ nhận được chủ yếu từ các nguồn gián tiếp chứ không phải là nguồn trực tiếp nên họ sợ thông tin bị bóp méo, không chính xác nên không dám chia sẻ. Mặc dù vậy việc chia sẻ thông tin giữa những nông dân cùng trồng mía vẫn thường xuyên diễn ra.

* Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thông tin nhận được

Việc khảo sát 60 hộ trồng mía để tìm hiểu về việc cung cấp thông tin, chất lượng của các nguồn thông tin nhận được và mức độ hài lòng của người dân được thể hiện qua bảng 4.13.

Theo ông Hoàng Định – thôn Hà Cảng: "Người dân ở đây luôn luôn

chia sẻ thông tin mà hộ nhận được cho mình biết. Việc chia sẻ thông tin có thể diễn ra trong các cuộc họp tổ đội sản xuất, trong các buổi nói chuyện nhưng nhiều nhất vẫn là trao đổi với nhau trực tiếp ngay trên ruộng sản xuất. Nhờ thông tin họ chia sẻ cho mình mà mình biết nhiều hơn những kinh nghệm hay, sản xuất cũng hiệu quả hơn”.

Bảng 4.13: Đánh giá về tình hình cung cấp thông tin, chất lượng và mức độ

hài lòng của người dân(% số hộ được phỏng vấn).

Chỉ tiêu Nghèo Cận nghèo Trên nghèoNhóm hộ Tính kịp thời

Rất kịp thời 0 25 20

Kịp thời 50 40 60

Không kịp thời so với thời vụ 35 40 10

Không có ý kiến 15 3 10 Chất lượng Tốt 10 15 60 Bình thường 40 55 25 Không tốt 25 20 5 Không có ý kiến 25 10 10 Mức độ hài lòng Hài lòng 30 20 70 Hài lòng 1 phần 60 80 30 Không hài lòng 10 0 0 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2012)

Xét về vấn đề cung cấp thông tin thì cả 3 loại hộ có câu trả lời chiếm phần trăm lớn nhất là kịp thời. Nhưng sự chênh lệch tỷ lệ phần trăm giữa các câu trả lời kịp thời và không kịp thời của hộ nghèo và cận nghèo là không lớn. Còn với hộ trên nghèo thì 60% số hộ cho rằng việc cung cấp thông tin là kịp thời. Như vậy cũng đã thấy được một phần là ở đây các hộ trên nghèo được tiếp cận thông tin nhiều hơn các hộ nghèo và cận nghèo. Để lý giải điều này, những nông dân sản xuất mía trả lời do các hộ trên nghèo thường sản xuất nhiều nên nhận được sự quan tâm của địa phương. Đặc biệt, bản thân các hộ trên nghèo thường có điều kiện về thời gian và vật chất nên họ chủ động tiếp cận được nhiều nguồn thông tin và dần dần tạo ra được nhiều mối quan hệ.

Về chất lượng của các thông tin cung cấp, đa phần 2 loại hộ nghèo và cận nghèo đều cho rằng các thông tin được cung cấp có chất lượng bình thường chưa thực sự tốt. Lý do là những thông tin cần thì vẫn chưa cung cấp đủ trong khi đó có một số thông tin lại được cung cấp tràn lan bởi nhiều nguồn khác nhau. Còn đối với hộ trên nghèo do được tiếp cận với nhiều nguồn cung cấp thông tin chính xác, có nguồn gốc rõ ràng nên có tới 60% số hộ trả lời chất lượng thông tin là tốt.

Qua việc đánh giá chất lượng và tình hình cung cấp thông tin thông qua 3 nhóm hộ phần nào thể hiện được sự thỏa mãn của họ về thông tin nhận được. Với hộ nghèo và cận nghèo có 60% và 80% số hộ trả lời thỏa mãn một phần lý do là vì đa số thông tin mà họ cần thì vẫn chưa nhận được. Ví dụ như: tham gia các buổi tập huấn do hợp tác xã hay NGOs tài trợ đa phần là các hộ trên nghèo, hộ sản xuất với diện tích lớn được tham dự chứ chưa quan tâm tới các hộ khác. Các thông tin như thị trường, giá cả đầu ra đến giờ vẫn chưa có một nguồn nào cung cấp chính thức và thường xuyên. Riêng hộ trên nghèo có 70% số hộ trả lời là đã hài lòng về các thông tin được cung cấp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã quảng phú, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w