văn hóa doanh nghiệp nghiên cứu tại công ty pepsico việt nam

46 4.1K 22
văn hóa doanh nghiệp nghiên cứu tại công ty pepsico việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH ĐỀ TÀI: VĂN HỐ DOANH NGHIỆP VĂN HỐ DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM Lớp: QTKD- K17- Đêm 1 GVHD: TS. Hồ Tiến Dũng SVTH: Nguyễn Lê Hồng Xuân TPHCM-03/2009 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi hàng hóa và các dịch vụ của Việt Nam phải cạnh tranh thắng lợi không chỉ trên đất nước mình và cả ở các quốc gia khác. Thành tựu về công nghệ thông tin cũng đang xói mòn không ít các giá trị của xã hội truyền thống trong đó có việc khẳng định vai trò của lớp người trẻ tuổi, của tiếng nói cá nhân và nhóm nhỏ, sự phân tầng xã hội và khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng. Những thay đổi từ môi trường bên ngồi như vậy, sự cạnh tranh khắt khe trên quy mô tồn cầu đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những bắt buộc phải lựa chọn, phải thay đổi để làm ăn có hiệu quả khi môi trường kinh tế - xã hội đã khác trước. Thay đổi tổ chức chính là cách thức làm cho tổ chức thích ứng với môi trường bên ngồi đang đổi thay. Nghiên cứu về văn hóa tổ chức trở thành là khuynh hướng trên thế giới những năm 1980 xuất phát từ việc các doanh nghiệp phương Tây nhận ra yêu cầu phải thay đổi cách tiếp cận về tổ chức. Từ chỗ họ quá dựa vào các cơ cấu phức tạp, chi tiết và cơ chế kế hoạch quá cứng nhắc khiến họ phải chấp nhận sự suy giảm về kinh tế, để chuyển sang cách tiếp cận văn hóa tổ chức với cách nhìn không máy móc và giàu trí tưởng tượng hơn để hiểu tổ chức hoạt động hoạt động như thế nào. Việt Nam, trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế, quản lý của các doanh nghiệp theo mô hình nông nghiệp. Các doanh nghiệp cũng dễ nhận thấy rằng: Những vấn đề về mặt kỹ thuật không đưa lại những thách thức bằng vấn đề hiểu và động viên các nhân viên cống hiến hết khả năng của mình. Và doanh nghiệp muốn thành công thì phải luôn sáng tạo ra những giá trị mới cho xã hội, mà điều này lại cần tới sự trợ giúp của các nhân viên trong doanh nghiệp. Hướng tiếp cận doanh nghiệp dưới góc độ văn hóa sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn trong việc huy động sự tham gia của con người trong tổ chức. CHƯƠNG 1: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TỔNG QUAN LÝ THUYẾT I. CÁC KHÁI NIỆM: Trang 3/ 46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Theo cách hiểu thông thường thì văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ăn mặc, ăn uống, cư xử, đức tin và tri thức, Theo đó, có thể hiểu Văn hóa Doanh nghiệp (VHDN) như là các giá trị tinh thần, vật chất và tri thức, … được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trở thành quan niệm, tập quán, truyền thống của DN đó. Trên thế giới có một số định nghĩa VHDN như sau: • Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.) • Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong DN và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.) • VHDN là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong DN . (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.) • VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của DN. (Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp vè DN vừa và nhỏ). • VHDN là sự tổng hợp đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, các thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà tồn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết. (ILO) • VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà thành viên trong DN học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh. (Edgar H.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức). Theo các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta, VHDN là trạng thái tinh thần và vật chất đặc sắc của một DN được tạo nên bởi hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong một điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Có thể tóm lại, VHDN là tồn bộ các giá trị văn hố được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một DN , trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của DN ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của DN trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Trang 4/ 46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Cũng như văn hố nói chung, VHDN có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, VHDN là sản phẩm của những người cùng làm trong một DN và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong DN chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. VHDN còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các DN và được coi là truyền thống của riêng mỗi DN. II. CÁC CHỨC NĂNG CỦA VHDN: II.1. Chức năng chỉ đạo : VHDN được hình thành trong một quá trình, do chủ DN chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt động của tồn bộ DN.VHDN tự trở thành hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn mà không cá nhân nào trong DN dám đi ngược lại. Đến lượt nó, khi đã hình thành, VHDN làm cho DN có hướng phát triển phù hợp với mục tiêu đã định Chức năng chỉ đạo của VHDN được thể hiện ở chỗ, nó có tác dụng chỉ đạo đối với hành động và tư tưởng của từng cá nhân trong DN. Đồng thời, nó cũng có tác dụng chỉ đạo đối với giá trị và hoạt động của tồn bộ DN. II.2. Chức năng ràng buộc : VHDN tạo ra những ràng buộc mang tính tự giác trong tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong DN, nó không mang tính pháp lệnh như các quy định hành chính. II.3. Chức năng liên kết : Sau khi được cộng đồng trong DN tự giác chấp nhận, VHDN trở thành chất kết dính, tạo ra khối đồn kết nhất trí trong DN. Nó trở thành động lực giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động của DN. II.4. Chức năng khuyến khích : Trọng tâm của VHDN là coi trọng người tài, coi công việc quản lý là trọng điểm. Điều đó, giúp cho nhân viên có tinh thần tự giác, chí tiến thủ; đáp ứng được nhiều nhu cầu và có khả năng điều chỉnh những nhu câu không hợp lý của nhân viên. Trang 5/ 46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP II.5. Chức năng lan truyền : Khi một DN đã hình thành một nền văn hố của mình, nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới mọi cá nhân, tổ chức trong và ngồi DN . Hơn nữa, thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các quan hệ cá nhân, VHDN được truyền bá rộng rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng thương hiệu của DN. III. CẤU TRÚC CỦA VHDN: VHDN được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ dễ nhận biết đến ẩn sâu trong tiềm thức của tập thể mà phải qua thời gian dài mới hình dung ra được. Cấu trúc của VHDN gồm 4 nhóm: nhóm yếu tố giá trị, nhóm yếu tố chuẩn mực, nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của DN và nhóm yếu tố hữu hình. Trong đó, giá trị là thước đo các hành xử, xác định những gì DN phải làm, xác định những gì DN cho là đúng. Giá trị ở đây gồm 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị đã tồn tại trong DN hình thành theo lịch sử, có thể do rèn luyện có chủ đích, có thể hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mới mà lãnh đạo mong muốn DN mình có để đáp ứng với tình hình mới và phải xây dựng từng bước trong thời gian dài. Chuẩn mực là những quy định không thành văn nhưng được mọi người tự giác tuân thủ. Cũng có thể xếp các yếu tố nghi lễ được sử dụng trong các sự kiện quan trọng của DN , logo vào nhóm này. Không khí có thể hiểu là các ngầm định về cung cách ứng xử hàng ngày của các thành viên trong tổ chức, có thể niềm nở hay nghiêm túc, vui đùa xuề xòa hay công thức, trang trọng, giữ khoảng cách hay thân mật, ăn nói thoải mái có phần bỗ bã hay hình thức hàn lâm, … Phong cách quản lý của DN thể hiện ở thái độ và quyền lực của người quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Phong cách quản lý được thể hiện theo nhiều cách khác nhau như: độc đốn, dân chủ, cứng nhắc hay mềm dẻo Cuối cùng nhóm yếu tố hữu hình là phần nổi dễ nhìn thấy như: bàn ghế, trang thiết bị, công nghệ, máy móc, nhà xưởng, khẩu hiệu… hoặc các chuẩn mực hành vi như nghi lễ, nghi thức, các nguyên tắc, hệ thống thủ tục, chương trình… Từ những đặc tính đó của VHDN , hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đã đề xuất một mô hình 11 bước cụ thể như sau: Trang 6/ 46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược DN trong tương lai. Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược DN trong tương lai. Bước 2: Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hố DN . Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian, là trái tim và linh hồn của DN . Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà DN sẽ vươn tới. Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về DN trong tương lai. Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn hố DN . Có thể DN mà ta mong muốn xây dựng hồn khác biệt so với DN hiện mình đang có. Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hố nào cần thay đổi. Sự thay đổi hay xây dựng VHDN thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hố hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển DN . Đánh giá văn hố là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hố thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá. Thường thì con người hồ mình trong văn hố và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó. Bước 5: Khi chúng ta đã xác định được một văn hố lý tưởng và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hố đang tồn tại trong DN mình, thì sự tập trung tiếp theo là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn. Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, truyền thông, đối xử. Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa. Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hố. Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an tồn của nhân viên. Bước 7: Soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Trang 7/ 46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Bước 8: Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Bước 9: Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối phó. Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái của mình là một công việc rất khó. Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi. Bước 10: Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa. Các hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phù hợp với mô hình văn hố đã xây dựng. Các hành vi theo mẫu hình lý tướng cần được khuyến khích, động viên; hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hố DN . Bước 11: Tiếp tục đánh giá VHDN và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Văn hố không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hố phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt và truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới. IV. CƠ SỞ XÂY DỰNG VHDN: Sự thắng thế của bất cứ một DN nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hố. Văn hố chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của DN có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hố. Các DN khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hố sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn VHDN thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân. Khi xây dựng VHDN cần phải có những biện pháp cụ thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của DN, bao gồm: Chính danh, tự kiểm sốt, phân Trang 8/ 46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hố các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hố các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hồ các lợi ích để DN trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người. Các hạt nhân VHDN Đây là cơ sở để hình thành VHDN . Các hạt nhân văn hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong DN với nhau. Khi DN bắt đầu hoạt động, nền VHDN xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ. VHDN có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt. Văn hóa của các tập đồn đa quốc gia khác với văn hóa của các DN liên doanh hoặc văn hóa của DN gia đình. Hạt nhân VHDN bao gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị. Phát triển văn hóa giao lưu của các DN Các DN thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các DN không thể duy trì VHDN mình giống như những lãnh địa đóng kín của mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các DN học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các DN khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của DN mình và ngược lại. Xây dựng các tiêu chuẩn về VHDN Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các DN thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi người khi vào làm việc cho DN phải tuân theo. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả thấp. Trong trường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết. Trong điều kiện tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì VHDN được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó trở thành Trang 9/ 46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản DN và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những DN không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, DN có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền VHDN mạnh. Văn hóa tập đồn đa quốc gia Các tập đồn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đồn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đồn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới. Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đồn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đồn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc. Chẳng hạn, để có nhãn hiệu Pepsi Cola nổi tiếng với màu xanh tươi trẻ, Tập đồn Pepsi phải chọn cách tiếp cận văn hóa phương Đông - sản xuất loại đồ uống mang nhãn hiệu Pepsi Cola với biểu tượng thiếu âm và thiếu dương (biểu tượng của những người theo Phật giáo) để đến với khách hàng là những tín đồ của Phật giáo. Để bảo hộ cho biểu tượng này, Tập đồn phải chi tới 500 triệu USD và giá của nhãn hiệu Pepsi đã lên tới 55 tỷ USD. Đối thủ cạnh tranh của Pepsi Cola là Tập đồn Coca Cola. Tập đồn này có nền văn hóa hùng mạnh và với những ưu thế về danh tiếng, uy tín cũng như nghệ thuật kinh doanh đã chiến thắng Pepsi Cola trên thương trường mặc dù đồ uống Coca Cola chỉ được xếp thứ 7 trong số 12 loại đồ uống hàng đầu của nước Mỹ về chất lượng và đồ uống này đã bị người tiêu dùng châu Âu tẩy chay vào năm 1999. VHDN gia đình Các DN gia đình được xem là một loại định chế độc đáo trong đó một gia đình là hạt nhân của DN . VHDN gia đình chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự Trang 10/46 [...]... TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY PEPSI PHẦN 1: HÌNH ẢNH PHONG CÁCH/ VĂN HÓA CỦA CÔNG TY PEPSI I PHÂN TÍCH 7 ĐẶC ĐIỂM VĂN HỐ THÔNG QUA QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH CÁC CHUẨN GIÁ TRỊ CỦA PEPSICO: Pepsico là công ty sản xuất nước giải khát hàng đầu thế giới, theo đó công ty xây dựng các chuẩn giá trị riêng mà... vị hơn Pepsi Trang 31/46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 2 Tinh thần yêu bóng đá của người Việt Nam Vào tháng 7/2000, cựu tiền vệ tài hoa của đội tuyển Việt Nam Nguyễn Hồng Sơn là cầu thủ Việt Nam duy nhất tham dự giải thi đấu kĩ thuật đá bóng tại nước Anh do Công ty PEPSI tài trợ Sự kiện một cầu thủ Việt Nam được dịp thi thố tài nghệ với một loạt danh thủ của thế giới... VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY PEPSI I YẾU TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: Yếu tố điều kiện về xã hội: thói quen, sở thích của người Việt Nam đến hoạt động kinh doanh của PepsiCo 1 Người Việt Nam thích vị ngọt Ở thị trường Việt Nam vị của Pepsi hợp với người Việt hơn là Coca-cola, nước uống ngọt đậm đà hơn Còn ở các thị trường khác (như các nước... Mỗi nhân viên xây dựng chữ tín trong và ngồi công ty bằng cách đặt lời nói đi đôi với việc làm và luôn cam kết tất cả đều thành công Trang 25/46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Các nguyên tắc cơ bản mà công ty luôn phấn đấu là: quan tâm tới khách hàng, người tiêu dùng, và môi trường đang sống Chỉ bán những sản phẩm mà công ty tự hào về nó Phát biểu một cách trung thực,... định công ty đang hoạt động trên tinh thần cạnh tranh hết mình trên thị trường nhưng phải biến thành những giải pháp tối ưu cho bản thân, thành công phụ thuộc vào sự hiểu biết cặn kẽ đối với khách hàng, người tiêu dùng Công ty chỉ bán những sản phẩm mà tự hào về nó, phải chắc chắn không hề do dự khi sử dụng sản phẩm của chính công ty Nhân viên phải luôn tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau thành công Công ty. .. thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa PepsiCo là một tập đồn lớn, đa quốc gia nên đã chọn cách xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình dựa trên văn hóa của vùng mà công ty đó hướng tới Chẳng hạn, để có nhãn hiệu Pepsi Cola nổi tiếng với màu xanh tươi trẻ, tập đồn Pepsi phải chọn cách tiếp cận văn hóa phương Đông sản xuất loại đồ uống mang nhãn hiệu... lòng trung thành đối với công ty và có thể tự phát triển bản thân Văn hóa lò ấp trứng không chỉ gồm có những công ty đổi mới quy mô nhỏ Họ có thể là một nhóm bác sỹ hành nghề, các đối tác hợp pháp, một số chuyên gia tư vấn, thanh tra viên đủ tư cách hành nghề hay bất kỳ một nhóm chuyên gia nào làm việc gần Trang 14/46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP như độc lập nhưng... bền vững trong kinh doanh thông qua đội ngũ nhân viên được giao quyền, hành động với tinh thần trách nhiệm và luôn xây dựng lòng tin Trang 27/46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Cụ thể về sự tăng trưởng bền vững: đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và đánh giá mức độ thành công của công ty; quyết tâm duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty, kích thích sáng... cộng đồng mà trình độ văn hóa của nhân viên quá thấp V.5 Tạo lập giá trị văn hố vật chất của DN Trang 13/46 TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Giá trị văn hố vật chất của DN bao gồm: Giá trị văn hố nằm trong các cơ sở vật chất của DN giá trị văn hố nằm trong sản phẩm của DN và Hình tượng của DN Giá trị văn hố của cơ sở vật chất của DN bao gồm: loại hình kiến trúc trang trí... các nhu cầu khác của công ty Về tinh thần trách nhiệm và luôn xây dựng lòng tin: xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững, đó là việc giành được niềm tin của mỗi người đối với mỗi nhân viên cả về cá nhân cũng như về tồn công ty; cần xây dựng chữ tín trong và ngồi công ty bằng cách đặt lời nói đi đôi với việc làm và luôn cam kết tất cả cùng thành công Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc . QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH ĐỀ TÀI: VĂN HỐ DOANH NGHIỆP VĂN HỐ DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM Lớp: QTKD- K17- Đêm 1 GVHD: TS ĐIỀU HÀNH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Theo cách hiểu thông thường thì văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ăn mặc, ăn uống, cư xử, đức tin và tri thức, Theo đó, có thể hiểu Văn hóa Doanh nghiệp (VHDN). đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt. Văn hóa của các tập đồn đa quốc gia khác với văn hóa của các DN liên doanh hoặc văn hóa của DN gia đình. Hạt nhân

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan