Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3.5. Những đặc điểm về nhân khẩu học
Theo báo cáo phát triển VN (2000) phần lớn những hộ có chủ hộ là nữ là những hộ nghèo. Hộ gia đình có chủ hộ là nữ thường bị các cán bộ nhà nước phân biệt đối xử (Oxfam, 1999). Hộ gia đình có chủ hộ là nữ thường bị các cán bộ nhà nước phân biệt đối xử (Oxfam, 1999), phụ nữ chủ yếu làm nghề nông, tiền công của phụ nữa chỉ bằng 62% của nam giới. Dù chiếm 50% lực lượng lao động nhưng phụ nữ chỉ kiếm được 40% tiền cơng. Phụ nữ ít có tiếng nói hay cơ hội tham gia trong việc ra quyết định tại địa phương (WB, 2003).
Lê Đại Trí và ctv (2003) cho thấy rằng người nghèo do gia đình có ít lao động nhưng ngược lại có nhiều người ăn theo dễ dẫn đến hậu quả là lâm vào cảnh nợ nần, khó tiếp cận với các dịch vụ vay vốn, con cái phải nghỉ học để đi làm phụ tiếp gia đình và các mối quan hệ giao tiếp xã hội cũng bị hạn chế. Do vậy, các hộ nghèo thường là những hộ có đơng nhân khẩu mà lao động chính trong gia đình lại ít và công việc chủ yếu của họ đi làm thuê là chính nên thu nhập cũng khơng cao, từ đó rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất, cuộc sống vẫn nằm trong vòng lẫn quẫn của cái nghèo.
Theo kết đánh giá của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) về điều tra dân số kế hoạch hóa gia đình 2005 – 2007 thì đơng con vừa là ngun nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh con trong các hộ gia đình nghèo và khu vực nông thôn thường rất cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an tồn
tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Dân số tăng nhanh, quy mơ gia đình nhiều con ở khu vực ngoại thành là áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo đồng thời tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ.
Đào Công Thiên (2008) quy mơ hộ gia đình là mẫu số quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói.