1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình

106 908 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 8,55 MB

Nội dung

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận văn Ngày nay, giải quyết sự nghèo đói đang là một trong tám mục tiêu của thiên nhiên kỷ là mối quan tâm toàn cầu. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng và kéo dài nghèo đói chính là nhân tố gây nên những tệ nạn xã hội phức tạp và hậu quả khó lường. Trong khi đó, những chính sách của nhà quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để biết được những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự ngèo đói và các phương thức quản lý để làm cơ sở trong công tác xóa đói giảm nghèo. Đây chính là vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói, Việt Nam thừa nhận định nghĩa này như sau: “Nghèo là thực trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của địa phương” Thực trạng nghèo đói trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank), nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục suy giảm trong năm 2009 sẽ đẩy thêm 53 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao. Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa mạng sống của thêm 200.000-400.000 trẻ em trong giai đoạn năm 2009-2015, theo đó sẽ có 1,4-2,8 triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn. Bên cạnh đó, số lượng, hình thức, mức độ ngèo đói và những biện pháp áp dụng của các quốc gia khác nhau nhằm hạn chế sự nghèo đói cũng khác nhau và không đồng nhất. Đây cũng chính là một hạn chế của công tác xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn cầu. 2 Mặt khác, trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc nghiên cứu về sự nghèo đói mới chỉ dừng lại ở phạm vi tổng thể, chưa đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực Thủy sản. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự nghèo đói và nhân tố ảnh hưởng tới nghèo đói của ngư dân trong lĩnh vực thủy sản là hướng nghiên cứu cần quan tâm. Kết quả nghiên cứu mang tính định lượng này sẽ là cơ sở để đưa ra những chính sách quản lý và giải pháp hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo. Nếu điều này được thực thi thì sẽ là một động lực rất lớn đối với cộng đồng ngư dân nghèo ven biển. Ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là 6 xã bãi ngang, cồn bãi gồm xã: Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phúc, có diện tích là 10.277,8 ha với số dân của vùng này là 46.463 người, tỷ lệ các hộ nghèo năm 2010 theo chuẩn của Quốc gia (giai đoạn 2006-2010) là 15,97%, theo chuẩn mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là 18,64%, tỷ lệ hộ nghèo của khu vực này quá cao so với bình quân toàn tỉnh Quảng Bình là 11,56% . 2 câu hỏi nghiên cứu đặt ra đó là: - Thực trạng tình hình nghèo đói của ngư dân ven biển vùng này? - Các nhân tố nào ảnh hưởng nghèo đói của ngư dân tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình? Để giải quyết vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chung Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng nghèo đói từ đó gợi ý những chính sách nhằm giảm nghèo bền vững cho cộng đồng ngư dân nghèo ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng tình hình nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3 - Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của ngư dân tại huyện Quảng Trạch trong những năm gần đây. - Đề xuất và gợi ý một số chính sách quản lý đối với những cơ quan hữu quan trong thời gian tới giúp ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch sớm thoát nghèo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hộ ngư dân nghèo ven biển vùng bãi ngang huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình gồm các xã: Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phúc - Thời gian: Từ tháng 9/2009 đến tháng 4/2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp), phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp chuyên khảo, phương pháp định lượng với sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng: Excel, SPSS… Phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp): thực