Nói một cách cụ thể, văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty, trở thành các giá trị, các qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY TNHH IDG VIỆT NAM
NGUYỄN TRƯỜNG KIM HOA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2012
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Thực Trạng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Công Ty TNHH IDG Việt Nam” do Nguyễn Trường Kim
Hoa, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị kinh doanh thương mại, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Bình Minh
Trang 3Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đối với ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng toàn thể thầy cô Khoa Kinh Tế, đặc biệt là
cô Nguyễn Thị Bình Minh đã tận tình truyền thụ những kiến thức quý báu để tôi có được nền tảng và kinh nghiệm khá vững chắc để có thể hoàn thành đề tài cũng như áp dụng vào thực tế sau này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH IDG Việt Nam, đặc biệt là chị Bùi Thị Hằng Nga, Trưởng Phòng Nhân Sự, cùng toàn thể các anh chị phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty
Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên Nguyễn Trường Kim Hoa
Trang 4
NGUYỄN TRƯỜNG KIM HOA JUNE 2012 “REVIEW THE SITUATION
OF THE CORPORATE CULTURE AT IDG VIETNAM LIMITED COMPANY”
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải tuân theo những giá trị chuẩn mực nhất định nào đó và thực hiện theo những khuôn mẫu nhất định Trong đó, văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị, quan niệm và tập quán truyền thống ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của các cá nhân trong việc thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về VHDN cùng
sự đồng ý của công ty TNHH IDG Việt Nam và cô Nguyễn Thị Bình Minh nên tôi đã tiến hành đề tài văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH IDG Việt Nam trên cơ sở dùng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp điều tra thông qua bản câu hỏi dành cho nhân viên Mục đích của khóa luận là tập trung vào việc phân tích khái quát đặc trưng văn hóa và hình thức biểu hiện VHDN của công ty IDG Việt Nam Qua việc đánh giá về thực trạng VHDN tại công ty IDG Việt Nam, những điều đạt được và chưa đạt được để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN nội tại của công ty TNHH IDG Việt Nam
Trang 5
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
DANH MỤC PHỤ LỤC xii
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.2.1 Mục tiêu chung: 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu: 3
1.4 Cấu trúc khóa luận: 3
CHƯƠNG 2 5
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 5
2.1 Tổng quan về công ty IDG VN 5
2.1.1 Giới thiệu chung 5
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển: 5
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh: 7
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty IDG Việt Nam: 7
2.2.1 Chức năng: 7
2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: 8
2.3 Cơ cấu tổ chức: 8
Trang 62.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty IDG VN: 9
2.4.1 Khách hàng 10
2.4.2 Khách tham quan 11
2.4.3 Doanh thu của công ty IDG VN 13
2.5 Tình hình nhân sự 13
2.6 Quy trình tổ chức một sự kiện tại IDG VN 16
2.7 Định hướng của công ty IDG trong thời gian tới 17
2.7.1 Về phương hướng kinh doanh: 17
2.7.2 Về nguồn nhân lực: 17
CHƯƠNG 3 18
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Nội dung nghiên cứu 18
3.1.1 Văn hóa 18
3.1.2 Văn hóa kinh doanh 19
3.1.3 Văn hóa doanh nghiệp 20
3.1.4 Phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp 22
3.1.5 Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp 24
3.1.6 Phong cách lãnh đạo 26
3.1.7 Khách hàng: 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu 27
3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 27
3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 28
CHƯƠNG 4 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Khái quát đặc trưng văn hóa tại công ty IDG VN 29
4.2 Phân tích hình thức biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp trong công ty IDG VN 30
4.2.1 Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua hệ thống tổ chức 30
a) Hệ thống giá trị cốt lõi 30
b) Cấu trúc hữu hình của văn hóa doanh nghiệp trong công ty 31
4.2.2 Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua những giá trị được công nhận 35
Trang 7a) Tình hình chấp hành kỉ luật trong công việc 35
b) Giờ giấc làm việc 36
c) Các chuẩn mực hành vi 38
d) Quy định đào tạo và phát triển nhân sự 40
e) Văn hóa trong tuyển dụng của công ty 42
f) Chính sách 45
g) Quy trình đào tạo các khóa học 46
4.2.3 Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua không khí làm việc và phong cách lãnh đạo, quản lý 47
a Không khí và tinh thần làm việc 47
b Đánh giá nhân viên trong công ty 49
c Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua phong cách lãnh đạo 50
d Mức độ tham gia ý kiến đóng góp của nhân viên trong công việc 52
e Thể hiện qua các cuộc họp 54
f Đánh giá về mức độ hài lòng hài lòng đối với công việc hiện tại của nhân viên 55
4.2.4 Đánh giá về VHDN đối với một số công ty khác 56
4.2.5 Văn hóa doanh nghiệp thông qua đối ngoại 57
4.3 Đánh giá về VHDN của công ty TNHH IDG VN 58
4.4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện VHDN của công ty TNHH IDG VN 61
CHƯƠNG 5 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 Kiến nghị 67
5.2.1 Đối với nhà nước 67
5.2.2 Đối với công ty: 68
Trang 8VHDN : Văn hóa doanh nghiệp
VHKD : Văn hóa kinh doanh
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng Lượng Khách Tham Quan Gồm Khách Tham Dự Hội Thảo (Attendee)
Và Khách Tham Quan Triển Lãm (Visitor) Của IGD VN Trong 3 Năm 2009, 2010,
2011: 12
Bảng 2.2: Bảng Kết Quả Kinh Doanh 2009, 2010 Và 2011 Của Công Ty IDG VN 13
Bảng 2.3: Bảng Thống Kể Tỉ Lệ Nam Nữ Năm 2011 15
Bảng 2.4: Trình Độ Văn Hóa Của Nhân Viên 15
Bảng 4.1: Bảng Nhận Xét Về Môi Trường Và Điều Kiện Làm Việc: 32
Bảng 4.2: Bảng Thể Hiện Tình Hình Vi Phạm Kỉ Luật Năm 2011 35
Bảng 4.3: Số Lượt Người Lao Động Không Thực Hiện Đúng Giờ Giấc Làm Việc Năm 2011 37
