1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp

162 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 7,57 MB

Nội dung

Qua các nghiên cứu cho thấy, các rối loạn cơ xương thường gặp trongcông nhân là đau cột sống cổ, đau khớp gối và một số các khớp có liên quanđến các hoạt động của công nhân trong công vi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LƯU THỊ THU HÀ

NGHI£N CøU THùC TR¹NG §AU TH¾T L¦NG

ë C¤NG NH¢N NHμ M¸Y LUYÖN THÐP TH¸I NGUY£N

Vμ ¸P DôNG MéT Sè GI¶I PH¸P CAN THIÖPμ ¸P DôNG MéT Sè GI¶I PH¸P CAN THIÖP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tôi xin đảm bảo những số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ

Lưu Thị Thu Hà

Trang 3

Lưu XáNghiên cứuNghiêng phảiNghiêng tráiSản xuất vật liệu luyện kimThái Nguyên

Tầm vận động

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Phân loại bệnh khớp 3

1.1.1 Các bệnh khớp do viêm 3

1.1.2 Các bệnh khớp không do viêm 3

1.1.3 Bệnh khớp do nguyên nhân ngoài khớp 3

1.1.4 Thấp ngoài khớp 4

1.2 Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân 4

1.2.1 Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân thế giới 4

1.2.2 Tình hình đau cơ xương trong công nhân Việt Nam 5

1.3 Nguyên nhân và các yếu tố liên quan với đau thắt lưng 7

1.3.1 Nguyên nhân đau thắt lưng 8

1.3.2 Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan ĐTL trong lao động 9

1.4 Các giải pháp can thiệp đau thắt lưng 12

1.4.1 Sơ lược về các phương pháp điều trị ĐTL 12

1.4.2 Những nghiên cứu can thiệp ĐTL trên thế giới 13

1.4.3 Những nghiên cứu can thiệp ĐTL tại Việt Nam 19

1.5 Một số đặc điểm về nhà máy Luyện thép 21

1.5.1 Đặc điểm nhà máy Luyện thép Lưu xá 21

1.5.2 Đặc điểm nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng 23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

Trang 5

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu 25

2.2.2 Cỡ mẫu 26

2.2.3 Phương pháp chọn mẫu 28

2.2.4 Các chỉ số nghiên cứu 28

2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 30

2.2.6 Phương pháp thu thập số liệu về các yếu tố liên quan với ĐTL 37

2.2.7 Các biện pháp can thiệp 37

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 42

2.3.1 Thời gian nghiên cứu 42

2.3.2 Địa điểm nghiên cứu 42

2.4 Xử lý số liệu 43

2.4.1 Xử lý số liệu 43

2.4.2 Phương pháp khống chế sai số 43

2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 44

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

3.1 Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên 45

3.2 Xác định một số yếu tố liên quan với đau thắt lưng 53

3.3 Kết quả của các giải pháp can thiệp 57

3.3.1 Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng 57

3.3.2 Kết quả cải thiện KAP của đối tượng nghiên cứu 58

3.3.3 Kết quả phục hồi chức năng đau thắt lưng 65

Chương 4 BÀN LUẬN 74

4.1 Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên 74

4.1.1 Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 74

4.1.2 Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên 75

Trang 6

4.2 Các yếu tố liên quan với ĐTL ở công nhân Gang thép Thái Nguyên 86

4.3 Hiệu quả các giải pháp can thiệp 89

4.3.1 Hiệu quả cải thiện KAP của công nhân Luyện thép Lưu Xá 89

4.3.2 Hiệu quả phục hồi chức năng ĐTL 95

4.3.3 Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp tại cộng đồng 101

4.3.4 Sự chấp nhận của cộng đồng với mô hình truyền thông, can thiệp phòng chống đau thắt lưng tại địa điểm nghiên cứu 103

4.3.5 Đóng góp mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài 103

KẾT LUẬN 105

KIẾN NGHỊ 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Đánh giá tầm vận động khớp (tối đa đạt 40 điểm ) 36

Bảng 2.2 Đánh giá khả năng thực hiện các chức năng trong sinh hoạt (tối đa đạt 35 điểm) 36

Bảng 2.3 Hoạt động giám sát 39

Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45

Bảng 3.2 Tỷ lệ rối loạn cơ xương của công nhân Luyện thép TN 46

Bảng 3.3 Tỷ lệ rối loạn cơ xương theo giới của công nhân Luyện thép TN 47 Bảng 3.4 Phân bố tỷ lệ rối loạn cơ xương theo nhóm tuổi 47

Bảng 3.5 Phân bố tỷ lệ rối loạn cơ xương theo phân xưởng sản xuất 48

Bảng 3.6 Thời gian mắc đau thắt lưng 48

Bảng 3.7 Tần suất đau thắt lưng trong năm 49

Bảng 3.8 Thời gian nghỉ việc do đau thắt lưng 50

Bảng 3.9 Thời điểm xuất hiện đau thắt lưng 51

Bảng 3.10 Tỷ lệ các biến chứng của đau thắt lưng 51

Bảng 3.11 Liên quan giữa ĐTL với các hoạt động trong lao động 53

Bảng 3.12 Liên quan giữa ĐTL với gánh nặng trong công việc 54

Bảng 3.13 Liên quan giữa ĐTL với làm việc ở tư thế đứng và cúi 54

Bảng 3.14 Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tư thế ngồi 55

Bảng 3.15 Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tư thế bê vật nặng 55

Bảng 3.16 Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tư thế xách vật nặng 56

Bảng 3.17 Liên quan giữa ĐTL với mật độ xương ở nữ công nhân 56

Bảng 3.18 Kết quả tham gia của các thành viên chương trình 57

Trang 8

Bảng 3.19 Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng 57

Bảng 3.20 Kết quả can thiệp kiến thức về biểu hiện của ĐTL 58

Bảng 3.21 Kết quả của can thiệp kiến thức về nguyên nhân gây ĐTL 59

Bảng 3.22 Kết quả can thiệp kiến thức về các yếu tố nghề nghiệp, lao động làm tăng ĐTL 59

Bảng 3.23 Kết quả của can thiệp kiến thức về hậu quả của ĐTL 60

Bảng 3.24 Kết quả can thiệp đến thái độ về khám bệnh khi đau thắt lưng 60

Bảng 3.25 Kết quả can thiệp đến thái độ về điều trị đau thắt lưng 61

Bảng 3.26 Kết quả can thiệp đến thái độ về điều trị dự phòng đau thắt lưng 61

Bảng 3.27 Kết quả của can thiệp đến thực hành dự phòng ĐTL 62

Bảng 3.28 Kết quả của can thiệp đến thực hành tư thế ngồi 63

Bảng 3.29 Kết quả của can thiệp đến thực hành tư thế bê vật nặng 63

Bảng 3.30 Kết quả của can thiệp đến thực hành tư thế xách vật nặng 64

Bảng 3.31 Kết quả can thiệp đến tỷ lệ đau thắt lưng 64

Bảng 3.32 Kết quả phục hồi tầm vận động cột sống 65

Bảng 3.33 Kết quả phục hồi tình trạng đau 65

Bảng 3.34 Kết quả phục hồi các hoạt động trong sinh hoạt 66

Bảng 3.35 Kết quả phục hồi độ giãn cột sống 67

Bảng 3.36 Kết quả phục hồi các điểm đau cạnh cột sống 67

Bảng 3.38 Kết quả phục hồi cơ cạnh cột sống 68

Bảng 3.39 Kết quả phục hồi độ cong sinh lý cột sống 69

Bảng 3.40 Hiệu quả phục hồi chức năng đau thắt lưng 70

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1 Kiến thức của các đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân ĐTL

52 Biểu đồ 2 Kiến thức về các yếu tố gây tăng đau thắt lưng 52

Biểu đồ 3 Kết quả của can thiệp đến thái độ về ĐTL của các đối tượng

NC so với trước can thiệp 62

Biểu đồ 4 Hiệu quả phục hồi chức năng ĐTL trước và sau can thiệp 69

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH, SƠ ĐỒ

Trang

Hình 1 Mô hình đoạn vận động của cột sống 7

Sơ đồ 1 Sơ đồ kết cấu sản xuất của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá 22

Sơ đồ 2 Mô hình can thiệp có đối chứng 26

Ảnh 1: Bộ thước đo TVĐ khớp của hãng Ito (Nhật Bản) dùng trong NC 33

Ảnh 2: Hình ảnh tập vận động của công nhân 40

Ảnh 3: Hình ảnh công nhân được phát và hướng dẫn chuẩn bị túi chườm nhiệt 41

Ảnh 4: Hình ảnh lớp tập huấn 58

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vận động là một chức năng quan trọng của các khớp trong cơ thể, nhờchức năng này mà con người thực hiện được các hoạt động trong sinh hoạt,lao động, thể dục thể thao… Khi các khớp bị thay đổi cấu trúc hay chứcnăng, hoạt động bình thường của con người sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại,hoạt động không đúng của con người có thể gây tổn hại các khớp [99],

[127], [128] Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh lý xương khớp chiếm tỷ

lệ cao [20], [78], chỉ riêng ở Mỹ, có 21 triệu người mắc bệnh thoái khớp, tỷ

lệ mắc viêm khớp dạng thấp chiếm 0,5% dân số Châu Âu và khoảng 0,17 –0,3% ở các nước Châu Á [32] Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh xương khớpcủa huyện Tân Trường (Hải Dương) là 0,23% dân số [28] Ở bệnh viện BạchMai, bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh xương khớp chiếm 10,4% tổng số[31] Do tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn của các bệnh xương khớp đốivới toàn xã hội, thập niên 2000 - 2010 đã được hàng trăm tổ chức từ gần 40quốc gia trên thế giới gọi là Thập niên Xương và Khớp theo đề xướng củaLars Lidgren (Thụy Điển)