hiện tổng hợp các báo cáo, số liệu thống kế và phỏng vấn các hộ dân thuộc các xã ven biển huyện Quảng Trạch trong phạm vi nghiên cứu với các tiêu chí chủ yếu như: tuổi, giới tinh, tôn giáo, thu nhập từ ngành nghề, chi tiêu, việc làm, trình độ văn hóa, sở hữu tài sản đất đai, vốn sản xuất. Phương pháp này tạo ra cơ sở dữ liệu sơ cấp để xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm phân tích tình trạng nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo và đề xuất hướng giải quyết. Phương pháp chuyên khảo: để nghiên cứu các tài liệu có tính chất lý luận về nghèo đói, các mô hình đã được các tác giả đi trước nghiên cứu về nghèo đói. 4 Phương pháp thống kê mô tả: để mô tả về tình hình nghèo đói, các đặc điểm về kinh tế, xã hội. Phương pháp phân tích và tổng hợp: dùng để phân tích và tổng hợp về tình hình nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của vùng nghiên cứu. Phương pháp định lượng: lập mô hình hồi quy để tìm ra mối quan hệ giữa chi tiêu đầu người với các yếu tố khác như: việc làm, vốn sản xuất, số con, sống lệ thuộc, trình độ văn hóa, sở hữu tài sản đất đai, dân tộc, điều kiện sống, từ đó đề xuất một số chính sách giảm nghèo trên địa bàn ven biển huyện Quảng Trạch. 5. Những đóng góp của luận văn Về mặt lý thuyết, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghèo đói, đồng thời làm rõ bản chất của nghèo đói. Về mặt thực tiễn, luận văn làm phong phú thêm thực tế và kinh nghiệm nghiên cứu vấn đề nghèo đói, đặc biệt là vấn đề nghèo đói của các hộ ngư dân làm nghề thủy sản vùng bãi ngang ven biển. Ngoài ra, luận văn còn dùng làm tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục và tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được cấu trúc thành 5 chương như sau: Chương 1 nêu về tổng quan lý thuyết về nghèo đói bao gồm khái niệm về nghèo đói, các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói, tổng hợp tình hình nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam. Chương 2 nêu lên cơ sở xác định đâu là nghèo, đo lường và đánh giá mức độ nghèo đói, tổng quan các nghiên cứu liên quan đến nghèo đói và đề xuất mô hình nghiên cứu về tình hình nghèo của các hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 3 sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu bao gồm các phương pháp nghiên cứu, nguồn số liệu sử dụng, mẫu nghiên cứu, cách thức và phương pháp chọn mẫu. Chương 4 trình bày về kết quả nghiên cứu, sẽ phân tích về tình hình nghèo đói của các hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch và kết quả mô hình kinh tế lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới nghèo đói của các hộ dân này. Chương sẽ nêu những gợi ý chính sách nhằm giảm nghèo cho các xã ven biển từ việc nghiên cứu thực trạng của khu vực này đồng thời trình bày những hạn chế của mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu. 5 Chương 1- TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI 1.1. Khái niệm về nghèo đói Báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về phát triển con người có ba quan điểm khác nhau về nghèo đói: - Quan điểm thu nhập (tiêu dùng). - Quan điểm nhu cầu cơ bản. - Quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người. a. Báo cáo phát triển liên hợp quốc (UNDP) 1997 cho rằng có 3 quan điểm khác nhau: Quan điểm về thu nhập là một cách hiểu hẹp nhất, một người được cho là vô sản nếu như mức thu nhập của anh ta dưới một ngưỡng xác định. Quan điểm nhu cầu cơ bản: Quan điểm này không xuất phát từ mức thu nhập mà xuất phát từ khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho người dân để họ ngăn ngừa nghèo đói. Nghĩa là thu nhập của họ không nhiều, họ có thể tự mình sản xuất một phần sản phẩm nào đấy, còn các nhu cầu khác sẽ được thỏa mãn nhờ các dịch vụ miễn phí của Nhà nước như y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc… Quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người: Người dân không thể có được khả năng thỏa mãn một cách đầy đủ mọi nhu cầu căn bản của mình như: ăn, mặc, ở…Ngoài ra, họ còn bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục, tham gia vào các hoạt động đoàn thể và không được thỏa mãn cả nhu cầu về văn hóa xã hội…Tóm lại là sự lựa chọn của họ bị hạn chế. Áp dụng quan điểm tiếp cận này cho phép định nghĩa nghèo đói như là một sự thiếu vắng hàng loạt nhu cầu cơ bản và hạn chế sự lựa chọn của con người. Quan điểm này nó bao trùm 2 quan điểm trên. Nghĩa là cả mức thu nhập và hạn chế khả năng con người thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình. Cách nhìn vấn đề từ quan điểm phát triển con người cho phép khảo sát nghèo đói như là một hiện tượng đa chiều, có nguồn gốc sâu xa. 6 b. Ủy ban kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Thái Lan 1993) đưa ra khái niệm về nghèo đói và cũng thường sử dụng ở Việt Nam là: "Nghèo là thực trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận" c. Hội nghị thượng đỉnh thế giới Copenhagen - Đan Mạch(1995): “Người nghèo là tất cả những ai thu nhập thấp hơn 1USD/ngày/người số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. d. Ngân hàng thế giới (WB 1990) Ngèo là tình trạng không có khả năng có mức sống tối thiểu (bao gồm thiếu thốn những sản phẩm dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục, vật chất, vv… Tóm lại, tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. - Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. - Thiếu cơ hội được lựa chọn tham gia vào các dịch vụ cơ bản trong quá trình phát triển của cộng đồng. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Ngân hàng thế giới về nghèo đó là tình trạng mà cá nhân hoặc hộ gia đình “không có khả năng có mức sống tối thiểu”. QUAN ĐIỂM THU NHẬP QUAN ĐI ỂM KHẢ NĂNG PHÁT TRI ỂN TIỀM NĂNG QUAN ĐI ỂM NHU C ẦU C Ơ Hình 1.1. Các quan điểm về nghèo đói 7 1.2. Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói 1.2.1. Phương pháp dựa vào chi tiêu Theo Sarah Bales (2001) thì tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói đó là mức chi tiêu (hay thu nhập) để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Ngân hàng thế giới (WB 2007), Cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay trong đo lường phúc lợi kinh tế đó là dựa vào chi tiêu hay thu nhập của hộ gia đình nếu chúng ta chia đều cho các thành viên của hộ thì được chỉ tiêu chi tiêu hay thu nhập bình quân đầu người.(WB 2005) thì các nước phát triển sử dụng thu nhập để xác định nghèo đói vì nó mang tính ổn định cao hơn, đối với các nước đang phát triển thì dùng chỉ tiêu chi tiêu vì dễ thấy và dễ dàng hơn. Nội dung của phương pháp này dựa vào các cuộc điều tra về thông tin chi tiết chi tiêu của hộ, từ đó là cơ sở để tính toán chuẩn nghèo và được đo bằng mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo đủ 2100 Kcalo trong một ngày, dựa vào cách mà hộ phân bổ chi tiêu giữa những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống như lương thực và phi lương thực. Trên cơ sở đó những hộ có mức chi tiêu bình quân đầu người dưới chuẩn nghèo là những hộ nghèo và tỷ lệ nghèo là tỷ lệ dân số có mức chi tiêu dưới chuẩn nghèo. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm như là chi phí lớn, điều tra chi tiêu đầu người mẫu thường nhỏ và sai số trong quá trình ước tính nghèo đói có thể xảy ra rất cao. Phương pháp này thường cho kết quả khả quan và đáng tin cậy với cấp độ tính toán trên phạm vi rộng từ cấp vùng hoặc tỉnh trở lên. 1.2.2. Phương pháp dựa vào thu nhập Việc áp dụng phương pháp tính toán và xác định nghèo đói theo phương pháp dựa vào thu nhập được Bộ LĐTB&XH nước ta áp dụng và triển khai trong điều tra đánh giá mức sống dân cư năm 1998 và 2002. Nội dung chủ yếu của phương pháp này đó là điều tra những thông tin liên quan đến thu nhập của một hộ gia đình trong một năm và lấy bình quân theo đầu người của hộ đó, trên cơ sở số liệu đó đối chiếu với chuẩn nghèo được ban hành đối với khu vực hộ đó đang cư trú. Ở Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dựa trên điều tra gồm những câu hổi về tài sản và về thu nhập từ các nguồn khác nhau. Thu nhập từ tất cả các nguồn này được cộng 8 lại, chia cho số người trong hộ và so sánh với một trong hai chuẩn nghèo tùy theo xã đó thuộc