Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.2. Phân loại mức độ nghèo đói theo tiêu chuẩn
2.2.2.1. Phân loại theo chỉ tiêu của thế giới
Ngân hàng thế giới (WB, 2007) cho rằng cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay trong đo lường phúc lợi kinh tế đó là dựa vào chi tiêu hay thu nhập của hộ gia đình nếu chúng ta chia đều cho các thành viên của hộ thì được chi tiêu hay thu nhập bình quân đầu người. Cũng theo nghiên cứu của tổ chức này thì các nước phát triển sử dụng thu nhập để xác định nghèo đói vì nó mang tính ổn định cao hơn, đối với các nước đang phát triển thì dùng chỉ tiêu chi tiêu vì dễ thấy và dễ dàng hơn.
Theo đó những người có mức chi tiêu thấp hơn $1,25/ngày là những người nghèo và cận nghèo là $2/ngày.
2.2.2.2 Phân loại theo chỉ tiêu của Việt Nam
Chỉ tiêu thu nhập bình quân
Ở Việt Nam hiện nay chuẩn nghèo đã có những sự điều chỉnh đáng kể theo từng khu vực và từng thời kì và cụ thể như sau: Năm 2005 (QĐ số 170/2005/QĐ- TTg ngày 8/7/2005), chuẩn nghèo ở thành thị: 260.000 đ/người/tháng; Nông thôn:
200.000 đ/người/tháng. Năm 2008: Chuẩn nghèo ở thành thị: 390.000 đ/người/tháng; Nông thôn: 300.000 đ/người/tháng. Chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 (Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 30/01/2011): Chuẩn nghèo ở thành thị: 500.000 đ/người/tháng, Nông thôn: 400.000 đ/người/tháng.
Chỉ tiêu chi tiêu bình quân
Phương pháp này được Tổng cục thống kê (GSO) áp dụng theo tiêu chuẩn của ngân hàng thế giới, tuy nhiên với đặc thù tại Việt Nam thì Tổng cục Thống kê khơng sử dụng đồng USD để phản ánh thay vào đó sử dụng đồng VNĐ và được thay đổi theo từng năm đánh giá, cụ thể như sau:
Bảng 2. 1. Ngưỡng nghèo theo chi tiêu bình quân 1 người/tháng
ĐVT: 1000 đồng
Năm Ngưỡng nghèo
2004 173
2006 213
2008 280
Nguồn: Tổng cục thống kê (2009)