Kết quả phục hồi chức năng đauthắt lưng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp (Trang 80 - 90)

Bảng 3.32. Kết quả phục hồi tầm vận động cột sống

Nhận xét: Sự cải thiện tầm vận động cột sống ở nhóm chứng thay đổi không đáng kể ở điều tra lần 2.

Sự cải thiện tầm vận động cột sống ở nhóm can thiệp thay đổi rõ, hiệu quả can thiệp 2425,0% phục hồi mức độ tốt, p < 0,05.

Không có trường hợp nào tầm vận động phục hồi kém.

Bảng 3.33. Kết quả phục hồi tình trạng đau Địa điểm Kết quả Nhóm can thiệp Nhóm chứng CSHQ (%) HQCT (%) p Địa điểm Kết quả Nhóm can thiệp Nhóm chứng CSHQ (%) HQC T (%) p

66

Nhận xét:

Mức độ đau thắt lưng có cải thiện nhưng không đáng kể qua hai lần điều tra ở nhóm chứng.

Mức độ đau thắt lưng ở nhóm can thiệp được cải thiện nhiều sau can thiệp, hiệu quả phục hồi không còn đau đạt 52,7% (p < 0,05).

Không có trường hợp nào đau mức độ trầm trọng sau can thiệp.

Bảng 3.34. Kết quả phục hồi các hoạt động trong sinh hoạt

Nhận xét: Ở nhóm chứng sự thay đổi khả năng thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt giữa hai thời điểm điều tra lần 1 và lần 2 không đáng kể.

Sự thay đổi khả năng thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt ở nhóm can thiệp rất rõ rệt, hiệu quả can thiệp với các trường hợp thực hiện các động tác trong sinh hoạt bình thường là 1350,8%.

Địa điểm Kết quả Nhóm can thiệp Nhóm chứng CSHQ (%) HQCT (%) p Địa điểm Kết quả

67

Bảng 3.35. Kết quả phục hồi độ giãn cột sống

Nhận xét: Sự phục hồi độ giãn cột sống thắt lưng giữa hai thời điểm điều tra ở nhóm chứng thay đổi không nhiều.

Ở nhóm can thiệp, cột sống thắt lưng có độ giãn bình thường sau can thiệp là 91,8%, hiệu quả can thiệp đạt 111,4% (p < 0,05).

Bảng 3.36. Kết quả phục hồi các điểm đau cạnh cột sống

Nhận xét: Ở nhóm chứng, sự phục hồi các điểm đau cạnh cột sống ở điều tra lần 1 và điều tra lần 2 có thay đổi nhưng không nhiều.

Sự phục hồi các điểm đau cạnh cột sống ở nhóm can thiệp đã có sự cải thiện rõ rệt, hiệu quả đạt 694,3% với p < 0,05.

Địa điểm Kết quả Nhóm can thiệp Nhóm chứng CSHQ (%) HQCT Địa điểm Kết quả Nhóm can thiệp Nhóm chứng CSHQ (%) HQCT

68

Bảng 3.37. Kết quả phục hồi các điểm đau gai sống

Nhận xét: Các điểm đau gai sống được cải thiện không nhiều ở nhóm chứng qua hai lần điều tra.

Có 87,3% các trường hợp sau can thiệp không còn các điểm đau gai sống, hiệu quả can thiệp là 360,7% với p < 0,05.

Bảng 3.38. Kết quả phục hồi cơ cạnh cột sống

Nhận xét: Sự thay đổi về phản ứng cơ cạnh cột sống ở nhóm chứng giữa hai thời điểm điều tra không nhiều.

Có 84,5% các trường hợp sau can thiệp không còn phản ứng cơ cạnh cột sống, hiệu quả can thiệp là 668,3%

Địa điểm Kết quả Nhóm can thiệp Nhóm chứng CSHQ (%) HQCT Địa điểm Kết quả Nhóm can thiệp Nhóm chứng CSHQ (%)

69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.39. Kết quả phục hồi độ cong sinh lý cột sống

Nhận xét: Độ cong sinh lý cột sống cải thiện không đáng kể so với trước can thiệp, hiệu quả can thiệp đạt rất thấp, sự khác biệt về kết quả điều trị không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Tỷ lệ %

60 54,6 56,4 trước can thiệp

50 40 30

32,7

sau can thiệp

25,4 20 10 18,2 12,7 0 0 0 TỐT KHÁ TRUNG BÌNH KÉM Kết quả

Biểu đồ 4. Hiệu quả phục hồi chức năng ĐTL trước và sau can thiệp

Nhận xét: Hiệu quả phục hồi chức năng ĐTL sau can thiệp đạt 32,7% phục hồi tốt, 54,6% phục hồi khá, phục hồi trung bình rất ít chiếm 12,7%, không có trường hợp nào phục hồi mức độ kém.

Địa điểm Kết quả Nhóm can thiệp Nhóm chứng CSHQ (%) HQCT (%) p Địa điểm Kết quả Trước CT

70

Bảng 3.40. Hiệu quả phục hồi chức năng đau thắt lưng

Nhận xét: Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tăng lên rõ ở 2 mức độ tốt và khá, (đạt 32,7% và 169,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Ở nhóm chứng sự thay đổi không đáng kể về hiệu quả phục hồi chức năng đau thắt lưng giữa điều tra lần đầu và điều tra lần cuối, p > 0,05.

* Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng với giải pháp can thiệp trong nghiên cứu định tính

Tại cộng đồng sau 2 năm quản lý, điều trị, chúng tôi đã tiến hành thảo luận với các nhóm liên quan về các vấn đề sau: sự thuận tiện của công tác truyền thông, tư vấn và điều trị đau thắt lưng tại cộng đồng, kết quả hoạt động của công tác quản lý điều trị bệnh, những khó khăn thuận lợi, làm thế nào để duy trì, và các khuyến nghị để công tác quản lý, điều trị này được tốt hơn. Chúng tôi thu được kết quả sau:

- 100% hội thảo viên cho rằng đã có sự phối kết hợp của các đoàn thể và cán bộ y tế trong việc chủ động phát hiện, truyền thông giáo dục sức khoẻ và quản lý đau thắt lưng tại cộng đồng.

Địa điểm Kết quả Nhóm can thiệp Nhóm chứng CSHQ (%) HQCT (%) p Địa điểm Kết quả

71

- 42/43 ( 97,7%) các thành viên trong hội thảo cho rằng công tác quản lý đau thắt lưng của cán bộ y tế trong mạng lưới tuyến y tế cơ sở đã được nâng cao và quản lý bước đầu có hiệu quả.

Theo Ông Lưu Ngọc T. Phân xưởng Công nghệ, can thiệp đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của công nhân nhà máy.

Ông Lưu Ngọc T, phân xưởng Công nghệ nói:

Nói thật lúc đầu các chị vận động đi tập tôi cũng ngại lắm vì đi làm về mệt quá, vả lại tôi nghĩ mình vận động suốt ngày rồi còn cần tập gì nữa, nể các cô ở trạm y tế tôi mới đi tập, về sau được nghe các cô nói chuyện tôi hiểu được tầm quan trọng của vận động cột sống, cộng thêm trên thực tế sau tập cũng thấy đỡ đau nhiều nên giờ thì thích thật rồi, tôi thấy thoải mái hẳn, hôm nào không tập cứ thấy người thế nào ấy mà tôi còn hướng dẫn cho bà xã tập cùng nữa đấy chị ạ..

Nhờ được trang bị những kiến thức cần thiết, đối tượng nghiên cứu đã có sự lựa chọn các phương pháp phù hợp để điều trị ĐTL.

Bà Phạm Thị Ngọc L. Phân xưởng Nguyên liệu nói:

Trước đây, mỗi lần bị đau lưng, chị phải bảo các cháu đi kiếm lá ngải cứu về sao nóng lên để đắp, từ hôm được cô Loan hướng dẫn dùng túi này chị thấy tiện hơn nhiều mà lại đỡ đau hơn đắp ngải cứu.