Đau thắt lưng là một bệnh lý của vùng cột sống thắt lưng có tỷ lệ mắccao nhất trong nhóm các bệnh khớp, 60 – 90% dân số trong cuộc đời đã từngđau thắt lưng, khoảng 50% số người ở độ tuổi lao động bị đau thắt lưng/năm, [74], [83], [84] Tỷ lệ đau thắt lưng điều tra tại một thời điểm giaođộng từ 12 – 30% [18] Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, đau thắtlưng là nguyên nhân thường gặp gây tình trạng ốm đau và mất sức lao động

ở người dưới 45 tuổi [19], thời gian nghỉ việc do đau thắt lưng chiếm 63%tổng số ngày nghỉ ốm của những người lao động Chi phí cho điều trị đauthắt lưng khá cao, theo ước tính ở Mỹ, tổng chi phí để điều trị, đền bù sứclao động và thiệt hại về sản phẩm lao động do đau thắt lưng gây ra khoảng

Trang 12

63 – 80 tỷ USD Ở Anh, mỗi năm có 1,1 triệu người đau thắt lưng và chi phícho y tế khoảng 500 triệu USD [19]

Lao động trong các nhà máy công nghiệp có đặc điểm nặng nhọc, tư thế gò

bó, tần xuất hoạt động cao, động tác hoạt động lặp đi lặp lại, độ rung lớn…Đây lànhững yếu tố làm tăng gánh nặng có thể dẫn tới đau thắt lưng nói riêng và rối loạn

cơ xương nói chung như tỷ lệ đau thắt lưng ở công nhân lắp ráp xe tải là 65%[75]; công nhân là hơi 45,8% [16]; lái xe 59,5% [19] Tỷ lệ rối loạn cơ xương ởcông nhân xi măng là 4,36%, công nhân khai thác đá 2,96% [25], công nhân cơkhí 13,5%, công nhân nhà máy hợp kim 15% [39]…

Nhà máy Luyện thép Lưu Xá và nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng

thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam được xây dựng từ những năm 60 - 70 củathế kỷ XX, nhà máy đã từng là niềm tự hào của Việt Nam khi chuyển từ mộtnước nông nghiệp lạc hậu thành nước có công nghiệp hiện đại Từ đó đến

nay, các thiết bị sản xuất dù đã được cải tạo, nâng cấp nhưng không đồng bộ,phần lớn công nhân phải lao động trực tiếp và làm các công việc nặng nhọc,theo báo cáo của Y tế cơ sở, số công nhân nghỉ việc do các bệnh khớp khá

cao, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để xác định tỷ lệ rối

loạn cơ xương và các vấn đề có liên quan Xuất phát từ những vấn đề trên,

chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhânnhà máy Luyện thép Thái Nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp” với

ba mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên.

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên.

3 Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu đau thắt lưng ở công nhân Luyện thép Thái Nguyên.

Trang 13

Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU

- Viêm khớp do vi khuẩn: lao khớp và cột sống, do tụ cầu, liên cầu,xoắn khuẩn, do nấm, ký sinh vật, do virut…

1.1.3 Bệnh khớp do nguyên nhân ngoài khớp

- Bệnh hệ thống: Luput ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể, viêm

da cơ, viêm đa cơ…

- Bệnh chuyển hoá: gút da sạm, vôi hóa sụn khớp

- Bệnh máu: Hemophili, Schonlien Henoch

- Bệnh khớp tiêu hóa, bệnh khớp thần kinh, bệnh khớp cận ung thư

Trang 14

1.1.4 Thấp ngoài khớp

- Viêm gân và bao gân.

- Viêm dây chằng, bao khớp: viêm quanh khớp (vai, háng), hội chứngđường hầm cổ tay, ngón lò so

- Viêm cân cơ, tổ chức dưới da

Từ bảng phân loại trên cho ta thấy sự đa dạng của các bệnh khớp, tuynhiên các trường hợp đau cơ, xương, khớp, thần kinh do các hoạt động tronglao động rất khó để xác định trong phân loại bệnh theo phương pháp truyềnthống Do vậy, Liên minh châu Âu đã đưa ra phương pháp phân loại bệnh chocác trường hợp này và gọi chung là “rối loạn cơ xương” Như vậy những rốiloạn gây đau các khớp trong cơ thể do hoạt động trong lao động, hoạt độngnghề nghiệp đều nằm trong nhóm “rối loạn cơ xương” và đau thắt lưng là mộttrong những bệnh nằm trong nhóm này [22], [38], [48], [64], [79]

1.2 Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân

1.2.1 Tình hình rối loạn cơ xương trong công nhân thế giới

Gangopadhyay S nghiên cứu ở 50 nam công nhân làm việc tại

Baruipur, Calcutta thấy công nhân bị ảnh hưởng bởi rối loạn cơ xương nhưđau các khớp bàn tay 40%, đau khớp vai 30%, khớp cổ tay 20% và cột sống

cổ 20%, đặc biệt đau ở lưng có tỷ lệ rất cao chiếm tới 100% Nghiên cứu cũngcho thấy có sự tương quan giữa mức độ đau và tư thế làm việc của người laođộng [67]

Một nghiên cứu cắt ngang được Hussain T tiến hành ở 461 công nhânlắp ráp xe tải, kết quả 79% số người được điều tra có các triệu chứng rối loạn

cơ xương trong 12 tháng qua Các triệu chứng rối loạn cơ xương phổ biếnnhất là đau thắt lưng (65%), đau cột sống cổ (60%), đau vai (57%) Các rốiloạn cơ xương có liên quan đến tuổi tác, tuổi nghề và nhóm lao động [76]

Trang 15

Tác giả Dunning KK và cộng sự thống kê các dữ liệu từ trung tâm bồithường công nhân Ohio trong thời gian từ năm 1999-2004 thấy rằng rối loạn

cơ xương là một gánh nặng của các nhà quản lý công nghiệp Hoa Kỳ trong đó

có tới 50% các khiếu kiện đòi bồi thường do đau thắt lưng, chỉ có 26,9% cáckhiếu kiện do đau cột sống cổ và 21,7% do hội chứng cổ vai cánh tay [61]

Qua thống kê từ 52 nghiên cứu ở 65 nhóm đối tượng gồm những ngườilao động thủ công, nhân viên văn phòng, chuyên gia y tế, công nhân sản xuất,công nhân công nghiệp, nhân viên quân sự và nghệ sỹ biểu diễn, Briggs AMcho biết tỷ lệ hiện mắc đau cột sống lưng dao động từ 3,0% - 55,0% [53]

Nghiên cứu của Mostafa G cho biết tỷ lệ đau thắt lưng của nữ côngnhân công nghiệp I Ran là 27%, tỷ lệ đau thắt lưng của nam công nhân là20% [93]

Nagasu M và cộng sự nghiên cứu về tình trạng đau thắt lưng của cácđầu bếp ở Nhật Bản cho biết tỷ lệ đau thắt lưng cấp là 72,2% ở nam giới và ở

nữ là 74,7% [96]

Năm 2003, Zejda JE, Stasiów B nghiên cứu 685 phim x-quang cộtsống công nhân mỏ than thấy 188 trường hợp hẹp khe khớp cột sống (26,9%)

và thoái hóa cột sống là 332 trường hợp chiếm 47,5% [131]

1.2.2 Tình hình đau cơ xương trong công nhân Việt Nam

Đánh giá gánh nặng lao động ở công nhân là hơi của các công ty mayNguyễn Đình Dũng, Lê Thu Nga và cộng sự cho biết tỷ lệ tỷ lệ rối loạn cơxương tại một thời điểm là 90,8%, tỷ lệ đau thắt lưng là 45,8%, đau mỏi khớpvai sau lao động là 57,7%, đau mỏi gáy là 50,5%, khuỷu tay 38,7%, cổ tay27,3%, bàn tay 26,1% [16]

Nghiên cứu ảnh hưởng của rung toàn thân tới công nhân lái xe tải lớn,

xe máy thi công, Nguyễn Thị Toàn cho biết tỷ lệ đau thắt lưng của công nhânlái xe là 72,2% cao gấp 5,69 lần những người không lái xe 92,8% có hình ảnh

Trang 16

lệ đau mỏi khớp cổ tay, bàn tay tới 37,8% Đặc biệt, nghiên cứu so sánh tỷ lệđau các khớp trước và sau lao động cho thấy đặc điểm lao động nghề nghiệp

có tác động rõ rệt đến các khớp của công nhân ví dụ đau khớp cổ tay, bàn tay

ở công nhân vắt sữa bò trước và sau lao động là 8,9% - 37,8%, tỷ lệ đau thắtlưng của người chế biến thức ăn chăn nuôi trước giờ lao động là 54,5%, saulao động là 81,8% [21]

Phạm Thị Thúy Hoa và cộng sự ở viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyênnghiên cứu môi trường lao động và bệnh tật của 1965 công nhân một sốngành nghề ở Tây Nguyên năm 2006 thấy tỷ lệ rối loạn cơ xương ở công nhân

xi măng là 4,36%, công nhân khai thác đá 2,96%, công nhân điện, thủy điện1,08% và các ngành nghề khác là 11,77% [25]

Nghiên cứu về môi trường và sức khỏe tại nhà máy cơ khí và nhà máyhợp kim sắt Thái Nguyên, Đàm Thương Thương và cộng sự cho biết 51%công nhân nhà máy cơ khí và 93% công nhân nhà máy hợp kim có tư thế laođộng bất hợp lý, tỷ lệ rối loạn cơ xương ở nhà máy cơ khí là 13,5%, nhà máyhợp kim là 15% [39]

Qua các nghiên cứu cho thấy, các rối loạn cơ xương thường gặp trongcông nhân là đau cột sống cổ, đau khớp gối và một số các khớp có liên quanđến các hoạt động của công nhân trong công việc, đặc biệt đau thắt lưngchiếm tỷ lệ khá cao vậy nguyên nhân và các yếu tố liên quan với nó là gì? Đó

là câu hỏi mà chúng tôi cố gắng tìm lời giải đáp

Trang 17

1.3 Nguyên nhân và các yếu tố liên quan với đau thắt lưng

* Sơ lược về giải phẫu và sinh lý cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, được đánh số từ L1 đến L5, có 4đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (ngực - thắt lưng và thắt lưng – cùng) Cộtsống thắt lưng có cấu tạo giải phẫu phù hợp chức năng là tham gia vận độngvới động tác có biên độ rộng, linh hoạt như gập, duỗi, nghiêng và xoay, đồngthời còn có chức năng chịu lực nâng đỡ nửa trên cơ thể Trong từng đoạn cộtsống có nhiều đơn vị chức năng gọi là đoạn vận động, theo khái niệm củaJunghanns và Schmorl đoạn vận động là một đơn vị cấu trúc và chức năngvận động của cột sống gồm các thành phần: nửa phần thân đốt sống lân cận,dây chằng trước, sau, dây chằng vòng, khớp đốt sống và tất cả phần mềm,những bộ phận ở cùng đoạn cột sống tương ứng, lỗ sống, lỗ liên đốt cũng nhưnhững khe khớp giữa mỏm gai sau, gai ngang của đốt sống [7]

Nhân nhày

Hình 1 Mô hình đoạn vận động của cột sống

Như vậy tất cả những biến đổi gây tác động về giải phẫu, sinh lý, chứcnăng của đoạn vận động cột sống đều có thể là nguyên nhân dẫn đến ĐTL

Trang 18

1.3.1 Nguyên nhân đau thắt lưng

* Nguyên nhân tại cột sống

- Nguyên nhân có nguồn gốc từ đĩa đệm

+ Thoái hoá đĩa đệm (hư đĩa đệm) là nguyên nhân hay gặp, có thể

chiếm tới 85% các trường hợp [5] Các thay đổi thoái hoá hoặc lồi đĩa đệm ở

ít nhất 1 đĩa đệm thắt lưng gặp ở 35% bệnh nhân trong độ tuổi 20 - 39 và hầunhư gặp ở tất cả các bệnh nhân trên 50 tuổi

+ Rách vòng sợi của đĩa đệm, do một phần ba ngoài của đĩa đệm có cácdây thần kinh nên khi rách vòng sợi ở vùng này có thể gây đau lưng và chi dưới

+ Thoát vị đĩa đệm gây triệu chứng chèn ép rễ thần kinh

+ Hẹp ống sống gây chẻn ép tuỷ sống và rễ thần kinh Hẹp ống sốngmắc phải có thể do thoái hoá cột sống, lồi hoặc thoát vị đĩa đệm, thoái hoádây chằng, trượt đốt sống

- Nguyên nhân từ hệ thống cơ: những thay đổi về sự thăng bằng của hệthống cơ cột sống có thể dẫn đến nguy cơ ĐTL [24]

- Nguyên nhân do dây chằng: ở bệnh nhân thoái hoá nặng các dây

chằng trở nên dày và mất tính đàn hồi, khiến cho ống sống có thể hẹp lại khicột sống ở tư thế duỗi do dây chằng lồi vào trong ống sống [24]

- Hư đốt sống (thoái hoá đốt sống): thoái hoá thân sống là các thay đổithoái hoá không do viêm nhiễm xảy ra ở thân sống

- Loãng xương: loãng xương có thể là nguyên phát ở người lớn tuổi(týp II), phụ nữ sau mãn kinh (týp I) hoặc loãng xương thứ phát do bất độnglâu, do bệnh về chuyển hoá hay do dùng corticoid kéo dài

- Nguyên nhân do bất thường bẩm sinh cột sống

Các rối loạn nguồn gốc phôi thai của cột sống, rối loạn liên quan đến quátrình đóng ống sống, vẹo cột sống…là những nguyên nhân bẩm sinh gây ĐTL

Trang 19

- Các nguyên nhân khác gây tổn thương tại cột sống

Tổn thương cột sống thắt lưng do chấn thương, các nguyên nhân doviêm, các khối u, các trường hợp thất bại sau phẫu thuật có thể gây ĐTL

* Nguyên nhân ngoài cột sống

Khi nghiên cứu các nguyên nhân ngoài cột sống, các tác giả thấy rằngtổn thương các tạng trong, ngoài ổ bụng và tiểu khung có thể dẫn tới ĐTL nhưcác bệnh thận tiết niệu, bệnh đường sinh dục, đường đường tiêu hóa… Tuynhiên các trường hợp ĐTL này bao giờ cũng kết hợp với các triệu chứng kháccủa tạng bị bệnh Một số yếu tố khác như yếu tố tâm thần, trường hợp thấpkhớp cận ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây ĐTL

1.3.2 Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan ĐTL trong lao động

1.3.2.1 Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan với ĐTL trên thế giới

Nghiên cứu một số trường hợp ĐTL ở các ngành nghề như nông dân,lâm nghiệp và đánh cá cho thấy 45% các trường hợp ĐTL do hoạt động lặp đilặp lại, 11% ĐTL do những tổn thương khi làm việc, 23% được cho là do cảhoạt động lặp lại và tổn thương khi làm việc [55]

Violante FS và cộng sự thực hiện một nghiên cứu cắt ngang ở 3.702đối tượng làm việc trong các siêu thị trung bình (n = 100) và đại siêu thị lớn(n = 7) ở miền Trung, miền Bắc Italy về tỷ lệ ĐTL để trên cơ sở đó có nhữngchính sách phù hợp Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ ĐTL là 34,5% (36,6% đốivới nữ và 30,7% đối với nam giới) với vài sự khác biệt được tìm thấy giữa cácsiêu thị và đại siêu thị, sự căng thẳng tâm thần như không hài lòng với côngviệc là nguyên nhân hàng đầu gây ĐTL [118]

Có tổng cộng 352 công nhân công nghiệp ở Chicago được điều tra theodõi dọc trong vòng 12 tháng để đánh giá sự tái phát của ĐTL Kết quả tỷ lệĐTL tái phát là 24,4%; tỷ lệ mới mắc là 2,3% Các yếu tố về căng thẳng tâm

lý, khối lượng công việc được xác định là yếu tố nguy cơ gây ĐTL [89]

Trang 20

Một nghiên cứu đã được Nagasu M và cộng sự thu thập về tình trạngĐTL của các đầu bếp ở Nhật bản [96] Kết quả trong số 5.835 người tham gianghiên cứu với 1.010 nam độ tuổi trung bình là 41,4 và 4.825 phụ nữ độ tuổitrung bình là 47,5, tỷ lệ ĐTL trong khoảng thời gian 1 tháng là 72,2% ở namgiới và ở nữ là 74,7% Qua phân tích thấy có sự liên quan giữa ĐTL với một

số yếu tố như môi trường nhà bếp, chiều cao của thiết bị nấu nướng gắn liềnvới sự phổ biến của bệnh đau thắt lưng Sự căng thẳng tại nơi làm việc, tàichính khó khăn, lo lắng về tương lai được xác định có liên quan với ĐTL

Để thử nghiệm giả thuyết công việc liên quan đến cơ khí và các yếu tốtâm lý có thể gây ĐTL, Harkness E F nghiên cứu trên 1186 công nhân tại 2thời điểm 12 và tháng 24 sau khi được tuyển dụng vào làm việc, kết quả mộtvài công việc liên quan đến cơ khí như nâng trọng lượng nặng với một hoặchai tay, nâng khối lượng nặng ở trên vai, kéo trọng lượng nặng, quỳ hoặc ngồixổm 15 phút hoặc lâu hơn có thể gây khởi phát ĐTL Trong số các yếu tố tâm

lý được kiểm tra, làm việc căng thẳng và nhàm chán cũng gây ĐTL Ngoài ra,điều kiện làm việc nóng cũng được dự đoán gây khởi phát ĐTL [71]

1.3.2.2 Những nghiên cứu về các yếu tố có liên quan đến ĐTL ở Việt Nam

Dương Thế Vinh (2001) nghiên cứu trên những công nhân hái chènông trường Thanh Ba (Phú Thọ) cho biết tỷ lệ ĐTL là 40,3%, điều kiện laođộng vất vả, tư thế lao động gò bó là yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ ĐTL caonhư vậy Có sự liên quan giữa tỷ lệ ĐTL và thâm niên hái chè, nhóm có thâmniên hái chè dưới 10 năm tỷ lệ ĐTL 29,76%, nhóm thâm niên trên 20 năm tỷ

lệ ĐTL cao hơn rõ rệt là 49,56% [45]

Năm 2001 Lê Thế Biểu nghiên cứu tình hình ĐTL ở một số đối tượnglao động và đơn vị quân đội thuộc tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh thấy tỷ lệĐTL 27,29%, trong đó tỷ lệ ĐTL ở những công nhân 27,11%, ở quân nhânlàm nhiệm vụ lái xe tải, lái xe tăng là 28,08% và ở học sinh là 25,21%

Trang 21

Nghiên cứu còn cho thấy có 47,88% ĐTL sau khi nâng vác nặng Điều tra tạiphân xưởng đóng bao của nhà máy xi măng Hoàng Thạch và công nhân bảoquản vũ khí ở kho KV4 thấy 100% số công nhân bốc vác (nâng vác và xếpcác bao xi măng 50 kg lên ô tô, khiêng xếp thùng đạn vào kho) đều bị ĐTL

Có thể do tải trọng được đặt lên cột sống một cách đột ngột đã làm tỷ lệ ĐTLcao như vậy Có 25,21% quân nhân nghĩa vụ quân sự ở đảo bị ĐTL, điều kiệnsống của những quân nhân này ở trong môi trường khí hậu khắc nghiệt vàluôn sống trong một tâm lý căng thẳng vì xa nhà, xa đất liền là những yếu tốnguy cơ có thể có liên quan đến tỷ lệ ĐTL ở đối tượng này [8]

Khi nghiên cứu điều liện lao động đặc thù và tình hình ĐTL ở côngnhân lái xe Bella mỏ than Cọc Sáu Quảng Ninh (2002), Nguyễn Thị Thu Hàcho biết tỷ lệ ĐTL của công nhân tại thời điểm điều tra là 59,5% và có 70,6%công nhân đã từng bị ĐTL trong quá trình lao động Tỷ lệ ĐTL xuất hiện saumột ngày làm việc tới 88,7%, do người công nhân lái xe có điều kiện lao độngđặc thù phải tiếp xúc với rung tần số thấp trong suốt thời gian ngồi lái kết hợpvới tư thế ngồi bắt buộc là những yếu tố thuận lợi cơ bản cho sự xuất hiệnĐTL, đặc biệt ở cuối ca làm việc [19]

Nguyễn Đình Dũng và cộng sự nghiên cứu tình hình đau thắt lưng ởcông nhân may công nghiệp cho biết tỷ lệ đau thắt lưng ở công nhân may là60,5%, cao gấp 2,8 lần nhóm giáo viên (p < 0,05) Có 98,2% công nhân mayxuất hiện ĐTL trong và cuối ca lao động, ĐTL gây ảnh hưởng tới lao động vàsinh hoạt của công nhân rõ rệt: phần lớn công nhân may (76,7%) và giáo viên(100%) đều hạn chế công việc và hạn chế vận động do ĐTL, số công nhân bịrối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ 38,3% và hạn chế tình dục 3,9%, cao hơn nhómgiáo viên, 11,2% công nhân may và 2% giáo viên phải nghỉ việc vì ĐTL Tỷ

lệ ĐTL cấp tính và bán cấp tính là 88,7% Nguyên nhân gây ĐTL ở côngnhân may được cho rằng do lao động ở tư thế gò bó [15]

Trang 22

1.4 Các giải pháp can thiệp đau thắt lưng

1.4.1 Sơ lược về các phương pháp điều trị ĐTL

* Các phương pháp điều trị bảo tồn ĐTL: có rất nhiều phương pháp

điều trị bảo tồn có thể lựa chọn điều trị cho các trường hợp ĐTL

- Sử dụng thuốc: có thể sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau không

có nhân Steroid (non – steroid) hoặc loại có nhân steroid, các thuốc giãn cơ anthần và các Vitamin nhóm B

- Phong bế giảm đau cạnh cột sống, phong bế vào rễ thần kinh ở lỗ

ghép khi xác định chắc chắn vị trí định chọc hoặc phong bế ngoài màng cứngcho các trường hợp ĐTL do căn nguyên đĩa đệm

- Tiêm Hydrocortison vào đĩa đệm: phương pháp này được Feifer HL

là người đầu tiên tiêm cho 18 bệnh nhân năm 1956, 14 bệnh nhân kết quả tốt.Tuy nhiên phương pháp này hiện nay không được áp dụng vì thao tác khó vànhiều biến chứng [43]

- Các phương pháp Vật lý trị liệu: nhiệt trị liệu, kéo giãn cột sống, điệntrị liệu, xoa bóp…

- Điều trị bằng phương pháp Đông y như châm cứu, bấm huyệt

* Điều trị bằng phương pháp can thiệp tối thiểu

Phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu được áp dụng điều trị cho cáctrường hợp ĐTL có nguyên nhân do đĩa đệm cột sống mà muốn tránh một cuộcphẫu thuật, có thể lựa chọn điều trị bằng một trong các phương pháp sau [43]:

- Liệu pháp làm mất nước bằng dung dịch ưu trương

- Phương pháp hóa tiêu nhân

- Phương pháp tiêm ozon oxygen vào đĩa đệm

- Điều trị giảm áp đĩa đệm bằng tia laser

* Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: điều trị phẫu thuật chỉ đặt ra vớinhững trường hợp ĐTL do thoát vị đĩa đệm cột sống mức độ nặng hoặc điều trịnội khoa thất bại Có thể lựa chọn áp dụng một trong các phương pháp sau:

Trang 23

- Cắt đĩa đệm bằng đường vào phía sau

- Cắt đĩa đệm thắt lưng bằng kính vi phẫu

- Cắt đĩa đệm thắt lưng bằng nội soi vi phẫu

- Cắt đĩa đệm và hàn xương bằng đường vào phía trước cột sống

- Cắt đĩa đệm và hàn xương tự thân bằng đường vào phía sau

- Phương pháp cấy nhân đĩa đệm giả

1.4.2 Những nghiên cứu can thiệp ĐTL trên thế giới

1.4.2.1 Can thiệp bằng tác động vào KAP của đối tượng

932 bệnh nhân tuổi từ 18-65 được tham gia một thử nghiệm lâm sàngcan thiệp về tâm lý xã hội nhằm giảm thiểu sự lo lắng, trầm cảm, cải thiệnchất lượng cuộc sống cho những người ĐTL ở 38 Trung tâm Chăm sóc sứckhỏe Barcelona Tây Ban Nha và các khu vực lân cận Kết quả các đối tượngnghiên cứu đã cải thiện đáng kể hiểu biết về bệnh do vậy giảm được sự lolắng về bệnh [103]

37 đối tượng bị ĐTL cấp tính và mạn tính được Paatelma M và cộng

sự điều trị bằng tư vấn để thay đổi kiến thức, thái độ và các hoạt động trongđiều trị bệnh, đánh giá sau điều trị 3 tháng, 6 tháng và 1 năm thấy có sự cảithiện đáng kể tình trạng ĐTL và đau thần kinh tọa ở các đối tượng trên [98]

Tác giả Rozenberg S cho rằng các yếu tố chính gây ĐTL trở thành mạntính là những yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý hoặc các yếu tố xã hội nghề

nghiệp trong đó các yếu tố xã hội nghề nghiệp gây nhiều ảnh hưởng hơn sovới các yếu tố vật lý, các liệu pháp làm thay đổi nhận thức, hành vi và trị liệuphục hồi chức năng có thể cải thiện đáng kể tình trạng ĐTL [104]

Một bảng thống kê 495 tin tức từ báo chí và tạp chí xuất bản năm

2001-2003 và 2005-2006 ở Na Uy cho thấy thông tin về yếu tố nguy cơ đau thắtlưng, phương phám khám, điều trị và phòng ngừa là chủ đề được đề cập nhiềunhất, 44- 62% các ấn phẩm có hướng dẫn các động tác đúng trong hoạt động

Trang 24

sự khác biệt kết quả điều trị giữa các nhóm, sau 6 tháng nhóm 1 giảm cường

độ đau hơn các nhóm còn lại Thử nghiệm cho thấý các phương pháp điều trịriêng biệt không hiệu quả để cải thiện ĐTL mạn tính [113]

1.4.2.2 Can thiệp bằng tác động vào hệ thống chăm sóc sức khỏe

Tại Anh các bác sỹ gia đình là nơi liên hệ đầu tiên các bệnh nhân tìmkiếm chăm sóc sức khỏe, Chính phủ Vương quốc Anh dự định rằng các bác sĩgia đình sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý, cấp giấy chứng nhận bệnh tật

và đưa ra lời khuyên đến các bộ phận quản lý lao động của các đối tượng trên.Coole C và cộng sự qua nghiên cứu 441 bác sỹ gia đình thấy rằng 76,8% cácbác sỹ chưa đáp ứng được nhiệm vụ, do vậy, một chương trình hoạt độngnhằm thay đổi nhận thức của các bác sỹ gia đình về vai trò của họ để đáp ứngđược nhu cầu của chính phủ đã được thực hiện [56]

Đau thắt lưng mạn tính là một bệnh phổ biến đòi hỏi có sự chăm sócsức khỏe thường xuyên và tuân thủ các hướng dẫn theo những người chămsóc sức khỏe trong khoảng thời gian dài Wasiak R đưa ra mô hình quản lý,chăm sóc bệnh nhân ĐTL gồm những người chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp,các hãng bảo hiểm lao động, các bác sĩ gia đình…sự phối hợp hoạt động củanhững đối tượng này đóng vai trò quan trọng để quản lý, chăm sóc, giáo dụcnâng cao kiến thức cho bệnh nhân ĐTL [122]

Vai trò của y tế cơ sở trong hoạt động của chương trình rất quan trọng.Werner EL thực hiện một nghiên cứu so sánh kiến thức, thái độ và thực hành

Trang 25

của 1105 bác sĩ vật lý trị liệu và bác sĩ chuyên khoa xương khớp trong baquận của Na Uy về quản lý và điều trị cho những bệnh nhân ĐTL Kết quảnghiên cứu cho thấy các bác sỹ chuyên khoa xương khớp có số lượng bệnhnhân ĐTL lớn nhất trong tổng số bệnh nhân của họ nên họ thể hiện quan tâmmức độ cao nhất cho nhóm bệnh nhân này Không có sự khác biệt cơ bản vềkiến thức giữa các nhóm bác sĩ, 77% bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tham khảo vớibác sĩ thần kinh những trường hợp đau thần kinh tọa cấp tính, trong khi chỉ24% bác sĩ chuyên khoa xương khớp làm như vậy 65% các bác sĩ và 10%bác sĩ chuyên khoa xương khớp giới thiệu bệnh nhân ĐTL mạn tính điều trịvật lý trị liệu Các bác sĩ và bác sĩ vật lý trị liệu có sự hợp tác tốt, trong khicác bác sĩ chuyên khoa xương khớp dường như ít khi giới thiệu bệnh nhânnhững phương pháp chữa bệnh khác Một phần năm các bác sĩ và bác sĩchuyên khoa xương khớp và 13% bác sĩ vật lý trị liệu chẩn đoán ĐTL cấp tính

có dựa vào phim xquang Rất ít bác sĩ cho rằng có thể chữa khỏi ĐTL, ngoài

ra ít người tin rằng có thể tìm thấy một nguyên nhân chính xác cho bệnh nhânĐTL [124]