Bảng 4.4: Số Lượt Người Lao Động Không Thực Hiện Đúng Giờ Giấc Làm Việc Trong 3 Tháng Đầu Năm 2012 37
Bảng 4.5: Bảng Nhận Xét Của Nhân Viên Về Công Tác Bồi Dưỡng, Đào Tạo Nhân Viên IDG VN Năm 2011 40
Bảng 4.6: Bảng Đánh Giá Về Chất Lượng Của Hoạt Động Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty IDG VN Năm 2011 43
Bảng 4.7: Bảng Thể Hiện Chất Lượng Lao Động Tuyển Dụng Của Công Ty Năm 2011 44
Bảng 4.8: Nhận Xét Thái Độ Làm Việc, Cách Cư Xử Của Đồng Nghiệp 47
Bảng 4.9: Bảng Nhận Xét Cách Quản Lý Của Cấp Trên 51
Bảng 4.10: Đánh Giá Việc Tham Gia Ý Kiến Vào Công Việc Quan Trọng Của Công Ty Của Nhân Viên 52
Bảng 4.11: Tỷ Lệ Thực Hiện Các Quyết Định Ở Công Ty Năm 2011 53
Bảng 4.12: Bảng Đánh Giá Về Chất Lượng Và Hiệu Quả Của Các Cuộc Họp 54
Bảng 4.13: Bảng Đánh Giá Về Mức Độ Hài Lòng Với Công Việc Hiện Tại Của Nhân Viên IDG VN 55
Bảng 4.14: Bảng Biểu Hiện Tỷ Lệ Đánh Giá Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Công Ty IDG VN So Với Các Công Ty Khác 56
Trang 10Bảng 4.15: Bảng Thể Hiện Ý Kiến Của Nhân Viên Về Các Vấn Đề Cần Cải Thiện 58
Trang 11
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Logo Chính Thức Của Công Ty TNHH IDG Vietnam 5
Hình 2.2: Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lí Của Công Ty 9
Hình 2.3: Biểu Đồ Số Lượng Các Công Ty Tham Gia Triển Lãm 10
Hình 2.4: Đồ Thị So Sánh Tổng Số Nhân Viên Chính Thức Trong Công Ty Và Số Nhân Viên Tuyển Dụng , Nghỉ Việc Trong Năm 2011 14
Hình 2.5: Biểu Đồ Trình Độ Văn Hóa Nhân Viên Trong Công Ty IDG Việt Nam Năm 2011 15
Hình 2.6: Quy Trình Tổ Chức Một Sự Kiện Tại IDG VN 16
Hình 4.1: Logo Chính Thức Của Công Ty TNHH IDG Việt Nam 30
Hình 4.2: Biểu Đồ Tỷ Lệ Nhận Xét Về Môi Trường Và Điều Kiện Làm Việc 32
Hình 4.3: Biểu Đồ Xử Lí Tình Hình Vi Phạm Kỉ Luật Năm 2011: 36
Hình 4.4: Biểu Đồ Nhận Xét Của Nhân Viên Về Công Tác Bồi Dưỡng, Đào Tạo Nhân Viên Năm 2011 41
Hình 4.5: Biểu Đồ Nhận Xét Thái Độ Làm Việc, Cách Cư Xử Của Đồng Nghiệp 48
Hình 4.6: Biểu Đồ Nhận Xét Cách Quản Lí Của Cấp Trên 51
Hình 4.7: Biểu Đồ Tỷ Lệ Đánh Giá VHDN Của Công Ty IDG VN So Với Các Công Ty Khác 57
Hình 4.8: Biểu Đồ Ý Kiến Của Nhân Viên Về Các Vấn Đề Cần Cải Thiện 59
Trang 12
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số hình ảnh về các sự kiện công ty TNHH IDG Việt Nam tổ chức Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nhân Viên
Trang 13xử, là hình ảnh của doanh nghiệp đó trong môi trường hoạt động của mình Nói chính xác hơn đó là văn hóa doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tồn tại và phát triển là để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ cho đời sống của con người Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều gắn liền với một dây chuyền sản xuất nhất định Để dây chuyền đó hoạt động một cách hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một hệ thống tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ, hợp lí từng phòng ban, từng cá nhân cụ thể Điều này có nghĩa là trong doanh nghiệp mọi người phải tuân theo một hệ thống chuẩn mực nhất định Như vậy, mỗi doanh nghiệp là một không gian văn hóa Nói một cách cụ thể, văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán truyền thống thấm sâu vào hoạt động và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong việc theo đuổi và thực hiện những mục đích chung của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện rõ trong hành vi kinh doanh, trong giao tiếp của công nhân viên
và cán bộ của đơn vị đó Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt Trước hết, đó là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử
Trang 14theo các giá trị đó Văn hóa doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi tổ chức Chính vì vậy, có thể nói thành công hay thất bại của một doanh nghiệp đều gắn chặt với việc có hay không văn hóa doanh nghiệp theo đúng nghĩa của nó
Văn hóa doanh nghiệp cũng không phải là vô hình, khó nhận biết mà rất hữu hình, thể hiện rõ trong những hành vi kinh doanh và giao tiếp ứng xử của công nhân viên trong doanh nghiệp Hơn thế nữa, văn hóa doanh nghiệp còn thể hiện cả trong hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, từ mẫu mã, kiểu dáng cho đến nội dung và chất lượng Những tính chất của văn hóa doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường hướng tới việc hình thành một tập hợp các khuôn mẫu hành
vi được áp dụng trong các mối quan hệ xã hội trong tổ chức Những khuôn mẫu hành
vi này có thể được sử dụng để phản ánh bản sắc văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp Hơn hết, văn hóa doanh nghiệp là một tài sản lớn của doanh nghiệp
Hiện nay bất cứ công ty kinh doanh trên lĩnh vực nào: sản xuất, phân phối, dịch vụ,… cũng đều cần có một bản sắc văn hóa riêng của công ty mình Đó là mong muốn của không ít các doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp cũng như mong muốn được tìm hiểu sâu về đề tài này, được sự đồng ý của công ty TNHH IDG Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị
Bình Minh, tôi đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH IDG Việt Nam” để có thể thấy rõ hơn về các đặc trưng và biểu hiện
của văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ Công ty
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Khóa luận tập trung phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH IDG Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích khái quát đặc trưng văn hóa tại công ty IDG VN
Trang 15- Phân tích hình thức biểu hiện VHDN của công ty IDG VN
- Đánh giá về VHDN của công ty TNHH IDG VN
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện VHDN của công ty TNHH IDG VN
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ của công ty TNHH IDG Việt Nam như các vấn đề về môi trường làm việc của công nhân viên, các chính sách, các vấn đề về đời sống, phong cách lãnh đạo,…
Phạm vi không gian: Công ty TNHH IDG Việt Nam Trụ sở: tầng 16.14, tòa nhà Vincom, 72 Lê Thánh Tôn( 47 Lí Tự Trọng Quận 1) Thành Phố Hồ Chí Minh
Phạm vi thời gian: khóa luận nghiên cứu các số liệu năm 2011 của công ty và khoảng thời gian thực tập từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012
