Khả năng tiếp cận những nguồn lực cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 40)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3.4. Khả năng tiếp cận những nguồn lực cơ bản

2.3.3.1 Đất đai

Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam (2000) thì các hộ nghèo coi diện tích đất và chất lượng đất là yếu tố quan trọng đến mức sống. Không có đất hoặc hầu như không có đất đồng nghĩa với nghèo đói. Trong năm 1998, 10% hộ ở nông thôn được đánh giá là không có đất.

Theo MDPA (2004) một khi nông dân không còn sở hữu đất, họ dễ rơi vào cảnh nghèo khó.

Võ Ngọc Ánh (2008) cho thấy trên thực tế chỉ có 33,33% hộ nghèo và 66,67% hộ thoát nghèo được vay vốn, còn lại nhóm hộ nghèo không được vay vốn nguyên nhân là do gia đình có ít hoặc không có đất sản xuất, không có tài sản thế chấp nên buộc họ phải vay của tư nhân với lãi suất cao (10%) để phục vụ hoạt động

sản xuất. Mặt khác, người nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn từ các ngân hàng, vì không có tài sản thế chấp, người dân chỉ nhận được sự hỗ trợ của các chương trình, chính sách của nhà nước nhưng nguồn vốn này bị hạn chế.

Người nghèo do không có khả năng sản xuất và túng thiếu nên thường chuyển nhượng quyền sử dụng cho các hộ giàu. Vì vậy, mà dù người dân được chia đất một cách bình đẳng thì những hộ nghèo vẫn thường có ít đất hơn so với các hộ giàu. Diện tích đất sản xuất của các hộ tăng lên theo nhóm chi tiêu bình quân đầu người, trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm của các hộ thuộc nhóm giàu nhất lớn hơn của các hộ ở nhóm thấp nhất gần 2,4 lần.

Một khi người nông dân không còn sở hữu đất, họ dễ rơi vào cảnh nghèo khó, hầu hết các hộ nghèo bán đất hay cầm cố đất do gặp rủi ro, trắc trở trong thu hoạch, trong kinh doanh và trong cuộc sống hàng ngày. Những rủi ro này dẫn đến việc thu nhập của hộ gia đình ít đi trong khi đó chi phí cho cuộc sống lại ngày một tăng lên vì thế khiến các hộ này dễ bị lâm nợ buộc hộ phải bán đất để trả nợ và tiếp tục sống (theo MDPA, 2004).

Bảng 2.4. Diện tích đất trung bình cho một hộ gia đình năm 2002 (m2)

Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Giàu Tổng diện tích đất 6067 5226 6095 7303 8697 Trong đó: - Đất trồng cây ngắn ngày - Đất trồng cây lâu năm

- Ao hồ 4778 1114 175 3898 1119 209 4333 1427 335 4610 2239 454 4867 2649 1181 Nguồn: BCPTVN (2004) 2.3.3.2 Tín dụng

Theo Phạm Vũ Lưu Hạ (2003), ở Việt Nam người nghèo thường bị hạn chế trong việc tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức của Chính phủ, trong lúc các nguồn phi chính thức ít có khả năng giúp hộ thoát nghèo.

Theo Waheed (1996) thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, tiết kiệm thấp lại là

nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, và lại dẫn đên thu nhập thấp. Không có vốn người nghèo không thể làm được gì, từ việc nhỏ nhất là mua giống lúa hoặc con lợn để thả chuồng chứ chưa nói đến việc cải tiến sản xuất hay áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Muốn thoát nghèo cần phải có nguồn vốn từ bên ngoài, trong trường hợp này là nguồn vốn vay hay vốn tín dụng từ các tổ chức chính thức và phi chính thức, hay từ các dự án cấp tín dụng cho người nghèo của Chính phủ.

Bên cạnh chính sách việc làm, chính sách cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi cũng góp phần tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. Trong giai đoạn 2006-2009, đã có khoảng 5 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân khoảng 6-7 triệu đồng/lượt/hộ. Trong năm 2008, khoảng 10% hộ gia đình được vay vốn từ Ngân hàng chính sách Việt Nam và có tới 33,5% hộ gia đình vay vốn từ các nguồn khác. Tỷ lệ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách của các hộ gia đình nông thôn và dân tộc thiểu số cao hơn hẳn tỷ lệ hộ gia đình vay vốn ở khu vực thành thị cũng như người Kinh và Hoa. Vốn cho vay nhìn chung được hộ nghèo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, người nghèo tiếp cận thuận lợi hơn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo (Báo cáo các mục tiêu thiên nhiên kỷ, 2010).

Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam là công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế, chịu thiệt thòi trong xã hội. Năm 2009, có khoảng 1,5 triệu người thuộc đối tượng người có công được hưởng trợ cấp ưu đãi; khoảng 1,26 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên, tăng 720.000 người so với năm 2005 với mức trợ cấp cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tăng bình quân gần 50% so với quy định cũ. Các tỉnh có điều kiện đã thực hiện mức trợ cấp cao hơn mức quy định của Chính phủ, các tỉnh nghèo được bổ sung ngân sách đảm bảo xã hội để đảm bảo chi trả đầy đủ cho đối tượng theo quy định. Có khoảng 40.000 đối tượng được nuôi dưỡng và chăm sóc tại 450 cơ sở bảo trợ xã hội.

Theo La Hồng Huy (2009) thu nhập của người dân nông thôn dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, công nghiệp và dịch vụ thấp (8,6%) và nguồn thu nhập này thường không ổn định bình quân đầu người nghèo trong một tháng khoảng 268.777 đồng, trong khi đó chi tiêu thực sự một người trong một tháng là 334.469 đồng và có 85,6% người nghèo không có vốn sản xuất, chỉ có 38,8% số hộ

được vay vốn và còn 13,8% hộ nghèo phải vay của tư nhân và nguồn khác với lãi suất cao, từ đó người nghèo thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Từ đó cho thấy người nghèo thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nếu không có các nguồn lực cơ bản như đất đai, vốn,vv… bị hạn chế trong việc mở rộng quy mô sản xuất hay đầu tư. Mặt khác, không có tài sản thế chấp nên khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, buộc họ phải vay tư nhân với lãi suất cao để phục vụ cho quá trình sản xuất và họ dễ rơi vào tình cảnh mắc nợ vì tới hạn không trả thì sẽ không được vay tiếp hoặc lãi suất tăng lên, làm bao nhiêu cũng không đủ trả nợ, vì thế họ khó thoát khỏi cảnh nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)