1.4.2.3 Can thiệp bằng các phương pháp nội khoa

305 bệnh nhân ĐTL được Liu M, Huang ZM chia một cách ngẫu nhiênthành hai nhóm, một nhóm 153 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp phong

bế thần kinh và một nhóm 152 bệnh nhân điều trị bằng sóng cực ngắn vớidòng điều biến tần số trung bình phối hợp với mát xa và tập luyện chức năng.Kết quả sau điều trị, mức độ đau và tầm vận động cột sống thắt lưng được cảithiện ở cả hai nhóm và kết quả điều trị của nhóm phong bế thần kinh tốt hơnnhóm điều trị sóng cực ngắn kết hợp với Massage [85]

Một báo cáo về tác dụng điều trị của diclofenac kết hợp với điều trịbằng động lực quang học cho các bệnh nhân đau thắt lưng kèm cao huyết ápthấy: điều trị diclofenac đưa vào tĩnh mạch thời gian ngắn trước khi điều trị

Trang 26

= 129 bệnh nhân điều trị Tramadol 200 mg/lần/ngày và n = 129 điều trị giảdược Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giảm đau của nhóm tiêm 300 mgtốt hơn nhóm điều trị bằng giả dược với p = 0,009, nhóm tiêm 200 mg cũng

có sự cải thiện khác biệt với nhóm dùng giả dược p = 0,052, chất lượng giấcngủ cả 2 nhóm điều trị Tramadol cải thiện đáng kể (p ≤ 0,029) so với giảdược Kết quả nghiên cứu không thấy có sự khác biệt về kết quả điều trị giữanhóm hai nhóm điều trị Tramadol Các tác dụng không mong muốn hay gặp

là buồn nôn, táo bón, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, và tiêu chảy [119]

Phương pháp tiêm corticosteroid - procaine ngoài màng cứng chobệnh nhân đau lưng mãn tính do thoái hóa không đáp ứng với các thuốc

chống viêm không steroid được Dulović D và cộng sự điều trị cho 60 bệnhnhân tuổi từ 34-85 Kết quả 92% bệnh nhân giảm cường độ đau đớn sau batháng [62]

1.4.2.4 Can thiệp bằng các phương pháp Vật lý trị liệu

Các tác giả Waller B, Lambeck J, Daly D áp dụng phương pháp thểdục dưới nước để điều trị cho các trường hợp ĐTL trong đó có nguyên nhânĐTL liên quan đến mang thai ở nữ Kết quả cho thấy tập thể dục dưới nước cótác dụng giảm ĐTL, tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp nàykhông tốt hơn các biện pháp can thiệp khác cho bệnh nhân bị đau thắt lưng vàđau thắt lưng liên quan đến có thai [121]

Năm 2008, Helmhout PH và cộng sự ở Thụy Sĩ đánh giá hiệu quả điềutrị ĐTL bằng phương pháp vật lý trị liệu cho 127 quân nhân bằng tập thể dục

Trang 27

và tập aerobic, một nhóm tập với tần xuất 2 lần/1 tuần, một nhóm tập thườngxuyên, kết quả cho thấy cả hai nhóm mức độ ĐTL giảm dần sau 10 tuần điềutrị và tốt dần ở 12 tháng tiếp theo [72]

Nghiên cứu của Fritz JM, Cleland JA và cộng sự đã nghiên cứu qua hồ sơthanh toán của các nhà bảo hiểm cho 471 bệnh nhân ĐTL cấp tính, kết quả chothấy bệnh nhân được điều trị vật lý trị liệu có kết quả tốt hơn điều trị kê đơnthuốc (57,2% so với 46,2%, p < 0,05), chi phí thấp hơn (trung bình $ 167, p

<0,05), triệu chứng đau được cải thiện hơn và tàn tật cũng được cải thiện [65]

Macario A điều trị 94 ĐTL mạn tính do đĩa đệm bằng DRX9000 kếthợp với nhiệt nóng hoặc với nước đá và kích thích cơ bắp bằng điện Kết quả

tỷ lệ giảm đau được cải thiện 83% ở các đối tượng nghiên cứu [86]

Kỹ thuật điều trị laze qua da kết hợp với hỗn hợp O2 – O3 được Zhao

B, Shao GH, Yu Y áp dụng điều trị cho 48 bệnh nhân có thời gian đau kéodài trên 6 tháng Kết quả cho thấy kỹ thuật laze qua da kết hợp với hỗn hợpO2- O3 là phương pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị đau thắt lưng nguồngốc do đĩa đệm [132]

Năm 2008, Yousefi-Nooraie R và cộng sự nghiên cứu hiệu quả của

laser công suất thấp trong điều trị các rối loạn cơ xương như đau lưng, nghiêncứu chỉ ra kết quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thời gian điều trị, bước sóng

và liều lượng sử dụng [130]

1.4.2.5 Can thiệp bằng các biện pháp khác

Muto M mô tả phương pháp tiêm ozon (O2-O3) trong đĩa đệm để điềutrị cho 2.900 bệnh nhân dưới hướng dẫn của X quang (CT) Kết quả ở 6 và 12tháng tỷ lệ thành công là 75% -80% cho các trường hợp ĐTL, 70% ở đối

tượng thoát vị một đĩa, và 55% cho thoát vị tầng [95]

Dùng đai hỗ trợ thắt lưng có thể ngăn chặn sự khởi đầu đau thắt lưnghoặc ngăn ngừa tái phát của các trường hợp ĐTL (phòng chống) hay không,

Trang 28

Van Duijvenbode IC, Jellema P đánh giá hiệu quả điều trị của phương phápqua tám nghiên cứu điều trị trên 1.361 người, kết quả nghiên cứu chưa chứngminh rõ hiệu quả của phương pháp so với các can thiệp khác [115]

56 bệnh nhân được Maurer P lựa chọn điều trị bằng nhiệt điện trongcác đĩa đệm, kết quả mức độ đau lưng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt sovới trước điều trị (p = 0,0001), khả năng hoạt động như ngồi, đứng, và đi bộcải thiện với p = 0,0001 [87]

Đĩa đệm nhân tạo đã có lúc được gọi là "vàng" để điều trị đau thắt lưng

và ĐTL có đau thần kinh tọa do thoái hóa đĩa, tuy nhiên Mulholland RC thấyđây là phương pháp còn có những hạn chế [94]

Với mục tiêu nghiên cứu tính khả thi và tác dụng điều trị của phươngpháp thiền, một chương trình dành cho cộng đồng người lớn tuổi bị đau thắtlưng mạn tính, Morone NE nghiên cứu ở 89 người có độ tuổi trung bình 74,9,

tỷ lệ nữ là 57%, thời gian thiền trung bình 4,3 ngày một tuần và trong khoảng31,6 ngày Chương trình cho thấy có sự cải thiện đau đớn, cải thiện chức năng

ở những người tham gia nghiên cứu [92]

Các tác giả Wei J, Zhao P, Zhou W tiến hành điều trị cho những bệnhnhân ĐTL và đau thần kinh toạ mạn tính bằng mát xa 1 lần một tuần, mỗi lầnkéo dài 45 phút ở vị trí các nhóm cơ cạnh cột sống, cơ vùng thắt lưng chậu, đùi

và ở chân Kết quả cho thấy điều trị bằng Massage có hiệu quả làm giảm cường

độ đau thắt lưng và làm tăng tầm vận động đối với những bệnh nhân này [123]

Hiệu quả của Massage trong điều trị ĐTL được Quinn F khảo sát quađường bưu chính 500 đối tượng ở các Viện quốc tế và Trung tâm thể dục.Những người được hỏi cảm nhận Massage có một ảnh hưởng tích cực làmgiảm ĐTL (94,3%), cải thiện giấc ngủ, giảm lo lắng và căng thẳng [101]

Nghiên cứu của Kloth DS và cộng sự đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọncác bệnh nhân điều trị theo phương pháp lấy bỏ một phần đĩa đệm qua dabằng nhiệt như sau:

Trang 29

1.4.3 Những nghiên cứu can thiệp ĐTL tại Việt Nam

1.4.3.1 Can thiệp bằng tác động vào KAP của đối tượng

Lê Trinh điều trị cho 989 bệnh nhân đau cột sống thắt lưng bằng cácphương pháp không dùng thuốc: với bệnh nhân ĐTL được hướng dẫn bấtđộng khi đang đau nhiều, giảm đau bằng nhiệt, với bệnh nhân đau bán cấp

và mạn tính điều trị phương pháp vận động trị liệu kết hợp với điều chỉnhcác động tác trong sinh hoạt và lao động phù hợp Kết quả tình trạng đau củabệnh nhân được cải thiện đáng kể, nghiên cứu còn đưa ra một số vấn đềtrong lao động và sinh hoạt cần tránh để giảm tình trạng đau lưng như sự quágắng sức khi lao động, các động tác đột ngột không thích ứng, các chấnđộng nhỏ liên tục như đi ô tô đường xa, đi xe đạp bị xóc nhiều, sự mẫn cảmcủa cơ thể người già với thời tiết [41]

1.4.3.2 Can thiệp bằng các phương pháp khác

Lưu Thị Hiệp phối hợp châm cứu và kéo giãn cột sống thắt lưng điềutrị cho 29 bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoái hóa ở cơ sở 3, Bệnhviện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, lứa tuổi từ trên 30 trong đónam có 7 trường hợp, nữ có 22 trường hợp làm ở nhiều ngành nghề khác

Trang 30

nhau Kết quả, hầu hết bệnh nhân có cảm giác đau giảm sau 5 ngày điều trị,chỉ có 2 trường hợp đỡ ít do đi lại nhiều trong quá trình điều trị, khả năngvận động của cột sống cũng tăng rõ rệt với độ tin cậy 95% [23]

28 bệnh nhân lứa tuổi từ 20 – 48, trong đó có 4 nữ và 24 nam bị thoát

vị đĩa đệm cột sống đã được Nguyễn Xuân Thản và cộng sự lựa chọn ngẫunhiên điều trị 8 bệnh nhân bằng bấm huyệt, 20 bệnh nhân điều trị bằng kéogiãn cột sống Kết quả điều trị nhóm bệnh nhân kéo giãn cột sống có 50%kết quả tốt, không có trường hợp nào không tiến triển, nhóm bệnh nhânđiều trị bấm huyệt có 6 trường hợp chỉ đỡ ít, 2 trường hợp điều trị khôngkết quả [36]

