Các yếu tố liên quan với ĐTL ở công nhân Gang thép Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp (Trang 102 - 105)

* Liên quan giữa ĐTL với các hoạt động trong lao động

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 cho thấy những người công nhân có các hoạt động tăng gánh nặng cho CSTL có tỷ lệ ĐTL là 33,4%, hơn hẳn so với những công nhân trong công việc có các hoạt động khác (27,2%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả một số nghiên cứu ở công nhân ngành thép trên thế giới:

Nghiên cứu của Suadicani P. thấy có sự liên quan giữa ĐTL với các động tác không sinh lý trong sinh hoạt và lao động như nhịp đi hay tốc độ đi quá nhanh (OR 3,0, CI 1,5 - 5,8), thường xuyên bê, vác (nâng lên, nhấc lên) các vật nặng (OR 2,3, CI 1,2 - 4,2) ở 469 công nhân ngành thép [109].

Nghiên cứu khác về ĐTL và các yếu tố liên quan tại hai khu công nghiệp thép với 618 công nhân tình nguyện tham gia cũng cho thấy có một mối liên quan giữa ĐTL với hai yếu tố nghề nghiệp là mang vác nặng ở vai (OR 1,62) và làm việc ở tư thế ngồi của lái xe (OR 1,15) [88].

Năm 2005 trong một nghiên cứu của Van Vuuren BJ. ở công nhân nhà máy thép Nam Phi thấy có sự liên quan giữa ĐTL với lao động ở tư thế xoắn vặn và gập thân (OR 2,81, CI 7,02 - 2,73); sự liên quan giữa ĐTL với các động tác lao động phải điều khiển bằng tay các loại thiết bị to lớn cồng kềnh (OR 5,58, CI 1,67 - 26,7), liên quan giữa ĐTL với lao động mang vác vật nặng (OR 7,20, CI 1,60 - 32,37) và liên quan với làm việc trên những bề mặt trượt không bằng phẳng (OR 3,62, CI 1,20 - 10,90) [116].

Các nghiên cứu trên thế giới và của chúng tôi có thể khẳng định các hoạt động như bê vác vật nặng, xúc, kéo vật nặng hoặc đẩy vật nặng là những hoạt động tăng gánh nặng cho CSTL và có thể dẫn tới ĐTL.

* Liên quan giữa ĐTL với gánh nặng trong công việc

Trong cùng một đơn vị sản xuất, cùng một loại công việc, một khối lượng phải hoàn thành nhưng có người cảm nhận công việc vừa sức chịu

87

đựng, ngược lại, có người cảm nhận công việc vượt quá sức chịu đựng của họ và gánh nặng công việc đã tác động gây ĐTL cho công nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có công việc vượt sức chịu đựng của họ có tỷ lệ ĐTL là 40,4%, nguy cơ ĐTL cao gấp 1,91 lần những người cảm thấy công việc vừa với sức chịu đựng (bảng 3.12). Kết quả nghiên cứu của Suadicani P. cũng cho biết, những người cảm nhận công việc vượt sức chịu đựng có tỷ lệ ĐTL là 47% [110]. Từ các kết quả nghiên cứu phản ánh một điều bất hợp lý là trong một tổ sản xuất, sức khỏe, lứa tuổi, giới tính…của công nhân không giống nhau nhưng lại cùng phải làm một loại công việc, cùng phải hoàn thành một khối lượng như nhau thì sẽ dẫn đến nguy cơ ĐTL với những người có thể lực kém hơn. Đây là điều mà các cấp lãnh đạo cần phải quan tâm điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, không dễ dàng gì nhà máy có được 100% công nhân có sức khỏe như nhau, khả năng chịu đựng gánh nặng công việc như nhau. * Liên quan giữa ĐTL với làm việc ở tư thế đứng và cúi

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13 cho thấy những công nhân làm việc ở tư thế đứng và cúi có liên quan đến ĐTL, tỷ lệ đau thắt lưng của những người làm việc ở tư thế đứng và cúi là 41,3%, cao hơn tỷ lệ mắc của những người làm việc ở tư thế khác là 30,0% với p < 0,05.

Nghiên cứu của Dương Thế Vinh ở công nhân hái chè nông trường Thanh Ba (Phú Thọ) cũng cho biết có sự liên quan giữa ĐTL với lao động ở tư thế cúi đồng thời vặn xoay người, nhóm lao động có động tác cúi tỷ lệ ĐTL là 35,13%, nhóm lao động có động tác cúi đồng thời xoay vặn người tỷ lệ ĐTL là 44,28% [45].

