Những nghiên cứu can thiệp ĐTL tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp (Trang 29 - 31)

1.4.3.1. Can thiệp bằng tác động vào KAP của đối tượng

Lê Trinh điều trị cho 989 bệnh nhân đau cột sống thắt lưng bằng các phương pháp không dùng thuốc: với bệnh nhân ĐTL được hướng dẫn bất động khi đang đau nhiều, giảm đau bằng nhiệt, với bệnh nhân đau bán cấp và mạn tính điều trị phương pháp vận động trị liệu kết hợp với điều chỉnh các động tác trong sinh hoạt và lao động phù hợp. Kết quả tình trạng đau của bệnh nhân được cải thiện đáng kể, nghiên cứu còn đưa ra một số vấn đề trong lao động và sinh hoạt cần tránh để giảm tình trạng đau lưng như sự quá gắng sức khi lao động, các động tác đột ngột không thích ứng, các chấn động nhỏ liên tục như đi ô tô đường xa, đi xe đạp bị xóc nhiều, sự mẫn cảm của cơ thể người già với thời tiết [41].

1.4.3.2. Can thiệp bằng các phương pháp khác

Lưu Thị Hiệp phối hợp châm cứu và kéo giãn cột sống thắt lưng điều trị cho 29 bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoái hóa ở cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, lứa tuổi từ trên 30 trong đó nam có 7 trường hợp, nữ có 22 trường hợp làm ở nhiều ngành nghề khác

20

nhau. Kết quả, hầu hết bệnh nhân có cảm giác đau giảm sau 5 ngày điều trị, chỉ có 2 trường hợp đỡ ít do đi lại nhiều trong quá trình điều trị, khả năng vận động của cột sống cũng tăng rõ rệt với độ tin cậy 95% [23].

28 bệnh nhân lứa tuổi từ 20 – 48, trong đó có 4 nữ và 24 nam bị thoát vị đĩa đệm cột sống đã được Nguyễn Xuân Thản và cộng sự lựa chọn ngẫu nhiên điều trị 8 bệnh nhân bằng bấm huyệt, 20 bệnh nhân điều trị bằng kéo giãn cột sống. Kết quả điều trị nhóm bệnh nhân kéo giãn cột sống có 50% kết quả tốt, không có trường hợp nào không tiến triển, nhóm bệnh nhân điều trị bấm huyệt có 6 trường hợp chỉ đỡ ít, 2 trường hợp điều trị không kết quả [36].

Phạm Văn Minh điều trị 18 bệnh nhân vẹo cột sống tự phát bằng đeo áo nẹp chỉnh hình (TLSO) trong 2 năm từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2001 tại xưởng chỉnh hình bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là những bệnh nhân dưới 17 với nữ và dưới 19 tuổi với nam có vẹo cột sống tự phát và chịu đeo nẹp 16 giờ/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy áo nẹp chỉnh hình TLSO có thể nắn chỉnh được vẹo cột sống tự phát ở 50% các trường hợp nghiên cứu, có khả năng phòng ngừa triển tiến vẹo cột sống [33].

Năm 1997, Đoàn Sỹ Quốc và cộng sự đã so sánh tác dụng điều trị giữa hai phương pháp điện từ trường và châm cứu cho 61 bệnh nhân đau lưng do thoái hóa. Kết quả trong số 30 bệnh nhân điều trị châm cứu có 16 bệnh nhân đạt loại A, 14 bệnh nhân đạt loại B. Trong số 31 bệnh nhân điều trị điện từ trường có 5 bệnh nhân đạt loại A, 15 bệnh nhân đạt loại B, 11 bệnh nhân đạt loại C. Như vậy, châm cứu có tác dụng giảm đau hơn hẳn điện từ trường, châm cứu có tác dụng giảm đau ngay sau khi châm cứu và giảm rõ sau vài lần điều trị, trái lại giảm đau của điện từ trường không được rõ rệt nhưng điện từ trường có ưu điểm bệnh nhân không phải bộc lộ vùng điều trị [35].

21

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w