1.4 Cấu trúc khóa luận:
Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề và nêu lên lí do chọn đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn
Chương 2: Tổng quan về công ty
Khái quát tình hình cơ bản của công ty bao gồm : lịch sử hình thành, cơ cấu bộ máy quản lí, tình hình hoạt động, … của công ty
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên những lý luận cơ bản có liên quan đến văn hóa doanh nghiệp và đưa ra phương pháp nghiên cứu mà đã sử dụng để hoàn thành khóa luận
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn trong thời gian thực tập để đánh giá các đặc trưng văn hóa của công ty Nêu lên những vấn đề như: môi trường, điều kiện làm việc,
sự thỏa mãn đối với công việc, cách quản lí của ban lãnh đạo… Qua đó đánh giá tình hình văn hóa và đưa ra những giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp cho công ty IDG trong thời gian sắp tới
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 16Nhận xét một cách tổng quát về tình hình văn hóa của công ty và đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước và doanh nghiệp để góp phần cải thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH IDG VN
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1 Tổng quan về công ty IDG VN
2.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH IDG Việt Nam
Tên viết tắt: IDG VN
Logo:
Hình 2.1: Logo Chính Thức Của Công Ty TNHH IDG Vietnam
Văn phòng chính: phòng 16.14, tòa nhà Vincom, 72 Lê Thánh Tôn, quận 1, Tp.HCM, Việt Nam
Văn phòng chi nhánh tại Hà Nội: phòng 202, lầu 2, 18-20 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (08) 3827 7500
Fax: (08) 3812 0060
Website: www.idg.com.vn
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
International Data Group (IDG) là tập đoàn hàng đầu thế giới về truyền thông,
tổ chức sự kiện và nghiên cứu thị trường chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin Được thành lập từ năm 1964 do nhà sáng lập Patrick.McGovern Trụ sở chính đặt tại Boston, Hoa Kì, tổng thu nhập năm 2011 là 3.05 tỉ đô la Mĩ và có hơn 13000 nhân viên trên thế giới IDG cung cấp đa dạng sự lựa chọn về truyền thông đại chúng để đến hơn 200 triệu người tiêu dùng sản phẩm công nghệ trên 90 quốc gia đại diện cho 95%
Trang 18chi tiêu về công nghệ thông tin trên toàn thế giới Sản phẩm của IDG da dạng và danh mục đầu tư mở rộng ở 5 khu vực chính: xuất phẩm ấn bản, truyền thông trực tuyến, tổ chức sự kiện và hội thảo và giải pháp marketing toàn cầu
IDG VN là thành viên của tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG với những dấu ấn:
1992, IDG bước vào thị trường Việt Nam thông qua việc phát hành Tạp
Chí Thế Giới Vi Tính (PC World), đây là tạp chí đầu tiên về máy tính Hiện nay, PC World là tạp chí hàng đầu của Việt Nam về máy tính và công nghệ mới
1996, Lần đầu tiên tổ chức sự kiện Vietnam Computer Expo Mở văn
phòng đại diện khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực tổ chức triển lãm và hội nghị
1998, Website IDG Vietnam hoạt động Triển lãm Vietnam Computer World được chứng nhận bởi Bộ Thương mại Hoa Kì
1999, Ông Lê Thanh Tâm được bổ nhiệm làm Giám đốc IDG VN
2001, Lần đầu tổ chức 2 sự kiện Vireless World Vietnam và Comnet Vietnam
2002, Lần đầu tổ chức sự kiện Banking Vietnam với sự hợp tác cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2003, Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, lần đầu tổ chức
sự kiện Vietnam ICT In Education, đây là sự kiện chuyên về giáo dục, phối hợp với
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đồng tổ chức, lần đầu tổ chức hội nghị về chính phủ điện tử, ngài sáng lập và chủ tịch tập đoàn Patrick J.McGovern nhận bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM
2004, Thời Báo Vi Tính Sài Gòn-ComputerWorld ra đời
2005, Đưa tầm ảnh hưởng của IDG sang các nước Đông Dương Lào và Campodia, thông qua việc tổ chưc sự kiện hàng năm: Lao Comnet & Telecom và Cambodia ICT and Telecom World Expo
2010, Sự kiện Vietnam Computer Electronics World Expo được nâng lên tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và kỉ niệm lần thứ 15 tổ chức
Trang 192.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Tổ chức sự kiện (Event Management)
Cung cấp cho doanh nghiệp những thiết bị và dịch vụ truyền thông tiếp thị trọn gói đến cộng đồng người tiêu dùng mục tiêu thông qua việc tham gia vào những gian hàng trong triễn lãm do IDG VN tổ chức Đồng thời, IDG cũng cung cấp các dịch vụ tiếp thị chuyên biệt cho những nhà tài trợ trong triển lãm Có thể cung cấp đồng loạt các dịch vụ trên là nhờ cấu trúc vừa nhất quán, vừa linh động của mình, được cấu thành từ các bộ phận chuyên môn
Với cấu trúc kinh doanh linh động, IDG VN chuyên sâu về tổ chức hội thảo, hội nghị và tổ chức triển lãm công nghệ thông tin và truyền thông trong các lĩnh vực Tài Chính, Ngân Hàng, Giáo Dục và Đào Tạo Tùy tính chất của mỗi chương trình, IDG VN thiết lập một đội ngũ thực hiện đầy đủ các kĩ năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng Khách hàng của công ty là những tập đoàn đa quốc gia như: Sony, Canon, Samsung, Intel… và những ngân hàng lớn như: Vietcombank, Vietinbank, Agribank…
Xuất bản ấn phẩm (Publications)
Hiện nay IDG VN sở hữu 2 ấn phẩm PC World và Computerworld Đây là 2 tạp chí hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông lần lượt dành cho người tiêu dùng và nhà quản lí
Nghiên cứu thị trường (Market Research)
IDC là một bộ phận chuyên biệt IDC có một đội ngũ các chuyên gia phân tích,
tư vấn và nghiên cứu thị trường Hiện nay IDC là công ty hàng đầu về nghiên cứu thị trường, tư vấn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại Việt Nam
2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty IDG Việt Nam
2.2.1 Chức năng
Cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện trong nước và nước ngoài gồm những dịch vụ như: tổ chức khu vực trưng bày hàng hóa, bán sản phẩm cho những công ty tham gia vào triển lãm do IDG tổ chức Mục đích của các tổ chức triển lãm là: quảng bá thương hiệu, quảng cáo thương mại, mua bán các vật phẩm quảng cáo (banner, backdrop…), liên doanh liên kết với mọi thành phần kinh tế để tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị triển lãm thương mại tiếp thị…, tổ chức thực hiện các hoạt động quảng cáo theo sự đồng ý của Sở, ban ngành quản lí
Trang 20Tầm nhìn: IDG VN mang tính chuyên nghiệp trong các tổ chức Việt Nam,
IDG VN đem đến cho các tổ chức xã hội và kinh doanh dịch vụ đẳng cấp quốc tế
Khẩu hiệu: Thinking Globally…Acting Locally
2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Công ty TNHH IDG VN là một đơn vị kinh doanh độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được quyền vay vốn và mở tài khoản các ngân hàng Hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và chịu sự quản lí của các cơ quan Nhà nước có liên quan đến pháp luật hiện hành
Ban giám đốc của công ty chỉ đạo các thành viên của công ty hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch được giao, thực hiện những mục tiêu kinh tế mà công ty đề ra
Có quyền thuê, mượn các vị trí quảng cáo tại các tòa nhà, cao ốc, siêu thị, trung tâm thương mại… để thực hiện quảng cáo
Có quyền quan hệ hợp tác, kí kết các dạng hợp đồng như: Hợp đồng Kinh tế, Hợp đồng cộng tác viên… với tất cả khách hàng, cá nhân theo đúng ngành nghề của công ty
2.3 Cơ cấu tổ chức
Công ty IDG VN là đơn vị hoạch toán độc lập do có bộ máy quản lí riêng, chặt chẽ phù hợp với yêu cầu hoạt động dịch vụ kinh doanh của đơn vị Công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lí để hoạt động có hiệu quả hơn
Trang 21Hình 2.2: Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lí Của Công Ty
Nguồn: phòng nhân sự
2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty IDG VN
Để đánh giá tình hình hoạt động của một công ty thường dựa trên doanh thu và chi phí Nhưng đặc biệt, đối với các công ty tổ chức sự kiện, ta có thể đánh giá thông qua số lượng khách hàng và số lượng khách tham dự sự kiện đó IDG chính là nhịp cầu nối giữa doanh nghiệp (Exhibiter) với khách hàng của họ là khách tham quan, giúp cho doanh nghiệp tiếp cận một cách trực tiếp với khách hàng hiện hữu và tiềm năng thông qua sự trải nghiệm thực tế trên sản phẩm, dịch vụ đó, giúp khách hàng có sự so sánh trực tiếp, góp phần thúc đẩy hành vi mua sắm
Thướt đo để đánh giá chất lượng dịch vụ của IDG là dựa vào số lượng khách tham quan có đông hay không, khách tham quan càng đông thì chứng tỏ tầm ảnh
CEO Chief Excutive Officer
Accountant Manager
Accountants
HR Manager
Trang 22hưởng của sự kiện càng lớn và có uy tín Từ đó IDG có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
2.4.1 Khách hàng
Công ty IDG VN chuyên tổ chức Triễn Lãm và Hội Thảo nên khách hàng của công ty có 2 loại:
1 Các công ty tham gia triển lãm (Exhibiter): chuyên tổ chức các sự kiện
công nghệ thông tin, triển lãm và truyền thông nên các công ty tham gia triển lãm thường là liên quan đến những lĩnh vực đó Từ những thương hiệu lớn như Canon, Sony, Intel, Panasonic, Samsung, LG, Toshiba, Olymbus,…, đến những công ty chuyên về game online như VTC Game, VinaGame…, những công ty chuyên về viễn thông như SPT, FPT, VNPT…,các đơn vị bán lẻ như Thế Giới Di Động… các công ty phần mềm như Lạc Việt, Khai Trí…
Hình 2.3: Biểu Đồ Số Lượng Các Công Ty Tham Gia Triển Lãm
Nguồn: phòng kinh doanh
Qua biểu đồ ta thấy nhìn chung số lượng Exhibiter luôn tăng trưởng đều đặn, thành phần Exhibiter đến từ các công ty cung cấp phần cứng máy tính (Computer Hardware) luôn chiếm vị thế thượng phong và các doanh nghiệp phần mềm (Solfware) thường chiếm số lượng khiêm tốn hơn Năm 2005, IDG bắt đầu kêu gọi những công ty
về điện tử (Electronics) tham gia triển lãm Đến năm 2011, lượng Exhibiter tăng gấp đôi so với năm 2009 Điều này chứng tỏ đây là năm phát triển vượt bậc của điện tử trong nước
Trang 232 Khách hàng tham dự hội thảo (Attendee) bao gồm: Các lãnh đạo cấp cao
của chính phủ từ trung ương đến địa phương
Ông Nguyễn Thiện Nhân – Phó Thủ tướng – Bô trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Ông Nguyễn Minh Hồng – Thứ Trưởng Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
Ông Trần Quốc Thắng – Thứ Trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ
Ông Nguyễn Bích Đạt – KT Bộ Trưởng – Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư
Ông Nguyễn Thành Tài – Phó Chủ Tịch Thường Trực Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hố Chí Minh
Ông Hoàng Văn Dũng – Phó Chủ Tịch Thường Trực Phòng Thương Mại
và Công Nghiệp Việt Nam
Ông Đỗ Xuân Thọ - Chủ Tịch Hội Tin Học Việt Nam
Ông Trần Minh Tiến - Phó Trưởng Ban Thường Trực ban chỉ đạo Công Nghệ Thông Tin các cơ Quan Đảng
Ông Chu Tiến Dũng – Chủ Tịch Hội Tin Học Việt Nam
Khách tham dự thông qua hình thức bán vé thường là từ cấp CEO, Director, Manager, Assistant…Họ đến từ các doanh nghiệp có liên quan đến IT
2.4.2 Khách tham quan
Tổng lượng khách tham quan gồm khách tham dự hội thảo (attendee) và khách tham quan triển lãm (visitor) của IDG VN trong 3 năm 2009, 2010, 2011:
Trang 24Bảng 2.1: Tổng Lượng Khách Tham Quan Gồm Khách Tham Dự Hội Thảo
(Attendee) Và Khách Tham Quan Triển Lãm (Visitor) Của IGD VN Trong 3
Nguồn: phòng kinh doanh
Nhìn chung, số lượng khách tham quan các sự kiện của IDG ổn định qua các năm Với số lượng tăng trưởng bình quân là trên 5000 lượt khách tham quan mỗi năm Trong đó, lượng khách tham quan chiếm đa số ở mảng triển lãm với 288000 lượt khách, cụ thể là 2 triển lãm lớn nhất Cambodia và Việt Nam về CNTT: Cambodia ICT
& Telecom Expo với 48000 lượt người (năm 2011) và Vietnam Computer Electronics World Expo với 240000 lượt người (năm 2011) Trong khi đó tổng lượt khách tham
dự các Hội Thảo năm 2009 là 3657 lượt khách Trong số thành phần tham dự, theo khảo sát của công ty IDG VN thì có tới 23% là quan chức chính phủ, 18% là lãnh đạo cấp cao, 37% là kĩ sư và kĩ thuật viên IT, chỉ có 15% là sinh viên và 7% là từ các ngành nghề khác Điều đó cho ta những sự kiện mà IDG tổ chức luôn được các nhà lãnh đạo Chính phủ quan tâm và thu hút được sự chú ý của những người có vị trí cao trong xã hội Mỗi sự kiện mà IDG tổ chức luôn có tầm ảnh hưởng lớn đối với cộng
Trang 25đồng Việt Nam, luôn mang đến cho Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng những xu hướng công nghệ mới nhất thông qua các sự kiện mà công ty tổ chức
2.4.3 Doanh thu của công ty IDG VN
Năm 2009 và 2010, ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn nên doanh thu công ty có phần chững lại Tuy nhiên do sau
đó với sự cố gắng trong công tác tổ chức và quảng cáo, doanh thu công ty đã có được bước tiến khả quan
Bảng 2.2: Bảng Kết Quả Kinh Doanh 2009, 2010 Và 2011 Của Công Ty IDG VN
IDG VN là tập thể trẻ, có tri thức, nhiệt huyết và đầy sáng tạo Tính sáng tạo, luôn bám sát mục tiêu, được chuyển tải sống động thành thực tế đã mang lại hiệu quả cho các hoạt động của công ty Được chính thức thành lập từ năm 2003, với tài sản quan trọng nhất là chất xám, hơn ai hết, IDG VN hiểu đây là một lĩnh vực “dễ sinh khó dưỡng’’ Chỉ tính tại TP HCM khoảng 500 công ty cùng lĩnh vực ra đời, nhưng còn lại đến hôm nay không nhiều Nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty đa quốc
Trang 26gia, những thực tế từng trải về xây dựng nguồn lực đã giúp ban giám đốc tránh dược những sai lầm, mọi dao động nhân sự đều nằm trong kế hoạch
Nhân viên IDG VN là những người từng trải, dày dặn kinh nghiệm trên thương trường và luôn có hướng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả
Hình 2.4: Đồ Thị So Sánh Tổng Số Nhân Viên Chính Thức Trong Công Ty Và Số Nhân Viên Tuyển Dụng , Nghỉ Việc Trong Năm 2011
Nguồn: phòng nhân sự
Số lượng nghỉ việc là 8 nhân viên, chiếm tỉ lệ 15% Theo thống kê của phòng Hành chính Nhân sự, lý do nhân viên nghỉ việc bao gồm: vi phạm kỷ luật, nghỉ việc trước thời hạn, hết hạn hợp đồng, nhưng một lý do nữa có thể là do áp lực làm việc của IDG VN quá cao những nhân viên ấy không thể đáp ứng được yêu cầu của công ty hoặc do công ty không thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nhân viên nên họ ra đi tìm công ty khác phù hợp hơn
Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tình trạng biến động nhân viên như vừa qua Tránh tình trạng “chảy máu chất xám” trong công ty sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng trước mắt và cả thời gian về sau
* Tỷ lệ nam nữ: Theo thống kê của P HCNS có số liệu về tỷ lệ nam, nữ làm
việc trong công ty năm 2011
0 10 20 30 40 50 60
Tổng Số Nhân Viên
Tuyển Dụng Nghỉ việc
52
Trang 27Tỉ lệ nam và nữ trong công ty chênh lệch không nhiều, nam chiếm 52% và nữ
chiếm 48% Đây là số liệu đánh giá cho toàn công ty, manh tính chất tổng thể Vì từng
phòng ban số liệu này có khác biệt, như phòng kinh doanh chỉ toàn là nhân viên nữ và
phòng IT chỉ toàn nhân viên nam Bên cạnh đó, tuổi đời của nhân viên trong công ty là
29 tuổi và giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, nhiệt tình và
say mê sáng tạo để đáp ứng yêu cầu công việc
Bảng 2.4: Trình Độ Văn Hóa Của Nhân Viên
ĐVT: người (chỉ tính số lượng nhân viên chính thức trong công ty)
Nhìn vào hình có thể thấy được tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học chiếm phần
lớn tỉ lệ (88%) Điều đó cho ta thấy trình độ văn hóa của nhân viên trong công ty là rất
Trang 28cao do đặc thù công việc đòi hỏi về trình độ chuyên môn cao và tính chuyên nghiệp trong công tác Thế nhưng vẫn tồn tại nhân viên làm công việc không đúng ngành nghề đã được đào tạo Vì vậy công ty cần chú ý đến nguyện vọng của nhân viên và thực tế ngành nghề đào tạo để có thể sắp xếp vị trí hợp lý cho nhân viên, hoặc cho nhân viên đi học các khóa đào tạo ngắn hạn để nhân viên có thể đảm nhiệm công việc tại vị trí hiện tại tốt hơn
2.6 Quy trình tổ chức một sự kiện tại IDG VN
Hình 2.6: Quy Trình Tổ Chức Một Sự Kiện Tại IDG VN
Nguồn: Phòng Kinh Doanh
Bước 3:
Đề Xuất
Ý Tưởng
Bước 4:
Lập Bảng Báo Giá
Bước 5:
Trình Bày Với
KH – Quyết Định
Bước 6:
Triển Khai Và Thực Hiện Sự Kiện
Sự Kiện
Sau Sự Kiện
Họp Rút Kinh Nghiệm
Gửi Báo Cáo Cho Khách Hàng
Thanh
Lý Hợp Đồng
Thanh Toán Cho Các Nhà Cung Cấp
Trang 292.7 Định hướng của công ty IDG trong thời gian tới
2.7.1 Về phương hướng kinh doanh
Trong thời gian sắp tới, IDG VN tiếp tục giữ vững vị là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, xuất bản và nghiên cứu công nghệ tại thị trường Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, IDG tiếp tục tổ chức thêm Hội thảo và Triển lãm ứng dụng CNTT có uy tín trong các lĩnh vực giáo dục, mạng và viễn thông tại thị trường Việt Nam Ngoài ra, IDG còn mở rộng sang các nước ở khu vực Đông Nam Á, đầu tiên sang khu vực Indochina, bắt đầu là Cambodia Năm 2010, IDG VN đã mở rộng sang thị trường Myanmar và tiếp tục nắm vững tốt thị trường Cambodia, Singapore
Để tạo thêm bước ngoặt mới, IDG quyết định lấn sang một lĩnh vực hoàn toàn mới, đó là xây dựng Năm 2010, IDG đã lần đầu tổ chức rất thành công sự kiện Cambodia Building, Architecture & Construction, gọi tắt là Cambuild tại Diamond Island, đây là trung tâm triễn lãm lớn vào bậc nhất Cambodia
2.7.2 Về nguồn nhân lực
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình tuyển dụng những nhân viên có tài năng
và đam mê công việc tổ chức triển lãm, củng cố đội ngũ kinh doanh để tìm kiếm khách hàng mới
Ổn định nhân sự các bộ phận sales, marketing, design và logistic Phân công và hoạch định lại công việc cho đúng với chức danh của từng người, tránh tình trạng chạy việc và làm việc không đúng với chức năng của mình
Tiếp tục phát huy chế độ đào tạo nhân viên bằng các khóa học ngắn ngày
về nghiệp vụ và đi tu nghiệp ở nước ngoài đề đào tạo về chuyên môn và phong cách làm việc chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của ban quản lí nhân viên
Tóm lại, qua phần trình bày trong chương hai này cho chúng ta thấy công ty IDG Việt Nam là một công ty của một tập đoàn xuyên quốc gia với nhân sự cuối năm
2011 là 52 nhân viên, với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, có trình độ học vấn Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011 hiệu quả với những thành công to lớn Và để có thể hiểu thật rõ về nét văn hóa doanh nghiệp của IDG Việt Nam chúng ta đi vào phần tiếp theo là cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu để hiểu được hướng đi cũng như nắm bắt được cơ sở lý luận của đề tài mà tác giả đang hướng tới
Trang 30CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Văn hóa
a) Khái niệm:
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và gắn liền và nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của xã hội con người trong quá trình lịch sử Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần
mà do con người tạo ra
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sôi động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm
mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình
b) Chức năng của văn hóa:
Trang 31Văn hóa có các chức năng sau: chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức
năng dự báo, chức năng thẩm mỹ và chức năng giải trí
c) Bản chất của văn hóa:
Văn hóa hình thành từ việc học, văn hóa mang đặc trưng của nhóm hay chủng loại, văn hóa không có tính cá nhân, văn hóa không có yếu tố di truyền và văn hóa có cung bậc chứ không có tính cao thấp
3.1.2 Văn hóa kinh doanh
a) Khái niệm văn hóa kinh doanh:
Văn hóa kinh doanh (VHKD) hay văn hóa thương mại là những giá trị văn hóa gắn liền với hoạt động kinh doanh (mua, bán, khâu gạch nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng) một món hàng (một thương phẩm/dịch vụ) cụ thể trong hoàn cảnh mọi mối quan
hệ văn hóa xã hội khác nhau của nó
VHKD trong giao tiếp giữa các DN có thể hiểu là những quy tắc ứng xử bất thành văn, tuy là vô hình và không trở thành quy định luật pháp nhưng các bên tham gia ngầm hiểu và cùng chấp nhận VHKD bao gồm: toàn bộ phương thức tiến hành
KD, quản lý KD, đàm phán với đối tác, giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện trong quá trình KD như: tổ chức DN, hình thành quan hệ giữa người sử dụng lao động và người
lao động
b) Các bộ phận hợp thành văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh không chỉ gói gọn trong lưu thông, phân phối các chiến lược thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp với các sản phẩm dịch vụ của mình
mà nó còn bao quát các khâu có mối quan hệ hữu cơ tính từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng Có nghĩa là, xây dựng nền văn hóa kinh doanh là một việc làm có tính thực tế
mà mục tiêu cụ thể là nhằm làm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng mang tính văn hóa cao thể hiện trên cả ba bộ phận sau:
Văn hóa kinh doanh: Văn hóa thể hiện hết ở đội ngũ những con người
(gồm cả cá nhân và tập thể) tham gia sản xuất kinh doanh chủ yếu thể hiện ở trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ, vốn tri thức tổng hợp, ở kinh nghiệm thực tiễn và kĩ năng, phương pháp trắc nghiệm, ở năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh và sự nhạy bén với thị trường, ở đạo đức nghề nghiệp và phẩm hạnh làm người, ở ý thức công dân và sự giác ngộ về chính trị xã hội…
Trang 32 Văn hóa thương trường : Văn hóa thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống
pháp chế, các chính sách, chế độ, trong mọi hình thức hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm sự cạnh tranh… Tất cả tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi tốt đẹp
Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa tập trung và tỏa sáng trong các thiết chế
các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua các biểu trưng (symbol) chúng thuộc về hình thức (logo, đồng phục… ) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của các doanh nghiệp qua năng lực, phẩm chất , trình độ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống, thông qua các phong cách giao tiếp, ứng xử (thống nhất của toàn đơn vị đối với nội bộ, đối với khách hàng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh)
Ba bộ phận trên là ba bộ phận hợp thành nền văn hóa kinh doanh theo nghĩa toàn vẹn nhất Trong đó văn hóa doanh nghiệp có thể xem là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng nhất trong văn hóa kinh doanh Một quốc gia gồm nhiều doanh nghiệp Doanh nghiệp là hạt nhân của nền kinh tế, là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người (đội ngũ doanh nhân) là nơi làm gạch nối, là nơi có thể tạo ra điều tiết, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau ở tầm vĩ mô lẫn vi mô nhằm góp phần hình thành nên một môi trường sản xuất kinh doanh (thương trường) phát triển theo một chiều hướng nào đó Văn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nền văn hóa kinh doanh của quốc gia đó Chính vì thế việc xây dựng văn hóa kinh doanh thực chất là xây dựng nền văn hóa của các doanh nghiệp
3.1.3 Văn hóa doanh nghiệp
a) Khái niệm:
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống niềm tin, giá trị và chuẩn mực giải quyết vấn
đề được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp và được thể hiện trong các hình thái vật chất và hành vi của các thành viên Nói một cách đơn giản hơn, nếu doanh nghiệp là một cái máy thì văn hóa của doanh nghiệp chính là hệ điều hành
Trang 33b) Bản chất:
Khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên căng thẳng thì sự thắng lợi của tổ chức phụ thuộc vào sự khác biệt Vì vậy, những tổ chức thành công là những tổ chức độc đáo, khác biệt bởi nó tạo ra những giá trị, chuẩn mực, những nghi thức và lễ hội riêng biệt có hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp và trong việc hướng dẫn hành vi của người lao động
Con người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa họ đang sống Ví dụ như một người lớn lên trong gia đình sẽ được dạy về những điểm chung của gia đình như các giá trị, niềm tin và những hành vi mong đợi Điều này cũng đúng đối với các thành viên trong một doanh nghiệp Một xã hội có nền văn hóa của nó, và một doanh nghiệp cũng có văn hoá doanh nghiệp của nó
c) Đặc trưng:
Văn hoá doanh nghiệp là phải bao gồm sự tôn trọng luật pháp trong KD như: đăng ký thương hiệu, tôn trọng các quyền về tài sản trí tuệ, nộp thuế, bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động… Trong quan hệ KD với đối tác, văn hoá KD phải bao gồm
“chữ tín” đối với đối tác, khách hàng Chẳng hạn, nợ ngân hàng đến hạn phải trả hay phải thông báo, thương lượng để gia hạn hay giao hàng đúng hạn trở thành một yêu cầu quan trọng của hợp đồng và năng lực cạnh tranh, uy tín của DN DN quảng cáo phải đảm bảo trung thực, không thể nói quá sự thật, khoa trương những tính chất hoặc tác dụng không có thật để lừa bịp khách hàng… Để nâng cao vị thế, DN cần hệ thống hóa văn hóa DN, từ kiến thức, niềm tin, tín ngưỡng, đạo đức, pháp luật… Muốn có được văn hoá với bản sắc riêng thì DN phải tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi…
d) Vai trò của VHDN đối với hiệu quả hoạt động của DN
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp Văn hóa mạnh giúp doanh nghiệp phát triển vượt xa cuộc đời của những người sáng lập Đây là một tài sản lớn nên ta phải hiểu nó và xây dựng nó Cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp giúp ta: tạo động lực làm việc, điều phối và kiểm soát, giảm xung đột, tạo lợi thế cạnh tranh, văn hóa doanh nghiệp là một nguồn lực của doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra nhận dạng riêng cho doanh nghiệp đó, tạo nên
sự ổn định trong doanh nghiệp và ngăn cản sự thay đổi
Trang 34Nhìn chung, VHDN có tác dụng tăng cường uy tín DN, hình thành trong quá trình tạo dựng mục tiêu của các DN Nó tạo nên giá trị, tinh thần, đạo đức, quản lý và thương hiệu DN VHDN là nguồn gốc của sức sáng tạo, đoàn kết DN, là tạo động lực cho sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển của DN trong thời kỳ kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa
3.1.4 Phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Ta không thể nói doanh nghiệp này có văn hóa hay không có văn hóa Thực tế, văn hóa tồn tại khách quan và doanh nghiệp nào cũng có văn hóa của riêng mình Chỉ
có điều văn hóa được thể hiện như thế nào, các giá trị của nó là gì, doanh nghiệp chủ định xây dựng văn hóa doanh nghiệp hay là nó hình thành tự phát, doanh nghiệp đó có phát hiện ra những giá trị tốt để phát huy và những giá trị chưa tốt để thay đổi?
Có nhiều mô hình thực thi được các nhà nghiên cứu đề xuất Tuy nhiên, chúng
ta cần những bước thực tế, cụ thể Hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đã đề xuất một mô hình 11 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp trong tương lai Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược doanh nghiệp trong tương lai
Bước 2: Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công Đây là bước
cơ bản nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim, linh hồn của doanh nghiệp
Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có
Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi Sự thay đổi hay xây dựng văn hóa doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hóa hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp Đánh giá văn hóa là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hóa thường khó thấy và
dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá Thường thì con người hoà mình trong văn hóa và không thấy được
sự tồn tại khách quan của nó
Trang 35Bước 5: Khi chúng ta đã xác định được một văn hóa lý tưởng cho doanh nghiệp mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hóa đang tồn tại trong doanh nghiệp mình Lúc này sự tập trung tiếp theo là vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn Các khoảng cách này nên đánh giá theo bốn tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, truyền thông
và đối xử
Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hóa Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên
Bước 7: Khi khoảng cách đã được xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một
kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ chúng ta cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?
Bước 8: Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên Họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ Sự động viên, khuyến khích
sẽ dễ dàng hơn khi mọi người được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp
Bước 9: Nhận biết các trở ngại, nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối phó Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái của mình là một công việc rất khó Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi
Bước 10: Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa Các hành
vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phù hợp với mô hình văn hóa đã xây dựng Trong giai đoạn này các hành vi theo mẫu hình
lý tướng cần được khuyến khích, động viên Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Trang 36Bước 11: Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp, thiết lập các chuẩn mực mới
đề không ngừng học tập và thay đổi Văn hóa không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hóa phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt, truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới
Văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề lớn, quyết định sự trường tồn phát triển của doanh nghiệp, nó không chỉ đơn thuần là hình thức bên ngoài, hành vi ứng xử thông thường, phải có cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp và các bước cơ bản để xây dựng nó Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là liệt
kê ra các giá trị mình mong muốn hoặc chỉ thay đổi trang trí…, mà đòi hỏi sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo, sự thấu hiểu nỗ lực của tất cả các thành viên, sự kiên định bền bỉ hàng chục năm trời Chúng ta vào WTO, cơ hội nhiều và thách thức càng không ít Truyền thống văn hóa Việt Nam là càng khó khăn càng vững vàng, càng gắn kết, càng mãnh liệt vươn lên Phát huy truyền thống của dân tộc các doanh nghiệp của Đảng, Nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam quyết tâm cùng nhau xây dựng chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp tạo vũ khí cạnh tranh mạnh cho doanh nghiệp, để chúng ta hội nhập chứ không hòa tan
3.1.5 Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
a) Khái niệm:
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng Sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Chỉ khi đó doanh nghiệp mới có phát triển bền vững
b) Vai trò của văn hóa ứng xử đối với doanh nghiệp:
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng
c) Nguyên tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Nguyên tắc ứng xử của lãnh đạo với cấp dưới:
Trang 37Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Họ phải biết tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ, đưa ra chế độ thưởng phạt công minh, biết cách thu phục nhân viên, lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, biết giải quyết muâu thuẫn, xung đột nội tại có hiệu quả Khi thực hiện những nguyên tắc này, nhà lãnh đạo
sẽ xây dựng được nét văn hóa ứng xử tốt đẹp trong doanh nghiệp
Nguyên tắc ứng xử của cấp dưới với lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo thành công đều là những người trao quyền và tạo điều kiện tốt nhất cho cấp trên quản lý được cấp dưới, tạo sự thấu hiểu giữa hai bên Để đạt được điều này, ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo phải được xây dựng trên những nguyên tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình, phải trở thành người
hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo
Nguyên tắc ứng xử giữa các đồng nghiệp:
Muốn xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp bền vững, mọi thành viên phải xây dựng được mối quan hệ đồng nghiệp, xây dựng được thái độ cởi mở, hợp tác với nhau Mỗi cá nhân dù có mạnh đến đâu, cũng khó làm nên thành công nếu không hợp tác, giúp đỡ nhau Mối quan hệ đồng nghiệp xây dựng vững chắc, sẽ tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp
Nguyên tắc ứng xử với công việc:
Dù là nhà lãnh đạo hay là nhân viên thì thái độ ứng xử của mỗi cá nhân với
công việc đều là phải tôn trọng công việc của mình Chỉ khi đó mỗi cá nhân mới có thể
làm việc hiệu quả và mới tìm thấy niềm vui trong công việc
Thể hiện thái độ tôn trọng công việc bằng tinh thần trách nhiệm với công việc Hãy nhận trách nhiệm khi mắc lỗi, bằng cách làm việc tích cực hơn, đảm bảo điều sai lầm sẽ không xảy ra nữa
Hãy thực hiện công việc được giao đúng kế hoạch, tiến độ, với sự sáng tạo và
nỗ lực cao nhất, để đạt được kết quả cao nhất Song mỗi cá nhân cũng không nên dừng lại ở công việc được giao, mà hãy luôn tìm tòi, phát hiện khả năng của mình ở những lĩnh vực mới
Trang 38Thái độ tôn trọng với công việc được thể hiện ở mọi khía cạnh: tôn trọng giờ giấc làm việc, không lãng phí thời gian làm việc tại công ty vào những việc riêng cá nhân hay thực hiện đúng những quy định làm việc của công ty
Cấp dưới phải trở thành người hỗ trợ đắc lực của nhà lãnh đạo Không chỉ hoàn thành phận sự của mình một cách hoàn hảo, mà mỗi nhân viên hãy trở thành những người hỗ trợ, những nhà cố vấn hiệu quả cho cấp trên của mình Hãy đưa ra ý tưởng và thuyết phục nhà lãnh đạo tán thành ý tưởng của mình Tất nhiên để làm được điều đó, nhân viên phải hiểu được nhà lãnh đạo mong muốn điều gì
3.1.6 Phong cách lãnh đạo
a) Khái niệm
Phong cách lãnh đạo là những nét riêng trong cách thức lãnh đạo của nhà lãnh đạo hay quản lý doanh nghiệp
b) Vai trò của phong cách lãnh đạo đối với doanh nghiệp
Định hướng tổ chức bằng tầm nhìn sáng suốt, đặt ra các mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp
Dẫn dắt tổ chức vượt qua những khó khăn thách thức bằng cách tạo nên một tập thể những con người luôn gắn bó và hết lòng vì công ty
Trao cho những cấp dưới chức năng, nhiệm vụ rõ ràng dưới hình thức những đầu việc có tính mục tiêu Đây chính là phương pháp ra quyết định và hướng dẫn cũng như trao quyền cho cấp dưới trong việc thực hiện các quyết định
Tạo môi trường tin cậy và hợp tác, một môi trường làm việc dựa trên sự tôn trọng cá nhân, mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển và chứng tỏ được năng lực thật sự
Đánh giá đúng mọi quá trình và quản lí sự thay đổi trong nội bộ theo hướng thích nghi tích cực, trên thế thượng phong cũng như đưa ra các giá trị văn hóa tốt đẹp vào tổ chức
3.1.7 Khách hàng:
a) Khái niệm về khách hàng
Khách hàng là những người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp các sản phẩm, dịch
vụ của công ty trên qua hệ mua bán Việc sử dụng sản phẩm ở đây có thể là để tiêu dùng hay để mua đi bán lại… Nói tóm lại là theo ý muốn của người đã mua sản phẩm
Trang 39b) Phân loại khách hàng
Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại khách hàng:
Căn cứ vào mức lợi nhuận mang lại trong hiện tại và tương lai thì chia ra là: khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng
Căn cứ vào khu vực địa lí: chia ra làm nhiều vùng, miền, lãnh thỗ… Khách hàng miền Bắc, khách hàng miền Trung, khách hàng miền Nam…
Căn cứ vào độ tuổi thì người ta chia ra: khách hàng lớn tuổi, khách hàng nhỏ tuổi
Căn cứ vào mức thu nhập: khách hàng có mức thu nhập cao, trung bình, thấp …
Tất nhiên việc phân loại theo tiêu chí nào cũng cần phải dựa vào nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng
c) Phục vụ khách hàng
Phục vụ khách hàng là quá trình sử dụng các công cụ, phương tiện làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng
d) Văn hóa trong phục vụ khách hàng
Văn hóa trong phục vụ khách hàng chính là sự thể hiện cách thức của sự phục
vụ khách hàng Bao gồm: chất lượng hàng hóa dịch vụ; văn hóa trong giao dịch, đàm phán, ứng xử với khách hàng; văn hóa trong việc thực hiện, kí kết, thanh lí các hợp đồng; phong cách làm việc, thái độ với khách hàng
Quan trọng nhất vẫn là chất lượng hàng hóa dịch vụ, bởi đó là điều đầu tiên mà khách hàng muốn nhất, sau đó mới đến các yếu tố khác Đồng thời, đó cũng chính là
sự cam kết đầu tiên của công ty với khách hàng
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Trang 40 Số liệu thứ cấp:
Nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu các số liệu của công ty, các sách báo, tạp chí, mạng Internet và các tài liệu có liên quan
3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Phương pháp thống kê, mô tả: dựa vào kết quả nghiên cứu được thống kê lại,
mô tả và phân tích chúng theo mục đích nghiên cứu
Phương pháp phân tích:
Phương pháp so sánh: đối chiếu các số liệu cũng như các đặc điểm và tình hình
hiện tại để đưa ra ý kiến, nhận định
Phương pháp phân nhóm: chia các đối tượng nghiên cứu (công nhân viên công
ty) ra thành từng nhóm theo đặc điểm, mục đích nghiên cứu