1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

văn hóa doanh nghiệp tại công ty heineken

29 5,3K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Trường ĐH Sài Gòn Khoa Quản Trị Kinh Doanh GVHD: Th.s Từ Minh Khai Danh Sách Nhóm 7: Stt Họ Và Tên Mã SV 1 Nguyễn Thị Bảo Tho 3109330272 2 Nguyễn Hoài Ngân Trang 3109330297 3 Nguyễn Thị Thoa 3109330273 4 Phan Anh Tú 3110330321 5 Văn Thị Phượng 3110330233 6 Võ Hoàng Phương 3109330225 7 Phùng Thanh Thạch 3109330246 8 Võ Chung Thành 3109330253 9 Trần Hữu Phước 3109330221 10 Phạm Minh Thành 3109330252 11 Nguyễn Bảo Nguyên 3109330186 1 Mục Lục I/ Lời mở đầu 1/ văn hóa doanh nghiệp là gì? 2/ Vai trò của văn hóa doanh nghiệp II/ Lịch sử hình thành và phát triển của Heineken 1/ thị trường quốc tế 2/ Thị trường tại việt nam III/ Các yếu tố cấu thành nên văn hóa DN Heineken 1/ Giá trị văn hóa hữu hình a/ Logo b/ Slogan c/ Bao bì d/ Quy trình sản xuất sản phẩm và chất lượng e/ Trụ sở làm việc f/ Nguyên tắc làm việc của Heineken 2/Giá trị văn hóa vô hình a/ chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh doanh… b/ quản lý c/ quảng cáo & truyền thông hiệu quả d/ lịch sử e/ trách nhiệm với cộng đồng III. Tổng kết 2 I.LỜI MỞ ĐẦU 1.Khái Niệm Văn Hóa Doanh Nghiệp. -Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. -Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. -văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ quy tắc ứng xử , cách suy nghĩ, chuẩn mực, đường lối và phương thức kinh doanh có tác dụng đặt dấu ấn tới mọi hành vi thái độ, niềm tin và các mối quan hệ của các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp và trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác, bạn bè gần xa . Cao hơn nửa nó chính là hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường 2.Vai Trò Của Văn Hóa Đối Với sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp. Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp, nó còn là nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh và góp phần thu hút nhân tài ,tăng cường sự gắn bó giữa người sử dụng lao động với người lao dộng và giữa nội bộ người lao động , ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược và đồng hành phát triễn theo doanh nghiệp, tạo nên sự ổn định tổ chức. và cuối cùng là văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự cam kết chung vì mục tiêu của bản thân doanh nghiệp. II.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BIA HENIKEN 3 1.Trên Thế Giới -Phòng thí nghiệm:1863 Lịch sử của Heineken bắt đầu vào ngày 16 tháng 12 năm 1863 khi Gerard Adriaan Heineken - lúc này chỉ mới 22 tuổi - mua lại nhà máy bia De Hoolberg (lúc đó có tên là The Haystack) ở Amsterdam-Hà Lan. Vào thời điểm những năm 1592 thì đây là nhà máy bia lớn nhất trong vùng Amsterdam và cũng là nơi khai sinh ra hãng Heineken. 1863 – Chiến trận Gettysburg -1869 Với lòng say mê nghiên cứu tìm tòi cái mới, năm 1869 Gerald Adriaan đã đi du lịch vòng quanh châu Âu để tìm kiếm những nguồn nguyên liệu tốt nhất để làm ra bia. Tại Đức, Ông nhận ra rằng ở đây người ta thay đổi tập quán ủ bia. Gerald cũng hiểu được tầm quan trọng khi thay đổi cách “ủ men bia bên trên” truyền thống bằng việc “ủ men bia bên dưới”. Ông đem khám phá này trở về Amsterdam và sự thay đổi cách ủ men bia của Gerard đã tạo ra sự ảnh hưởng to lớn đến việc cải tiến chất lượng của các loại bia khác cùng thời. Khi doanh thu tăng quá cao, nhà máy bia nằm ở trung tâm Amsterdam đã trở nên quá chật hẹp và ông bắt đầu xây dựng một nhà máy Heineken khác ở ngoại ô thành phố, thuộc vùng Stadhouderskade. Ngay sau đó nhà máy đã thiết lập phòng thí nghiệm riêng để có thể kiểm tra chặt chẽ các nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm bia, ngay trong nhà máy. Ngoài ra, Heineken còn đi tiên phong trong lĩnh vực lên men bia thuần khiết. Năm 1886, Tiến sĩ Ellon, một học trò của Louis Pasteur đã phát triển thành công men ‚Heineken A‚ cho Gerard Adriaan. Chính loại men này là “bí quyết” tạo nên hương vị đặc trưng của bia Heineken cho dù được sản xuất ngay tại Hà Lan hay tại 20 quốc gia khác trên khắp thế giới. 1886 – Mendeleev tìm ra bảng các nguyên tố hóa học -1912 Thế kỷ 19 đã khép lại với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nhà máy bia. Để có thể cạnh tranh với Amstel, Oranjeboom, Van Vollenhoven và một số nhà máy bia khác của Đức, Heineken quyết định giảm giá bán đi chút ít và tiến hành nhiều đầu tư đáng kể vào việc nghiên cứu phát triển chất lượng của bia. Và kết quả là doanh số bán của Heineken tiếp tục tăng lên đến khi bùng nổ chiến tranh thế Sau đó, thời kỳ suy thoái kinh tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đã tác động lên tình hình kinh doanh của công ty. Vì phải giảm sản lượng bán trong nước suốt thời kỳ này, Heineken đã tìm cách đưa bia vượt xa khỏi biên giới quốc gia. Bắt đầu xuất khẩu một cách thận trọng từ cuối thế kỷ 19, và tăng tốc xuất khẩu với những chuyến hàng xuất bia Heineken sang Bỉ, Anh quốc, 4 Tây Phi, Ấn Độ và những vùng lân cận. 1912 – Con tàu Titanic nổi tiếng bị đắm ngay hải trình đầu tiên. -1931 Heineken là loại bia nước ngoài đầu tiên được đưa vào Soerabaja, Indonesia. Và tại quê nhà thì những hợp đồng giữa Heineken và các khách hàng quen thuộc đã mang đến doanh số bán 200,000 hectolít so với doanh số trung bình của Hà Lan chỉ có 3,000 hectolít / năm như trước. Nhãn hiệu Heineken cũng đã đạt được vị trí đáng kể tại Mỹ, tạo dựng hình ảnh của một loại bia cao cấp. 1931 – Tay găng tơ khét tiếng người Mỹ Al Capone bị tống giam vào ngục. -1936 Vài năm sau, Heineken hợp tác cùng các nhà sản xuất nước ngọt Fraser và Neave lập nhà máy bia Malayan Breweries mà hiện nay được biết đến với tên gọi Nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương (APB). Sự hiện diện của Heineken tại Châu Á trong những năm này đã mang đến nhiều kết quả khả quan. Cuối thập kỷ 80, Với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á đã khiến sản lượng bia tiêu thụ tăng mạnh và lợi nhuận Heineken thu được tại châu Á thông qua APB cũng đã nhân rộng đáng kể. 1936 – Jesse Owens lập kỉ lục đoạt được 4 huy chương vàng tại thế vận hội Berlin. -Thập niên 40 Quảng cáo là đứa con tinh thần của Alfred Henry Heineken, cháu nội của Gerard Adriaan. Gần cuối thập kỷ 40, ông đã sống ở Mỹ suốt mấy năm để nghiên cứu cách thức kinh doanh bia cùa nước này. Ông đã bị hệ thống siêu thị Mỹ cuốn hút và nhận ra được sự tác động ngày càng lớn của quảng cáo đến việc kinh doanh. Vào một buổi sáng thứ bảy sau khi trở về quê nhà Hà Lan, Alfred đã đóng một bảng hiệu ngay trước cửa văn phòng làm việc của mình ghi “Văn phòng Quảng cáo”. Trước đây, quảng cáo bị bộ phận quản lý của Heineken cho là không cần thiết.Nhưng việc mở rộng kinh doanh quốc tế của Alfred đã khiến cho thương hiệu Heineken nổi tiếng khắp toàn cầu từ thập kỷ 50 và biến Heineken trở thành một biểu tượng của bia. Freddy Heineken cũng có lòng tin mạnh mẽ trong việc phát triển thương hiệu và marketing. Với hoài bão không dừng lại ở việc phát triển một "loại bia của cả thế giới" mà còn là "một thương hiệu của cả thế giới", Ông đã tạo dựng nền tảng vững chắc cho cấu trúc và tổ chức của tập đoàn Heineken đầy quyền lực ngày nay. Thập niên 40 – Chiến tranh thế giới thứ II và những hậu quả để lại. -Thập niên 50 Việc bị thất sủng ngay tại thị trường trong nước đã khiến cho Ban điều hành 5 Heineken nhận ra rằng cần phải có những chính sách đặc biệt hơn nữa đối với thị trường nội địa. Trong bài diễn văn gửi đến những đại diện của công ty, Feith, lúc này đã là Chủ tịch của Hội đồng Ban giám đốc điều hành đã giải thích: "cho dù đây là thời kỳ xuất khẩu phát triển và chúng ta đã thu được lợi nhuận lớn từ nước ngoài, thì việc thị trường trong nước trở nên èo uột là điều mà cả công ty và tất cả chúng ta cần phải quan tâm đến " Quan điểm của Feith không dừng lại ở việc tạo ra một loại bia ngon, mà còn làm sao để loại bia đó bán chạy " và điều đó đồng nghĩa với việc Heineken không lập lại sai lầm của các nhà máy bia khác khi bỏ mất những thành công đã đạt được trước đây. Năm 1951, Heineken thành lập bộ phận kinh doanh" là một khởi đầu cho những nguyên tắc kinh doanh hiện đại. Nhờ đó Heineken đã biến đổi từ một công ty chỉ chú trọng vào sản xuất sang một công ty biết quan tâm đến việc phát triển thị trường. Trong thập kỷ 50, những hoạt động xuất khẩu vẫn là trọng tâm cho dù Heineken đã cố gắng cân bằng trở lại vị trí tại thị trường Hà Lan. Trong những năm này, việc xuất khẩu bia Heineken đã gia tăng mạnh mẽ với 205,000 hectolít chỉ trong năm tài chính 1950/ 1951. Trong 3 năm sau đó, doanh số xuất khẩu đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, doanh thu tăng đã dẫn đến vấn đề thiếu hụt sản lượng. Cả hai nhà máy tại Amsterdam và Rotterdam đều gặp phải khó khăn về việc gia tăng sản lượng. Vấn đề đặt ra cho hội đồng quản trị nhà máy là liệu tình hình xuất khẩu đang tăng trưởng hiện nay chỉ là ánh hào quang nhất thời hay phản ánh được doanh thu ổn định, đầy triển vọng của thị trường. Sau khi cân nhắc những thuận lợi và khó khăn, họ đã đưa ra quyết định xây dựng thêm một nhà máy ở Hertogenbosch, phía bắc Hà Lan. Nhà máy đã đi vào sản xuất từ năm 1958, và đã giải quyết tốt đẹp được việc thiếu hụt sản lượng. Thập niên 50 – Tivi màu lan rộng trên toàn thế giới -Thập niên 60 Đến cuối những năm 60, Heineken đặt ra mục tiêu đơn giản là củng cố vị trí dẫn đầu trên thị trường bia của mình. Tuy nhiên đã có một sự thay đổi bất ngờ trên thị trường. Các nhà máy bia nước ngoài đứng trước một thị trường buồn tẻ và kém phát triển tại quê nhà đã đổ xô tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị phần trên đất nước Hà Lan. Tập đoàn bia Allied Breweries đã tiếp quản Oranjeboom vào năm 1967 và De Drie Hoefijzers vào năm 1968. Tập đoàn Stella Artois của Bỉ đã chiếm được Dommelsch Bierbrouwerij vào năm 1968. Trong những năm đầu của thập niên 60, những kẻ bi quan đã cho rằng xuất khẩu vẫn chưa đủ ổn định để có thể là nền tảng cho tương lai của Heineken. Nỗi lo lắng này gần như đã trở thành sự thật khi Heineken bị tụt giảm10.5 % doanh số xuất khẩu do chính sách hạn chế nhập khẩu của các nước vùng Tây 6 Phi. May mắn thay tình hình xuất khẩu khó khăn trong giai đoạn này đã được cải thiện bởi doanh số trong nước tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ. Cuối năm 1960, xuất khẩu tăng vượt trội đặc biệt tại Mỹ, Pháp và Thụy Điển đã chấm dứt hoàn toàn nỗi lo của hội đồng quản trị và đưa Heineken trở thành nhãn hiệu bia xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Thành công của Heineken được dựa trên nền tảng của chất lượng thơm ngon và ổn định, việc điều hành xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ cùng với những chiến dịch đầy sáng tạo đã đưa nhãn hiệu trở nên phổ biến mạnh mẽ trên toàn cầu. Thập niên 60 – Thời kỳ con người chinh phục vũ trụ. Nhà du hành vũ trụ người Nga Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bước vào vũ trụ. -Thập niên 70 Chiến dịch licensing theo đuổi trong suốt thập niên 70 đã làm hiển thị rõ hình ảnh quốc tế của tập đoàn Heineken. Khởi đầu với việc cấp license cho những nhà máy bia tại Pháp, Ireland, Tây Ban Nha, Ý; sau đó Heineken