CHƯƠNG 5– KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 89)

3. Giới thiệu việc làm 4 Hỗ trợ chính sách

CHƯƠNG 5– KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Các xã ven biển huyện Quảng Trạch có đặc điểm đều là xã bãi ngang ven biển nằm trong Khu kinh tế Hòn La là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy đầu tư về mọi mặt để triển kinh tế-xã hội của vùng trong thời gian tới.

Chủ hộ ở ven biển huyện Quảng Trạch là nam chiếm tỷ trọng là 79.5%. Với sự phân bổ giới tính như vậy có thể nói vai trò của những người đàn ông trong gia đình rất quan trọng và là điểm tựa cho cả gia đình ở nơi đây.

Tuổi của chủ hộ đa số nằm vào độ từ 35 đến 50 tuổi, đây là độ tuổi thuận lợi để những chủ hộ gia đình ven biển huyện Quảng Trạch có đủ kinh nghiệm và kiến thức để gia tăng thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, những người ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao, điều này cho thấy cơ hội để những hộ gia đình này thoát nghèo vẫn cao nếu biết chịu khó làm ăn và học hỏi kinh nghiệm.

Mỗi gia đình vùng này có bình quân là 4,27 người, con số này cao hơn mức bình quân chung của tỉnh (4,56 người). Điều này đã gây không ít khó khăn trên con đường thoát nghèo của các hộ gia đình nơi đây. Cộng thêm vào đó là tỷ lệ người phụ thuộc ở nơi đây vẫn còn khá cao (chủ yếu là các cụ già, người mắc bệnh kinh niên) gây áp lực lớn lên những thành viên còn lại tạo thu nhập cho gia đình, vì thế đa dạng việc làm là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với các hộ gia đình nơi đây.

Nhìn chung trình độ học vấn của các chủ hộ ven biển huyện Quảng Trạch đang ở mức rất thấp, có tới 87,9% các chủ hộ có trình độ từ cấp 2 trở xuống. Đây là một trở ngại không nhỏ trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Chính vì lẽ đó ưu tiên đầu tư cho giáo dục và trang bị thêm cho các chủ hộ những kiến thức, kinh nghiệm trong việc tạo thu nhập cho gia đình là việc hết sức cần thiết.

Nguồn thu nhập chính của các hộ dân nơi đây chủ yếu thu từ việc làm thuê và nông –lâm-thủy hải sản. Do đó, sự đa dạng hóa công ăn việc làm và việc hỗ trợ của chính phủ, đặc biết là hỗ trợ giá xăng dầu là quan trọng góp phần tích cực vào việc giảm nghèo tại địa phương.

Hiện nay, chỉ có 53% các hộ gia đình ven biển huyện Quảng Trạch được tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có vốn làm ăn và tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn cũng rất hạn chế, với nguồn vay tối đa là 10 triệu đồng nếu người dân không có tài sản thế chấp. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các hộ dân trong việc vươn lên giảm nghèo từ nguồn vốn vay. Vì vậy việc tạo nguồn vốn vay với sự đa dạng và nâng mức cho vay là vấn đề cần thiết đối với các hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch.

Kết quả nghiên cứu bằng mô hình kinh tế lượng cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch bao gồm: tỷ lệ phụ thuộc, có đất sản xuất, có việc làm, làm nông và vay vốn. Trong đó, biến tác động mạnh nhất lần lượt là có việc, làm nông, có vay và số người phụ thuộc. Phương trình hồi quy được viết lại dưới dạng như sau:

Ln (chi tiêu bình quân) = 6,17 – 0,044*QUIMO_HO - 0,233*LAM_NONG + 0,118*CO_VAY + 0,245*CO_VIEC + 0,12*CO_DAT

Từ phương trình hồi quy cho thấy, khi các nhân tố khác không thay đổi nếu quy mô hộ tăng lên 1 người thì sự nghèo đói sẽ tăng lên e0,044; nếu chủ hộ làm nông thì sự nghèo đói sẽ tăng hơn so với chủ hộ làm nghề khác e0,233 lần; hộ có 1 người có việc làm thì sự nghèo đói giảm e0,245 lần; chủ hộ có thêm 1000 m2 đất sở hữu thì sẽ làm giảm đi e0.12 lần so với hộ không có đất; hộ được vay vốn sẽ làm giảm sự nghèo đói e0,118 lần.

