Motor Việt Nam
1. Sứ mệnh của doanh nghiệp
Công ty cần luôn luôn nỗ lực truyền bá sứ mệnh của mình xuyên suốt toàn bộ công ty, từ lãnh đạo cấp cao, quản lý, nhân viên văn phòng đến các công nhân sản xuất. Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp, nhà máy sản xuất lại ở khu công nghiệp cách xa trụ sở công ty nên để sứ mệnh tầm nhìn chiến lược của công ty muốn được lan truyền rộng rãi phải cần nỗ lực rất lớn trong đội ngũ quản lý mọi cấp. Mặt khác, để cho sứ mệnh được đến với mọi thành viên, được trở thành nếp nghĩ, nếp sống của mọi thành viên thì sứ mệnh ấy phải được cụ thể hóa bằng những định hướng chiến lược, những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, khái quát và cụ thể.
2. Tính nhất quán
Sự đồng thuận của doanh nghiệp cần được nâng lên một mức độ cao hơn nữa nhằm tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp. Điều này phải bắt đầu ngay từ quá trình tuyển chọn, tuyển dụng nhân viên. Lựa chọn những ứng viên giỏi và quan trọng là phải thích ứng được với đặc thù văn hóa doanh nghiệp. Để đạt được điều này , trong những quảng cáo tuyển dụng, công ty nên đưa ra những thông tin về văn hóa doanh nghiệp để trước tiên sàng lọc các ứng viên, thu hút những ứng viên có sự thích ứng với văn hóa doanh nghiệp. Bản thân lãnh đạo phải làm gương, gần, sát nhân viên, đồng hành cùng nhân viên. Các tổ chức công đoàn, các câu lạc bộ trong công ty được tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập và hợp tác.
Công ty cần ứng dụng một cách linh hoạt chế độ tuyển dụng suốt đời. Bên cạnh những vị trí quan trọng, cần phải được tuyển dụng suốt đời, giữ chân người tài, công ty nên áp dụng những hình thức mới như là sử dụng công nhân tạm thời, công nhân bán thời gian, thuê ngoài…
Nâng cao năng lực nhân viên bằng việc tổ chức các cuộc đào tạo năng lực làm việc nhóm, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm khác…
Ủy quyền cho nhân viên để họ đóng góp nhiều hơn nữa cho công ty. 4. Khả năng thích ứng
Kinh doanh trong một môi trường năng động, đầy những biến động đòi hỏi công ty phải thích ứng thật nhanh, thật nhạy. Công ty nên tham gia vào các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp sản xuất ô tô xe máy trên thế giới cũng như Việt Nam, duy trì mạng lưới quan hệ rộng rãi.
KẾT LUẬN
Với những chính sách của mình Yamaha Motor Việt Nam đang tạo dựng đựợc một nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của mình. Nền văn hóa ấy của Yamaha Motor Việt Nam đã mang lại cho công ty này rất nhiều thành công. Nó làm cho thương hiệu Yamaha Motor Việt Nam ngày càng phát triển và bền vững. Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Một xã hội muốn phát triển chỉ khi nó được xây dựng trên một nền văn hóa phù hợp và một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển chỉ khi nó có một nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Bài viết đã đạt được mục tiêu đề ra là tìm hiểu đặc điểm văn hóa doanh nghiệp của công ty Yamaha Motor Việt Nam, tìm ra ưu, nhược điểm để từ đó xây dựng những giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là một phạm trù sâu, rộng và khó tiếp cận cũng như khả năng và thông tin mà chúng em có được còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Mong được sự thông cảm và giúp đỡ của Thầy giáo!