vùng nào. Năm 2005 (QĐ số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005, chuẩn nghèo áp dụng cho Việt Nam giai đoạn 2006-2010). Chuẩn nghèo ở thành thị: 260.000 đ/người/tháng Nông thôn: 200.000 đ/người/tháng. Năm 2008: Chuẩn nghèo ở thành thị: 390.000 đ/người/tháng Nông thôn: 300.000 đ/người/tháng. Năm 2011 (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011, chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) Chuẩn nghèo ở thành thị: 500.000 đ/người/tháng Nông thôn: 400.000 đ/người/tháng. Tuy nhiên phương pháp này cũng mắc phải một số nhược điểm như tâm lý của người dân không muốn khai thật về mức thu nhập của mình. Theo Alderman (1994) & Paxson (1993), ở các nước kém phát triển thu nhập của hộ thường biến động theo mùa vụ trong khi chi tiêu dùng tương đối ổn định theo các năm vì thế chi tiêu của hộ là con số phản ánh mức sống của hộ tốt hơn so với thu nhập. Hình 1. 2. Đường thu nhập và chi tiêu trong năm c ủa hộ gia đình. Nguồn: WB (2007) 9 1.2.3. Phân loại của địa phương Điểm căn bản trong việc xác định đối tượng nghèo và phân bổ các khoản trợ giúp trên thực tế ở các địa phương là có sự chi phối theo một tập tục truyền thống, đó là thôn. Mỗi thôn sẽ lên danh sách những hộ nghèo và đói. Danh sách này sẽ được cập nhật một hoặc hai lần trong một năm, khi mà những lợi ích như miễn học phí và thẻ khám chữa bệnh được phát. Trên thực tế thì chúng ta dễ dàng hiểu được rằng những hộ không nghèo thường không tham gia hội đồng này vì họ ít có khả năng nhận được những lợi ích kèm theo. Nhiều khi những khoản lợi ích được cấp không cung ứng đầy đủ cho tất cả những hộ thuộc diện nghèo, do đó vấn đề đặt ra là xem ai xứng đáng nhận được những khoản trợ giúp đó, cộng thêm sự đánh giá chủ quan của những hộ khác, ngoài những yếu tố về mặt thu nhập. Và đến đây thì chúng ta có thể thấy được ưu điểm của phương pháp mà Bộ LĐTB&XH áp dụng để xác định những hộ nghèo. Nhược điểm của phương pháp này đó là thiếu một quy tắc chặt chẽ để xác định hộ nghèo và liệu việc thảo luận cấp thôn có thật sự thành công trong việc xác định ai là người cần giúp đỡ nhất hay không vẫn là một câu hỏi cần bỏ nghỏ, một mặt nữa là những hộ bị coi là không chăm chỉ lao động hoặc không có trách nhiệm xã hội hiếm khi nhận được sự giúp đỡ, trên thực tế thì con cái của những hộ này chịu sự thiệt thòi rất lớn từ các phân loại này. Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài sử dụng chỉ tiêu "chi tiêu bình quân để đánh giá sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch và đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự nghèo đói này. 1.3. Tổng quan về nghèo đói trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới Trong số hơn 6 tỷ người trên Trái đất thì có 2,8 tỷ người sống dưới mức 2 USD một ngày và 1,2 tỷ người sống dưới mức 1 USD, 44% số này sống ở khu vực Nam Á. Trong khi ở các nước giàu, trung bình trong 100 đứa trẻ sinh ra chỉ có chưa đến một trẻ không sống được đến tuổi thứ 5 thì ở những nước nghèo tỷ lệ này là gần 10 20 trẻ. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở các nước phát đang phát triển lên tới 50% còn ở những nước giàu có chưa đến 5%. Bảng 1.1. Nghèo đói theo thu nhập, phân theo vùng trong một số năm, giai đoạn 1990-2005 Số người sống dưới 1USD một ngày (triệu người) Vùng 1990 1996 1998 2005 Đông Á và Thái Bình Dương trừ Trung Quốc 45245 265,1 287,3 Châu Âu và Trung Á 7,1 23,8 24 Mỹ Latinh và Trung Á 73,8 76 78,2 Trung Đông và Bắc Phi 5,7 5,0 5,5 Nam Á 495,1 531,7 522 Nam Sahara châu Phi 242,3 289 290 WB đã đưa ra chuẩn nghèo mới thu nhập dưới 1,25 USD/ngày Số người sống dưới 1USD một ngày (%) Vùng 1990 1996 1998 2005 Đông Á và Thái Bình Dương 27,6 14,9 15,3 Châu Âu và Trung Á 1,6 5,1 5,1 Mỹ Latinh và Trung Á 16,8 15,6 15,6 Trung Đông và Bắc Phi 2,4 1,8 1,9 Nam Á 44 42,3 40,0 Nam Sahara châu Phi 47,7 48,6 46,3 WB đã đưa ra chuẩn nghèo mới thu nhập dưới 1,25 USD/ngày Nguồn: Ngân hàng thế giới Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng của thế giới năm 2005 Vùng Số người sống dưới 1,25 USD một ngày (%) Số người sống dưới 2 USD một ngày (%) Đông Á và Thái Bình Dương 16,8 38,7 Châu Âu và Trung Á 3,7 8,9 Mỹ Latinh và Trung Á 8,2 17,1 Trung Đông và Bắc Phi 3,6 16,9 Nam Á 40,3 73,9 Nam Sahara châu Phi 50,9 72,9 Nguồn: Ngân hàng thế giới [...]... hộ sẽ dịch chuyển từ Po sang P1 2.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến nghèo đói 2.3.1 Tổng quan những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các nghiên cứu đã thực hiện Theo Lê Đại Trí và ctv (2003) trong nghiên cứu “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long”, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói là do có ít lao động, có ít đất sản xuất, thiếu... trong nghiên cứu “Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng tại Ninh Thuận” cho rằng các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến nghèo đói như: thiếu vốn, đông nhân khẩu, thiếu việc làm, thiếu đất, thiếu kinh nghiệm,vv… Theo báo cáo của Bộ lao động TB&XH (2003) thì những nguyên nhân nghèo đói tính chung cho cả nước bao gồm 8 nhân tố chính, được tập hợp trong bảng sau: Bảng 2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo. .. yếu tố Xi lên chi tiêu được xác định là C0 * βi 2.2.3.2 Mô hình phân tích những nhân tố tác động đến khả năng nghèo của hộ gia đình Tình trạng nghèo xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, vì thế khả năng nghèo của hộ sẽ là hàm phụ thuộc vào những nhân tố ảnh hưởng đến nó Do đó, để xem xét một hộ gia đình có được đánh giá nghèo hay không khi chịu ảnh hưởng của một biến số kinh tế xã hội thay đổi (nghèo. .. giữa các ngư i nghèo Đồng thời, Grameen Bank cũng chứng minh được rằng ngư i nghèo có khả năng chi trả và vi tín dụng cùng có hiệu quả ở hai phía ngư i đi vay và ngư i cho vay Nhận xét chung của những ngư i nghiên cứu ngân hàng này là nó rất kiên trì mục tiêu phục vụ ngư i nghèo và khai thác triệt để những đặc điểm của ngư i nghèo, khơi dậy mặt tích cức của họ Nhờ đó số hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. .. số của khoảng cách nghèo đói Khi α =2, ta có chỉ số khoảng cách nghèo đói bình phương (Squared Poverty gap index) hay còn gọi là chỉ sốn nhảy cảm nghèo Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng của nghèo đói và làm tăng thêm trọng số cho nhóm ngư i nghèo nhất trong số những ngư i nghèo Ngoài ra ngư i ta còn dùng đường cong Lorenz để thể hiện mức độ bất bình đẳng trong phân phối Đường cong Lorenz là sự. .. sinh sẽ làm tăng khoảng cách về nguồn nhân lực với nhưng vùng giàu hơn dẫn đến làm giảm sự hấp dẫn đầu tư tư nhân và kết cục là những vùng nghèo sẽ tạo được thêm ít việc làm hơn Từ những kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn của Việt Nam, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác xóa đói giảm nghèo tại các xã bãi ngang ven biển huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình Trước hết là chu cấp các khoản... triển của các quốc gia khác Nghèo đói đe dọa đến sự sống của loài ngư i bởi "nghèo đói đã trở thành một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố có khả năng gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo động và chiến tranh không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới Bởi, những bất công và nghèo đói thực sự đã trở thành những. .. xóa đói giảm nghèo, các giải pháp dãn nợ, giảm nợ đối với những hộ rơi vào cảnh nghèo đói đến mức mất khả năng trả nợ Thứ hai đó là việc trợ giúp những hộ gia đình nghèo về vay vốn, tạo cho họ những việc làm phi nông nghiệp, cung cấp cơ sở hạ tầng cho họ Thứ ba là có chính sách bảo trợ xã hội cho những đối tượng thất nghiệp, ngư i già và những ngư i nghèo góp phần giảm tình trạn nghèo đói cho những. .. hộ nghèo tương đối Những hộ có chi tiêu nằm trong khoảng cao nhất được xem là những hộ giàu 2.2 Đo lường và đánh giá mức độ nghèo đói 2.2.1 Công thức đo lường mức độ nghèo đói chung Sau khi xác định các nhóm chi tiêu, chúng ta có thể tính toán được một số thống kê mô tả như qui mô, mức độ của nghèo đói Những thống kê này bao gồm chỉ số đếm đầu ngư i (xác định tỷ lệ nghèo đói) , khoảng cách nghèo đói. .. số ngư i nghèo α là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng đến những ngư i nghèo Khi α =0, đẳng thức trên tương đương M/N, tức bằng số ngư i nghèo chia tổng số ngư i có trong mẫu Thước đo này gọi là tỷ số đếm đầu (Headcount ratio).Có thể nói rằng chỉ số này là dễ tính nhất, tuy nhiên không nhạy cảm với khoảng cách những ngư i nghèo so với ngư ng nghèo Khi α =1, ta có chỉ số khoảng cách nghèo . Các nhân tố nào ảnh hưởng nghèo đói của ngư dân tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình? Để giải quyết vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới. hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chung Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng nghèo đói từ đó gợi ý những chính. giảm nghèo bền vững cho cộng đồng ngư dân nghèo ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng tình hình nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch,

Ngày đăng: 15/08/2014, 23:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình (2009), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2009. Đồng Hới-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2009
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình
Năm: 2009
2. Đào Công Thiên (2008), Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Đào Công Thiên
Năm: 2008
3. Hoàng Ngọc Nhậm (1997), Giáo trình kinh tế lượng, NXB Khoa học Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng
Tác giả: Hoàng Ngọc Nhậm
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh
Năm: 1997
4. Hoàng Trọng (2002), Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows
Tác giả: Hoàng Trọng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
8. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2006), Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo cấp tỉnh, huyện
Tác giả: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động-Xã hội
Năm: 2006
9. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2003), Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo cấp xã, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo cấp xã
Tác giả: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động-Xã hội
Năm: 2003
11. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Nghèo, Hà Nội, 12/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghèo
12. Báo cáo quốc gia MDG 2010, Việt Nam trên con đường hoàn thành các mục tiêu thiên nhiên kỷ, Thành phố Hồ Chí Minh, 6/2010.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam trên con đường hoàn thành các mục tiêu thiên nhiên kỷ
5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo mục tiêu Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 Khác
6. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình (2009), Báo cáo mục tiêu Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Quảng Bình năm 2009 và giai đoạn 2006-2009 Khác
7. Ủy ban nhân dân huyện Quảng Trạch (2010), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu Chương trình xóa đói giảm nghèo huyện Quảng Trạch giai đoạn 2006-2009 Khác
10. Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2000, Tấn công nghèo đói Khác
14. World Bank (2004), Republic of Korea: Four Decades of Equitable Growth Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Đường thu nhập và  chi tiêu trong n ăm của hộ gia đình. - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Hình 1.2. Đường thu nhập và chi tiêu trong n ăm của hộ gia đình (Trang 8)
Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng của thế giới năm 2005 - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng của thế giới năm 2005 (Trang 10)
Hình 1.3. Tỷ lệ những người sống thấp hơn $1.25/ngày theo khu vực trên thế giới - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Hình 1.3. Tỷ lệ những người sống thấp hơn $1.25/ngày theo khu vực trên thế giới (Trang 12)
Bảng 1.4. Tỷ lệ nghèo giữa các vùng - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 1.4. Tỷ lệ nghèo giữa các vùng (Trang 22)
Bảng 1.4 cho thấy xu hướng  giảm nghèo  ở  một số vùng  nhưng tốc độ  giảm  nghèo  và tỷ lệ nghèo thì  khác nhau - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 1.4 cho thấy xu hướng giảm nghèo ở một số vùng nhưng tốc độ giảm nghèo và tỷ lệ nghèo thì khác nhau (Trang 23)
