Xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 45)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4.xuất mô hình nghiên cứu

Như đã phân tích ở trên, trong đề tài này tác giả cũng áp dụng hai cách tiếp cận nghèo đói đó là sử dụng các chỉ tiêu của quốc gia, chỉ tiêu quốc tế nhằm đánh giá tình hình nghèo đói chung của khu vực nghiên cứu, đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá những nhân tố tác động đến sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đối với cách tiếp cận mô hình kinh tế lượng, tác giả cũng áp dụng mô hình Đào Công Thiên đã sử dụng trong một đề tài tương tự về nghèo đói tại đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả thấy một số nhược điểm như mô hình đưa quá nhiều biến vào phân tích và một số biến theo tác giả thì có tính đa cộng tuyến. Từ đó tác giả đã loại bỏ một số biến như sau:

- Học làm của người trưởng thành trong hộ: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tác giả là chủ hộ gia đình và qua nghiên cứu thì tác giả thấy rằng biến học làm của người trưởng thành trong hộ có tương quan với học vấn của chủ hộ và có tính đa cộng tuyến.

- Số con của chủ hộ: Tác giả nhận thấy rằng số con của chủ hộ càng lớn thì quy mô hộ càng tăng, chính vì lý do đó biến quy mô hộ sẽ giải thích thay cho biến số con của hộ.

Sau khi loại bỏ tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình gồm hai nhóm đó là nhóm các nhân tố thuộc hộ gia đình và nhóm các nhân tố thuộc Chính phủ.

Nhóm nhân tố thuộc hộ gia đình:

1. Giới tính của chủ hộ: Hộ có chủ hộ là nữ sẽ có xác suất nghèo cao hơn cũng theo ĐTMSDC và các nghiên cứu cho rằng tại các nước châu Á phụ nữ nói chung và nhất là phự nữ ít có điều kiện tiếp cận với giáo dục do tư tưởng ”trọng nam

truyền thống” nên hệ quả là phụ nữ có cơ hội ít hơn trong quá trình tìm kiếm thu nhập cho dù Việt Nam vấn đề giới chưa thể hiện sự nghiêm trọng nhưng hiện tượng này rất phổ biến. Nghiên cứu này giả định chủ hộ là nữ sẽ có khả năng rơi vào ngưỡng nghèo nhiều hơn chủ hộ nam.

2. Số người sống phụ thuộc: Đó là số người trưởng thành không có hoạt động tạo thu nhập của hộ. Điều này cũng đương nhiên về mặt lý thuyết và bằng chứng từ các nhà nghiên cứu nghèo đói khi số thành viên trong hộ không có việc làm càng tăng lên thì càng giảm khả năng tích lũy của gia đình, dẫn đến khả năng vay tín dụng phi chính thức càng tăng, và hệ quả là dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo. Nghiên cứu này giả định tỷ lệ phụ thuộc của hộ sẽ có mối quan hệ đồng biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo.

3. Tình trạng việc làm và loại ngành nghề của chủ hộ: Hộ có việc làm sẽ có nguồn thu nhập lớn hơn so với hộ không có việc làm. Hộ có việc làm phi nông nghiệp sẽ có công việc ổn định hơn, thu nhập khá hơn so với hộ đi làm thuê trong ngành nông nghiệp. Nghiên cứu này giả định, hộ có việc làm và làm việc trong khu vực phi nông nghiệp sẽ có xác suất nghèo thấp hơn so với các hộ không có việc làm hay làm việc trong ngành nông nghiệp.

4. Số năm đi học của chủ hộ: Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao càng có khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, tiếp cận với thị trường lao động và nâng cao cơ hội cải thiện thu nhập. Nghiên cứu này giả định số năm đi học của những thành viên đã đến tuổi lao động có mối quan hệ nghịch biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo.

Nhóm nhân tố liên quan đến vai trò của Chính phủ

6. Phân bổ đất sản xuất đến hộ gia đình: Nông dân ở nông thôn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp mà nông nghiệp gắn liền với ruộng đất. Hộ có nhiều đất canh tác thì có nhiều thu nhập từ nông nghiệp hơn. Nếu hộ có ít đất hay mất đất thì nguy cơ rơi vào hộ nghèo là rất lớn. Nghiên cứu này giả định rằng hộ có nhiều đất sẽ có khả năng làm giảm xác suất nghèo.

7. Tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức: Trong ĐTMSDC do Tổng cục thống kế phối hợp với UNDP cho thấy rằng khi các hộ gia đình tiếp cận được với

các nguồn tín dụng chính thức để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 45)