Đặc điểm nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp (Trang 34 - 36)

Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng là một đơn vị thành viên thuộc Công ty gang thép Thái Nguyên do nước cộng hòa dân chủ Đức viện trợ xây dựng ngày 23/3/1971. Sau 4 năm, ngày 1/5/1975, nhà máy đi vào hoạt động. Cho đến nay nhà máy đã hoạt động được 36 năm, nhưng các lò sản xuất chỉ được nâng cấp trên cơ sở những lò luyện cũ nên còn lạc hậu nhiều so với công nghệ Luyện thép của thế giới hiện nay.

* Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy

Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng gần tương tự như hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy Luyện thép Lưu Xá, trong đó thêm một bộ phận cán thép ở phân xưởng Công nghệ.

* Các bước cơ bản trong quá trình công nghệ

Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng hiện nay sản xuất thép lỏng từ thép phế và gang bằng 4 lò điện với công suất 9 tấn/mẻ. Dây chuyền cán thép công suất 10 vạn tấn/năm. Các bước công nghệ từ nguyên liệu nấu luyện thành thép thỏi giống nhà máy Luyện thép Lưu Xá, sau đó thêm một công đoạn đưa thép thỏi qua hệ thống dây chuyền cán thành thép tròn trơn hoặc thép dẹt có kích thước tùy theo kế hoạch.

* Tình hình sử dụng thời gian lao động

Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng cũng bố trí sản xuất theo ca giống như nhà máy Luyện thép Lưu Xá [13].

24

1.5.3. Một số đặc điểm về thiết kế vị trí lao động và ecogonomic nhà máy Luyện thép

Sau khi quan sát, đánh giá theo tiêu chuẩn của OWAS, chúng tôi thấy vị trí lao động của công nhân các nhà máy Luyện thép có nhiều yếu tố có thể có liên quan tới đau thắt lưng và rối loạn cơ xương như: tư thế lao động của lưng cúi, vặn; tư thế lao động của tay ở trên mức bả vai; chân làm việc ở tư thế khuỵu, quỳ, đứng và đi lại nhiều; phải nâng nhấc các vật nặng như thép phế, thiết bị máy móc có trọng lượng trên 10 kg; môi trường làm việc nóng. Ngoài ra, khối lượng công việc người công nhân phải hoàn thành trong một ca sản xuất cao, trung bình một ca phải luyện từ 250 - 270 tấn phôi thép. Để hoàn thành khối lượng công việc như vậy, mỗi phân xưởng sản xuất phải hoàn thành phần công việc theo đặc thù của phân xưởng, trong đó đặc biệt phân xưởng Nguyên liệu phải chuẩn bị khối lượng nguyên liệu cũng từ 250- 270 tấn gang và thép phế, nhiều công đoạn công nhân làm thủ công rất nặng nhọc. Những vấn đề trên là lý do chúng tôi lựa chọn nhà máy là địa điểm nghiên cứu và chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này hơn ở trong phần xác định các yếu tố liên quan tới đau thắt lưng của công nhân.

Qua tổng quan tài liệu ở trên thế giới và trong nước cho thấy công nhân làm việc ở các nhà máy công nghiệp có tỷ lệ rối loạn cơ xương, trong đó nổi bật lên là tỷ lệ đau thắt lưng cao, liên quan đến điều kiện lao động, mức độ hiểu biết về phòng chữa bệnh của người công nhân. Cũng đã có những nghiên cứu làm giảm thiểu bệnh thông qua truyền thông và áp dụng một số biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, ở nhà máy Luyện thép Thái Nguyên chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về đau thắt lưng, đặc biệt là nghiên cứu về mối liên quan giữa đặc thù nghề nghiệp với đau thắt lưng và đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp. Đây chính là cơ sở để chúng tôi triển khai đề tài này.

25

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w