Theo Vũ Quang Bích ở tư thế đứng áp lực tải trọng tĩnh tác động lên đĩa đệm CSTL là 100 kg, ở tư thế cúi, áp lực này tăng lên là 140 kg [7]. Do vậy, tính chất công việc của công nhân một số bộ phận phải lao động trong tư thế không hợp lý dẫn đến đau thắt lưng là điều dễ hiểu.

88

* Mối liên quan giữa ĐTL và thực hành các tư thế trong sinh hoạt và lao động

Các hoạt động như ngồi, bê hoặc xách một vật nào đó là các hoạt động thường được sử dụng trong sinh hoạt cũng như trong lao động, tuy nhiên không phải ai cũng biết thực hiện đúng, do vậy kết quả nghiên cứu bảng 3.14, bảng 3.15 và bảng 3.16 cho thấy có 607/1033 người thực hiện tư thế ngồi làm việc không đúng, nguy cơ ĐTL cao gấp 1,43 lần những người thực hiện tư thế ngồi đúng, có 915/1033 người thực hiện bê vật nặng không đúng, nguy cơ ĐTL cao gấp 1,89 lần những người có tư thế đúng, có 949/1033 người có tư thế xách vật nặng không đúng, nguy cơ ĐTL cao gấp 4,10 lần những người có tư thế xách vật nặng đúng.

Sự liên quan giữa ĐTL với tư thế trong lao động ở công nhân ngành thép được các tác giả trên thế giới rất quan tâm. Nghiên cứu của Suadicani P. cho biết có sự liên quan giữa ĐTL với các hoạt động bê vật nặng (OR 0,57; CI 0,42 - 0,76) [109], nghiên cứu của Van Vuuren BJ. cho biết có sự liên quan giữa ĐTL với mang vác vật nặng (OR 7,20, CI 1,60 - 32,37), liên quan giữa ĐTL với lao động ở tư thế ngồi xổm (OR 4,62, CI 1,28 - 16,60) [117].

Kết quả các nghiên cứu đặt ra một yêu cầu cấp thiết là cần thực hiện các biệp pháp để giúp công nhân các nhà máy thép nói riêng và cho cộng đồng nói chung hiểu biết về các tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động, đồng thời với tập huấn việc thực hành các tư thế đúng để giảm nguy cơ ĐTL do thực hiện các tư thế không đúng gây nên.

* Liên quan giữa ĐTL với mật độ xương ở nữ công nhân

Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng xương, gây tổn hại đến vi cấu trúc của xương làm cho xương giòn và dễ gẫy. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ cao hơn nam giới như ở Pháp có khoảng 4,5 triệu phụ nữ bị loãng xương trong khi đó ở nam giới chỉ có 1,4 triệu người bị loãng xương [17]. Nguyên nhân sự khác biệt do phụ nữ phải thực hiện chức năng sinh đẻ, nuôi con bằng sữa của mình và có những rối loạn nội tiết sinh dục

89

thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Loãng xương là một trong những nguyên nhân gây ĐTL, mặt khác biến chứng thường gặp của loãng xương là gẫy xương, từ thực tiễn trên, chúng tôi đã đo mật độ xương cho các nữ công nhân để xác định có hay không mối liên quan giữa ĐTL với mật độ xương, từ đó có các giải pháp can thiệp phù hợp giúp cho chị em không chỉ có bộ xương chắc khỏe mà còn phòng ĐTL và nguy cơ gẫy cột sống do loãng xương. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ giảm mật độ xương và loãng xương ở các nữ công nhân là 29,0%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ giảm mật độ xương và loãng xương ở nữ CBVC bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên (51,7%) [17]. Từ kết quả nghiên cứu ta thấy lao động không chỉ có mặt tiêu cực là gây mệt mỏi và tác động xấu tới các khớp mà nó còn có mặt tích cực giúp chị em có bộ xương chắc khỏe hơn hẳn so với CBVC của bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên. Quan trọng hơn chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa đau thắt lưng với giảm mật độ xương và loãng xương ở các nữ công nhân. Kết quả nghiên cứu này cũng phần nào chứng minh các yếu tố có liên quan tới ĐTL của các đối tượng nghiên cứu hoàn toàn là các yếu tố trong lao động của công nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng đau thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép thái nguyên và áp dụng một số giải pháp can thiệp (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w