Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 40)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3.3.Trình độ học vấn

Trong Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2000 chỉ ra rằng người nghèo thường có học vấn tương đối thấp, gần 90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Trong số người nghèo, tỷ lệ người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, phổ thông cơ sở chiếm 37% (bảng 2.3). Thường thì chi phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn, rất khó cho một gia đình nghèo để đầu tư cho con ăn học, học vấn thấp làm cho người nghèo ít có cơ hội tìm kiếm được những việc có thu nhập cao, họ bị buộc chặt với những công việc có thu nhập thấp trong nông nghiệp và bị hạn chế khả năng tìm được việc trong các ngành phi nông nghiệp.

Bảng 2.3. Trình độ học vấn của người nghèo ở Việt Nam năm 1998

Trình độ học vấn cao nhất Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ tính trong tổng số người nghèo (%) Tỷ lệ trong tổng dân số (%) Không được đi học

Tiểu học Phổ thông cơ sở Phổ thông trung học 57 42 38 25 12 39 37 8 8 35 36 12 Tổng cộng 37 100 100 Nguồn: BCPTVN (2000)

Theo Võ Ngọc Ánh (2008) cho biết nhóm hộ nghèo có trình độ văn hóa thấp (mù chữ chiếm tỷ lệ cao 49,31%, cấp 1 là 34,25%) so với các nhóm hộ khác, trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kỹ thuật mới, hạn chế khả năng giải quyết các rủi ro trong sản xuất, cũng như hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm.

Nguyễn Ngọc Đệ và ctv (2003) cho biết trình độ văn hóa, kiến thức và tay nghề chưa cao là nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống của người dân nghèo Khmer, ít có cơ hội học hành và cơ hội việc làm. Đồng thời, khi trình độ văn hóa của các hộ nghèo thấp (đa số chỉ học tới bậc tiểu học) nên những hộ này không có kiến thức trong cách làm ăn dẫn đến tình trạng làm ăn bị thua lỗ.

Theo Vũ Hoàng Đạt & ctg (2006) nhận thấy rằng những hộ có chủ hộ đạt trình hộ cấp phổ thông cơ sở có khả năng thoát nghèo cao hơn những hộ có điều kiện tương tự mà không có học vấn hoặc thấp hơn.

Qua các nhận định trên cho thấy, người nghèo thường có trình độ văn hóa thấp, không có tay nghề hay không qua đào tạo nghề ảnh hưởng đến việc tiếp thu các ứng dụng kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất cũng như ít có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt. Do đó, họ thường làm những công việc đơn giản như làm thuê là chủ yếu và thu nhập từ công việc này thường thấp, không ổn định. Mặt khác, đối với những hộ nghèo do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không có khả năng cho con đến trường, thậm chí được sự hỗ trợ của chính quyền và nhà trường như miễn giảm học phí, cho sách vỡ… nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải nghỉ học đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 40)