Nghề nghiệp và tình trạng việc làm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 39)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3.2. Nghề nghiệp và tình trạng việc làm

Theo Ngô Thị Lệ Thủy (2006) cho rằng yếu tố thiếu việc làm có ảnh hưởng đến nghèo đói là do khơng tạo ra thu nhập cho gia đình, ngược lại phải tốn chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, từ nguyên nhân khơng có việc làm dẫn đến lâm vào tệ nạn xã hội và tiêu cực.

Theo Vũ Hoàng Đạt & ctg (2006) phát hiện thấy việc chuyển đổi nghề nghiệp của chủ hộ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp hoặc kinh doanh thương mại làm giảm nguy cơ hộ rơi vào nghèo đói.

Đồng thời, theo La Hồng Huy (2009) trong nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho các xã nghèo của tỉnh An Giang”. Kết quả nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến người nghèo thường gặp nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống đó là tình trạng thiếu việc làm chiếm 57,6% và nghề nghiệp chủ yếu là làm thuê trong lĩnh vực nơng nghiệp là chính, do đó cơng việc này cũng mang tính thời vụ thu nhập khơng ổn định.

Kết quả trên cũng tương tự với nghiên cứu của Võ Ngọc Ánh (2008) cho rằng đối với nhóm hộ nghèo thì nghề nghiệp chủ yếu là làm thuê trong hoạt động nông nghiệp để sinh sống chiếm 77,78%, vì nhóm hộ này thường khơng có đất canh tác nên họ phải đi làm thuê theo mùa như cắt lúa, làm đất để kiếm thêm thu nhập nhưng nguồn thu nhập này cũng chẳng được bao nhiêu và không ổn định nên cuộc sống của họ thường gặp nhiều khó khăn.

MDPA (2004) cho rằng nghèo đói gắn chặt với nơng nghiệp và lưu ý rằng phần lớn các hộ nghèo thường sống ở nông thôn và chỉ trồng lúa.

Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam (2000) thì nghèo đói là một hiện tượng mang tính đặc thù của nông thôn, những người rơi vào ngưỡng nghèo thường là thành viên của những hộ gia đình có chủ hộ là nơng dân tự do.

Do vậy, người nghèo thường là những người khơng có việc làm ổn định và công việc của họ thường dựa vào việc làm th trong nơng nghiệp là chủ yếu. Do đó, sức lao động là tài sản duy nhất của họ được sử dụng để phục vụ cho hoạt động

kiếm sống hàng ngày. Ngoài ra, hoạt động trong sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ nên công việc làm thuê của người nghèo cũng khơng ổn định, từ đó dẫn đến thu nhập thấp và cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn. Vì vậy, nguồn lao động này được sử dụng trong thời gian nông nhàn để kiếm thêm thu nhập góp phần giúp nơng dân cải thiện đời sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 39)