Có thể thấy rằng, các biến làm giảm xác suất rơi vào nghèo đói của các hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch gồm: có việc, có đất sản xuất và vay vốn; đồng thời những biến làm xác suất rơi vào ngưỡng nghèo tăng là quy mô hộ và làm thuần nông. Như vậy, những gợi ý chính sách nhằm giảm nghèo cho người dân ven biển huyện Quảng Trạch xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên trong thời gian tới như sau:

5.2. Kiến nghị

+ Việc làm

sống, việc nâng cao hiệu quả và thu nhập từ việc làm nông thông qua hệ thống khuyến nông-khuyến ngư đồng thời đa dạng hóa nguồn thu bằng cách tạo thêm nhiều việc làm từ hoạt động phi nông nghiệp.

Có điều rất dễ thấy là người nghèo ở bất kỳ tỉnh nào, vùng nào đều có những đặc điểm chung là thiếu việc làm.

Một số ý kiến đóng góp cho chương trình khuyến ngư-khuyến nông:

Đa phần người dân mong muốn hoạt động khuyến ngư, khuyến nông trước hết phải đáp ứng nhu cầu và giải quyết những mối quan tâm của họ, đặc biệt là những hộ ngư dân nghèo tại địa phương, hơn là những chương trình đưa từ trên xuống một cách thụ động. Tuy nhiên, để những yêu cầu hình thành hiện thực cần có được thể chế hóa về tổ chức cũng như sự phân bố các nguồn lực xuống cấp huyện, cấp xã hay tới các tổ chức tự nguyện của nông-ngư dân như hộ khuyến nông, khuyến ngư.

Công tác khuyến ngư, khuyến nông cần gắn với các chương trình tín dụng của ngân hàng. Điều này khuyến khích sự hưởng ứng tích cực của nông dân, sẽ có một động lực lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất cho nông ngư dân.

Cần hỗ trợ phần phụ cấp thỏa đáng nhằm khuyến khích phát triển mạng lưới cán bộ khuyến nông khuyến ngư cấp xã để kịp thời giúp bà con những vấn đề về kỹ thuật trong các ngành nghề như: hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...và bám sát yêu cầu về tổ chức sản xuất của bà con. Thông qua các cán bộ khuyến nông khuyến ngư ở xã tổ chức các lớp đầu bờ mời những chuyên gia, những người có kinh nghiệm nghề nghiệp, làm ăn giỏi giúp đỡ và truyền thụ kinh nghiệm cho những bà con khác trong cộng đồng đồng thời tư vấn và hướng dẫn bà con trong việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.

Nên khuyến khích các hộ tư nhân tham gia vào các hình thức khuyến nông, khuyến ngư. Các tổ chức tư nhân có thể tham gia vào một số dịch vu như cung cấp ngư cụ đánh bắt, thức ăn cho hoạt động nuôi trồng, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, v.v..

Hệ thống khuyến nông, khuyến ngư cần thể hiện tính đa dạng, thuận tiện và phổ biến rộng rãi qua các phương tiên thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền

hình, báo chí và các ấn phẩm khác.

Hỗ trợ thành lập và tăng cường năng lực của các tổ chức cho người dân như câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư, các tổ hợp tác trong nuôi trồng, khai thác thủy sản, tổ đội khai thác, v.v...để làm đầu mối kết nối các chương trình này và hỗ trợ khác cho ngư dân và nông dân nghèo.

Cần đa dạng hóa các nguồn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp điều này sẽ đem lai những tác dụng sau: Giải quyết việc làm cho những hộ không có đất, tạo điều kiện tích lũy vốn, đầu tư lại vào nông nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Mặt khác khi người dân vừa hoạt động trong nông nghiệp mà còn kết hợp với các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ khác là cơ sở để tăng thu nhập cho người dân tốt nhất để thoát nghèo.

