văn hóa doanh nghiệp của công ty yamaha motor việt nam

35 4.1K 52
văn hóa doanh nghiệp của công ty yamaha motor việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao đã đem đến cho các doanh nghiệp những thời cơ mới, đồng thời nhiều thách thức mới nảy sinh mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tạo ra một cuộc cách mạng trong quản lý, tạo ra một thay đổi lớn và toàn diện để đáp ứng với xu thế của thời đại. Phát triển nhưng phải như thế nào cho đúng đúng luật pháp, như thế nào cho bền vững để không chỉ làm giàu cho doanh nghiệp mà còn góp phần làm giàu cho xà hội, nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho người lao động, tất cả điều đó đều cần đến văn hoá doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, của kinh tế quốc tế. Đến với đề tài này, chúng tôi đã lựa chọn Công ty Yamaha Motor Việt Nam để nghiên cứu. Đây là một công ty liên doanh của Việt Nam, Nhật Bản và Malaisya, có nền tảng văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự pha trộn , giao thoa giữa hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam. Sau mười hai năm có mặt tại Việt Nam, công ty không những đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong ngành ô tô, xe máy trong nước mà còn xây dựng được một nền tảng văn hóa doanh nghiệp đặc sắc, thể hiện được nét riêng của mình. Thông qua bài viết này, chúng em hy vọng có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện nhất, từ đó rút ra được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng về văn hóa doanh nghiệp của Công ty Yamaha Motor Việt Nam. Xa hơn thế, chúng em mong muốn có thể giúp được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiểu rõ phần nào những cơ hội và thách thức có thể gặp phải trong tiến trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình. Chương I: Giới thiệu khái quát về Yamaha Motor 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Yamaha Motor Coporation Công ty Yamaha Co.,Ltd., tiền thân là Yamaha Corporation, được tách ra vào tháng 1 năm 1955 và hoạt động từ đó đến nay. Vào năm 1953, Genichi Kawarami-con trai cả của ông Kaichi Kawwakami- chủ tịch công ty Nippon Gakki( Tập đoàn Yamaha Coporation ngày nay) bắt đầu nghiên cứu, tận dụng cánh quạt máy bay được sử dụng từ chiến tranh thế giới thứ II. Ông khám phá và thử nghiệm sản xuất nhiều sản phẩm bao gồm máy khâu, phụ tùng ô tô, xe scooter và xe gắn máy. Vào tháng 8/1954, tức chưa đầy 10 tháng sau khi nghiên cứu sản phẩm đầu tiên được ra đời. Đó là chiếc xe gắn máy YA-1, được làm nguội bằng không khí, 2 thì, xylanh đơn 125cc. Chiếc xe chính là khởi nguồn cho quá trình sáng tạo vào cống hiến không mệt mỏi của Yamaha Motor. Đến năm 1956, Chiếc xe YC1, xylanh đơn 175cc, 2 thì được chế tạo và vào năm 1957, chiếc xe YP1, 250cc, 2 thì được sản xuất. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1960, Yamaha motor bắt đầu khuếch trương hoạt động của mình trên toàn cầu. Năm 1916, Yamaha motor thành lập công ty liên doanh đầu tiên tại Thái Lan có tên là Siam Yamaha Co.,Ltd., Vào năm 1968, thành lập Yamaha motor Europe N.V tại Hà Lan, tiếp đó là Mehico, Braxin Trong những năm tiếp theo, Yamaha liên tục phát triển và mở rộng hoạt động của mình và vẫn luôn phát triển cho tới ngày nay. Hoạt động của Yamaha Motor Corp., Khu vực Số nước có mặt của Yamaha Số nhà máy cơ sở của Yamaha hoạt động Nhật Bản 57 Châu Á và Trung Đông 10 30 Bắc Mỹ 3 11 Nam Mỹ 4 5 Châu Âu 14 24 Châu Úc 2 2 Châu Phi 1 1 2. Công ty Yamaha Motor Việt Nam 2.1 Một số thông tin về công ty Yamaha Motor Việt Nam Tên nước ngoài: Yamaha Motor. Tên bên Việt Nam: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Số giấy phép: 2029/GP Ngày cấp: 24/01/1998 Tên dự án: Công ty trách nhiệm hữu hạn Yamaha Motor Việt Nam Hình thức đầu tư: Liên doanh Tổng vốn đầu tư: 80.268.000USD Vốn pháp định: 24.250.000USD Mục tiêu: sản xuất lắp ráp xe máy và sản xuất linh kiện Địa chỉ nhà máy: Xã Trung Giã, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội Phone: 04-8855089 Fax:04-8855085 Vốn đầu tư thực hiện: 72.400.000USD Đại diện: Ông Asano Masaki, Tổng Giám đốc Doanh thu năm 2002: 93.692.570USD Doanh thu năm 2003: 159.774.492USD Nộp ngân sách nhà nước năm 2002: 30.856.635USD Nộp ngân sách nhà nước năm 2003: 44.266.058USD Số lao động: 1.317 người Địa chỉ liên hệ: YAMAHA MOTOR VIETNAM CO.,LTD Văn phòng tại Hà Nội: 67 Ngô Thì Nhậm , Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (84-4) 8217457/8 Fax: (84-4)8217459/8216877 Văn phòng tại TP.HCM: 24 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Tel: (84-8) 8241875 Fax: (84-8) 8295866 Văn phòng chính và Nhà máy: Xã Trung Giã, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tel: (84-4) 8855080 Fax: (84-4)8855084 2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Yamaha Motor Việt Nam. Công ty Yamaha Motor Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 24/01/1998. Sau hơn 8 tháng thành lập, công ty bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy vào ngày 02/10/1998. Từ sau khi thành lập, yamaha Motor Việt Nam đã không ngừng phát triển, liên tục đổi mới và cho ra các sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận. Bên cạnh việc nỗ lực sáng tạo không ngừng đó, Yamaha Motor Việt Nam còn kết hợp tổ chức các sự kiện, các chiến dịch quảng bá hình ảnh công ty. Chính vì thế, Yamaha giờ không còn xa lạ với bất kỳ người tiêu dùng Việt Nam nào. Trong năm 1999, sản phẩm đầu tiên của Yamaha là Sirius chính thức xuất hiện trên thị trường. Cũng trong thời gian này, nhà máy Yamaha Motor Việt Nam, khởi công vào ngày 02/10/1998 như đã nói ở trên được hoàn thành. Yamaha đã tổ chức khánh thành nhà máy với rất nhiều sự kiện liên quan nhằm quảng bá cho Doanh nghiệp của mình. Không ngừng nỗ lực, không ngừng phấn đấu, trong năm 2000, Yamaha Motor Việt Nam cho ra mắt dòng xe Sirius, năm 2001 Sirius R được tung ra thị trường. Cũng trong năm 2001- Jupiter xuất hiện, dòng xe đang thịnh hành cho đến ngày nay. Vì sự xuất hiện và đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng với dòng xe này cho nên vào năm 2002, Jupiter R được tung ra thị trường. Song song với việc tung ra thị trường dòng sản phẩm đang rất được ưa chuộng này, Yamaha cũng tung ra thị trường dòng xe tay ga dáng thể thao với tên Nouvo. Tháng 10 năm 2002, Yamaha Motor Việt Nam mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy, tiến hành khai trương các cửa hàng, tổ chức đêm tiệc Nouvo. Năm 2003 là năm đánh dấu khá nhiều sự kiện quan trọng của Yamaha Motor sau 5 năm thành lập. Trong năm này, hàng loạt dòng sản phẩm mới của Yamaha Motor được ra đời như: Sirius V, Nouvo trắng, Jupiter V, Nouvo RC và Mio. Các sự kiện trong năm này gồm có: Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập công ty Yamaha Motor Việt Nam. Khai trương cửa hàng D06: Trung tâm bảo trì và cung cấp phụ tùng. Các chiến dịch quảng cáo vô cùng rầm rộ, bao gồm việc tổ chức các buổi tiệc và các màn trình diễn vô cùng ấn tượng. Chương II. Những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp của Yamaha Motor Việt Nam I. CẤU TRÚC HỮU HÌNH 1. KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG Ông Takahiko Tekada – Tổng giám đốc Yamaha Motor Việt Nam đã từng tuyên bố: “Chúng tôi – Yamaha Motor Việt Nam (YMVN) sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam nhanh chóng góp phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy”. Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển với con người là yếu tố nền tảng. Sản phẩm và các hoạt động công ty luôn hướng đền mục tiêu: chinh phục trái tim khách hàng. Đó là biểu tượng cho phương châm chiến lược của công ty. “Mục tiêu của chúng tôi là luôn đem tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại cho khách hàng sự hài lòng, thỏa mãn và thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha”. Phương châm của YMVN dựa trên cơ sở “hướng vào thị trường và hướng vào khách hàng”. Phương châm này bắt nguồn từ chính các ý kiến phản hồi của khách hàng và sẽ chuyển tải tới các Đại lý và các bên có liên quan của Yamaha Motor Việt Nam. “Với phương châm này, chúng tôi sẽ thỏa mãn bội phần sự mong đợi của khách hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi. Nhờ đó, cuối cùng chúng tôi sẽ tạo được “Kando” – nghĩa là chiếm lĩnh trái tim khách hàng, vốn nằm trong phương châm toàn cầu của Tập đoàn Yamaha”. Ngoài ra công ty còn mang lại những giá trị mới cho phương tiện