Do sự hiểu biết về đau thắt lưng tăng lên mà các đối tượng nghiên cứu đã giảm được rất nhiều sự lo lắng, phiền muộn về bệnh tật của mình

Bà Đoàn Thị Q. Phân xưởng Cơ điện cho biết:

Chị bị đau dạ dày nên toàn đi châm cứu với uống thuốc nam thôi, giờ mới biết còn có thể điều trị bằng các phương pháp khác nữa chị đỡ lo hơn.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động đã được mọi người tự giác thực hiện khi họ hiểu được tầm quan trọng của nó.

72

Bà Trần Mai K. Phân xưởng Nguyên liệu cho biết:

Trước đây khi làm việc nhà như nấu ăn, giặt giũ, hay xách túi gạo chẳng hạn em cứ tiện đâu ngồi đó, tiện đâu làm đó. Được các chị giảng giải em mới biết ngay cả những động tác đơn giản ấy nếu không thực hiện đúng cũng gây đau lưng, may cho em quá chứ nếu già rồi mới biết những vấn đề đó thì thật thiệt thòi.

Xác định rằng các cộng tác viên đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động, chúng tôi đã chú trọng xây dựng đội ngũ này rộng khắp đến từng tổ sản xuất và có đủ năng lực để thực hiện tốt các hoạt động phòng chống đau thắt lưng tại đơn vị.

Ông Nguyễn văn L. Tổ trưởng công đoàn tổ Đúc II PX Công nghệ nói:

Qua thời gian hoạt động trong chương trình phòng chống đau thắt lưng của chị, chúng tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động khác của đơn vị. Tôi nghĩ, chính sự phối hợp chặt chẽ của các cộng tác viên trong hoạt động là mấu chốt của sự thành công, nếu các phong trào khác chúng tôi cũng phối hợp tốt như thế này thì sẽ tạo được tinh thần thi đua trong toàn nhà máy và hiệu quả các hoạt động sẽ cao hơn...

Hoạt động của trạm y tế nhà máy cũng có nhiều thay đổi nên hiệu quả quản lý sức khỏe tốt hơn.

Bà Nguyễn Thị L.. trạm trưởng Trạm y tế nhà máy đánh giá:

Trước đây, chúng em chỉ thường trực để khám điều trị, cấp giấy nghỉ hoặc làm thủ tục chuyển lên tuyến trên những người có nhu cầu, nhờ những kinh nghiệm có được từ chương trình phòng chống đau thắt lưng này, chúng em đã thay đổi nếp làm việc, từ chỗ chỉ hoạt động bị động sang các hoạt động chủ động để chăm sóc và quản lý sức khỏe của công nhân nhà máy, đặc biệt sẽ phát huy tối đa vai trò các cộng tác viên trong phòng chống các tai nạn thương tích…

73

Lãnh đạo nhà máy đánh giá rất cao hiệu quả của chương trình mang lại cho công nhân.

Bà Nguyễn Thị D.. Chủ tịch Công đoàn nhà máy nói:

Chúng tôi rất quan tâm đến việc chăm lo đời sống của anh chị em nhưng về bệnh tật thì mới chỉ quan tâm đến các bệnh nghề nghiệp và những bệnh như huyết áp cao, tim mạch thôi. Chúng tôi đánh giá rất cao hiệu quả của chương trình phòng chống đau thắt lưng của bệnh viện. Nhờ chương trình này mà chúng tôi có điều kiện chăm lo cho anh chị em được đầy đủ hơn, chúng tôi cũng đỡ khó khăn trong sắp xếp nhân lực làm việc hơn. Thay mặt công nhân nhà máy, cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn bệnh viện, mong rằng về sau này bệnh viện có nhiều chương trình hoạt động hướng tới người lao động hơn nữa.

Tóm lại, các ý kiến đều cho rằng hoạt động của chương trình phòng chống đau thắt lưng đã đem lại kết quả tốt trong điều trị và điều trị dự phòng đau thắt lưng cho công nhân nhà máy Luyện thép Lưu Xá.

74

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng đau thắt lưng của công nhân Luyện thép Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp (Trang 80 - 90)