3. Giới thiệu việc làm 4 Hỗ trợ chính sách
4.4.2. Mô hình Binary Logistic phân tích những nhân tố tác động đến khả năng nghèo của hộ gia đình
năng nghèo của hộ gia đình
Bảng 4.34. Mô hình hồi quy Binary Logistic
Hệ số tác động biên S.E. Kiểm định Wald Mức ý nghĩa thống kê (Sig) Exp(B) QUIMO_HO .264 .128 4.241 .039 1.302 CO_VIEC -2.255 .432 27.288 .000 .105 LAM_NONG 3.891 .920 17.873 .000 48.941 CO_DAT -1.260 .453 7.718 .005 .284 CO_VAY -.947 .432 4.804 .028 .388 Step 1a Constant -.522 .882 .351 .553 .593
Nguồn: Tính toán trên số liệu điều tra của tác giả, SPSS 16.0
Kết quả hồi quy khẳng định rằng phần lớn các tác động trên đã được chứng minh, chúng ta lưu ý rằng những biến có hệ số hồi quy mang dấu âm được giải thích là giả định các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị của biến này sẽ làm giảm xác suất nghèo của hộ gia đình. Trong mô hình dưới thì chúng ta có thể kể ra những biến có hệ số hồi quy mang dấu âm đó là: CO_VIEC, CO_DAT, CO_VAY.
Những biến số có hệ số hồi quy mang dấu dương là những biến làm tăng xác suất nghèo của hộ nếu tăng thêm mộ t đơn vị biến này trong điều kiện cố định các biến còn lại. Đó là các biến QUIMO_HO, LAM_NONG.
Theo kết quả hồi quy trên, chúng ta có thể thấy rằng tình trạng làm nông, sở hữu đất đai, có việc, vay vốn làm ảnh hưởng đến khả năng giảm nghèo rất mạnh. Cũng có vai trò trong việc giảm nghèo nhưng yếu hơn đó là quy mô hộ, điều này một lần nữa những khó khăn mà hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch gặp phải theo ý kiến của họ. Giới tính và tuổi của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình. Hai biến còn lại là tuổi chủ, học vấn của chủ hộ có tác động thấp nhất đến khả năng giảm nghèo của hộ, tuy nhiên hai biến này đều không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.35. Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng nhân tố
Xác suất nghèo đói được ước
tính khi biến độc lập thay đổi một đơn vị
và xác suất nghèo ban đầu là: (%) Biến phụ thuộc có phải hộ
gia đình nghèo (nhóm chi tiêu thứ nhất) Hệ số tác động biên (ek) 5 10 15 20 Quy mô hộ 1,30213 6,41 12,64 18,69 24,56 Có việc 0,10487 0,55 5,75 1,82 2,55 Làm nông 48,95982 72,04 88,89 89,63 92,45 Có đất sản xuất 0,28365 1,47 14,05 4,77 6,62 Có vay của chủ hộ 0,38790 2,00 18,19 6,41 8,84
Nguồn: Tính toán dựa vào bảng 4.32 trên Excel
Giả sử xác suất nghèo của một hộ gia đình ở ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là 15%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu hộ này có đất, có việc làm hay được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống, lần lượt còn lại là 4,77%, 1,82% và 6,417%. Ngược lại, nếu quy mô hộ tăng thêm một người hoặc chủ hộ làm nông thì xác suất rơi vào nghèo đói của hộ này tăng lên 18,69% và 89,63% (xem bảng 4.35). Trình độ học vấn của người dân ven biển huyện Quảng Trạch thấp nên biến học vấn không ảnh hưởng đến xác suất nghèo. Các hệ số liên quan đến giáo dục không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.