đóng một vai trò tích cực hơn trong các nhà máy bia tại đây. Ngoài châu Âu thì chỉ có các nước trong vùng Caribean được cấp license do sự gần gũi với khách du lịch Mỹ và thị trường Mỹ. Tất cả những điều này đạt được là do quan điểm cấp tiến của Alfred Heineken khi ông cho rằng loại bia này không phải chỉ là một nhãn hiệu của một vùng, một quốc gia mà là một loại bia của toàn thế giới. Thập niên 70 – Cơn sốt nhạc Disco lan tràn trên khắp nước Mỹ và cả thế giới. -Thập niên 80 Bước vào thập niên 80, Heineken đã không còn giữ được doanh số xuất khẩu đầy ngoạn mục tại thị trường Mỹ như trước, do giá cả tăng cao và cạnh tranh khốc liệt với các nhãn hiệu bia khác cũng đang nhập khẩu vào Mỹ. Khi Heineken bắt đầu xâm nhập thị trường Mỹ, chỉ có không quá 30 nhãn hiệu bia nhập khẩu tại Mỹ. Đến thập niên 80 này, con số các nhãn hiệu bia nhập khẩu đã tăng đến hơn 300. Thập niên 80 – Bob Geldoff thành lập tổ chức Life Aid, tiến hành những buổi hòa nhạc trên khắp thế giới để giúp đẩy lùi nạn đói ở châu Phi. -Thập niên 90 Tại châu Âu, Heineken tạm thời bỏ qua việc chinh phục những thị trường phức tạp, đầy những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Chỉ sau khi chiếm được những thị trường "tương đối dễ dàng" và đã tạo dựng được một vị trí vững chắc trong thị phần nhập khẩu vào những năm 70 và 80 Heineken mới chuyển qua những thị trường khác "khó khăn" hơn, chẳng hạn như Đức là một thị trường khá phức tạp và bị phân nhỏ. Đây là một thị trường chỉ có vài nhãn hiệu bia nội địa nhưng lại có đến hơn 1200 nhà máy bia giành được doanh thu lớn trong nước. Do thế hệ thanh 7 niên trẻ tuổi chú trọng hơn đến nhãn hiệu và các loại bia ngoại nhập, Heineken quyết định đến với nước Đức năm 1992. Một chiến dịch xâm nhập thị trường đầy bài bản đã được thực hiện. Đầu tiên là việc tạo dựng sự hiểu biết về nhãn hiệu và chất lượng để nhãn hiệu Heineken trở nên quen thuộc trên khắp thị trường nước nhập khẩu. Thứ hai, những hợp đồng license đã đẩy mạnh doanh thu xuất khẩu tại đây. Tiếp theo là việc bám trụ vào ngành kinh doanh bia nội địa thông qua việc hợp tác với một nhà máy bia tại đây hoặc thành lập nên một nhà máy bia riêng của mình. Những hướng đi được vạch ra hoàn toàn dựa trên những biến chuyển của thị trường trong nước như việc hạn chế nhập khẩu, khả năng hợp tác với những đối tác lớn và vốn đầu tư cần thiết. Chẳng hạn như năm 1995, một nhà máy bia đã ra đời tại Thái Lan như là kết quả của những nỗ lực tích cực. Trước đây Heineken hoàn toàn không thể có mặt tại Thái Lan do việc cấm nhập khẩu tại đây. Vị trí Heineken đạt được trên đất Mỹ cũng là một ví dụ khác cho chính sách kinh doanh đầy uyển chuyển. Việc là một nhãn hiệu của châu Âu đã trở thành một vũ khí mạnh mẽ của Heineken khi thâm nhập thị trường Mỹ. Và thật sự đây cũng là lý do tại sao Heineken chưa bao giờ được sản xuất tại Mỹ? Thập niên 90 – Với sự ra đời của mạng Internet và thư điện tử email, một thời đại công nghệ mới đã thay đổi quan điểm làm việc và cả cách sống.  Sau hơn một thế kỷ ra đời cùng với những thành công to lớn đã đạt được, Heineken đã khẳng định được vị trí hàng đầu của mình là bia nổi tiếng trên toàn thế giới, có mặt ở 170 nước trên thế giới với 120 nhà máy ở hơn 60 quốc gia, khối lượng bia sản xuất lên đến 109 triệu hectolit hàng năm. “Dòng họ” Heineken trở thành tên gọi phổ biến. Theo bảng xếp hạng và đánh giá của Interbrand/Business Week hàng năm về 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, thương hiệu Heineken trị giá đến 2.4 tỉ USD, được ADSA xếp vào “Beer Category Launch of the year”, chiếm 3 giải thưởng về PR, bao bì và quảng bá qua radio của giải thưởng hàng năm của tạp chí Grocer cho quảng cáo và tiếp thị Tại Heineken chúng tôi hướng đến là một nhà sản xuất bia hàng đầu tại mỗi thị trường mà chúng tôi hoạt động và có danh mục đầu tư thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới. Các bảng trong phần này cho thấy nhà máy bia và các nhãn hiệu của chúng tôi trên toàn thế giới. 8 Địa lý phân phối của khối lượng bia hợp nhất trong hàng ngàn hectoliters 2010 2009 % Tây Âu 45394 47151 31,1 Trung và Đông Âu 42237 46165 29,0 Châu Phi và Trung Đông 19070 19820 13,1 Châu Mỹ 37843 9430 25,9 Châu Á Thái Bình Dương 1328 2681 0,9 Khối lượng hợp nhất bia 145872 125247 100 2.Ở Việt Nam -Năm 1992,bia Heineken nổi tiếng thế giới được nhập trực tiếp từ Hà Lan vào Việt Nam.Chính sách đổi mới đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư và giúp cho các nhãn hiệu hàng đầu thế giới đến với người tiệu dung rộng rãi hơn. -Trong xu thế đó,năm 1994,lần đầu tiên bia Heineken được công ty VietNam Berewery Limited(VBL)sản xuất ngay tại Việt Nam,dưới hình thức liên doanh với công ty beer Việt Nam.(VBL là lien doanh giữa Công ty Thương mai Sài Gòn(SATRA) và Heineken N.V tại Hà Lan).Cho đến nay, Heineken đã xây dựng rất thành công hình ảnh bia cao cấp trong tâm trí người dân Việt Và đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bia Việt Nam. III.GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HENIKEN 1.Giá Trị Văn Hóa Hữu Hình Của Công Ty Bia Heineken i)LOGO:Logo của Heineken thể hiện sự độc đáo riêng biệt. -Ngôi sao đỏ với 5 cánh tượng trưng cho các yếu tố cơ bản: đất, nước, gió, lửa, và điều kì diệu 9 tạo nên Heineken; ngôi sao đỏ cũng là biểu tượng về chất lượng của cách pha chế bia truyền thống có xuất xứ cách đây hơn 500 năm. -Đặc biệt:Chữ ‘e biết cười’ của Heineken Heineken ra mắt thị trường lần đầu vào năm 1873 tại Amsterdam, Hà Lan với biểu tượng đơn giản một ngôi sao đỏ 5 cánh và dòng chữ Heineken màu xanh lá cây. Tuy nhiên, Alfred Heineken, cháu nội của nhà sáng lập, gia nhập vào năm 1942 và biến Heineken từ một cơ sở sản xuất đơn thuần thành một doanh nghiệp gần gũi với khách hàng. Cũng chính vì tiêu chí gần gũi này, ông yêu cầu bộ phận quảng cáo “biến tấu” chữ e trong dòng chữ Heineken. Ông gợi ý rằng, chữ “e” trên logo của hãng cần phải trông “thân thiện hơn”. Vì vậy, tất cả các chữ “e” trong thiết kế logo của Heineken được in nghiêng ra sau và trông như thể chúng đang cười ngặt nghẽo. Nhờ chiến lược gần gũi với khách hàng này, ông Alfred đưa ra chủ trương xuất khẩu bia ra toàn thế giới. Trong nhiều năm qua, Heineken được xem là thương hiệu bia thành công nhất và trở thành loại bia nhập khẩu số 1 tại Mỹ. Đặc biệt, số lượng bia lon được Heineken sản xuất trong năm 2002 có thể xếp Logo của hãng bia nổi tiếng Heineken khá giản dị: bao gồm hình ảnh một ngôi sao đỏ 5 cánh và dòng chữ Heineken màu xanh lá cây, tuy nhiên, có một chi tiết khác thường trong đó. Alfred Henry (Freddy) Heineken, cháu trai của nhà sáng lập công ty – Gerard Heineken đã khăng khăng cho rằng chữ “e” trên logo của hãng cần phải trông “thân thiện hơn”. Và như thế, 3 chữ “e” trong thiết kế logo của Heineken có phần hơi nghiêng ra sau và trông như thể chúng đang cười vậy. -Ngoài ra bên dưới còn có hình của hoa Houblon: một trong những nguyên liệu làm nên hương vị đậm đà thuần khiết của Heineken. ii)SLOGAN: “CHỈ CÓ THỂ LÀ HEINEKEN” – “It could only be Heineken” luôn là câu khẩu hiệu chính của Heineken. Câu khẩu hiệu này phù hợp với chiến lược quảng cáo sản phẩm mà công ty đưa ra là dựa vào đặc tính sản phẩm: Mọi thứ dường như là khó nhưng đối với Heineken do có sức hút từ chất lượng bia đến kiểu dáng sang trọng và màu sắc đặc trưng bên ngoài thì mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn. Và chỉ có Heineken mới thể hiện được phong cách sang trọng với chất lượng hàng đầu thế giới mà không phải hãng bia nào cũng có, giúp cho khách hàng thể hiện được “cái tôi” của mình. 10 [...]... dịch vụ vủa doanh nghiệp, từ mẫu mã kiểu dáng đến nội dung và chất lượng Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở cho toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy, có thể nói rằng thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều gắn với việc có hay không có văn hóa doanh nghiệp Ở Việt Nam, Văn hóa doanh nghiệp được hình... văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tư tưởng quản lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lược phát triển kỹ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm hàm chứa hàm lượng văn hóa cao Bởi thế, có thể coi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn doanh nghiệp. .. viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một... nghiệp lâu dài, bền vững nếu không có một nền văn hóa đặc thù hoặc tệ hơn, môi trường văn hóa của doanh nghiệp lại là một bầu không khí căng thẳng ức chế hoặc đầy rẫy bất công Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Văn. .. của văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác mà chúng ta cần giữ gìn và bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa doanh nghiệp nước ta cần tiếp thu những nhân tố văn hóa kinh doanh hình thành qua nhiều năm của nền kinh tế hàng hóa trên thế giới, đồng thời tiếp thu và phát huy văn hóa trong kinh doanh. .. Văn hóa doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai đoạn phát triển cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, do đó, rất phong phú và đa dạng Song văn hóa doanh nghiệp cũng không phải là vô hình, khó nhận biết mà rất hữu hình , thể hiện rõ một cách vật chất, chẵng những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của công nhân, cán bộ trong doanh nghiệp, mà cả trong hàng hóa dịch vụ vủa doanh. .. doanh nghiệp phải có những bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt Không thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam 29 ... sự hiện đại hóa truyền thống đi đôi với sự truyền thống hóa hiện đại Chỉ có như vậy mới kết hợp được tốt truyền 28 thống và hiện đại, đó là sự kết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành Văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương... dụng rượu và chúng tôi sẽ 15 làm việc chăm chỉ để đạt được tiêu chuẩn môi trường cao nhất trong ngành công nghiệp 2.Giá Trị Văn Hóa Vô Hình Của Công Ty Bia Heineken a.Chiến Lược Của Công Ty Bia Heneiken - Bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng heineken đã được công nhận bởi những người khác bằng cách tiếp cận thành công của chúng tôi để phát triển bền vững trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và... viên của WTO, quản lý kinh doanh doanh nghiệp cần phải được tổ chức lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ: quan hệ thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại… Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những bước . cao nhất trong ngành công nghiệp 2.Giá Trị Văn Hóa Vô Hình Của Công Ty Bia Heineken a.Chiến Lược Của Công Ty Bia Heneiken - Bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng heineken đã được công nhận bởi những người. nửa nó chính là hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường 2.Vai Trò Của Văn Hóa Đối Với sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp. Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ. 1994,lần đầu tiên bia Heineken được công ty VietNam Berewery Limited(VBL)sản xuất ngay tại Việt Nam,dưới hình thức liên doanh với công ty beer Việt Nam.(VBL là lien doanh giữa Công ty Thương mai

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w