Lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp quyết định thành công của chương trình. Các phương pháp điều trị Nội khoa được các nghiên cứu khẳng định có tác dụng trong điều trị cho bệnh nhân ĐTL. Tuy nhiên các tác giả đều thấy rằng việc lựa chọn thuốc, đường dùng thuốc, liều lượng thuốc, lựa chọn mô đích… còn có rất nhiều vấn đề tranh luận [84], [100], [106], [107], [129]. Mặt khác, các tác dụng không mong muốn như tổn thương dạ dày của các thuốc chống viêm, giảm đau, tác dụng gây rối loạn tiêu hóa của các thuốc giãn cơ là những hạn chế trong lựa chọn phương pháp điều trị này [47], [49], [50], [80].
Phẫu thuật ngoại khoa điều trị ĐTL chỉ áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng hoặc không có chỉ định điều trị bảo tồn, mặt khác có khoảng 35% bệnh nhân có các rối loạn liên quan đến phẫu thuật, do vậy chỉ định phẫu thuật ngoại khoa rất hạn chế [59], [90], [97], [126].
Các phương pháp điều trị Vật lý trị liệu như thể dục trị liệu, nhiệt trị liệu…có tác dụng điều trị các trường hợp đau thắt lưng và đau thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm [36]. Ngoài giảm đau, phương pháp điều trị còn có tác dụng thư giãn, cải thiện giấc ngủ, giảm lo lắng và căng thẳng. Một ưu điểm nữa của phương pháp là khắc phục được những nhược điểm của phương pháp điều trị nội khoa chúng tôi đã nêu ở trên [73], [81], [98], do vậy chúng tôi đã lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu trong can thiệp của mình.
Các bài tập vận động CSTL có 3 mục đích: giảm đau, phục hồi chức năng vận động của cột sống thắt lưng và phòng ngừa tái phát [96]. Bài tập theo phương pháp Williams gồm 6 động tác đơn giản, dễ thực hiện, tác dụng gập
102
thân làm mở rộng lỗ liên đốt, giảm ưỡn thắt lưng. Bài tập còn có tác dụng kéo giãn cơ gập hông và cơ duỗi lưng dưới, đồng thời làm khỏe cơ bụng, tạo sự cân bằng giữa các nhóm cơ trước và sau cột sống. Điểm hạn chế của bài tập là làm tăng áp lực lên phần trước đĩa đệm và làm chậm sự phục hồi của thoát vị đĩa đệm nên thường không được áp dụng cho bệnh nhân ĐTL cấp tính hoặc thoát vị đĩa đệm, với đối tượng nghiên cứu là những trường hợp ĐTL mạn tính và bán cấp, chúng tôi áp dụng bài tập này trong nghiên cứu là phù hợp.
Phương pháp điều trị nhiệt nóng có tác dụng giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng cho các nhóm cơ cạnh cột sống tạo điều kiện để bài tập đạt hiệu quả cao hơn.
Bảng 4.1. Kết quả can thiệp của một số nghiên cứu
Từ bảng trên cho thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tốt và khá cao hơn kết quả nghiên cứu của Dương Thế Vinh và George SZ. Rõ ràng việc kết hợp các phương pháp điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi đã cho hiệu quả can thiệp cao hơn. Mặc dù việc so sánh như vậy cũng chưa thật chính xác vì các nghiên cứu thực hiện ở các đối tượng khác nhau và thời điểm khác nhau, tuy nhiên với kết quả đạt được chúng tôi cho rằng phương pháp can thiệp đã thật sự mang lại hiệu quả trong cải thiện tình trạng ĐTL cho các đối tượng nghiên cứu.
Tác giả Phương pháp can thiệp Kết quả (%) Tác giả Phương pháp can thiệp
103
4.3.4. Sự chấp nhận của cộng đồng với mô hình truyền thông, can thiệpphòng chống đau thắt lưng tại địa điểm nghiên cứu