Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương (ở ba thôn khảo sát)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã quảng phú, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 43)

II. Năng suất( tạ/ha)

4.3.1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương (ở ba thôn khảo sát)

nghiệp ở địa phương (ở ba thôn khảo sát)

Các tổ chức, cơ quan và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mặt thường xuyên ở địa phương, chi tiết được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Các cơ quan tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

thường có mặt ở địa bàn khảo sát.

Đơn vị Thôn Hạ Lang Thôn Cảng Thôn Phú Lễ Nhà nước UBND xã Tổ chức 1* Phòng nông nghiệp huyện Tổ chức 1* Từ sách báo, ti vi ++* HTX 2*

Tổ đội sản xuất mía Tổ chức 2 2 3

Khu vực tư nhân

Nông dân Người ++**

Thương lái, người

thu gom Người +

**

Hộ kinh doanh vật

tư nông nghiệp Hộ 7*

NGOs Dự án luxembourg Tổ chức 1*

(Nguồn: Khảo sát xã Quảng Phú, 2012) Ghi chú: * Số lượng chung cho cả xã.

** Số lượng chung cho ba thôn.

+ Số lượng ít nhưng không thống kê được.

++ Số lượng nhiều không thống kê được.

Kết quả nghiên cứu về AKIS và kiến thức sản xuất mía cho người dân bao gồm 9 kênh sau:

Thứ nhất: Nông dân khác

Những nông dân có tham gia cung cấp, chia sẻ thông tin thường số lượng nhiều, không thống kê được vì người dân có rất nhiều mối quan hệ với những người nông dân khác trong cuộc sống. Những mối quan hệ của họ gồm quan hệ bà con thân thuộc, những người hàng xóm, bạn bè... Các thông tin chia sẻ trong nguồn này rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực và được chia sẻ dưới hình thức truyền miệng tức là nông dân truyền đạt cho nông dân.

Thứ hai: Hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp

Từ những hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp tức là các hộ cung cấp đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật (BVTV)...cho hộ sản xuất mía. Theo kết quả ước tính của người dân và một số cán bộ thôn, người am hiểu số lượng các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn khoảng 7 hộ. Nguồn này

cách chăm sóc, những thắc mắc của người dân về cách phòng trừ sâu bệnh liều lượng thuốc trừ sâu, phân bón hợp lý... Theo người dân, đây là nguồn cung cấp thông tin nhiều nhất cho họ và cũng phần nào có hiệu quả trong việc tăng năng suất không chỉ cho mía mà còn cho các loại cây trồng khác. Nguồn này hiện khá phát triển tại địa phương, số lượng các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp tăng theo năm. Những thông tin mà người dân nhận được từ những người cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp thường là những thông tin rất thiết thực, bổ ích, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân.

Thứ ba: UBND xã

Các tổ chức, cá nhân đại diện UBND xã cung cấp thông tin cho người dân sản xuất mía bao gồm: cán bộ khuyến nông xã, trưởng thôn, các tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, hội nông dân, tín dụng xã.. Những nguồn này nguồn cung cấp nhiều thông tin nhất bao gồm các thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách, thông tin về các lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao... Theo hộ cũng có một số thông tin có ý nghĩa cho phát triển sản xuất mía như thông tin về cho vay vốn tín dụng, quy hoạch vùng sản xuất mía hay chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Những chính sách này góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống, hỗ trợ nông dân có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích đầu tư cho trồng mía. Chính sách quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong đó có quy hoạch vùng sản xuất mía giúp người dân thuận thuận tiện và chủ động hơn trong tưới tiêu, chăm sóc. Thông tin từ chính quyền xã chủ yếu chuyển xuống các trưởng thôn, sau đó trưởng thôn thông báo, phổ biến lại cho bà con nông dân, cũng có một số thông tin được thông báo trực tiếp thông qua loa phát thanh của xã. Những thông tin mà cán bộ khuyến nông xã truyền đến với người dân thông thường qua các buổi tập huấn, xây dựng các mô hình.

Thứ tư: Hợp tác xã

Cũng giống như các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, HTX chủ yếu thực hiện các khâu dịch vụ đầu vào. Theo người dân trước đây thông qua các khâu dịch vụ, HTX không chỉ khẳng định được vai trò của mình mà còn trở thành đơn vị chiếm thị phần kinh doanh số một trong mặt trận sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự phát triển của các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp cung cấp nhiều thông tin, thuận lợi hơn trong quá trình trao đổi mua bán, nên đa số người dân chọn mua tại các hộ kinh doanh vật tư

đầu vào. Ưu điểm của HTX mà đến nay vẫn còn một số hộ chọn mua đầu vào tại đây là bán chịu đầu vào tới cuối vụ thu hoạch trả hoặc trao đổi bằng sản phẩm. Hiện nay, các thông tin mà HTX cung cấp bao gồm: chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, làm đất và thủy lợi, công tác ứng dụng KHKT và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Đây là những thông tin chung cho tất cả hoạt động sản xuất nông nghiệp chứ không chỉ riêng cho cây mía, thậm chí đa số thông tin trên chỉ có một, hai hoạt động là cho sản xuất mía.

Thứ năm: Sách báo, ti vi

Từ sách báo, ti vi – kênh thông tin này người dân có điều kiện tiếp xúc thường ngày vì gia đình có sẵn các phương tiện tiếp nhận thông tin (tivi, đài). Thông tin từ những kênh này theo người dân là dàn trải không phải tập trung cho bất cứ cây trồng nào. Tuy nhiên theo họ nếu có thời gian theo dõi, một số thông tin biết cách vận dụng thì rất hiệu quả. Các thông tin trên Internet, báo và các loại tạp chí nông nghiệp người dân ít tiếp cận được vì nhiều lý do khác nhau trong đó lý do cơ bản nhất là người dân không biết cách tiếp cận và không có kinh phí.

Thứ sáu: Các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

Các dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài áp dụng nhiều công nghệ mới, giá thành phù hợp với nông dân nghèo nên thường mang lại hiệu quả nhanh. Ngoài các thông tin hỗ trợ về tài chính, NGOs còn thông qua các chương trình, dự án cũng hỗ trợ về đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, thí điểm các mô hình sản xuất...với phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội, tư nhân và các cơ quan Chính phủ. Tại xã Quảng Phú gần đây có dự án của Luxembourg cung cấp rất nhiều thông tin thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Theo một số người dân tiếp cận được nguồn này cho rằng thông tin rất có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh và đời sống của gia đình họ.

Thứ bảy: Phòng nông nghiệp huyện Quảng Điền

Từ phòng nông nghiệp huyện: Người dân rất ít khi được tiếp xúc trực tiếp với phòng nông nghiệp huyện mà đại diện là cán bộ khuyến nông huyện. Cán bộ khuyến nông huyện chỉ về làm việc với cán bộ địa phương và HTX sau đó cán bộ địa phương, HTX sẽ thông báo lại với người dân. Chỉ khi có các chương trình, hoặc các dự án có tổ chức tập huấn cần cán bộ khuyến nông giảng dạy,

Trong năm qua phòng nông nghiệp huyện kết hợp với HTX đã tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhiều chuyên đề, sử dụng phân bón thuốc BVTV, dự tính dự báo phòng trừ sâu bệnh.

Thứ tám: Tổ đội sản xuất mía

Từ tổ đội sản xuất – đây là nguồn cung cấp thông tin ít nhất, mỗi vụ sản xuất mía tổ đội chỉ họp khoảng 1 đến 2 lần. Các thông tin được cung cấp trong cuộc họp thường là phổ biến chỉ tiêu sản xuất, khuyến cáo một số dịch bệnh thường gặp và cách phòng trừ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người trong cùng tổ đội.

Thứ chín: Thương lái, người thu gom

Từ những thương lái, người thu gom mà chủ yếu là những người thu mua hàng nông sản ở địa phương (thu mua đầu ra cho sản xuất mía). Khi những người nông dân bán sản phẩm cho thương lái, người thu gom thì đồng thời họ cũng có quá trình trao đổi thông tin/kiến thức mọi mặt của cuộc sống nói chung và thông tin/kiến thức về nông nghiệp nói riêng. Đa số thông tin mà nguồn này cung cấp là thông tin về thị trường giá cả đầu ra. Tuy nhiên, rất ít người tiếp cận được với nguồn thông tin này, vì mía mà người dân sản xuất là mía chỉ dùng để giải khát nên thị trường đầu ra không ổn định. Chưa có nguồn nào cung cấp thông tin đầu ra chính thức cho người dân trồng mía ở Quảng Phú. Các thương lái, người thu gom sản phẩm trên địa bàn xã Quảng Phú tuy ít nhưng không thể thống kê được, vì những người này không phải là thu gom thường xuyên. Việc thu mua sản phẩm của họ thay đổi theo năm, có thể năm này họ là người thu mua sản phẩm mía nhưng năm sau, họ thay đổi thu mua các sản phẩm nông nghiệp khác. Việc này khiến cho số lượng người thu gom biến động qua từng năm, ngay cả những người nông dân trồng mía cũng không thể biết được cuối vụ sẽ bán sản phẩm cho ai. Thông thường, khi đến vụ thu hoạch thương lái sẽ trực tiếp đến tại ruộng để thu mua mía. Những ruộng nào mía tốt, năng suất cao, cây mía đẹp được mua với giá cao và ngược lại. Người nông dân hoàn toàn bị động trong việc bán sản phẩm, không hợp đồng mua bán, không có bất kỳ mối liên kết nào với thương lái. Kênh phân phối sản phẩm mía ở đây rất đơn giản chủ yếu là bán cho thương lái và trực tiếp chở tới các chợ để bán. Tuy không đi sâu vào nghiên cứu thị trường đầu ra của sản phẩm mía, nhưng trong quá trình phỏng vấn hộ và người am hiểu thì hầu hết họ đều trả lời nếu mía đẹp thương lái tới mua hết thì bán hết cho họ. Còn nếu mía không tốt, tới vụ thu hoạch mà thương lái chưa tới mua thì phải chặt đưa đi bán dần ở các chợ lân cận.

Phòng nông nghiệp huyện Từ tổ đội sản xuất Bạn bè,bà con, hàng xóm NÔNG DÂN Phương tiện thông tin đại Các hộ kinh doanh

vật tư nông nghiệp

Những thương lái, người thu gom

Ủy ban nhân dân xã Từ NGOs

Từ hợp tác xã

Hình 4.4: Sơ đồ venn thể hiện vai trò của các kênh truyền thông trong

sản xuất mía tại xã Quảng Phú

Như đã trình bày ở trên hiện tại có 9 nguồn cung cấp thông tin kiến thức hỗ trợ phát triển sản xuất mía cho người dân tại xã Quảng Phú. Qua sự nhìn nhận của người dân và chính quyền địa phương, mỗi nguồn thông tin đóng góp những vai trò khác nhau đối với sản xuất nông nghiệp (sơ đồ venn). Những nguồn càng gần với tâm thì mức độ liên kết càng chặt những nguồn ở xa tâm thì liên kết lỏng lẽo. Qua sơ đồ trên ta thấy được nguồn có sự liên kết chặt nhất đó là nông dân khác (bạn bè, bà con, hàng xóm), tiếp theo là hai nguồn các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp và HTX. Đây là ba nguồn cung cấp thông tin chính và cũng là nguồn thường xuyên có sự trao đổi chia sẻ thông tin qua lại với người những người dân trồng mía. Các nguồn như phòng nông nghiệp huyện, UBND xã, phương tiện truyền thông... do không thường xuyên cung cấp thông tin nên việc liên kết giữa họ với người dân trồng mía là không chặt. Mũi trên hai chiều thể hiện có sự trao đổi qua lại giữa người dân và các nguồn cung cấp. Như vậy chỉ có kênh truyền thông đại chúng (sách báo, ti vi) là một chiều tức là có sự chuyển tải thông tin ới cho người dân nhưng người dân không thể phản hồi trở lại.

Bảng 4.10: Loại thông tin liên quan đến sản xuất mía thông qua các kênh truyền thông khác nhau ở địa phương

Nguồn thông tin

Tần suất truyền tin (thường xuyên/ ít

thường xuyên)

Loại thông tin Kênh/phương tiện truyền tin

Từ UBND xã - Ít thường xuyên - Trao đổi về các chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương (cho vay tín dụng, miễn thuế đất nông nghiệp)

- Kênh đại chúng: hệ thống loa phát thanh của xã, thôn.

