Đánh giá nhu cầu thông tin, hiệu quả thông tin

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã quảng phú, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 45)

II. Năng suất( tạ/ha)

4.3.2.Đánh giá nhu cầu thông tin, hiệu quả thông tin

Qua quá trình tìm hiểu các hộ trồng mía trên địa bàn nghiên cứu cho thấy những thông tin mà hộ nhận được có thể tóm tắt thành bảng sau.

Bảng 4.11: Các loại thông tin và mức độ mà các hộ nhận được

(% số hộ trả lời phỏng vấn bán cấu trúc)

Loại thông tin

Thông tin cần thiết nhận đượcThông tin

Cần

nhất Ít cần

Không

cần Có Không

Khoa học kỹ thuật/ công nghệ mới 95 5 0 46,7 53,3

Kiến thức/kinh nghiệm 6,7 53,3 40,0 96,7 3,3

Thông tin thị trường, giá cả 91,7 8,3 0 100 0

Thông tin về cung cấp tón dụng 46,7 20 33,3 50 50

Chủ trương, chính sách về NN 0 8,3 91,7 100 0

Khuyến cáo về nông nghiệp 68,3 31,7 0 98,3 1,7

Thông tin khác: Giáo dục, y tế,

môi trường… 0 0 100 1,7 98,3

Nghiên cứu cho thấy, hầu như 60 hộ được phỏng vấn có đến 95% hộ trả lời rất cần những thông tin về KHKT mới. Hiện nay trồng mía trên địa bàn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, thông tin về KHKT mới cho cây mía cũng có nhưng chưa phổ biến. Đại đa số người dân phải chủ động tìm kiếm thông tin, chỉ một số bộ phận nhỏ các hộ sản xuất với diện tích lớn, lâu năm mới thỉnh thoảng tiếp cận được với thông tin này thông qua chính quyền địa phương mà đại diện là HTX. Đối với thông tin về kỹ thuật mới thường được cung cấp bởi các dự án, các buổi tập huấn của phòng nông nghiệp huyện kết hợp với hợp tác xã hoặc của tổ chức phi chính phủ. Đa số hộ đều muốn được tham dự các buổi tập huấn của những nguồn trên. Tuy nhiên, số lượng các buổi tập huấn còn ít và thành viên tham gia đều phải đáp ứng những chỉ tiêu do các tổ chức này đặt ra.

Xếp thứ tự mức độ cần thiết thứ hai mà người dân lựa chọn là thông tin về thị trường giá cả bao gồm: thông tin về giá đầu vào, đầu ra, thông tin về biến động giá cả, nhu cầu của thị trường... Có tới 91,7% các hộ trả lời phỏng vấn cho rằng loại thông tin này là cần nhất. Hiện nay trên địa bàn xã Quảng Phú hệ thống nguồn cung cấp thông tin giá cả đầu vào rất phát triển, trên địa bàn 3 thôn nghiên cứu đã có tới 7 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp và một hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ đầu vào. Do vậy khi phỏng vấn 60 hộ, hầu hết 100% đều trả lời nhận được các thông tin về thị trường đầu vào. Tuy nhiên, thông tin về thị trường đầu ra ở đây rất ít, hầu như nguồn cung cấp thông tin này chủ yếu là tư thương.

Thực tiễn cho thấy nguồn thông tin về thị trường đầu ra cho cây mía ở địa phương vẫn đang rất bất ổn. Do vậy, khi cung cấp thông tin các nguồn, các cơ quan, đơn vị cần chú ý hơn về vấn đề này.

Xếp thứ ba về mức độ cần thiết là thông tin về khuyến cáo nông nghiệp. Theo nguồn phỏng vấn 60 hộ cho thấy gần như 68,3% hộ cho rằng các thông tin về khuyến cáo nông nghiệp là rất cần thiết. Loại thông tin này hầu như các hộ đều

Theo ông Trương Minh Tạo thôn Hạ Lang: “Việc bán mía của bà con là do tư thương trực tiếp tới mua khi thu hoạch xong nếu mía tốt thì giá cao. Còn ngược lại, nếu mía không tốt, cây mía không đẹp thì họ sẽ mua với giá thấp hơn. Một số hộ vì sợ để mía lâu trên đồng bị cháy, không bán được và còn ảnh hưởng tới gieo trồng của vụ sau nên nhiều lúc phải bán đổ bán tháo do vậy dễ bị tư thương ép giá”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp hỗ trợ phát triển cây mía ở xã quảng phú, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 45)