Bảng 1.6. Tỷ lệ so sánh được Việt Nam với một số quốc gia - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 1.6. Tỷ lệ so sánh được Việt Nam với một số quốc gia (Trang 24)
Hình 2.1. Đường công Lorenz - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Hình 2.1. Đường công Lorenz (Trang 29)
Bảng 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói tại Việt Nam theo vùng - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói tại Việt Nam theo vùng (Trang 35)
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu (Trang 47)
Bảng 3.1. Lấy mẫu tại các vùng nghiên cứu - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 3.1. Lấy mẫu tại các vùng nghiên cứu (Trang 56)
Hình 4.1. Tổ chức vùng nghiên cứu - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Hình 4.1. Tổ chức vùng nghiên cứu (Trang 61)
Bảng 4.2. Tuổi chủ hộ - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.2. Tuổi chủ hộ (Trang 62)
Bảng 4.1. Tỷ lệ giới tính của chủ hộ - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.1. Tỷ lệ giới tính của chủ hộ (Trang 62)
Bảng 4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ (Trang 63)
Bảng 4.11. Trình độ học vấn chủ hộ theo nhóm chi tiêu bình quân - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.11. Trình độ học vấn chủ hộ theo nhóm chi tiêu bình quân (Trang 68)
Bảng 4.13. Quy mô hộ gia đình theo nhóm chi tiêu bình quân - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.13. Quy mô hộ gia đình theo nhóm chi tiêu bình quân (Trang 70)
Bảng 4.14. Số người phụ thuộc phân phối theo chi tiêu bình quân  Chi tiêu bình quân theo nhóm - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.14. Số người phụ thuộc phân phối theo chi tiêu bình quân Chi tiêu bình quân theo nhóm (Trang 71)
Bảng 4.15. Tỷ lệ hộ không có đất tại vùng nghiên cứu - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.15. Tỷ lệ hộ không có đất tại vùng nghiên cứu (Trang 71)
Bảng 4.18. Tỷ lệ sử dụng đất canh tác tại vùng nghiên cứu - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.18. Tỷ lệ sử dụng đất canh tác tại vùng nghiên cứu (Trang 73)
Bảng 4.19. Phần trăm các hộ không có đất hoặc không có nương rẫy ở Việt Nam - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.19. Phần trăm các hộ không có đất hoặc không có nương rẫy ở Việt Nam (Trang 73)
Bảng 4.21. Loại nhà ở theo nhóm chi tiêu bình quân - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.21. Loại nhà ở theo nhóm chi tiêu bình quân (Trang 75)
Bảng 4.22. Tình trạng nhà ở theo nhóm chi tiêu bình quân - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.22. Tình trạng nhà ở theo nhóm chi tiêu bình quân (Trang 76)
Bảng 4.23. Tình trạng sử dụng điện theo nhóm chi tiêu bình quân - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.23. Tình trạng sử dụng điện theo nhóm chi tiêu bình quân (Trang 77)
Bảng 4.25. Phương tiện sản xuất của hộ - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.25. Phương tiện sản xuất của hộ (Trang 78)
Bảng 4.29. Nguyên nhân nghèo theo đánh giá của người dân - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.29. Nguyên nhân nghèo theo đánh giá của người dân (Trang 80)
Hình 4.4. Nguyên nhân nghèo theo đánh giá của người dân - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Hình 4.4. Nguyên nhân nghèo theo đánh giá của người dân (Trang 81)
Bảng 4.31. Mô hình hồi quy - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.31. Mô hình hồi quy (Trang 83)
Bảng 4.33. Bảng tính toán kiểm tra vi phạm giả thiết mô hình hồi quy - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.33. Bảng tính toán kiểm tra vi phạm giả thiết mô hình hồi quy (Trang 86)
Bảng 4.34. Mô hình hồi quy Binary Logistic - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.34. Mô hình hồi quy Binary Logistic (Trang 87)
Bảng 4.35. Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng nhân tố - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện  quảng trạch, tỉnh quảng bình
Bảng 4.35. Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng nhân tố (Trang 88)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w