- Kênh nhóm: họp thôn

Từ HTX - Thường xuyên - Thông tin về thời vụ, công tác

thuỷ lợi, tình hình sâu bệnh hại, thời điểm bón phân...

- Thông tin về các chính sách, kế hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương

- Các thông tin về giống mới,

- Kênh đại chúng: bảng tin, loa phát thanh của hợp tác xã

- Kênh nhóm: họp tổ đội sản xuất, tập huấn

- Kênh cá nhân: tư vấn của cán bộ nông nghiệp hợp tác xã Phòng nông nghiệp huyện - Ít thường xuyên - Tập huấn

- Các chính sách nông nghiệp - Các quy trình kỹ thuật và công nghệ mới.

- Biện pháp phòng trừ các loại sâu, dịch bệnh hại.

- Kênh thông tin đại chúng: Thông qua các đài truyền hình, đài phát thanh địa phương. - Kênh thông tin nhóm: Thông qua các buổi tập huấn

- Biến động giá cả. buổi sinh hoạt của các tổ chức, tập huấn

Sách báo, ti vi - Ít thường xuyên - Thời tiết nông vụ.

- Nhà nông làm giàu (gương nông dân làm ăn giỏi).

- Các chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn.

- Các bản tin thị trường: Giá cả nông sản, giá cả đầu vào...

- Các kỹ thuật mới, quy trình công nghệ mới, giống mới ... - Các loại sâu hại, bệnh hại, dịch hại và biện pháp phòng trừ.

- Kênh đại chúng:Ti vi, đài, Internet (ít), các loại báo, tạp chí nông nghiệp (ít) Các nguồn khác - Nông dân khác - Con buôn - Hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp

- Thường xuyên - Kinh nghiệm sản xuất và phòng trừ sâu bệnh.

- Biến động giá cả đầu vào, đầu ra.

- Thông tin về sâu bệnh, giống, giống mới.

- Trao đổi về phương pháp bón phân.

- Các hướng dẫn kỹ thuật:

- Kênh thông tin nhóm: Những người bà con, bạn bè nói chuyện, trao đổi với nhau. - Kênh thông tin cá nhân: Trao đổi trực tiếp giữa hai người nông dân( trực tiếp với nông dân sản xuất giỏi), trao đổi qua điện thoại, tư vấn của các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc, bảo hộ lao động ...

- Trưởng thôn - Tổ đội sản xuất..)

- Thường xuyên - Thông tin về thời vụ, công tác thuỷ lợi, tình hình sâu bệnh hại, thời điểm bón phân...

- Thông tin về các chính sách, kế hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương

- Tổ chức công tác phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch mùa màng.

- Kênh thông tin đại chúng: Hệ thống phát thanh của thôn. - Kênh thông tin nhóm: Họp thôn, trưởng thôn, đội trưởng đội sản xuất trao đổi với nhóm nông dân.

- Kênh thông tin cá nhân: Trưởng thôn, đội trưởng đội sản xuất trao đổi trực tiếp với nông dân hoặc trao đổi qua điện thoại.

(Nguồn: Phỏng vấn sâu người am hiểu và phỏng vấn hộ, 2012

Qua bảng 4.10 thấy được tần suất truyền tin, nội dung thông tin và kênh truyền tin tương ứng với từng nguồn phát tin. Trong tất cả các nguồn trên, nguồn phát tin thường xuyên nhất cho hộ sản xuất mía bao gồm: HTX, nông dân khác (hàng xóm, bà con, bạn bè), con buôn (thương lái), hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, trưởng thôn, tổ đội sản xuất.

Tuy việc phát tin thường xuyên, nhưng nội dung thông tin không đa dạng, thông tin thường bị lặp lại giữa các nguồn như cùng một thông tin về phòng trừ sâu bệnh nhưng tất cả các nguồn ở trên đều cung cấp. Các nguồn như NGOs, phòng nông nghiệp huyện, sách báo ti vi.. thông tin cung cấp là đa dạng, nhiều thông tin có hiệu quả nhưng việc cung cấp lại rời rạc.

Kênh được sử dụng để truyền tải thông tin gồm cả 3 kênh là nhóm, đại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã quảng phú, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w