Sơ lược vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 61)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Sơ lược vùng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ dân vùng bãi ngang, cồn bãi ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình gồm các xã: Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phúc. Vùng này có diện tích 10.277,8 ha với số dân là 46.463 người, tỷ lệ các hộ nghèo năm 2010 theo chuẩn của Quốc gia (giai đoạn 2006-2010) là 15,97%, theo chuẩn mới là 18,64%. Quy mơ bình qn số hộ ở đây là 4,27 người trên hộ, thu nhập bình quân người là 949,7 nghìn đồng/tháng, chi tiêu bình quân một người là 789 nghìn đồng/tháng. Khí hậu chia làm hai mùa, mùa nóng nhiệt độ cao và có gió Lào, mùa mưa lũ lụt và bão lũ thường xuyên xảy ra. Các hộ ngư dân ở đây chủ yếu hoạt động nông nghiệp, khai thác hải sản và ni trồng thủy sản, trình độ dân trí tương đối thấp.

Cùng với xã Quảng Tùng vùng nghiên cứu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào quy hoạch Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình (tại Quyết định số 1545/QĐ-TTg ngày 27/10/2008); Vùng nghiên cứu là các xã bãi ngang ven biển huyện Quảng Trạch là đầu mối phía Đơng tỉnh Quảng Bình, cửa ra biển của hành lang kinh tế đường 12 và khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, hành lang quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Từ khu vực này đi cửa khẩu Cha Lo gần 150 km, cách các tỉnh Đông Bắc Thái Lan khoảng 300 km là con đường ngắn nhất từ Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan ra biển. Phía Nam vùng nghiên cứu cách thành phố Đồng Hới 80 km. Các tuyến giao thông Bắc Nam, Đơng Tây, cảng biển, san bay có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của vùng và các địa phương trong tỉnh, các tỉnh bạn và quốc tế. Ven biển có 5 hịn đảo nhỏ với tổng diện tích là 185ha, có cảng nước sâu Hịn La có khả năng có tàu 10.000 DWT đến 100.000DWT ra vào. Vùng nghiên cứu có địa hình bằng phẳng gồm sét, sét pha cát và cuội sỏi, xen kẽ có đồi chắn phía biển. Với vị trí này, vùng nghiên cứu sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà trong thời gian tới.

Tổ chức vùng nghiên cứu và sơ đồ vùng nghiên cứu được trình bày trong (hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 61)