Văn hóa doanh nghiệp là những quy định cách thức thực sự mà con ngườiđối xử với nhau hàng ngày trong tổ chức, cách thức thực sự mà doanh nghiệpgiải quyết các công việc, đáp ứng nhu cầu c
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
***
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề: Văn Hóa Doanh Nghiệp
Thực hiện: Trần Thị Tuyết Mai
Lớp : QT106A2
Mã SV: 106303491
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Xuân Phong
Trang 2Phần 2 - Tình hình văn hóa doanh nghiệp và một số đề xuất
2.1 Tình hình một số khía cạnh văn hóa doanh nghiệp
1 Các biểu trưng trực quan
2 Các biểu trưng phi trực quan
2.2 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị
1 Những kết quả đạt được
2 Những tồn tại
2.3 Một số đề xuất về văn hóa doanh nghiệp cho đơn vị
1 Phương hướng (định hướng) phát triển
2 Một số đề xuất
Phần 3 - Kết luận
Thực hiện văn hóa doanh nghiệp đạt được lợi ích gì cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị?
Trang 3Mở đầu - Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Văn hoá doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây trong hệthống các thuật ngữ kinh tế, xã hội và quản lý Đồng thời với sự xuất hiện này làrất nhiều quan điểm về định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này
Văn hóa doanh nghiệp là những quy định cách thức thực sự mà con ngườiđối xử với nhau hàng ngày trong tổ chức, cách thức thực sự mà doanh nghiệpgiải quyết các công việc, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chính vì vậy, vănhóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thựchiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức
Có thể nói, một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn phải có nền vănhoá mạnh Văn hoá doanh nghiệp không nằm ngoài phạm trù đó Phải coi vănhoá như tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp mình Vì vậy xây dựng văn hoádoanh nghiệp là cấp bách, cần thiết và là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cầnlưu tâm tới
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp gồm một số vấn đề căn bản như: Xâydựng triết lý hoạt động của doanh nghiệp; đạo đức kinh doanh; hệ thống hànghoá và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường; phương thức tổ chứchoạt động của doanh nghiệp; phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xãhội…
Có thể đưa ra các cấp độ văn hoá doanh nghiệp khác nhau để chúng taphân biệt và nhận thức về nó:
- Cấp dễ thấy nhất là thực thể hữu hình Như những đồ vật: báo cáo, sảnphẩm, bàn ghế, phim truyền thống, phóng sự về doanh nghiệp…; Hay côngnghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng…; Hoặc ngôn ngữ khẩu hiệu…; Hay chuẩnmực hành vi: nghi thức, nghi lễ, liên hoan Và các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục,chương trình…
- Cấp thứ hai là các giá trị được thể hiện Đó là giá trị xác định những gìmình nghĩ là phải làm Nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai Giá trị
Trang 4này gồm: giá trị tồn tại khách quan, hình thành tự phát và giá trị mà lãnh đạomong muốn, phải xây dựng từng bước.
- Cấp thứ 3 là các ngầm định Nó chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ vàxúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trongdoanh nghiệp Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị và hành động củamỗi doanh nghiệp
Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hoá doanh nghiệp, mỗidoanh nghiệp cần đưa ra mô hình cụ thể và cách thức để đưa giá trị văn hoá vàodoanh nghiệp mình và phải có một nền văn hoá của riêng mình thì mới tồn tạivững chắc, đạt hiệu quả kinh doanh cao
Có thể nói rằng, văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp
đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa Nếu doanhnghiệp có văn hoá thì sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnhvượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn có thể vực lại được Nhưngkhông có văn hóa thì không thể cứu vãn
Như vậy, văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng Nó luôn tạo
ra niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó Nó là sợi dây gắn kếtgiữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa cácthành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điềukiện Việt Nam gia nhập WTO Hơn nữa, xây dựng văn hoá doanh nghiệp thíchhợp với đặc điểm của doanh nghiệp thì việc quản lý chính là dùng nền văn hoánhất định để tạo dựng con người Văn hoá doanh nghiệp là một cơ chế quantrọng trong quản lý nguồn nhân lực Chỉ khi văn hoá doanh nghiệp thực sự hoàvào giá trị quan của mỗi nhân viên thì họ mới có thể coi mục tiêu của doanhnghiệp là mục tiêu phấn đấu của mình Vì vậy, quản lý bằng nền văn hoá mànhân viên thừa nhận có thể tạo ra động lực cho sự phát triển lâu dài của doanhnghiệp
Trang 5Phần 1 - Tổng quan về đơn vị
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có tên giao dịch quốc tế làVietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT)
VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam
Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày
22/12/2009
Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thôngViệt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sựphát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai tròchủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ pháttriển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu
Với hơn 90 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thôngtiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước, VNPT
tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụhơn 71 triệu thuê bao di động, gần 12 triệu thuê bao điện thoại cố định vàkhoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet
Trang 6· Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễnthông, công nghệ thông tin và truyền thông;
· Dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng;
· Dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện;
· Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng
Trang 71.2 Cơ cấu tổ chức
Trang 8Phần 2 - Tình hình văn hóa doanh nghiệp và một số đề xuất
2.1 Tình hình một số khía cạnh văn hóa doanh nghiệp
1 Các biểu trưng trực quan
Những thiết kế nội thất cũng được các doanh nghiệp quan tâm Từ nhữngvấn đề rất lớn như tiêu chuẩn hóa về mầu sắc, kiểu dáng đặc trưng, thiết kế nộithất như mặt bằng, quầy bàn, loại dịch vụ, trang phục… đến những chi tiết nhỏnhư vị trí công tắc điện… tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen,thiện chí và được quan tâm
Thiết kế kiến trúc được các doanh nghiệp rất quan tâm là vì những lý dosau:
+) Kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi conngười về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc
+) Công trình kiến trúc có thể được coi là một linh vật biểu thị một ýnghĩa, giá trị nào đó của một doanh nghiệp
+) Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châmchiến lược của doanh nghiệp
+) Công trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữu cơ trong các sản phẩmcủa doanh nghiệp
Trang 9+) Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắnliền với sự ra đời và trưởng thành của doanh nghiệp, các thế hệ nhân viên.
*) Nghi lễ: có thể sử dụng nghi lễ như một cơ hội quan trọng để giới thiệu
về những giá trị được doanh nghiệp coi trọng
*) Giai thoại: thường được thêu dệt từ những sự kiện có thật được mọithành viên trong doanh nghiệp cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viênmới Những câu chuyện đó có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầucủa doanh nghiệp và giúp thống nhất về nhận thức cho tất cả các thành viên
*) Biểu tượng: biểu thị một ý nghĩa nào đó không phải là chính nó có tácdụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị Các công trìnhkiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểutượng Một biểu tượng khác là lô-gô hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế
để thể hiện hình tượng về một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổthông Lô-gô là một loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nênđược các tổ chức doanh nghiệp rất chú trọng
*) Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữđặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ýnghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người hữu quan
Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cảkhách hàng và nhiều người khác luôn nhắc đến Khẩu hiệu là cách diễn đạt côđọng nhất của triết lý hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
*) Ấn phẩm điển hình: là những tư liệu chính thức có thể giúp nhữngngười hữu quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một doanhnghiệp
2 Các biểu trưng phi trực quan
Cơ bản có thể phân các biểu trưng phi trực quan của văn hóa doanhnghiệp thành 3 nhóm:
- Lý tưởng
- Niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ
- Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa
Trang 10*) Lý tưởng: với ý nghĩa là sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn Cách địnhnghĩa này muốn nhấn mạnh những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả, căn bản, sâusắc giúp con người cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt con người trong nhận thức,cảm nhận và xúc động trước sự vật, hiện tượng Lý tưởng khác với niềm tinthông thường trên ba phương diện sau:
+) Niềm tin được hình thành một cách có ý thức và có thể xác minh tươngđối dễ dàng, trong khi lý tưởng được hình thành một cách tự nhiên và khó giảithích được một cách dễ dàng
+) Niềm tin có thể được đưa ra diễn giải, tranh luận, đối chứng, trong khikhông thể làm như vậy được với lý tưởng, vì vậy niềm tin có thể thay đổi dễdàng hơn so với lý tưởng
+) Niềm tin chỉ là trình độ nhận thức ở mức độ đơn giản, trong khi lýtưởng được hình thành không chỉ từ niềm tin hay đức tin mà còn gồm cả nhữnggiá trị và cảm xúc của con người Như vậy lý tưởng đã nảy mầm trong tư duy,tình cảm của con người trước khi người đó ý thức được điều đó, vì vậy chúng làtrạng thái tình cảm rất phức tạp và không thể mang ra để đối chứng với nhau.Xét từ góc độ nào đó, có thể nhận thấy sự tương đồng giữa lý tưởng vớiđộng cơ, giữa niềm tin với mục đích
Lý tưởng có thể được phản ánh qua nhận thức của con người hay doanhnghiệp trên năm phương diện sau:
Mối quan hệ mang tính nhân văn đối với môi trường Con người và
doanh nghiệp có nhận thức khác nhau về khả năng làm chủ vận mệnh của mình.Một số cho rằng họ có thể chi phối được những gì xung quanh họ; số khác chorằng cần phải hòa nhập vào môi trường hay tìm cách “luồn lách” vào nhữngkhoảng trống an toàn Những cá nhân, tổ chức cực đoan cho rằng họ hoàn toàn
bị môi trường chi phối và phải chấp nhận những gì số phận ban cho họ
Bản chất của sự thật là lẽ phải Có vô số cách hình thành quan niệm về lẽ
phải và đi đến quyết định trong doanh nghiệp Ở một số doanh nghiệp, lẽ phảiđược xác định bởi niềm tin truyền thống hay sự tin tưởng đối với người lãnhđạo Ở một số doanh nghiệp khác, lẽ phải được coi là kết quả của quá trình phân
Trang 11tích có tình có lý với những quy định thủ tục phức tạp Một số doanh nghiệp lạicho rằng lẽ phải là những gì có thể đứng vững được sau những xung đột, cọ xát,tranh biện Và cũng có những doanh nghiệp đặt ra nguyên tắc rất thực dụng rằng
“những gì tồn tại đều là đúng đắn”
Bản chất con người Một trong những lý thuyết điển hình về bản chất
con người là thuyết X, thuyết Y của McGregor Trong thực tế nhiều doanhnghiệp cho rằng có thể tạo động lực cho con người bằng các lợi ích vật chất haytiền lương; trong khi đó nhiều người lao động ở nhiều nghề nghiệp lại rất coitrọng sự công nhận và tôn vinh của đồng nghiệp, doanh nghiệp hay xã hội vềnhững đóng góp hay năng lực, nhân cách của họ
Bản chất hành vi con người Về hành vi con người được đánh giá rất
khác nhau giữa các nước phương Tây và phương Đông Văn hóa phương Tâycoi trọng sự chuyên cần, nỗ lực hết mình, năng lực hoàn thành nhiệm vụ và lốisống “định hướng hành động” (doing-orientation) hay “cố chứng tỏ bằng cái gìđó” Trong khi đó nhiều nền văn hóa khác, lối sống “định hướng vị thế” (being-orientation) hay “cố chứng tỏ mình là ai đó” là chủ đạo Một lối sống nữa cũngthấy xuất hiện ở nhiều nền văn hóa là lối sống “định hướng địa vị xã hội”(being-in-becoming orientation) hay “cố để trở thành ai đó”
Bản chất mối quan hệ con người Có những doanh nghiệp coi trọng
thành tích và sự nỗ lực cá nhân; trong khi những doanh nghiệp khác lại coi trọngtính tập thể và tinh thần hợp tác Triết lý quản lý của nhiều doanh nghiệp có thểrất coi trọng tính tự lập, tự chủ (tự quyết và tự hành động); nhưng cũng có thểnhấn mạnh vai trò tiên phong, gương mẫu của một số nhân cách điển hình, hoặcngược lại, tôn trọng cơ chế dân chủ Bằng cách nghiên cứu về vai trò của các cánhân trong mối quan hệ với đồng nghiệp có thể dễ dàng xác minh triết lý và tưtưởng chủ đạo trong mối quan hệ con người
*) Niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ
Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và chobiết con người cho rằng họ cần phải làm gì Những cá nhân và doanh nghiệp
Trang 12đánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở cho rằng họ cần hành độngmột cách thật thà, kiên định và thẳng thắn.
Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào làđúng, thế nào là sai Trong thực tế, khó tách rời được hai khái niệm này bởitrong niềm tin luôn chứa đựng những giá trị Giá trị còn được coi là những niềmtin vững chắc về một cách thức hành động hay trạng thái nhất định
Niềm tin của những người lãnh đạo dần được chuyển hóa thành niềm tincủa tập thể thông qua giá trị
Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm Thái độđược định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo mộtcách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật hiệntượng Như vậy thái độ luôn cần những phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm.Thái độ được định hình theo thời gian từ những phán xét và những khuôn mẫuđiển hình, thay vì từ những sự kiện cụ thể; thái độ của con người là tương đối ổnđịnh và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động
*) Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa
Khó có thể coi lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa là một nhân tốcấu thành của doanh nghiệp, bởi lẽ chúng có trước và tồn tại bất chấp mongmuốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hiện nay Tuy nhiên, chúng cómột vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của chúng đến việc xây dựng, điềuchỉnh và phát triển những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp mới của một doanhnghiệp Thực tế cho thấy những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời về bềdày truyền thống thường khó thay đổi về doanh nghiệp hơn doanh nghiệp mới,non trẻ chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa Những truyềnthống, tập quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa làchỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành những “rào cản tâm lý” không dễ vượt quatrong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới
Trang 132.2 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị
Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT)
*) Một số hình ảnh văn hóa tiêu biểu:
a) Ý nghĩa của thương hiệu
Cụm đồ họa về hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT
Logo VNPT gồm 2 phần: phần hình (graphic logo) là cách điệu của vệtquỹ đạo vệ tinh xoay quanh quả địa cầu vẽ lên chữ V, biểu hiện sự phát triểntheo mạch vận động không ngừng Phần text: VNPT (viết tắt của Vietnam Posts
& Telecommunications)
b) Sứ mệnh – tầm nhìn
- Sứ mệnh: VNPT luôn là Tập đoàn giữ vị trí số 1 tại Việt Nam về pháttriển bưu chính, viễn thông Có khả năng vươn ra thị trường thế giới, có đủ sứccạnh tranh với các tập đoàn viễn thông lớn
- Tầm nhìn: VNPT luôn nỗ lực trong việc ứng dụng có hiệu quả côngnghệ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tiên tiến để mang lại cho ngườitiêu dùng nhân dân Việt Nam những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống
c) Giá trị cốt lõi
- Giá trị mang tính Việt Nam: VNPT đã đi cùng hơn 60 năm lịch sử củađất nước, với vai trò là doanh nghiệp chủ lực, VNPT luôn gánh vác trọng tráchvừa là kinh doanh, vừa phục vụ Nhà nước và nhân dân Việt Nam