3. Giới thiệu việc làm 4 Hỗ trợ chính sách
5.3. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
Việc vận dụng mô hình kinh tế lượng vào quá trình nghiên cứu nghèo đói nó sẽ giúp chúng ta khẳng định các nhân tố tác động có ý nghĩa đến thu nhập và khả năng rơi vào ngưỡng nghèo của hộ dân cư và từ đó tạo cơ sở cho việc hoạch định các chính sách giảm nghèo. Tuy nhiên, mô hình kinh tế lượng sử dụng cũng có những hạn chế nhất định mà các nhà nghiên cứu cần lưu ý để tiến hành những phương pháp nghiên cứu bổ sung khác. Các nhược điểm thường có cho các mô hình kinh tế lượng khi tiến hành phân tích nghèo đói gồm:
Chưa thể hiện được ý chí của người dân muốn thoát khỏi nghèo đây là một yếu tố quan trọng về mặt tin thần giúp người dân có ý chí vươn lên thoát nghèo, tuy nhiên nó vẫn chưa được thể hiện trong mô hình nghiên cứu này. Thực ra đối với những hộ dân cư nằm dưới ngưỡng nghèo dài hạn sẽ càng trở nên nản chí và thụ động, nhưng bên cạnh đó cũng không ít những hộ dân cư, đặc biệt là các chủ hộ trẻ tuổi luốn có ý chí muốn thoát khỏi nghèo đói. Nếu khuynh hương thứ hai này chiếm phổ biến trong mẫu điều tra thì được coi là một hạn chế của mô hình kinh tế lượng nhưng những nhân tố kinh tế xã hội
tìm ra được từ mô hình cũng sẽ trở nên dễ dạng thành công khi có sự tác động cộng hưởng với ý chí thoát nghèo của hộ dân.
Tâm lý ỷ lại của hộ dân cư về sự trong chờ cứu trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ cũng không phản ảnh được trong mô hình. Tâm lý ỷ lại dễ làm cho các chương trình xóa đói giảm nghèo trở nên kém hiệu quả hơn mặc dù người dân nghèo vẫn nhận được những sự hỗ trợ từ chương trình.
Mô hình chưa đề cập đến những phân tích nghèo đói dưới các góc độ dinh dưỡng; đồng thời chưa quan sát tổng thể bức tranh nghèo đói dưới ba giác độ: các nguyên nhân từ đặc tính cá nhân, các nguyên nhân từ hộ dân cư và các nguyên nhân về sự khác biệt về điều kiện tự nhiên của vùng.
Mặc dù đã hết sức có gắng kế thừa và tận dụng lợi thế từ các nghiên cứu trước đó nhưng vì nguồn kinh phí rất hạn hẹp nên số lượng mẫu còn nhỏ.
Trong nghiên cứu này tác giả chủ yếu chỉ tiếp cận định lượng và chúng tôi nghĩ rằng còn có nhiều cách tiếp cận khác mang tính tổng quát hơn như tiếp cận có sự tham gia của người dân, chính quyền sở tại và các tổ chức phi chính phủ như thế mới thể hiện bức tranh tổng thể tình hình nghèo của khu vực này.
Trong phạm vi này t/giả chỉ sử dụng chỉ tiêu “chi tiêu bình quân” để phản ánh nghèo đói đây là cách tiếp cận tương đối về nghèo đói. Nếu nghèo đói được tiếp cận mở rộng hơn như: sử dụng chỉ tiêu thu nhập của hộ hoặc “chỉ số nghèo đa chuẩn” (MPI) của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) sẽ mang lại kết quả cao hơn và muốn nghiên cứu lĩnh vực này một cách trọn vẹn hơn thì rất cần những nghiên cứu dài hơi hơn của rất nhiều nhà nghiên cứu khác./.