+ Đất đai

Ở khu vực nông thôn, các biện pháp nên nhằm vào việc phân bổ nguồn đất, diện tích mặt nước biển chưa sử dụng một cách hợp lý, chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh hơn, đồng thời nghiên cứu lựa chọn đối tượng nuôi và cây trồng hiệu quả.

Hiện nay cùng với sự gia tăng nhanh về dân số cộng với chiều hướng tăng trưởng của nền kinh tế trong đó tốc độ đô thị hóa được đẩy lên rất nhanh, tại các xã ven biển huyện Quảng Trạch đã được đưa vào quy hoạch phát triển Khu kinh tế Hòn La. Nhưng thường thì thông tin về các khu vực dự kiến quy hoạch và di dời không đến được với những người dân nghèo sống ở đó. Những tin đồn có thể khiến người dân trong khu quy hoạch hay phải giải tỏa sống trong tình trạng lo lắng chờ đợi kéo dài hàng tháng, hàng năm và làm thiệt hại cho tổ chức và đời sống của họ. Do đó, cần phải giới hạn trước các khu vực phải quy hoạch phát triển trong thời gian cụ thể. Đồng thời, các thông tin chính xác và đầy đủ về các kế hoạch phát triển cần được cung cấp cho tất cả mọi người, nhất là đối với những người dân trong vùng quy hoạch bị giải tỏa. Một khối lượng diện tích đất cát ven biển chưa được sử dụng hiệu quả, vì vậy đây là một nguồn tài nguyên quan trọng cho việc phát triển mô hình trang trại tổng hợp ven biển, trồng rừng phòng hộ và nuôi tôm trên cát.

Nếu chúng ta muốn hướng những chính sách của mình đem lại lợi ích cho người nghèo thì cần phải xem xét lại quá trình quy hoạch phát triển và việc giải tỏa

các khu dân cư nghèo phục vụ cho việc phát triển Khu kinh tế Hòn La. Các hình thức và thủ tục đền bù cũng cần xem xét lại. Nên có những cách làm khác đem lại cho người nghèo nhiều lựa chọn hơn. Di dời người dân đến một nơi khác chỉ nên là một hình thức lựa chọn cuối cùng. Nâng cấp khu nhà tạm là một biện pháp tốt hơn nếu điều này khả thi vì việc tái định cư trên địa bàn cũ cho phép người nghèo cũng như cộng đồng quy trì các mối liên hệ xã hội và kinh tế. Hai nguyên tắc cơ bản thường đặt lên trên hết khi quy hoạch là: Thứ nhất, sau khi di dời cuộc sống đối với người bị ảnh hưởng cần phải là ngang bằng hoặc tốt hơn lúc trước. Thứ hai, phải có sự thảo luận với người dân vì họ là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những dự án này. Một dự án, một chương trình luôn tốt hơn nếu có sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm người nghèo.

+ Giáo dục

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là cơ sở đào tạo nên nguyên khí của quốc gia, vì vậy việc tạo điều kiện, mở rộng cơ hội cho người dân được tiếp cận với kiến thức, thông tin nhằm thay đổi, cải tiến nhận thức là điều hết sức cần thiết.

Động lực lớn để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với giáo dục là giảm học phí và miễn một số khoản đóng góp cho con em các hộ nghèo, đó được xem nhu một giải pháp hết sức cần thiết và thuận lòng người dân. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, nếu địa phương nào thực hiện chính sách giảm học phí, miễn các khoản đóng góp thì con em của hộ nghèo đến trường nhiều hơn và nếu con em hộ nghèo được cấp sách giáo khoa miễn phí hay chí ít thì cũng cấp những đầu sách quan trọng, còn không thì cho mượn học xong trả lại thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao được dân trí ở vùng này.