Phạm Văn Minh điều trị 18 bệnh nhân vẹo cột sống tự phát bằng đeo

áo nẹp chỉnh hình (TLSO) trong 2 năm từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2001tại xưởng chỉnh hình bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) Đối tượng nghiên cứuđược lựa chọn là những bệnh nhân dưới 17 với nữ và dưới 19 tuổi với nam

có vẹo cột sống tự phát và chịu đeo nẹp 16 giờ/ngày Kết quả nghiên cứucho thấy áo nẹp chỉnh hình TLSO có thể nắn chỉnh được vẹo cột sống tựphát ở 50% các trường hợp nghiên cứu, có khả năng phòng ngừa triển tiếnvẹo cột sống [33]

Năm 1997, Đoàn Sỹ Quốc và cộng sự đã so sánh tác dụng điều trịgiữa hai phương pháp điện từ trường và châm cứu cho 61 bệnh nhân đaulưng do thoái hóa Kết quả trong số 30 bệnh nhân điều trị châm cứu có 16bệnh nhân đạt loại A, 14 bệnh nhân đạt loại B Trong số 31 bệnh nhân điềutrị điện từ trường có 5 bệnh nhân đạt loại A, 15 bệnh nhân đạt loại B, 11bệnh nhân đạt loại C Như vậy, châm cứu có tác dụng giảm đau hơn hẳnđiện từ trường, châm cứu có tác dụng giảm đau ngay sau khi châm cứu vàgiảm rõ sau vài lần điều trị, trái lại giảm đau của điện từ trường không được

rõ rệt nhưng điện từ trường có ưu điểm bệnh nhân không phải bộc lộ vùngđiều trị [35]

Trang 31

1.5 Một số đặc điểm về nhà máy Luyện thép

1.5.1 Đặc điểm nhà máy Luyện thép Lưu xá

Nhà máy Luyện thép Lưu Xá (trước đây gọi là xưởng Luyện thép LưuXá) là một đơn vị thành viên của Công ty Gang thép Thái Nguyên thuộc Tổngcông ty Thép Việt Nam (Vietnam Steel Coporation - VSC) được thành lập ngày21/11/1964 (theo QĐ số 2472-KH/Cty) Đến nay nhà máy đã hoạt động được 47năm, mặc dù dây chuyền sản xuất nhà máy đã được cải tiến, nhưng bản chất vẫn

là nhà máy có dây chuyền sản xuất lạc hậu

* Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy

Nhà máy Luyện thép Lưu Xá là một hệ thống gồm hai phân sản xuấtchính và các phân xưởng phụ trợ

- Hai phân xưởng sản xuất chính là Phân xưởng Công nghệ: nấu luyện

ra thép phôi và Phân xưởng Nguyên liệu : gia công chế biến nguyên vật liệuphế thép, gang cung cấp cho phân xưởng công nghệ để nấu luyện thép

- Các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ trợ như phân xưởng Cơ điện

và Phân xưởng sản xuất Vật liệu luyện kim để sản xuất khí nén, axetylen, vôi,bột chèn, chế tạo chi tiết phụ tùng đơn giản, cuốn động cơ, cung cấp phát điệnnước dự phòng

- Bộ phận phục vụ: hoá nghiệm, vận chuyển bốc xếp, cung ứng vật tư,

bộ phận động lực (oxy, điện, nước)

- Nhà ăn hiện trường: phục vụ nấu ăn bồi dưỡng giữa ca và độc hại

cho toàn thể CBCNV trong nhà máy Phụ trách vấn đề vệ sinh an toàn thựcphẩm [30]

* Các bước cơ bản trong quá trình công nghệ

Nhà máy Luyện thép Lưu xá hiện nay sản xuất thép lỏng từ thép phế vàgang (lỏng hoặc thỏi) bằng lò điện hồ quang (lò SCS, SCCS+LF) và thực hiện

Trang 32

đúc rót thông qua hệ thống máy đúc liên tục 4 dòng theo trình tự các bước

công nghệ chính như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu: gang, sắt thép phế và chất trợ dung được tập

kết về khu vực chuẩn bị liệu, tại đây chúng được phân loại, gia công chế biến

theo đúng yêu cầu để đưa sang nấu luyện

- Nấu luyện thép: nguyên vật liệu và các chất trợ dung được nạp vào lò

luyện thép Khi thép lỏng đạt yêu cầu về nhiệt độ, thành phần hoá học và các

yêu cầu khác được tháo ra khỏi lò và chuyển sang khâu đúc rót

- Đúc rót thép: thép lỏng được đúc rót trên máy đúc liên tục 4 dòng bán

kính cong 4 m phôi có tiết diện, chiều dài và mác thép tuỳ theo kế hoạch

- Nghiệm thu và nhập kho: sản phẩm được nghiệm thu theo tiêu chuẩn

quy định, phế phẩm, hồi liệu được đưa trở lại khâu nguyên liệu để chuẩn bị chonấu luyện lại

PX Cơ điện

( S/c, cuốn đ.cơ, gia

Thép phế, gang … BP Hoá nghiệm

công chi tiết …)

Phân xưởng Nguyên liệu

Trang 33

* Tình hình sử dụng thời gian lao động

Do tính chất đặc trưng của công nghệ và yêu cầu sản xuất, nhà máy bốtrí sản xuất theo 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ Bộ phận lao động gián tiếp làmviệc tuần 5 ngày, mỗi ngày 8 tiếng Số ngày công làm việc theo chế độ = sốngày theo lịch - số ngày nghỉ tiêu chuẩn [30]

1.5.2 Đặc điểm nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng

Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng là một đơn vị thành viên thuộcCông ty gang thép Thái Nguyên do nước cộng hòa dân chủ Đức viện trợ xâydựng ngày 23/3/1971 Sau 4 năm, ngày 1/5/1975, nhà máy đi vào hoạt động.Cho đến nay nhà máy đã hoạt động được 36 năm, nhưng các lò sản xuất chỉđược nâng cấp trên cơ sở những lò luyện cũ nên còn lạc hậu nhiều so với côngnghệ Luyện thép của thế giới hiện nay

* Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy

Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng gầntương tự như hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy Luyện thép Lưu Xá,trong đó thêm một bộ phận cán thép ở phân xưởng Công nghệ

* Các bước cơ bản trong quá trình công nghệ

Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng hiện nay sản xuất thép lỏng từ thépphế và gang bằng 4 lò điện với công suất 9 tấn/mẻ Dây chuyền cán thép côngsuất 10 vạn tấn/năm Các bước công nghệ từ nguyên liệu nấu luyện thành thépthỏi giống nhà máy Luyện thép Lưu Xá, sau đó thêm một công đoạn đưa thépthỏi qua hệ thống dây chuyền cán thành thép tròn trơn hoặc thép dẹt có kíchthước tùy theo kế hoạch

* Tình hình sử dụng thời gian lao động

Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng cũng bố trí sản xuất theo ca giốngnhư nhà máy Luyện thép Lưu Xá [13]

Trang 34

1.5.3 Một số đặc điểm về thiết kế vị trí lao động và ecogonomic nhà máy Luyện thép

Sau khi quan sát, đánh giá theo tiêu chuẩn của OWAS, chúng tôi thấy

vị trí lao động của công nhân các nhà máy Luyện thép có nhiều yếu tố có thể

có liên quan tới đau thắt lưng và rối loạn cơ xương như: tư thế lao động củalưng cúi, vặn; tư thế lao động của tay ở trên mức bả vai; chân làm việc ở tưthế khuỵu, quỳ, đứng và đi lại nhiều; phải nâng nhấc các vật nặng như thépphế, thiết bị máy móc có trọng lượng trên 10 kg; môi trường làm việc nóng.Ngoài ra, khối lượng công việc người công nhân phải hoàn thành trong một

ca sản xuất cao, trung bình một ca phải luyện từ 250 - 270 tấn phôi thép Đểhoàn thành khối lượng công việc như vậy, mỗi phân xưởng sản xuất phảihoàn thành phần công việc theo đặc thù của phân xưởng, trong đó đặc biệtphân xưởng Nguyên liệu phải chuẩn bị khối lượng nguyên liệu cũng từ 250-

270 tấn gang và thép phế, nhiều công đoạn công nhân làm thủ công rất nặngnhọc Những vấn đề trên là lý do chúng tôi lựa chọn nhà máy là địa điểmnghiên cứu và chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này hơn ở trong phần xác định cácyếu tố liên quan tới đau thắt lưng của công nhân

Qua tổng quan tài liệu ở trên thế giới và trong nước cho thấy công nhânlàm việc ở các nhà máy công nghiệp có tỷ lệ rối loạn cơ xương, trong đó nổibật lên là tỷ lệ đau thắt lưng cao, liên quan đến điều kiện lao động, mức độhiểu biết về phòng chữa bệnh của người công nhân Cũng đã có những nghiêncứu làm giảm thiểu bệnh thông qua truyền thông và áp dụng một số biện phápcan thiệp Tuy nhiên, ở nhà máy Luyện thép Thái Nguyên chưa có đề tài nàonghiên cứu một cách toàn diện về đau thắt lưng, đặc biệt là nghiên cứu về mốiliên quan giữa đặc thù nghề nghiệp với đau thắt lưng và đưa ra các giải phápcan thiệp phù hợp Đây chính là cơ sở để chúng tôi triển khai đề tài này

Trang 35

Chương 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những cán bộ công nhân viên chức và laođộng trong độ tuổi lao động, có thời gian làm việc trên 2 năm, hiện đang làmviệc tại nhà máy Luyện thép Lưu Xá và nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng

Loại khỏi nghiên cứu những người đang có bệnh cấp tính hoặc đangđiều trị tại các cơ sở y tế, những người không hợp tác hoặc không đồng ýtham gia nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu

Trong nghiên cứu chúng tôi áp dụng phương pháp: Nghiên cứu mô tả,phương pháp điều tra phỏng vấn và nghiên cứu can thiệp có đối chứng

Nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định:

- Tỷ lệ rối loạn cơ xương và đau thắt lưng tại nhà máy Luyện cán thépGia Sàng và Luyện thép Lưu Xá

- Một số yếu tố liên quan với đau thắt lưng của công nhân nhà máyLuyện cán thép Gia Sàng và Luyện thép Lưu Xá

Nghiên cứu can thiệp xác định:

- Đánh giá kết quả trước và sau can thiệp

- So sánh kết quả can thiệp vói nhóm chứng

Trang 36

Công ty gang thép TN

Nhóm can thiệp

Nhà máy Luyện thép Lưu Xá

Số liệu trước can thiệp

- Điều tra về KAP

- Điều tra tỷ lệ ĐTL và các yếu tố

liên quan đến ĐTL

So

sánh

Can thiệp bằng các biện pháp:

Truyền thông, tư vấn; tập huấn kỹ

năng phát hiện và các phương

pháp phòng chống, điều trị đau

thắt lưng

Số liệu sau can thiệp

KAP, phục hồi đau thắt lưng

So sánhTrước CT

So sánhSau CT

Nhóm chứng

Nhà máy Luyện cán thép GS

Số liệu ban đầu

- Điều tra về KAP

- Điều tra tỷ lệ ĐTL và cácyếu tố liên quan đến ĐTL

Không can thiệpHướng dẫn gia đình đưangười bệnh đi khám vàđiều trị tại bệnh viện

Số liệu lần 2

Điều tra KAP, phục hồi đau

thắt lưng

Sosánh

Sơ đồ 2 Mô hình can thiệp có đối chứng

2.2.2 Cỡ mẫu

2.2.2.1 Cỡ mẫu áp dụng cho nghiên cứu mô tả

Áp dụng công thức:

n = Z 1 -2 α / 2Lấy = 0,05 ta có Z1-/2 = 1,96

d = 0,01 [26]

p q

d 2

Trang 37

p 1q 1 + p 2 2

27

p: tỷ lệ bệnh khớp = 0,3 (Tỷ lệ mắc các bệnh khớp theonghiên cứu của Trần Thanh Hà là 30,7% [21])

q = 0,7Sau khi tính toán có: n = 880Cộng thêm 15% dự trữ, ta có cỡ mẫu tối thiểu cần phải điều tra là 930người, thực tế chúng tôi điều tra 1033 người

2.2.2.2 Cỡ mẫu can thiệp

* Cỡ mẫu can thiệp về Kiến thức - Thái độ - Thực hành: Chọn mẫu có

chủ đích, cỡ mẫu toàn bộ người lao động làm việc tại Nhà máy Luyện thépLưu Xá, Công ty Gang thép Thái Nguyên (615 người)

* Cỡ mẫu can thiệp đau thắt lưng

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

n = (Z 1- α / 2 + Z 1-β ) q

(p 1 -p 2 ) 2Lấy = 0,05 ta có Z1-/2 = 1,96

 = 0,1 nên ta có Z1- = 1,82 (lực mẫu được lựa chọn là 90%)

p1 = 0,3 (Theo số liệu các nghiên cứu tỷ lệ ĐTL dao động từ 20% 50% [8], [19], [44] và qua số liệu nghiên cứu [18] tại nhà máy Kock hóaCông ty Gang thép Thái Nguyên, tỷ lệ mắc ĐTL là 29,27%, chúng tôi chọn tỷ

-lệ mắc ĐTL mức trung bình 30%)

p2 = 0,1 (mong muốn sau can thiệp tỷ lệ ĐTL 10%)

q1 = 1- p1 ; q2 = 1- p2

Sau khi tính toán ta có: n = 108

Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu để can thiệp cho các trường hợp đau thắtlưng là 108 người, làm tròn là 110 người

Trang 38

2.2.3 Phương pháp chọn mẫu

- Chọn nhóm can thiệp: chúng tôi lập danh sách những người đau thắt lưngcủa nhà máy Luyện thép Lưu Xá, chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn lấy 110người vào nhóm can thiệp

- Chọn nhóm chứng: từ số bệnh nhân của nhóm can thiệp, chúng tôi chọn

110 người theo phương pháp ghép cặp, tỷ lệ 1: 1 là 110 người tương ứng ở nhàmáy Luyện cán thép Gia Sàng vào nhóm chứng

Các đối tượng nghiên cứu của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng có sựtương đồng với nhau về giới, tuổi nghề, tuổi đời và phân xưởng sản xuất

2.2.4 Các chỉ số nghiên cứu

2.2.4.1 Chỉ số nghiên cứu cho nghiên cứu mô tả

* Chỉ số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, đơn vị sản xuất

* Chỉ số về bệnh khớp của đối tượng nghiên cứu

- Kiến thức về biểu hiện của ĐTL

- Kiến thức về nguyên nhân gây ĐTL

- Kiến thức về các yếu tố môi trường làm tăng ĐTL

- Kiến thức về hậu quả của ĐTL

+ Về thái độ

- Thái độ của đối tượng nghiên cứu về ĐTL

Trang 39

- Thái độ của đối tượng nghiên cứu về hưởng ứng phòng chống ĐTL+ Về thực hành

- Thực hành dự phòng ĐTL

- Thực hành tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động

* Chỉ số nghiên cứu về đau thắt lưng của đối tượng nghiên cứu

- Thời gian mắc bệnh

- Tần xuất đau trong năm

- Thời gian nghỉ việc do ĐTL

- Điều kiện xuất hiện đau

- Tỷ lệ các biến chứng của đau thắt lưng

- Kiến thức của các đối tượng NC về nguyên nhân ĐTL

- Kiến thức của đối tượng NC về các yếu tố môi trường gây tăng

ĐTL

2.2.4.2 Chỉ số nghiên cứu các yếu tố về nghề nghiệp và gánh nặng lao động liên quan tới đau thắt lưng

- Mối liên quan giữa ĐTL với hoạt động trong lao động

- Mối liên quan giữa ĐTL với gánh nặng trong công việc

- Mối liên quan giữa ĐTL với làm việc ở tư thế đứng và cúi

- Mối liên quan giữa ĐTL với tư thế ngồi

- Mối liên quan giữa ĐTL với tư thế bê vật nặng

- Mối liên quan giữa ĐTL với tư thế xách vật nặng

- Mối liên quan giữa ĐTL với mật độ xương ở nữ công nhân

2.2.4.3 Chỉ số nghiên cứu hiệu quả can thiệp

* Chỉ số về hoạt động: số buổi truyền thông, số lượt người tham gia mô hình can thiệp, số tài liệu truyền thông

* Kết quả cải thiện KAP của đối tượng nghiên cứu

- Kết quả của can thiệp kiến thức về biểu hiện của ĐTL

- Kết quả của can thiệp kiến thức về nguyên nhân gây ĐTL

Trang 40

- Kết quả của can thiệp kiến thức về các yếu tố môi trường làm tăng ĐTL

- Kết quả của can thiệp kiến thức về hậu quả của ĐTL

- Kết quả của can thiệp về thái độ về ĐTL của các đối tượng NC

- Kết quả của can thiệp về thực hành dự phòng ĐTL

- Kết quả của can thiệp về thực hành tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động

* Kết quả phục hồi chức năng đau thắt lưng.

- Kết quả phục hồi tầm vận động cột sống

- Kết quả phục hồi tình trạng đau

- Kết quả phục hồi việc thực hiện các chức năng sinh hoạt

- Kết quả phục hồi độ giãn cột sống

- Kết quả phục hồi các điểm đau cạnh cột sống

- Kết quả phục hồi các điểm đau gai sống

- Kết quả phục hồi cơ cạnh cột sống

- Kết quả phục hồi sự thay đổi độ cong sinh lý cột sống

- Hiệu quả phục hồi chức năng đau thắt lưng sau can thiệp

* Chỉ số hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu định tính để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp

2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu về KAP

Số liệu về KAP trong phòng chống ĐTL được thu thập bằng phỏng vấnriêng trực tiếp mặt đối mặt giữa điều tra viên và đối tượng nghiên cứu bằng

bộ phiếu thiết kế sẵn, kết hợp quan sát đánh giá đối tượng nghiên cứu trong

điều kiện làm việc cụ thể (phụ lục1) Cách thu thập số liệu về KAP với phòngchống đau thắt lưng giữa trước - sau can thiệp và giữa nhóm can thiệp - nhómchứng là như nhau

* Các khái niệm về KAP

+ Chỉ tiêu về kiến thức được chia làm 2 mức độ để so sánh:

