Khả năng tiếp cận các hạ tầng cơ sở thiết yếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 45)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3.6. Khả năng tiếp cận các hạ tầng cơ sở thiết yếu

Hoàng Văn Kình, Bob baulch và ctg (2001) cho thấy những nơi không có nghề thủ công hoặc chợ họp thường xuyên thì thu nhập giảm đi đáng kể.

Theo Lê Thúc Dục & ctg (2006) có đường ô tô đến các xã là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức chi tiêu bình quân đầu người năm 2004.

Vũ Hoàng Đạt & ctg (2006) tiếp cận thường xuyên với trường trung học cơ sở, trạm xá và đường giao thôngở cấp thôn tăng khả năng thoát nghèo của hộ.

2.3.7. Dân tộc

Vũ Hoàng Đạt & ctg (2006) cho thấy hộ gia đình thuộc nhóm Kinh - Hoa dễ có khả năng thoát nghèo hơn hộ gia đình có đặc điểm tương tự thuộc nhóm dân tộc thiểu số.

Cộng đồng người dân tộc thiểu số , ngoài những biệt về tập quán văn hóa thì hầu hết các chỉ số kinh tế, xã hội của họ đều thua kém hơn so với người Kinh-Hoa. Trong ĐTMSDC của GSO phối hợp với UNDP có một sự chênh lệch về thu nhập giữa dân tộc Kinh-Hoa và dân tộc thiểu số và dẫn đến các hộ dân tộc thiểu số nằm trong diện XĐGN nhiều hơn là dân tộc Kinh- Hoa, điều này xuất phát từ sự khác biệt các điều kiện tự nhiên, xã hội dẫn đến sự khác biệt thấp về kinh tế của các hộ gia đình dân tộc.

Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế tại vùng nghiên cứu thì những hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch đều là dân tộc Kinh. Chính vì lẽ đó, trong mô hình nghiên

cứu của mình tác giả không đưa biến dân tộc vào phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo đói, đây cũng chính là một đặc trưng của những người dân ven biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)