Để triển khai có hiệu quả việc miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo ở địa phương cần phải xây dựng rõ ràng, công khai và giả thích cặn kẽ cho người dân về các tiêu chí được miễn giảm tránh được sự phàn nàn thiệt hơn trong dân; tiếp đến là các khoản miễn phải có giá trị đáng kể nhằm hỗ trợ thêm cho con em những hộ nghèo để phụ huynh có thể yên tâm cho con em đến trường; một điều quan trong đối với trẻ em nghèo thường chúng hay tự ti vì vậy giáo viên cần đối xử bình đẳng với

các em cho dù chúng có được miễn giảm các khoản đóng góp hay không và điều kiện kinh tế chúng là như thế nào; một điều quan trọng nữa là trẻ em thuộc đối tượng miễn phí giáo dục phải được tiếp thu đầy đủ các trang thiệt bị học tập như các trẻ em thuộc diên phải đóng tiền khác. Tất cả những kinh phí cho chính sách miễn giảm học phí cho các hộ nghèo đều trích từ ngân sách nhà nước đây là một khoản tiền không nhỏ do đó Chính phủ cần huy đọng thêm nguồn từ các tổ chức, nhà hảo tâm khác đóng góp tự nguyện cùng ngân sách nhà nước để trang trải cho chính sách miễn giảm học phí cho con em các hộ nghèo, cũng cần lưu ý thêm để huy động và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện này cần phải có kế hoạch thu chi minh bạch, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích vì người nghèo.

Khuyến khích và hình thành các chương trình hoặc các hoạt động của các tổ chức đoàn thể tại địa phương như: Chương trình nối vòng tay lớn, Trái tim cho em, quỹ học bổng Vừ A Dính...nhằm giúp đỡ trẻ em con gia đình nghèo có thể đi học được ở các trường, học bổng là động lực kích thích các em ham học hơn, tự tin học tốt hơn và không phải bỏ học sớm.

Ngoài ra đối với những trẻ em thiểu năng, khuyết tật, những người thương di cư nên có chính sách hỗ trợ thêm cho họ để họ có điều kiện thuận lợi nhất hòa nhập với cộng đồng.

+ Quy mô hộ và vấn đề giới tính

Qua nghiên cứu ở các xã ven biển huyện Quảng Trạch cho thấy việc hộ có thêm một nhân khẩu sẽ làm cho xác suất nghèo của hộ tăng lên, thường thì các hộ nghèo có số nhân khẩu cao hơn vì hộ nghèo thiếu hiểu biết và quan niệm không đúng về việc sinh đẻ, muốn sinh con trai để có thể là trụ cột gia đình. Sinh nhiều không những ảnh ưởng đến sức khỏe các con mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và đời sống gia đình. Trẻ em thường bị ốm đau, suy dinh dưỡng do thiếu điều kiện chăm sóc, bà mẹ thì giảm về sức khỏe, không có điều kiện lao động nên đời sống ngày càng khó khăn hơn và đẻ nhiều còn gây ảnh hưởng đến xã hội trong một đất nước còn nghèo như Việt Nam.

chương trình xóa đói giảm nghèo. Giảm mức sinh có thể thực hiện trực tiếp thông qua việc tăng tỷ lệ các bà mẹ sử dụng các biện pháp tránh thai, cần có nhiều chương trình phổ biến kiến thức và khuyến khích sử dụng các biện pháp tránh thai.

+ Vay vốn

Một yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng thoát nghèo là giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và được vay vốn nhiều hơn. Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã có gắng trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ nghèo, thông quan việc đơn giản hóa các thủ tục xin vay, đa dạng hóa các nguồn cho vay, thời hạn cho vay dài hơn. Tuy nhiên các hộ nghèo vẫn muốn được vay nhiều và thời gian dài hơn, vì thế việc huy động tiết kiệm phương thức vay vốn, phương thức trả lại của các ngân hành và tổ chức tín dụng phải được cải tiến hơn nữa.

Những hướng cơ bản cần áp dụng để nâng cao khả năng hỗ trợ cho các hộ gia đình là:

Để chủ động và giảm thời gian khảo sát việc vay vốn nhằm cho vay nhanh hơn, phục vụ nhiều đối tượng hơn, cần nằm bắt tình hình của các hộ nghèo một cách cụ thể và phân loại các đối tượng vay vốn một cách rõ ràng.

Mở rộng nhiều hình thức tín dụng thông qua các tổ chức tại địa phương như hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh trên cơ sở có đăng ký, hoạt động theo luật và quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 89)