Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu xác suất ngẫu nhiên có phân tầng theo tỷ lệ số hộ từng xã. Các phiếu điều tra được gửi trực tiếp cho các hộ dân có hướng dẫn cụ thể cách trả lời.

Kích thước mẫu

Theo tác giả Paul Hague (2000), nếu đối tượng nghiên cứu trên 100.000, độ lớn của mẫu thấp nhất là 384. Tác giả Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải đạt 10 cho mỗi biến độc lập trong mơ hình. Từ những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy rằng việc xác định số lượng các đơn vị nằm trong mẫu là bao nhiêu để mẫu có thể đại diện cho cả tổng thể là một việc không đơn giản tuy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu mà phương pháp chọn mẫu có thể sử dụng cơng thức xác định quy mô mẫu khác nhau. Thực tế do khơng có các cuộc điều tra có điều kiện của nghiên cứu này, với các làm này thì sẽ đơn giản, nhanh chóng và dễ thực hiện, tức là có tính khả thi cao nên tác giả sử dụng công thức của Barlett, Kotrlil&Higgins (2001) để tính tốn mẫu điều tra cho nghiên cứu này: Công thức: ) / 1 ( 0 0 N n n n   Với: 2 2 0 ) ( ) ( * ) ( * ) ( d q p t n

Trong đó:

n: Số đơn vị mẫu thực tế cần xác định cho nghiên cứu điều tra. n0: Số đơn vị mẫu lý thuyết

N: Tổng số mẫu

t: Giá trị tương ứng của miền thống kê (1-a)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn. Với độ tin cậy 95%, tra bảng có t(1-a/2)=1,96.

d: Sai số ước lượng. Nghiên cứu này cho phép sai số ở mức 5%. p: Tỷ lệ hộ nghèo được điều tra trong mẫu.

q=1-p: Tỷ lệ các hộ nghèo không được điều tra trong mẫu.

Theo Nguyễn Trọng Hồi (2007), trong trường hợp khơng rõ tỷ lệ p, phương pháp an tồn nhất là coi p=q=50%. Khi đó, mẫu ta cần chọn có qui mơ lớn nhất (với các điều kiện khác không đổi).

Như vậy, từ những thông tin trên, số mẫu điều tra được xác định như sau: 384 ) 05 , 0 ( ) 5 , 0 ( * ) 5 , 0 ( * ) 96 , 1 ( 2 2 0   n 9 , 370 ) 10885 / 384 1 ( 384    n (số mẫu)

Vậy, mẫu để xác định để nghiên cứu đề tài này là 371 mẫu (371 hộ gia đình). Tác giả quyết định sử dụng 380 bảng điều tra để thu thập dữ liệu từ 380 hộ gia đình vùng ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Số mẫu trên phù hợp với quy định của FAO về mẫu trong nghiên cứu điều tra thống kê.

Phân bố mẫu:

Phân bổ mẫu tỷ lệ với quy mô tổng thể (Viện Khoa học Thống kê, 2005).

Công thức để xác định cỡ mẫu của từng địa bàn nghiên cứu (ni) như sau:

f N n N N n i i i  *  * Trong đó: N: Số đơn vị tổng thể Ni: Số đơn vị của địa bàn i

n: Số đơn vị mẫu của địa bàn i i: Địa bàn nghiên cứu (i=(1,6)) f: Tỷ lệ mẫu ( )

Nn n f

Bảng 3.1. Lấy mẫu tại các vùng nghiên cứu

Thứ tự Xã Tổng số hộ Tỷ lệ % Số lượng mẫu 1 Quảng Đông 1813 16 60 2 Quảng Phú 2198 19 73 3 Cảnh Dương 1978 17 65 4 Quảng Hưng 1784 15 59 5 Quảng Xuân 1929 17 64 6 Quảng Phúc 1816 16 60 Tổng cộng 10 885 100 380

3.2.3.Cách thức điều tra thu thập, phân tích dữ liệu

3.2.3.1 Cách thức điều tra thu thập dữ liệu

Trong luận văn của mình, tác giả thu thập hai loại dữ liệu đó là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu quan trọng lấy từ Cục Thống kê tỉnh Quảng

Bình (2009), Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010.

Một nguồn thứ cấp từ Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Quảng Bình, các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Trạch và Ủy ban nhân dân các xã: Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phúc và tham khảo sâu những số liệu được cơng bố trong Báo cáo về nghèo đói của các Bộ, báo, tạp chí, website.

Dữ liệu sơ cấp: Đây là dữ liệu tác giả thu thập thông qua bảng câu hỏi nghiên

cứu. Bảng câu hỏi được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và có sự tham khảo của các nghiên cứu đi trước, đặc biệt là

nghiên cứu của tác giả Đào Công Thiên. Dữ liệu thu thập bao gồm những thơng tin chung về đặc tính của hộ như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, điều kiện sinh hoạt, thu nhập và chi tiêu của hộ. Ngoài ra tác giả còn thu thập thêm các dữ liệu về những nguyên nhân nghèo đói theo đánh giá của các hộ dân đồng thời tìm hiểu về nguyện vọng của họ.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Đối với dữ liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp thơng qua phần mềm excel nhằm tính tốn và phản ánh tình hình nghèo đói chung tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu về nghèo đói trong nước và thế giới nhằm so sánh tình hình nghèo đói của khu vực nghiên cứu với tình hình chung trong nước và thế giới. Ngồi ra tác giả sử dụng phương pháp phân tích theo thời gian để thấy rõ được xu hướng nghèo đói của vùng nghiên cứu, trong nước và thế giới. Trong phạm vi luận văn này, tác giả cũng sử dụng phương pháp chuyên khảo dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực tiễn để nâng cao cơng tác xóa đói giảm nghèo đối với các hộ ngư dân ven biển.

Đối với dữ liệu sơ cấp: Sau thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi, tất cả thông tin

được tác giả mã hóa và đưa vào phần mềm SPSS 16.0 để xử lý nhằm đánh giá các đặc trưng của mẫu so với tổng thể về các khía cạnh đặc trưng của các hộ ngư dân như tuổi, giới tính, học vấn, chi tiêu bình qn nhằm phản ánh mức độ đại diện của mẫu nghiên cứu so với tổng thể. Những dữ liệu phản ánh các biến được đưa ra trong mơ hình nghiên cứu đề xuất được đưa vào mơ hình hồi quy nhằm đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

 Phương pháp đánh giá phân tích kết quả

- Đối với các kết quả theo chỉ tiêu được tác giả dùng phương pháp so sánh theo thời gian, theo vùng để thấy được xu hướng và đặc trưng của vùng nghiên cứu và so với các vùng khác.

- Đối với mơ hình kinh tế lượng

Tác giả thành lập mơ hình hồi quy để tìm ra những nhân tố tác động đến nghèo đói của các hộ dân. Phương trình hồi quy được chạy theo phương pháp Enter để loại bỏ biến khỏi mơ hình. Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tác giả sử dụng hệ số R2 và R2 hiểu chỉnh, hệ số này phản ánh rằng có bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập và đạt giá trị càng lớn càng tốt (bằng 1 dữ liệu phản ánh một cách tốt nhất). Để kiểm định độ phù hợp của mô hình tác giả sử dụng kiểm định F (Fisher), mơ hình phù hợp khi mức ý nghĩa thống kê của kiểm định F nhỏ hơn 0,05 (SigF<0,05). Việc giữ lại hay bỏ đi một biến tác giả căn cứ vào ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần trong mơ hình, những biến được giữ lại trong mơ hình khi mức ý nghĩa thống kê của kiểm định t (Student) đối với các hệ số hồi quy nhỏ hơn 0,05 (Sigt<0,05). Ngoài ra tác giả còn sử dụng hệ số beta để đánh giá tầm quan trọng của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, trị tuyệt đối của biến beta càng lớn thì mức độ quan trọng của biến đó càng cao.

Để kiểm định vi phạm giả thuyết của mơ hình hồi quy, tác giả đã sử dụng biểu đồ Histogram để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư trong quá trình chạy mơ hình hồi quy, dùng hệ số VIP để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình và dùng hệ số Durbin Watson để kiểm tra hiện trượng tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình hồi quy.

- Đối với mơ hình hồi quy Binary Logistic

Để kiểm định độ phù hợp tổng qt của mơ hình hồi quy Binary Logistic thì chúng ta sử dụng kiểm định Chi bình phương. Mơ hình hồi quy phù hợp khi mức ý nghĩa Sig của kiểm định Chi bình phương có giá trị nhỏ hơn 0,05.

Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy Binary Logistic được dựa trên chỉ tiêu -2LL (viết tắt của -2 log likelihood), thước đo này càng nhỏ càng tốt và tốt nhất là bằng 0 lúc này mơ hình có độ phù hợp hoàn hảo.

Để kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy chúng ta sử dụng đại lượng Wald Chi Square và sử dụng mức ý nghĩa Sig tương tự như kiểm định t trong mơ hình hồi quy bội.

3.2.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi điều tra sử dụng trong nghiên cứu Bảng câu hỏi được xây dựng theo các bước sau:

+ Bắt đầu từ vấn đề cần giải quyết, nghĩa là xác định thông tin cần thu thập. + Chuyển các thông tin thành bộ câu hỏi thơ.

+ Kiểm tra hình thức câu hỏi về cấu trúc, về thang đo, kiểm tra dùng ngôn ngữ để tránh nhầm lẫm, kiểm tra thứ tự sắp xếp các câu hỏi và cách bố trí trình bày các câu hỏi.

+ Sửa đổi bảng câu hỏi, cải tiến và triển khai.

+ Bảng câu hỏi được sự góp ý của Thầy giáo hướng dẫn, các chuyên gia và cán bộ chính quyền tại vùng nghiên cứu.

Bảng câu hỏi gồm 4 phần:

Phần 1. Thông tin chung về hộ gia đình Phần 2. Điều kiện tổ chức sản xuất

Phần 3. Thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình Phần 4. Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)