II. Năng suất( tạ/ha)
4.3.3. Kênh thông tin và các phương pháp khuyến nông sử dụng truyền tải thông tin
phương pháp bón phân, thời điểm bón phân, kinh nghiệm sản xuất và phòng trừ sâu bệnh, tình hình sâu bệnh hại, các loại sâu hại, bệnh hại, dịch hại và biện pháp phòng trừ, thông tin về thời vụ, công tác thuỷ lợi..
Tiếp theo là thông tin về cung cấp tín dụng, kết quả phỏng vấn hộ cho thấy số lượng hộ cần vốn cho sản xuất ở đây chiếm khoảng 46,7 % , số còn lại hầu như ít cần và không cần các nguồn vốn tín dụng. Một phần, do đời sống của người dân ở đây ngày càng được nâng cao, thu nhập cũng khá hơn so với một số xã khác trong vùng do vậy nhu cầu vay vốn cũng ít hơn. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây mà quá trình phỏng vấn nhận thấy trong khoảng 50% số hộ tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng thì có nhiều hộ trả lời là có tiếp cận được thông tin nhưng không vay vì gia đình không có nhu cầu. Còn trong 46,7% số hộ cho rằng rất cần vốn tín dụng thì có khoảng 1/4 trả lời có nhu cầu vay nhưng không tiếp cận được. Điều này đặt ra vấn đề bất cập tại xã là một số người không có nhu cầu thì lại tiếp cận được thông tin còn những người có nhu cầu lại không được vay.
Các thông tin về kiến thức kinh nghiệm, chủ trương chính sách và một số thông tin khác như y tế, giáo dục, môi trường đối với người dân cũng cần thiết nhưng mức độ không bằng các thông tin trước. Với thông tin về kiến thức kinh nghiệm, trong số 60 hộ được phỏng vấn thì số hộ cho rằng thông tin này cần thiết là các hộ nghèo và cận nghèo, có khoảng 20 – 30 hộ trong tổng số 40 hộ nghèo, cận nghèo cần thông tin này. Theo họ vì sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tự học hỏi mà các hộ sản xuất nhiều thường được đi tập huấn nên kinh nghiệm sản xuất hay cần phải tìm hiểu.
4.3.3. Kênh thông tin và các phương pháp khuyến nông sử dụng truyền tảithông tin thông tin
Kết quả phân tích trên cho thấy người dân có thể nhận thông tin/kiến thức nông nghiệp từ rất nhiều nguồn khác nhau. Thích ứng với mỗi nguồn thông tin thì có các kênh và phương tiện truyền tải khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại địa phương và tham khảo các tài liệu liên quan, tôi chia ra ba nhóm kênh thông tin mà người dân có thể tiếp nhận, cụ thể như sau:
Theo ông Phan Văn Đông nông dân trồng mía thôn Hạ Lang:“Trồng mía công chăm sóc rất nhiều, sâu bệnh, dịch hại phụ thuộc lớn vào thời tiết vậy nên những thông tin về khuyến cáo nông nghiệp cho cây mía đối với gia đình là rất quan trọng”.
Kênh thông tin đại chúng: Đó là việc người dân tiếp nhận các nguồn thông
tin thông qua các hình thức như nghe đài, xem ti vi, đọc báo - tạp chí nông nghiệp; việc người dân tự tìm tòi thông tin trên internet; hoặc người dân nhận được các thông tin thông qua hệ thống phát thanh của xã, thôn. Theo hình 4.5 truyền thông là phương pháp truyền tải thông tin hiệu quả đứng thứ 2 sau thăm viếng với 23 hộ lựa chọn chiếm 33,3% tổng số hộ điều tra. Phương pháp khuyến nông chủ yếu được sử dụng nhiều nhất cho truyền tải thông tin ở đây là loa phát thanh của xã, thôn, bảng tin của hợp tác xã và sách báo, ti vi nhưng với số lượng ít.
Kênh thông tin nhóm: Đó là các hình thức trao đổi giữa những nhóm nông
dân với nhau; giữa nhóm nông dân với cán bộ Khuyến nông thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, giữa nhóm nông dân với cán bộ xã thông qua các buổi nói chuyện về vấn đề môi trường nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông nghiệp, bảo hộ lao động trong nông nghiệp... Người dân trồng mía ở đây hầu hết tiếp cận kênh thông tin nhóm qua các phương pháp khuyến nông là hội họp, tập huấn, tham quan nhưng nhiều nhất vẫn là trao đổi, nói chuyện giữa những người bạn bè, hàng xóm với nhau.
Kênh thông tin cá nhân: Đó là việc trao đổi thông tin giữa người dân với
các thương lái, các nhà cung cấp dịch vụ đầu vào trong nông nghiệp.Việc trao đổi thông tin thông qua các cuộc trao đổi mua bán; trao đổi giữa những người nông dân với nhau; nông dân với cán bộ xã để được tư vấn giải quyết những khó khăn trong sản xuất... dưới các hình thức nói chuyện trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại hoặc các hình thức trao đổi thư từ, điện thoại.. Kênh thông tin cá nhân là một trong 3 kênh mà người dân trồng mía tiếp cận được nhiều nhất. Nhờ sự phát triển của hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, họ sẵn sàng tư vấn những thắc mắc trong sản xuất cho các nông dân đến mua đầu vào. Cũng nhờ kênh này mà một phần nông dân không tiếp cận được trực tiếp được các thông tin cho sản xuất mía từ các nguồn phát chính cũng biết được thông tin thông qua nguồn này. Theo điều tra phương pháp khuyến nông mà hộ lựa chọn có hiệu quả nhất trong việc truyền tải thông tin là thăm viếng với 23 hộ lựa chọn chiếm 38,3%, bao gồm: thăm viếng nông dân sản xuất giỏi, cán bộ khuyến nông xã, đội trưởng đội sản xuất và nhờ tư vấn của các hộ làm dịch vụ. Tiếp theo là truyền thông mà chủ yếu theo người dân ở đây thì phương pháp hiệu quả nhất trong truyền thông là thông báo trên bảng tin và loa phát thanh của hợp tác xã. Các phương pháp như hội họp hay tập huấn tuy rất hiệu quả nhưng do có quá ít người tiếp cận được nhất là tập huấn, nên thông tin qua 2 phương pháp này chưa thật sự phổ biến và
Hình 4.5: Các phương pháp khuyến nông được sử dụng trong truyền tải
thông tin kiến thức nông nghiệp ở Quảng Phú
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2012)