Ngày đăng: 16/08/2014, 19:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Bộ lao động – thương binh xã hội và Cục An toàn lao động (2009), Hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động trong cộng đồng, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướngdẫn an toàn vệ sinh lao động trong cộng đồng
Tác giả: Bộ lao động – thương binh xã hội và Cục An toàn lao động
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2009
13. Công ty cổ phần kiểm toán - tư vấn thuế (2006), Phương án cổ phần hóa nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng, Thái Nguyên, tr. 1 - 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương án cổ phần hóanhà máy Luyện cán thép Gia Sàng
Tác giả: Công ty cổ phần kiểm toán - tư vấn thuế
Năm: 2006
14. Nguyễn Bích Diệp (2004), “Các vấn đề đau mỏi cơ xương và stress nghề nghiệp ở các bác sĩ và y tá tại một phòng khám nha khoa”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ I - Báo cáo khoa học toàn văn, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 196 - 203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề đau mỏi cơ xương và stress nghềnghiệp ở các bác sĩ và y tá tại một phòng khám nha khoa”," Hội nghị khoahọc Quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ I - Báo cáokhoa học toàn văn
Tác giả: Nguyễn Bích Diệp
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2004
15. Nguyễn Đình Dũng và cộng sự (2010), ”Bước đầu tìm hiểu tình hình đau thắt lưng ở công nhân may công nghiệp thuộc Tổng Công ty May Việt Nam”, Y học thực hành, tr. 21 - 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Đình Dũng và cộng sự
Năm: 2010
16. Nguyễn Đình Dũng, Lê Thu Nga và cộng sự (2004), “Đánh giá gánh nặng lao động ở công nhân là hơi của các công ty may”, Báo cáo khoa học toàn văn, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 204 - 211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá gánhnặng lao động ở công nhân là hơi của các công ty may”," Báo cáo khoahọc toàn văn
Tác giả: Nguyễn Đình Dũng, Lê Thu Nga và cộng sự
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2004
17. Đặng Đức Định, Lưu Thị Thu Hà và cộng sự (2010), “ Nghiên cứu mật độ xương trên nữ cán bộ viên chức bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên”, Đề tài nghiên cứu cơ sở, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mậtđộ xương trên nữ cán bộ viên chức bệnh viện Đa khoa Trung Ương TháiNguyên”," Đề tài nghiên cứu cơ sở
Tác giả: Đặng Đức Định, Lưu Thị Thu Hà và cộng sự
Năm: 2010
18. Lưu Thị Thu Hà (2007), “Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy Kock hóa Công ty Gang thép Thái Nguyên”, Đề tài nghiên cứu cơ sở, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở côngnhân nhà máy Kock hóa Công ty Gang thép Thái Nguyên”," Đề tài nghiêncứu cơ sở
Tác giả: Lưu Thị Thu Hà
Năm: 2007
19. Nguyễn Thu Hà (2002), Nghiên cứu điều kiện lao động đặc thù và tình hình đau thắt lưng ở công nhân lái xe Bella mỏ than cọc sáu Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu điều kiện lao động đặc thù và tìnhhình đau thắt lưng ở công nhân lái xe Bella mỏ than cọc sáu QuảngNinh
Tác giả: Nguyễn Thu Hà
Năm: 2002
20. Trần Thanh Hà (2006), “Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học Lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II - Báo cáo khoa học toàn vă, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 375 - 381 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏecủa nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần”," Hội nghị khoa học Quốc tế Yhọc Lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II - Báo cáo khoa học toànvă
Tác giả: Trần Thanh Hà
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2006
21. Trần Thanh Hà (2006), “Nghiên cứu tác hại nghề nghiệp ở người lao động chăn gia súc gia cầm”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học Lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II - Báo cáo khoa học toàn văn, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 382 - 386 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác hại nghề nghiệp ở người laođộng chăn gia súc gia cầm”," Hội nghị khoa học Quốc tế Y học Lao độngvà Vệ sinh môi trường lần thứ II - Báo cáo khoa học toàn văn
Tác giả: Trần Thanh Hà
Nhà XB: Nxb Yhọc
Năm: 2006
22. Nguyễn Khắc Hải (2004), “Kết quả hoạt động y học lao động năm 2002- 2003 tại Việt Nam, phương hướng năm 2003-2005”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ I - Báo cáo khoa học toàn văn, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 49 - 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hoạt động y học lao động năm 2002-2003 tại Việt Nam, phương hướng năm 2003-2005”," Hội nghị khoa họcQuốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ I - Báo cáo khoahọc toàn văn
Tác giả: Nguyễn Khắc Hải
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2004
23. Lưu Thị Hiệp (2004), “Đánh giá hiệu quả việc phối hợp châm cứu và tập vật lý trị liệu vào điều trị đau cột sống thắt lưng do thoái hóa”, Tạp chí châm cứu Việt Nam, 54(3), tr. 30 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả việc phối hợp châm cứu và tậpvật lý trị liệu vào điều trị đau cột sống thắt lưng do thoái hóa”," Tạp chíchâm cứu Việt Nam
Tác giả: Lưu Thị Hiệp
Năm: 2004
24. Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước (2008), Chấn thương cột sống, Nxb Y học, Hà nội, tr. 40 - 140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn thương cột sống
Tác giả: Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước
Nhà XB: Nxb Yhọc
Năm: 2008
25. Phạm Thị Thúy Hoa và cộng sự (2007), “Môi trường lao động và bệnh tật của công nhân một số ngành nghề ở Tây nguyên năm 2006”, Báo cáo khoa học toàn văn, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 265 - 273 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường lao động và bệnhtật của công nhân một số ngành nghề ở Tây nguyên năm 2006”," Báo cáokhoa học toàn văn
Tác giả: Phạm Thị Thúy Hoa và cộng sự
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2007
26. Lưu Ngọc Hoạt (2008), Thống kê – Tin học ứng dụng trong nghiên cứu Y học, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê – Tin học ứng dụng trong nghiên cứuY học
Tác giả: Lưu Ngọc Hoạt
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2008
27. Hội Phục hồi chức năng Việt Nam (1995), “Chương trình tập Willams cho lưng”, Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 517 - 526 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình tập Willams cholưng”," Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Tác giả: Hội Phục hồi chức năng Việt Nam
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1995
28. Nguyễn Mai Hồng (2001), Nghiên cứu giá trị của nội soi trong chẩn đoán và điều trị thoái hoá khớp gối, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giá trị của nội soi trong chẩnđoán và điều trị thoái hoá khớp gối
Tác giả: Nguyễn Mai Hồng
Năm: 2001
29. Nguyễn Thị Hương (1995), “Thủy và nhiệt trị liệu”, Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 228 - 232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủy và nhiệt trị liệu”," Vật lý trị liệu phụchồi chức năng
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1995
30. Đỗ trung Kiên (2004), Đồ án tốt nghiệp lớp quản trị doanh nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ án tốt nghiệp lớp quản trị doanh nghiệp
Tác giả: Đỗ trung Kiên
Năm: 2004
31. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2005), Tài liệu tập huấn chuyên đề xương khớp nội khoa, Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn chuyên đề xương khớpnội khoa
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Mô hình đoạn vận động của cột sống - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Hình 1. Mô hình đoạn vận động của cột sống (Trang 17)
Sơ đồ 1. Sơ đồ kết cấu sản xuất của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Sơ đồ 1. Sơ đồ kết cấu sản xuất của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá (Trang 33)
Sơ đồ 2. Mô hình can thiệp có đối chứng - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Sơ đồ 2. Mô hình can thiệp có đối chứng (Trang 37)
Bảng 2.1. Đánh giá tầm vận động khớp (tối đa đạt 40 điểm ) - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 2.1. Đánh giá tầm vận động khớp (tối đa đạt 40 điểm ) (Trang 48)
Ảnh 3: Hình ảnh công nhân được phát và hướng dẫn chuẩn bị túi chườm nhiệt - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
nh 3: Hình ảnh công nhân được phát và hướng dẫn chuẩn bị túi chườm nhiệt (Trang 53)
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (Trang 57)
Bảng 3.2. Tỷ lệ rối loạn cơ xương của công nhân Luyện thép TN - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.2. Tỷ lệ rối loạn cơ xương của công nhân Luyện thép TN (Trang 58)
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ rối loạn cơ xương theo nhóm tuổi - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ rối loạn cơ xương theo nhóm tuổi (Trang 59)
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ rối loạn cơ xương theo phân xưởng sản xuất - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ rối loạn cơ xương theo phân xưởng sản xuất (Trang 60)
Bảng 3.6. Thời gian mắc đau thắt lưng - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.6. Thời gian mắc đau thắt lưng (Trang 60)
Bảng 3.7. Tần suất đau thắt lưng trong năm - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.7. Tần suất đau thắt lưng trong năm (Trang 61)
Bảng 3.9. Thời điểm xuất hiện đau thắt lưng - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.9. Thời điểm xuất hiện đau thắt lưng (Trang 63)
Bảng 3.11. Liên quan giữa ĐTL với các hoạt động trong lao động - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.11. Liên quan giữa ĐTL với các hoạt động trong lao động (Trang 67)
Bảng 3.14. Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tư thế ngồi - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.14. Liên quan giữa ĐTL và thực hành về tư thế ngồi (Trang 69)
Bảng 3.18. Kết quả tham gia của các thành viên chương trình - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.18. Kết quả tham gia của các thành viên chương trình (Trang 71)
Bảng 3.19. Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.19. Kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng (Trang 71)
Ảnh 4: Hình ảnh lớp tập huấn - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
nh 4: Hình ảnh lớp tập huấn (Trang 72)
Bảng 3.27. Kết quả của can thiệp đến thực hành dự phòng ĐTL - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.27. Kết quả của can thiệp đến thực hành dự phòng ĐTL (Trang 77)
Bảng 3.28. Kết quả của can thiệp đến thực hành tư thế ngồi - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.28. Kết quả của can thiệp đến thực hành tư thế ngồi (Trang 78)
Bảng 3.31. Kết quả can thiệp đến tỷ lệ đau thắt lưng - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.31. Kết quả can thiệp đến tỷ lệ đau thắt lưng (Trang 79)
Bảng 3.34. Kết quả phục hồi các hoạt động trong sinh hoạt - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.34. Kết quả phục hồi các hoạt động trong sinh hoạt (Trang 81)
Bảng 3.40. Hiệu quả phục hồi chức năng đau thắt lưng - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3.40. Hiệu quả phục hồi chức năng đau thắt lưng (Trang 86)
Hình 4. Tư thế tập động tác 4 - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Hình 4. Tư thế tập động tác 4 (Trang 152)
Hình 6. Tư thế tập động tác 6 - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Hình 6. Tư thế tập động tác 6 (Trang 152)
Bảng 1. Phân loại TTLĐ theo phương pháp OWAS - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 1. Phân loại TTLĐ theo phương pháp OWAS (Trang 157)
Bảng 3. Mức độ cấp bách phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh đối với TTLĐ - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Bảng 3. Mức độ cấp bách phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh đối với TTLĐ (Trang 158)
Hình 1: Tư thế nâng và bê đồ vật đúng Tư thế nâng và bê đồ vật sai - Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp
Hình 1 Tư thế nâng và bê đồ vật đúng Tư thế nâng và bê đồ vật sai (Trang 164)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w