của mọi người như: dịch vụ đăng ký bảo dưỡng, dịch vụ tư vấn khách hàng trực tuyến qua website và những kiến thức kỹ năng an toàn giao thông. Nhờ vậy, các nhân viên có thể được đào tạo chuyên nghiệp hơn trong dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện công việc dễ dàng và hiệu quả hơn. 2. NGHI LỄ Công ty sử dụng rất nhiều loại hình nghi lễ như: Chuyển giao, Nhắc nhở và liên kết. • Trong loại hình chuyển giao có một số hoạt động nổi bật: - Lễ khánh thành Trung tâm đào tạo sửa chữa xe máy tại Hải Phòng vào ngày 29/7/2010 đã tiếp tục khẳng định cam kết của Yamaha với cộng đồng : chung sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam. - Lễ ra mắt 2 sản phẩm xe số tự động hoàn toàn mới : LUVIAS mạnh mẽ, năng động dành cho nam giới trẻ tuổi và CUXI cá tính, tiềm năng cho khách hang nữ hiện đại vào ngày 2/8/2010 - Khai trương đại lý Yamaha 3S tại Ninh Bình nhằm mở rộng và thâm nhập thị trường cũng như củng cố và tăng cường vị thế của công ty. • Ở loại hình nhắc nhở cũng có rất nhiều hoạt động đáng chú ý: - Năm 2009 là năm đặc biệt của hội thi với chiến dịch More- hơn nữa. Công ty Yamaha Motor Việt Nam muốn thoả mãn hơn nưa sự mong đợi của khách hang, phục vụ khách hang một cách toàn diện trên cả 3 mặt: bán hang, dịch vụ và cung ứng phụ tùng. Yamaha tổ chức hội thi “Nhân viên chuyên nghiệp 3S” trên quy mô toàn quốc chia làm 3 vòng. - Yamaha Motor Việt Nam tổ chức cuộc thi: “ Thiết kế và trang trí xe đẹp” - Các cuộc thi đã thu hút được đông đảo nhân viên của công ty trên toàn quốc tham gia. Cuộc thi đã góp phần tăng thêm năng lực chuyên môn cho các nhân viên tham gia và xây dựng được hình ảnh đẹp về công ty. Từ cuộc thi này công ty sẽ chọn được nhiều nhân viên tài giỏi và thành thạo chuyên môn để giao phó những công việc phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.Thông qua cuộc thi này nhân viên cũng sẽ có cơ hội để phát huy năng lực của mình và học hỏi, giao tiếp với các đồng nghiệp xung quanh. • Loại hình liên kết là loại hình phổ biến ở các công ty với rất nhiều hoạt động - Năm 2009 và 2010 Yamaha đã tổ chức cuộc thi “Miss Yamaha” Miss Yamaha là cuộc thi không chỉ nhằm tôn vinh vẻ đẹp, tài năng của nữ công nhân viên trong công ty mà còn thể hiện tình đoàn kết của đại gia đình Yamaha- những con người ngày đêm nỗ lực hết mình vì sự phát triển của nền công nghiệp xe máy tại Việt Nam. Cuộc thi này đã phần nào khích lệ được tinh thần nữ công nhân viên trong công ty làm cho họ cảm thấy phấn chấn , tự hào và thêm gắn bó với công ty hơn. Họ còn rèn luyện thêm được tính hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc thi nói riêng cũng như trong công việc nói chung. Điều đó sẽ giúp mục tiêu của tổ chức đạt được hiệu quả và dễ dàng hơn. Ngoài ra, công ty còn tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khoá cho nhân viên như: - Ngày hội gia đình Yamaha - Du lịch ngày hè tự chọn - Tiệc tết nguyên đán truyền thống mà hiện đại - Các chương trình ca nhạc thời trang trẻ trung do Yamaha tổ chức hoặc tài trợ Tất cả những hoạt động ngoại khóa này đã làm tăng thêm tinh thần đoàn kết và sự gắn bó với công ty của nhân viên. Họ nhận thấy được coi trọng và quan tâm, được chăm lo chu đáo về mọi mặt. Vì thế, họ sẵn sàng cống hiến hết tài năng và sức lực của mình cho công ty. 3. BIỂU TƯỢNG. 1955 Yamaha Motor ra đời chuyên sản xuất xe máy, moto độc lập với Yamaha mẹ. [...]... niên công tác Chương 3: Những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty Yamaha Motor Việt Nam I Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Yamaha Motor Việt Nam 1 Những đặc điểm kế thừa và phát triển từ văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản Như chúng ta đã biết Yamaha Motor là một công ty của Nhật Bản, vì vậy văn hóa doanh nghiệp của Tổng Công ty Yamaha Motor Việt Nam cũng... điều cuốn hút chúng em thực hiện đề tài này Yamaha là một doanh nghiệp có công ty mẹ đến từ Nhật Bản - một đất nước giàu có về văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng Bản thân Yamaha Motor Việt Nam kế thừa những nét văn hóa của công ty mẹ  Sứ mệnh, tầm nhìn được chia sẻ rộng rãi Thế mạnh của Yamaha Motor Việt Nam là có ý chí quyết tâm rất lớn của lãnh đạo, tập hợp được một đội ngũ những... điểm của Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và văn hóa doanh nghiệp của Công ty mẹ tại Nhật Bản nói riêng Không những thế Việt Nam và Nhật Bản đều là những nước Á Đông, và có nhiều nét tương đồng về lịch sử và địa lý, nên văn hóa Việt Nam và Nhật Bản cũng có rất nhiều những điểm chung Với những điểm chung này, ta có thể thấy việc áp dụng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản vào doanh nghiệp tại Việt Nam. .. đòi hỏi công ty phải thích ứng thật nhanh, thật nhạy Công ty nên tham gia vào các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp sản xuất ô tô xe máy trên thế giới cũng như Việt Nam, duy trì mạng lưới quan hệ rộng rãi KẾT LUẬN Với những chính sách của mình Yamaha Motor Việt Nam đang tạo dựng đựợc một nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của mình Nền văn hóa ấy của Yamaha Motor Việt Nam đã mang lại cho công ty này rất... 14:16 Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam là công ty liên doanh giữa Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia, chuyên sản xuất và lắp ráp xe gắn máy mang thương hiệu nổi tiếng Yamaha Hiện công ty đang cần tuyển: NHÂN VIÊN PHÒNG MUA HÀNG Hạn cuối nộp hồ sơ: ngày 05/9/2010 Tuyển dụng vị trí: Nhân viên bộ phận Hàn - Sơn sắt 16/08/2010 10:41 Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam là công ty liên doanh giữa Việt Nam, Nhật... văn hoá doanh nghiệp cũng luôn tồn tại và nó tồn tại chính trong mỗi thành viên của doanh nghiệp Tuy nhiên văn hoá doanh nghiệp luôn có tính đặc thù riêng, đó là bản sắc dân tộc của từng quốc gia Cụ thể với Yamaha 1 Yamaha Motor Việt Nam là một trong những công ty có nền tảng văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự pha trộn , giao thoa giữa hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam Văn hóa doanh nghiệp được hình... thành lập tại Việt Nam vào năm 1998, Yamaha Motor Việt Nam (YMVN) đã bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam, nhanh chóng góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển với con người là yếu tố nền tảng do vậy mà các sản phẩm và các hoạt động của Công ty luôn hướng... của phần đông các gia đình của nhân viên trong Yamaha Các em nhỏ trong chương trình “vui trung thu cùng Yamaha Cả gia đình vui tết trung thu cùng Yamaha II Những giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp cho Yamaha Motor Việt Nam 1 Sứ mệnh của doanh nghiệp Công ty cần luôn luôn nỗ lực truyền bá sứ mệnh của mình xuyên suốt toàn bộ công ty, từ lãnh đạo cấp cao, quản lý, nhân viên văn phòng đến các công. .. 17:03 Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam là công ty liên doanh giữa Việt Nam, Nhật Bản, và Malaysia, chuyên sản xuất và lắp ráp xe gắn máy mang thương hiệu nổi tiếng Yamaha hàng đầu thế giới Hiện đang cần tuyển Nhân viên xưởng Sơn nhựa Hạn nhận hồ sơ: hết ngày 14/9/2010 Tuyển dụng vị trí: Nhân viên bộ phận Kho vận 07/09/2010 16:50 Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam là công ty liên doanh giữa Việt Nam, ... thành công Nó làm cho thương hiệu Yamaha Motor Việt Nam ngày càng phát triển và bền vững Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp Một xã hội muốn phát triển chỉ khi nó được xây dựng trên một nền văn hóa phù hợp và một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển chỉ khi nó có một nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp Bài viết đã đạt được mục tiêu đề ra là tìm hiểu đặc điểm văn hóa doanh . 2 Châu Phi 1 1 2. Công ty Yamaha Motor Việt Nam 2.1 Một số thông tin về công ty Yamaha Motor Việt Nam Tên nước ngoài: Yamaha Motor. Tên bên Việt Nam: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam Số giấy phép:. nâng cao chất lượng về văn hóa doanh nghiệp của Công ty Yamaha Motor Việt Nam. Xa hơn thế, chúng em mong muốn có thể giúp được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiểu rõ phần nào. trưng văn hóa doanh nghiệp của Yamaha Motor Việt Nam I. CẤU TRÚC HỮU HÌNH 1. KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG Ông Takahiko Tekada – Tổng giám đốc Yamaha Motor Việt Nam đã từng tuyên bố: “Chúng tôi – Yamaha Motor

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan