1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng chương trình quảng cáo của công ty SEAMASTER 10

63 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 423 KB

Nội dung

- Nhắc nhở có hiệu quả: Nếu khách hàng tiềm năng biết về sản phẩm như chưasẵn sàng mua thì quảng cáo nhắc nhở sẽ kinh tế hơn viếng thăm chào hàng - Hướng dẫn: những quảng cáo có phát nhữ

Trang 1

LỜI GIỚI THIỆU

1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về quảng cáo, để áp dụng lý luận vào tình hình thực tế ởCông Ty để “Xây Dựng Chương Trình Quảng Cáo Sản Phẩm Sơn SEAMASTER Tại

Công Ty TNHH Sơn Seamaster (VN)”

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ sản xuất kinh doanh sản phẩm sơn và công tácquảng cáo tại Công Ty

Phạm vi nghiên cứu là sản phẩm sơn, ngân sách, lịch trình, thông điệp, phươngtiện quảng cáo

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp diễn dịch vàphương pháp quy nạp, phương pháp thống kê, so sánh

Trang 2

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO

I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢNG CÁO

1 KHÁI NIỆM

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quảng cáo, sau đây một số định nghĩa:

‘Theo Tiến sĩ Paul E Adams, quảng cáo có nghĩa là yêu cầu khách hàng, muahàng.’1

‘Theo Philip Kotler thì quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp vàkhuyếch trương ý tưởng, hàng hoá và dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền.’2

Quảng cáo là cách thức giới thiệu nhãn hiệu sản phẩm của mình cho mọi ngườibiết

Quảng cáo là hình thức thông tin có tính chất phi cá nhân cho sản phẩm nhằmgợi mở và khuyến khích nhu cầu Định nghĩa này đơn giản và có sự phân biệt rõ ràng.Đối với tổ chức hoặc Công Ty muốn giới thiệu những thông tin về công ty mình thì họphải quảng cáo, để làm được điều đó thì phải chi tiền Nếu phương tiện truyền thôngkhông được trả tiền thì không được gọi là quảng cáo Tất cả những quảng cáo đềunhằm cố gắng thuyết phục khách hàng tiêu dùng sản phẩm Mục đích của thông tinquảng cáo là làm cho khách hàng yêu thích nhãn hiệu và điều cuối cùng là họ sẽ tiêudùng sản phẩm đó Nếu ý tưởng quảng cáo thiếu thuyết phục thì sự truyền thông đóchỉ mang tính chất thông tin và điều đó sẽ không được xem là quảng cáo

« Qua các định nghĩa trên cho ta hiểu thế nào là quảng cáo, bây giờ ta cần phânbiệt, giữa mục quảng cáo và chiến dịch quảng cáo Mục quảng cáo đề cập đến mộtthông điệp cụ thể nhằm thuyết phục người xem Còn chiến dịch quảng cáo là một chuỗiquảng cáo được kết hợp với nhau theo một chủ đề thống nhất »

1Http//www.marketingchienluoc.com

2Quản trị marketing, Philip Kotler, Nhà xuất bản thống kê, Năm 2003

Trang 3

2 VAI TRÒ CỦA QUẢNG CÁO.

Quảng cáo nó có một số vai trò sau:

- Vai trò của quảng cáo là đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm

- Quảng cáo có thể sử dụng để tạo ra một hình ảnh lâu bền cho một sản phẩm

- Quảng cáo là phương thức có hiệu quả để vươn tới nhiều người mua phân tán

về địa lý với chi phí thấp cho một lần tiếp xúc

- Quảng cáo kích thích sự mua sắm, kích thích nhu cầu, thu hút quyến rũ kháchhàng

- Sự trung thành đi vớ một thương hiệu làm cho khách hàng tiếp tục mua sảnphẩm, dịch vụ

- Quảng cáo có vai trò xác lập hoặc thay đổi hình tượng công ty trong côngchúng

3 CHỨC NĂNG CỦA QUẢNG CÁO

Trong một số chức năng mà quảng cáo có thể thực hiện trong thị trường đó là:

- “Quảng cáo hướng vào doanh nghiệp có thể giúp xây dựng uy tín cho công ty

Trang 4

- Quảng cáo sử dụng phiếu trả lời có thể hé mở những ý tưởng cho lực lượngbán hàng.”3

- Tạo ra sự biết đến: Các khách hàng tiềm năng chưa biết đến doanh nghiệp haysản phẩm có thể từ chối không tiếp đại diện bán hàng

- Tạo sự biết đầy đủ: Nếu sản phẩm có những tính chất mới thì quảng cáo đảmnhận việc giải thích những tính chất đó một cách hiệu quả

- Nhắc nhở có hiệu quả: Nếu khách hàng tiềm năng biết về sản phẩm như chưasẵn sàng mua thì quảng cáo nhắc nhở sẽ kinh tế hơn viếng thăm chào hàng

- Hướng dẫn: những quảng cáo có phát những cuốn sách nhỏ và ghi số điệnthoại của công là một phương thức hướng dẫn có hiệu quả đối với người đại diện bánhàng

- Chính thức hoá: các đại diện bán hàng có thể sử dụng những tờ quảng cáo vềdoanh nghiệp trong những tạp chí hàng đầu có thể lấy rời ra để chính thức hoá doanhnghiệp và sản phẩm của mình

- Cam đoan một lần nữa: Quảng cáo có thể nhắc nhở khách hàng về cách sửdụng sản phẩm và cam đoan một lần nữa về hàng hoá mà đã mua

- Quảng cáo làm giảm sự bất đồng sau khi mua Khi kh ách

II TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Khi xây dựng chương trình quảng cáo các, các nhà quảng trị phải bắt đầu từ việcxác định khán thính giả mục tiêu và động cơ của người tiêu dùng Sau đó phải thôngqua năm quyết định quan trọng là: Xác định mục tiêu quảng cáo, quyết định ngân sách,quyết định thông điệp, quyết định phương tiện, đánh giá kết quả

3 Bán hàng và quản trị bán hàng,

Trang 5

1 XÁC ĐỊNH KHÁN THÍNH GIẢ TRỌNG ĐIỂM

Xác định khán thính giả mục tiêu là khâu đầu tiên và quan trọng trong quá trìnhquảng bá sản phẩm thương hiệu Khán thính giả có thể là những người mua tiềm ẩn đốivới sản phẩm của Công Ty, người sử dụng hiện tại, người quyết định hay người ảnhhưởng kể cả công chúng vì họ có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng cũng nhưgây ấn tượng đến thương hiệu Nhận dạng khán thính giả mục tiêu đóng vai trò quan trọngtrong các quyết định tiếp theo như thông tin những gì? Như thế nào? Khi nào? Ở đâu?

Sau khi xác định được khán thính giả trọng điểm ta phải xác định được nhữngphản ứng của khán thính giả Tất nhiên phản ứng đáp lại là mua hàng và hài lòng.Nhưng hành vi mua hàng là kết quả cuối cùng của một quá trình rất dài để thông quaquyết định của người tiêu dùng người làm quảng cáo làm thế nào để khán giả mục tiêulên giai đoạn sẵn sàng mua cao hơn

Người làm truyền thông có thể tìm kiếm ở công chúng phản ứng đáp lại về nhậnthức, về tình cảm hay về hành vi Nghĩa là người làm truyền thông có thể muốn khắcsâu vào tâm trí người tiêu dùng một điều gì đó thay đổi thái độ người tiêu dùng haythúc đẩy người tiêu dùng đến chỗ hành động

Ở đây ta giả thuyết rằng người mua để tâm rất nhiều vào sản phẩm và nhận thứcđược sự khác biệt rất nhiều trong loại sản phẩm đó Vì vậy ta sử dụng mô hình ‘thứ bậccủa hiệu quả’ (Nhận thức, cảm nhận và hành vi) và ta mô tả sáu trạng thái mua củangười mua Đó là : Biết đến, hiểu biết, thích ưa thích, tin tưởng và mua

- Biết đến : Nếu hầu hết khán thính giả mục tiêu không biết đến sự vật đó, thì

nhiệm vụ của quảng cáo là phải tạo ra sự biết đến sự vật đó, dù chỉ là biết đến thôi.Việc này có thể thực hiện bằng những thông điệp đơn giản và nhắc lại nhiều lần tên đó.Cho dù chỉ có thể làm như vậy cũng mất thời gian

- Hiểu biết : Nếu khán giả mục tiêu có thể biết đến doanh nghiệp, sản phẩm

nhưng không hiểu biết nhiều Khi đó người làm marketing chọn sự hiểu biết về sảnphẩm làm mục tiêu hàng đầu của truyền thông

Trang 6

- Thích : Nếu khán giả mục tiêu hiểu biết về sản phẩm thì họ cảm thấy như thế

nào về nó? Nếu khán thính giả không thích nó thì người truyền thông phải tìm hiểu vìsao Sau đó triển khai một chiến dịch quảng cáo nhằm gợi lên cảm giác tốt đẹp NếuQuan điểm không ưng thuận từ vấn đề thực tế của doanh nghiệp, thì chỉ riêng chiếnDịch quảng cáo không khắc phục được nhược điểm đó Trước hết doanh nghiệp phảiKhắc phục vấn đề thực tế của mình rồi sau đó mới thông báo đối với khán giả mụctiêu Quan hệ tốt với khán giả mục tiêu đòi hỏi phải đảm bảo lời nói đi đồi với việclàm

- Ưa thích : khán giả mục tiêu có thể thích sản phẩm, nhưng không ưa thích nó

hơn các sản phẩm khác Trong trường hợp này có thể khuyếch trương chất lượng, giá

cả công dụng và những tính chất cứa sản phẩm

- Tin tưởng : khán giả mục tiêu có thể ưa thích một sản phẩm cụ thể nhưng

không tin tưởng là sẽ mua nó Công việc của người truyền thông là xây dựng niềm tin

- Mua hàng : Cuối cùng có một số người trong khán thính giả mục tiêu có thể

tin Tưởng nhưng không hoàn toàn dứt khoát mua hàng Họ có thể chờ đợi thêm thôngtin hay có ý đồ muộn hơn Người truyền thông phải dẫn dắt để người tiêu dùng đó thựchiện bước cuối cùng

Việc xác định những phản ứng đáp lại là mục tiêu rất quan trọng khi xây dựngmột chương trình quảng cáo hiệu quả

2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU QUẢNG CÁO

Sau khi xác định khán thính giả mục tiêu, bước tiếp theo là xác định mục tiêuquảng cáo Mục tiêu quảng cáo luôn luôn gắn liền với mục tiêu marketing và cuối cùngcủa mục tiêu quảng cáo là doanh thu cho sản phẩm- thương hiệu Tuy nhiên tuỳ theotrường hợp cụ thể có mục tiêu quảng cáo khác nhau Những mục tiêu này phải xuấtphát từ các quyết định trước đó về thị trường mục tiêu, định vị trí trong thị trường vàmarketing-mix Có thể sắp xếp mục tiêu quảng cáo thành các nhóm mục tiêu thông tin,thuyết phục, nhắc nhở

Trang 7

2.1 Mục Tiêu Thông Tin

Quảng cáo thông tin được dùng trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm thì mục tiêuchủ yếu là tạo nên nhu cầu ban đầu Gồm có một số mục quảng cáo thông tin chủ yếusau :

- Thông báo cho thị trường mục tiêu về một sản : Khi công ty tung ra một sản

phẩm mới, một dịch vụ mới thì cần phải thống báo cho khách hàng, hay giải thích vềnguyên tắc tắc hoạt động của sản phẩm

- Thông tin về giá cả : Khi công ty thay đổi giá cả, tăng giá hoặc hạ giá thì cần

Phải thông báo cho khách hàng mục tiêu

- Thông tin về công ty : Khi công chúng có một hình ảnh, ấn tượng không tất

về công ty khi đó quảng cáo có vai trò uốn nắn những ấn tượng không đúng Hay tạodựng hình ảnh công ty trong công chúng mục tiêu

2.2 Mục tiêu thuyết phục

Quảng cáo thuyết phục trở nên quan trọng ở giai đoạn cạnh tranh, khi mục tiêucủa doanh nghiệp là tạo nên nhu cầu có chọn lọc đối với nhãn hiệu cụ thể Hầu hết cácquảng cáo thuộc loại này Sau đây là một số mục tiêu của quảng cáo thuyết phục

- Hình thành sự ưa thích nhãn hiệu

- Khuyến khích chuyển sang nhãn hiệu của mình

- Thay đổi nhận thức của người mua về các tính chất của sản phẩm

- Thuyết phục người mua ngay

2.3 Mục tiêu nhắc nhở

Quảng cáo nhắc nhở vô cùng quan trọng đối với những sản phẩm trong thời kỳsung mãn của chu kỳ sống Một hình thức gần đây với loại quảng cáo này là quảng cáocủng cố nhằm cam đoan với người mua hiện tại rằng họ đã lựa chọn đúng Một số mụctiêu quảng cáo nhắc nhở sau :

Trang 8

- Nhắc nhở người mua là sắp tới họ sẽ cần sản phẩm đó

- Nhắc nhở người mua về địa điểm có thể mua sản phẩm đó

- Nhắc nhở người mua về sự có mặt của sản phẩm trong thời kỳ trái mùa vụ

- Duy trì sự biết đến sản phẩm ở mức độ cao

Việc lựa chọn mục tiêu quảng cáo cần căn cứ vào kết quả phân tích kỹ lưỡng từhình thức marketing hiện tại Chẳng hạn, nếu một nhóm sản phẩm ở thời kỳ sung mãn

và doanh nghiệp là người đang dẫn đầu thị trường, và nếu mức độ sử dụng nhãn hiệuthấp, thì mục tiêu thích hợp là phải kích thích sử dụng nhãn hiệu đó nhiều hơn Mặtkhác, nếu nhóm sản phẩm đó là mới và doanh nghiệp là người không phải dẫn đầu thịtrường, nhưng nhãn hiệu của nó tốt hơn của người dẫn đầu, thì mục tiêu thích hợp làthuyết phục thị trường về tính ưu việt của sản phẩm đó

3 QUYẾT ĐỊNH NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO

Sau khi xác định được khán thính giả mục tiêu và mục tiêu quảng cáo, quyếtđịnh tiếp theo là quyết định về ngân sách Có thể xác định ngân sách cho quảng cáotheo bốn phương pháp chủ yếu là: Ấn định tỷ lệ trên phần trăm doanh thu, căn cứ vàokhả năng, cân bằng cận tranh, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ

3.1 Xác định ngân sách theo phương pháp phần trăm doanh thu

Nhiều doanh nghiệp xác định chi phí cổ động của mình bằng tỷ lệ phần trămtrên doanh thu (trong năm hay dự kiến) hay của giá bán

Phương pháp này có ưu điểm: Thứ nhất, có nghĩa là chi phí quảng cáo có thểthay đổi tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp Điều này thoả mãn được những ngườiquản trị tài chính có quan điểm “chi phí phải gắn chặt với biến động mức tiêu thụ củadoanh nghiệp trong chu kỳ kinh doanh” Thứ hai, nó khuyến khích ban lãnh đạo nghĩđến mối quan hệ giữa chi phí quảng cáo, giá bán và lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm.Thứ ba, nó khuyến khích ổn định cạnh tranh ở mức độ mà các doanh nghiệp chi choquảng cáo một tỷ lệ phần trăm doanh thu của mình xấp xỉ ngang nhau

Trang 9

Mặc dù vậy nhưng phương pháp này có một nhược điểm Nố dẫn đến chỗ xácđịnh ngân sách căn cứ vào ngân quỹ hiện có chứ không phải theo những cơ hội thịtrường Nó không khuyến khích việc tiến hành quảng cáo không theo chu kỳ hay chiphí tiến công Sự phụ thuộc ngân sách quảng cáo vào việc biến động của mức tiêu thụhằng năm sẽ gây trở ngại cho việc lập kế hoạch dài hạn Phường pháp này không tạo racăn cứ logic để lựa chọn một tỷ lệ phần trăm cụ thể, ngoại trừ những gì đã làm đượctrong quá khứ hay những gì mà đối thủ cạnh tranh đang làm Cuối cùng nó khôngkhuyến khích xây dựng ngân sách quảng cáo trên cơ sở xác định xem mỗi sản phẩm vàthị trường xứng đáng chi bao nhiêu.

3.2 Tuỳ thuộc vào khả năng của công ty

Nhiều doanh nghiệp xác định ngân sách quảng cáo mà họ có thể dành cho hoạtđộng này

Phương pháp xác định ngân sách theo kiểu này hoàn toàn bỏ qua vai trò củaquảng cáo như một khoản đầu tư và ảnh hưởng tức thời của quảng cáo đến khối lượngtiêu thụ Nó dẫn đến ngân sách quảng cáo hàng năm không xác định, gây khó khăn cholập kế hoạch quảng cáo dài hạn

3.3 Theo mục tiêu và công việc

Phương pháp này đòi hỏi những người làm marketing phải xây dựng ngân sáchquảng cáo của mình trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ cần phảihoàn thành để đạt được mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện nhiệm vụ đó Tổngcác chi phí này là ngân sách dự toán cho quảng cáo

- Xác định chỉ tiêu thị phần

- Xác định số phần trăm thị trường mà việc quảng cáo cần đạt tới

- Xác định phần trăm khách hàng tiềm năng biết đến cần thuyết phục dùng thửnhãn hiệu

- Xác định ấn tượng quảng cáo tính trên phần trăm số người dùng thử

Trang 10

- Xác định số điểm chỉ số tổng hợp cần đạt được Một điểm chỉ số tổng hợp làmột lần tiếp xúc trên % công chúng mục tiêu Ví dụ một doanh nghiệp cần đạt 30 lầntiếp xúc cho 70% công chúng thì nó cần 3500 điểm chỉ số tổng hợp.

- Xác định ngân sách quảng cáo cần thiết căn cứ vào chi phí bình quân cho mộtđiểm chỉ số tổng hợp

Phương pháp này có ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày rõ ràngnhững giả thiết với quan hệ giữa tổng chi phí, mức độ tiếp xúc, tỷ lệ dùng thử và mức

sử dụng thường xuyên

Vấn đề chủ yếu là cần dành cho quảng cáo trọng số bằng bao nhiêu trong toàn

bộ promotion-mix, câu trả lời còn phụ thuộc vào chỗ sản phẩm của doanh nghiệp đang

ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm, chúng có phải là hàng tiêu dùngthông thường hay sản phẩm khác biệt, chúng có phải là nhu cầu thường xuyên hay cầnphải bán đi Về lý thuyết, ngân sách quảng cáo phải xác định ở mức đảm bảo lợi nhuậnbiên tế từ đồng quảng cáo Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc này không dễ dàng

3.4.Ngang bằng cạnh tranh

Một số doanh nghiệp xác định ngân sách quảng cáo của mình theo nguyên tắcđảm bảo ngang bằng với chi phí của đối thủ cạnh tranh Họ tin chắc rằng bằng cách chimột tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng cho quảng cáo ngang bằng với các đối thủcạnh tranh họ sẽ duy trì được thị phần của mình

Quan điểm này cho rằng, mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh thể hiện sựsáng suốt tập thể của ngành, và việc duy trì cân bằng cạnh tranh giúp ngăn chặn cáccuốc chiến tranh quảng cáo Tuy nhiên, không có cơ sở nào để tin rằng các đối thủcạnh tranh biết rõ họ cần phải chi bao nhiêu cho quảng cáo Bởi vì các doanh nghiệprất khác nhau về danh tiếng, nguồn lực, cơ hội và mục tiêu marketing

4 LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO

Công việc tiếp theo của người làm quảng cáo là lựa chọn phương tiện quảngcáo Quá trình này gồm các bước: quyết định về phạm vi, tần suất và cường độ tác

Trang 11

động, lựa chọn những phương tiện truyền thông chủ yếu, quyết định lịch trình sử dụngphương tiện truyền thông và phân bố phương tiện truyền thông theo địa lý.

4.1 Quyết định về phạm vi, tần suất và cường độ tác động

Để chọn phương tiện truyền thông, người quảng cáo cần biết rõ mình muốnquảng cáo với phạm vi nào, tần suất lặp lại là bao nhiêu, và cường độ tác động đếnmức nào đó để đạt được những mục tiêu quảng cáo

Phạm vi quảng cáo (R) Biểu thị số người hay hộ gia đình tiếp xúc với mục

quảng cáo cụ thể trên phương tiện truyền thông ít nhất một lần trong một thời kỳ nhấtđịnh Người quảng cáo phải định rõ chiến dịch quảng cáo của mình sẽ đến được baonhiêu người trong thị trường mục tiêu trong một thời gian nào đó

Tần suất quảng cáo (F) là số lần một người hay hộ gia đình tiếp xúc với quảng

cáo trong một khoảng thời gian nhất định Người quảng cáo phải xác định rõ xem mộtngười hay hộ gia đình trong thị trường mục tiêu, trong thời gian nào đó sẽ nhận đượcquảng cáo mấy lần Cần phân biệt số lần tiếp xúc với quảng cáo của người tiêu dùng và

số lần xuất hiện quảng cáo trên các phương tiện truyền thông

Cường độ tác động (I) là giá trị định lượng của một lần tiếp xúc qua một

phương tiện truyền thông nhất định Người quảng cáo phải quyết định mức độ tác động

mà quảng cáo phải có khi đến được với khách hàng mục tiêu Quảng cáo trên truyềnhình thường có tác động mạnh hơn truyền thanh, vì truyền hình vừa có âm thanh vàhình ảnh

Mối quan hệ giữa phạm vi, tần suất và cường độ tác động được sử dụng trongcác chỉ tiêu sau:

Tổng số lần tiếp xúc (E) là tích số của phạm vi và tần xuất trung bình, tức là

E=RxF

Số lần tiếp xúc có trọng số (WE) là tích số của phạm vi và tần suất trung bình

cà cường độ tác động trung bình, tức là WE= RxFxI

Trang 12

Với một ngân sách nhất định, người làm quảng cáo phải biết khéo léo kết hợpphạm vi, tần suất và cường độ tác động để việc sử dụng các phương tiện quảng cáo đạthiệu quả cao nhất Phạm vi là quan trọng hơn khi tung ra những sản phẩm mới, nhữngnhãn hiệu phòng vệ bên sườn, những nhãn hiệu nổi tiếng, những nhãn hiệu mua thườngxuyên, hay khi theo đuổi một thị trường mục tiêu mới Tần suất quan trọng hơn khi cónhững đối thủ cạnh tranh, sự phản đối mạnh của người tiêu dùng, hay mua theo địnhkỳ.

4.2 Lựa chọn phương tiện quảng cáo

Người lựa chọn phương tiện quảng cáo phải kết hợp các khả năng của các loạiphương tiện truyền thông có thể đạt đến phạm vi, tần suất và cường độ tác động nào.Những loại phương tiện chính, theo cường độ quảng cáo được xếp theo thứ tự là báochí, truyền hình, thư trực tiếp, truyền thanh, tạp chí, quảng cáo ngoài trời Mỗi phươngtiện đều có một số ưu và hạn chế sau:

Truyền hình: Gây chú ý cao, bắt mắt; hấp dẫn; Làm

người tiêu dùng liên tưởng đến chất lượng; Có thể kết hợp nghe, nhìn, từ ngữ và hành động, tác động mạnh

Chi phí cao, khán thính giả ít chọn lọc, thời gian tồn tại ngắn

Truyền

thanh

Đại chúng, Dễ nhắm vào một đối tượng người nghe nào đó (bằng cách chọn đài, chương trình), không đắt, có thể thôi thúc khách hàng mua một sản phẩm đang quảng cáo ngay.

Không nhìn thấy, không chứng minh sản phẩm được; Khách hàng không phải lúc nào cũng tập trung chú ý.

Báo Được đánh giá là đáng tin cậy nhất; Có

đủ diện tích để diễn đạt thông điệp của mình đến khách hàng; có thể sử dụng hình ảnh; Có thể nhắm vào một đối tượng nhân khẩu học nào đó căn cứ trên

Khó nhắm vào các đối tượng dựa trên các yếu tố khác ngoài yếu tố địa lý; thời gian có hiệu lực ngắn (khách hàng xé bỏ trong ngày); Hình ảnh chất lượng thấp

Trang 13

yếu tố địa lý Tạp chí Có thể nhắm vào đối tượng người đọc

dựa trên nhân khẩu học hoặc những mối quan tâm đặc biệt; Thời gian hiệu lực lâu vì người đọc có thể giữ lại, hoặc cắt trang họ thích ra dáng nơi khác

Thời gian chuẩn bị lâu

Thư tín Cho phép nhắm chính xác vào một đối

tượng khách hàng nào đó; Đủ diện tích cho những thông điệp phức tạp; Có thể kèm thêm phiếu giảm giá; Có thể gởi mẫu hàng

có việc đi ngang qua khu vực ấy Thư tín

Quảng cáo

trên internet

Tương đối chính xác trong việc nhắm vào một đối tượng nào đó thậm chí có thể điều chỉnh thông điệp nhắm đến từng cá nhân; nếu bạn có được cơ hội, thì khả năng được đọc rất cao; Khả năng ứng dụng công nghệ nghe nhìn rất

Ngoài các đặc điểm của phương tiện truyền thông, người lựa chọn phương tiệncần phải chú ý một số yếu tố quan trọng khác nữa đó là: Thói quen sử dụng phươngtiện Truyền thông của công chúng mục tiêu, sản phẩm, thông điệp, chi phí

Trang 14

4.3 Quyết định lịch trình sử dụng phương tiện quảng cáo

Phần lớn các doanh nghiệp quyết định lịch trình quảng cáo trên các phương tiệntruyền thông theo thời vụ hay theo chu kỳ kinh doanh, chứ không rải đều trong năm.Tiếp theo nó phải quyết định nó phải quảng cáo trước hay vào thời vụ bán hàng; quảngcáo phải mạnh hơn, tương ứng hay yếu hơn doanh số của mỗi thời vụ đó Người quảngcáo cáo còn phải lựa chọn nên quảng cáo đều đặn trong một thời gian nhất định, hayquảng cáo ngắt quãng, dồn dập trong một khoảng thời hạn ngắn của khoảng thời gianđó

Lịch trình quảng cáo có hiệu quả phụ thuộc vào các mục tiêu truyền thông, đặcđiểm của sản phẩm, khách hàng mục tiêu kênh phân phối và những yếu tố marketingkhác Khi tung một sản phẩm mới ra thị trường, người quảng cáo phải lựa chọn các loạiquảng cáo liên tục, quảng cáo tập trung, quảng cáo lướt qua và quảng cáo từng đợt

Quảng cáo liên tục là đảm bảo lịch trình quảng cáo đều đặn trong suốt thời

gian nhất định Chi phí cho quảng cáo này thường cao và không nên áp dụng chonhững sản phẩm mua sắm theo thời vụ, mà chỉ áp dụng trong trường hợp cần mở rộngthị trường và những sản phẩm mua thường xuyên

Quảng cáo tập trung đòi hỏi phải chi toàn bộ kinh phí quảng cáo trong một

thời kỳ, và chỉ phù hợp với những sản phẩm mua theo thời vụ

Quảng cáo lướt qua là kiểu quảng cáo chỉ phát sống trong một thời gian nào

đó, tiếp đến là ngừng quảng cáo, và lại tiếp tục quảng cáo vào thời gian tiếp theo Kiểunày được sử dụng trong trường hợp kinh phí có hạn

Quảng cáo từng đợt là kiểu quảng cáo liên tục với cường độ thấp nhưng được

cũng có bằng những đợt quảng cáo có cường độ cao Quảng cáo từng đợt khai thácđiểm mạnh của quảng cáo liên tục và quảng cáo lướt qua để tạo ra một sự dung hoàtrong lịch trình quảng cáo Những người ủng hộ quảng cáo từng đợt cho rằng côngchúng sẽ hiểu được thông điệp thấu đáo hơn mà vẫn tiết kiệm được chi phí

Trang 15

4.4 Quyết định về phương diện địa lý của phương tiện quảng cáo

Doanh nghiệp phải quyết định phân bổ ngân sách quảng cáo cáo theo khônggian và thời gian Doanh nghiệp có thể quyết định quảng cáo toàn quốc nó đăng quảngcáo trên mạng truyền hình toàn quốc hay trong tạp chí và báo chí phát hành toàn quốc.Doanh nghiệp cũng có thể quảng cáo trong phạm vi một vài địa phương khi nó đăng tảicác chương trình quảng cáo trên kênh truyền hình hay tạp chí và báo của địa phươngđó

5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO

Quảng cáo cần được đánh giá liên tục Các nhà nghiên cứu dùng nhiều kỹ thuật

để đo lường hiệu quả truyền thông và doanh số tác động của quảng cáo

5.1 Nghiên cứu hiệu quả truyền thông

Nghiên cứu hiệu quả quảng cáo nhằm tìm cách xác định một quảng cáo cótruyền đạt hiệu quả hay không Phương pháp gọi tắt là trắc nghiệm văn bản quảng cáođược thực hiện trước và sau khi đưa ra văn bản đó vào phương tiện truyền thông thực

sự Có ba phương pháp chính để trắc nghiệm trước:

Đánh giá trực tiếp, tức là đề nghị người tiêu dùng đánh giá các phương án

quảng cáo khác nhau Các kết quả đánh giá này được sử dụng để đánh giá mức độ chú

ý, độc hết, nhận thức, tác động và dẫn đến hành động quảng cáo Mặc dù cách địnhlượng này về tác dụng thực tế của quảng cáo ít tin cậy hơn những bằng chứng cụ thể,nhưng số điểm đánh giá cao hơn và cho biết một quảng cáo có khả năng đạt hiệu quảcao hơn

Trắc nghiệm quảng cáo, yêu cầu người tiêu dùng xem hay nghe một loạt các

quảng cáo trong một thời gian cần thiết, sau đó đề nghị họ nhớ lại các quảng cáo đó vànội dung của chúng Mức độ ghi nhớ của họ cho thấy khả năng một quảng cáo được để

ý đến và thông điệp có dễ hiểu và dễ nhớ hay không

Trắc nghiệm phòng thí nghiệm Một số nhà nghiên cứu đã dùng các thiết bị để

ghi nhận phản ứng tâm sinh ly của người tiêu dùng đối với quảng cáo: nhịp tim, huyết

Trang 16

áp, sự giãn nở đồng tử, hiện tượng đổ mồ hôi trắc nghiệm này đo lường khả năng thuhút của quảng cáo chứ không đo được niềm tin, thái độ và dự định của khách hàng.

5.2 Nghiên cứu hiệu doanh số

Nghiên cứu hiệu quả truyền thông cho phép người quảng cáo nhận ra hiệu quảtruyền thông của quảng cáo, nhưng chưa phản ánh được gì về tác động của nó vềdoanh số Một quảng cáo làm tăng số người biết đến sản phẩm lên 20% và tăng sởthích đối với nhãn hiệu lên 30% thì đã kéo doanh số lên bao nhiêu ?

Hiệu quả quảng cáo về doanh số khó đo lường hơn hiệu quả truyền thông.Doanh số chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoài quảng cáo, như đặc điểm sản phẩm,giá cả mức độ sẵn có của sản phẩm, ảnh hưởng của sản phẩm cạnh tranh Những yếu

tố này càng ít và dễ kiểm soát thì việc đo lường hiệu quả của quảng cáo về doanh sốcàng dễ dàng Tác động về doanh số dễ đo lường nhất là khi bán theo thư đặt hàng vàkhó đo lường nhất là khi quảng cáo cho nhãn hiệu hoặc kèm theo ý đồ xây dựng hìnhảnh doanh nghiệp Các nghiên cứu cố gắng đo lường doanh số bằng những phân tíchthực nghiệm lẫn phân tích quá trình lịch sử

III XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QUẢNG CÁO VÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

Ngày này với sự phát triển như vũ bão của khao học kỹ thuật, đặc biệt là tronglĩnh vực công nghệ thông tin, vi điện tử nó cung cấp cho nhiều phương tiện truyềnthông ra đời và lợi ích mà chúng mang lại cho xã hội loài người ngày càng nhiều hơn

Sự ứng dụng của nó vào nhiều hoạt động đời sống của con người, đặc biệt là trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Sự phát triển của các phương tiện truyền thông ngày càngphong phú và đa dạng hơn, đây là những phương tiện mà người làm marketing ứngdụng để thực hiện các chương trình truyền thông với các khách hàng mục tiêu củamình

Ngày này quảng cáo trực tuyến tăng mạnh với sự phát triển của internet vớinhững lợi ích của nó mang khi ứng trong kinh doanh, đó là thương mại điện tử Với

Trang 17

phương tiện truyền thông mới là internet, làm cho xu hướng của quảng cáo trêninternet ngày một gia tăng Vì ưu điểm nổi bật nhất của nó là lựa chọn được chính xáchơn so với các phương tiện khác về khách hàng mục tiêu, thông điệp được gửi đếnkhách hàng mang tính cá nhân hoá hơn, như quảng cáo qua e-mail Hình ảnh quảng cáođược sống động hơn, như quảng cáo banner.

Quảng cáo ngoài trời cũng phát triển rất rầm rộ, với những pano, ap phích,poster Quảng cáo tại điểm bán cũng phát triển khá nhanh, những người làm marketing,dùng nhiều phương thức trưng bày hàng hoá tại điểm bán, sao cho khách hàng đi đâutrong quầy hàng của mình cũng nhìn thấy rõ nhất sản phẩm của mình Bên cạnh đó,quảng cáo qua catalog, trên đĩa CD-ROM, TV hay truyền hình thuê bao đang đượchình thành Cùng với nhiều phương tiện để quảng cáo, ngân sách giành cho quảng cáocủa các công ty ngày một gia tăng, đặc biệt đối với những mặt hàng tiêu dùng thôngthường

Tuy nhiên mức độ nào đó Thì sức mạnh của quảng cáo trên truyền hình vẫn tồntại Như một nhà quảng cáo đã nói”không có gì có thể so sánh nổi với truyền hình do

nó có khả năng tiếp xúc với khán giả rộng khắp Các phương tiện truyền thông kháckhông thể đống vai trò giải trí hay thông tin theo một cách đầy đủ hấp dẫn thư thế.”

Việt Nam là một nước tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chưalâu, nên sự nhận thức đầy đủ về cơ chế thị trường, tư tưởng của cơ chế củ vẫn còn tồntại, do đó phần nào làm hạn chế sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt

là các doanh nghiệp nhà nước, trên nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là sự cạnhtranh về khách hàng Lý thuyết marketing đang còn mới mẻ đối với các doanh nghiệpViệt Nam, sự ứng dụng marketing vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Việt Nam nói chung còn hạn chế Nhiều doanh nghiệp chưa xác định được mộtcách rõ ràng giữa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing Marketing đồng nghĩavới bán hàng, làm thế nào bán được nhiều hàng tốt, còn quảng cáo khi nào thấy doanh

số không như theo ý muốn thì quảng cáo với hy vọng là đạt được doanh số, không cómột kế hoạch truyền thông khuyến mãi rõ ràng, cho rằng quảng cáo là chi phí, mà quên

Trang 18

đi rằng thực chất ra là đó một khoản đầu tư, quảng cáo nó đòi hỏi công ty phải kiên trì

và thực hiện trong một thời gian dài, mới có thể mang lại hiệu quả

Đa số doanh nghiệp của Việt Nam có tuổi đời còn rất trẻ ‘các công ty Việt NamKhi xây dựng thương hiệu thường chỉ nhìn “ngắn hạn”, đầu tư là muốn thấy kết quảngay, không nghiên cứu khách hàng mục tiêu cũng như không theo dõi thị trường vàsức khoẻ thương hiệu’4

Hiện nay Việt Nam có khoảng 160 000 doanh nghiệp, trong đó có đến 80% làdoanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhiều DN còn mang tâm lý kinh doanh “sơ khai”, tức chỉcần làm sản phẩm tốt là “hữu xạ tự nhiên hương”, phân phối thường theo dòng chảy tựnhiên và thích tự làm mọi việc vì nghĩ mình làm sẽ tốt hơn Trong khi đó, các công ty

đa quốc gia thường đầu tư hơn 15% doanh số cho thương hiệu, phân phối có chiến lược

và thuê các đơn vị chuyên môn thực hiện.”5

Thêm vào đó là luật Định chi phê cho quảng cáo khuyến mại không được vượtquá 7% doanh số, với mức quy định như vậy làm thế nào những doanh nghiệp nhỏ củachúng ta có đủ chi phí để thực hiện chương trình quảng cáo, và quảng cáo thườngxuyên để tạo dựng hình ảnh thương hiệu, sản phẩm trong tâm trí khách hàng, làm sao

mà thuyết phục được khách hàng ngày một khó hơn Làm sao khách hàng tin tưởng làhàng Việt Nam của chúng ta là chất lượng để tin tưởng dùng, khi mà tâm lý của ngườiViệt Là ưa thích hàng ngoại

Xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp trên toàn thế giới, trong đó cócác doanh nghiệp Việt Nam là ngày một ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chocông việc kinh doanh Thương mại điện từ là phương tiện hữu hiệu giúp các doanhnghiệp, tổ chức và cá nhân tiến hành các giao dịch thương mại với nhau trên phạm vitoàn cầu thông qua môi trường internet Dịch vụ này ngày càng phát triển và trở nênquan trọng đối với tất cả các nước trên thế giới do những lợi ích to lớn mà nó mang lạicho những người tham gia dịch vụ như người mua, người bán , ngân hàng Nhưng hiện

4 http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=128&article=28119

5 http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=128&article=28119

Trang 19

nay một thực trạng tại Việt Nam là cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hành thương mạiđiện tử chưa đáp ứng được yêu cầu Bên cạnh đó kiến thức về internet của khách hàngcòn hạn chế Làm cho hoạt động quảng cáo trên internet của các doanh nghiệp ViệtNam hạn chế.

PHẦN II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNG CÁO TẠI CÔNG TY TNHH SƠN SEAMASTER (VN)

A TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TY TNHH SƠN SEAMASTER (VN)

1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.1 Giới thiệu khái quát về chủ đầu tư:

Trang 20

Nhà đầu tư thành lập Công ty TNHH Sơn Seamaster (Việt Nam) là Công tySeamaster Paint International Pte Ltd Công ty Seamaster Paint International Pte Ltd làmột công ty được thành lập ở Singapore và là công ty con hoàn toàn thuộc quyền sởhữu của Công ty Star Chemical Manufactures Pte Ltd (SCM).

Công ty Star Chemical Manufactures Pte Ltd (SCM) được thành lập năm 1959,

là Tổng công ty mẹ của công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập ở Việt Nam Vớilịch sử phát triển tương đối dài của mình, SCM đã phát triển từ một cửa hàng sơn nhỏthành nhà sản xuất thương mại công nghiệp hàng đầu về sơn và các sản phẩm cùngloại

Với 38 năm làm việc miệt mài và không ngừng tiến triển, công ty đã phát triểnthành một trong các hãng đứng đầu về kỹ nghệ sơn trong khu vực

Công ty đã thành lập các công ty chi nhánh và nhà máy ở các nước thuộc khốiASEAN Chỉ riêng ở Malaysia có ba nhà máy có tầm cỡ và một nhà kho Tất cả đềuđặt ở vị trí chiến lược nhằm bảo đảm cho chất lượng của sản phẩm và dịch vụ luônluôn làø yếu tố hàng đầu Công ty cũng có nhà máy ở Brunei, Indonesia và Đài Loan

Sự phát triển đi lên của SCM có thể xem là nhờ vào qui trình sản xuất hữu hiệu,sáng tạo trong tiếp thị và chất lượng điều hành được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảmchất lượng sản phẩm cao nhất cho khách hàng Làm vừa lòng khách hàng và chấtlượng sản phẩm luôn luôn là triết lý hành động của công ty

Công ty SCM được vinh dự là nhà sản xuất sơn đầu tiên ở Singapore được cấpgiấy chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 năm 1991

Trước khi được cấp giấy chứng nhận ISO 9002, SCM cũng đón nhận phầnthưởng về Phương Pháp Sản Xuất Đúng Chất Lượng (GMP) từ Viện Tiêu Chuẩn vàNghiên cứu Công Nghiệp Singapore (SISIR) năm 1990 Hơn thế nữa đó là dấu hiệu về

sự quyết tâm trong việc thực hiện cơ chế kiểm soát chất lượng SCM được Ủy bantuyên dương năm 1992 Thêm vào đó, trải qua sự chọn lọc gắt gao, SCM đã đăng kývới Ủy Ban Phát Triển Công Nghiệp Xây Dựng (CIDB) - một Ủy ban được thành lập

Trang 21

để kiểm soát các nhà thầu bằng qui tắc ở Singapore.

1.2.Giới thiệu về Công ty TNHH Sơn Seamaster:

Tên gọi: Công ty TNHH Sơn Seamaster

Tên tiếng Anh: SEAMASTER PAINT (VIETNAM) CO.,LTD

Địa chỉ: Số 16 Đại lộ Tự Do – Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore – HuyệnThuận An – Tỉnh Bình Dương

Giấy phép đầu tư: số 008/GP-KCN-VS ngày 03 tháng 10 năm 1997 do Banquản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore cấp

Đại diện: TEO SECK CHUAN

Đất nước Việt Nam đang bước vào con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa,phát triển lên con đường Xã hội chủ nghĩa Để được như thế, chính phủ Việt Nam đã

có những quyết định đầu tư thích đáng nhằm phát triển đất nước hòa nhập vào cộngđồng thế giới Trong đó chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng và phát triển

hệ thống cơ sở hạ tầng ở mọi nơi Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư, các công ty chuyênsản xuất các mặt hàng phục vụ cho việc xây dưng cơ sở hạ tầng phải ngày càng cốgắng để có thể đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của đất nước Trước yêu cầu đóSCM đã thành lập Công ty TNHH Sơn Seamaster một là để mở rộng thị trường tiêu thụcủa mình , hai là cùng Việt Nam đi vào con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa Từ

Trang 22

đó Công ty TNHH Sơn Seamaster đã được ra đời và phát triển cho đến ngày nay Công

ty TNHH Sơn Seamaster (Việt Nam) là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, và làmột công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêngtheo mẫu Nhà Nước qui định, có quyền hạn và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm vềmọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý

Sau vài năm hoạt động công ty nhận thấy rằng nhu cầu về mặt hàng sơn ở ViệtNam ngày càng cao, thị trường tiêu thụ nội địa phải được mở rộng hơn Trước tìnhhình đó công ty đã thành lập văn phòng chi nhánh tại Hà Nội, Tp HCM và Đà Nẵng Ngoài ra công ty dự định sẽ thành lập thêm các văn phòng chi nhánh ở miền Tây Nam

Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường trong nước

Trong thời điểm đó công ty Seamaster Paint International PTE.LTD – công ty

mẹ của công ty TNHH Sơn Seamaster (Việt Nam) đã chuyển nhượng một phần vốn,quyền lợi và nghĩa vụ trong công ty TNHH Sơn Seamaster (Việt Nam) cho công tySeamaster Paint Manufacturing Berhad (chuyển nhượng 30% vốn)

2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

* Chức năng

- Công ty Sơn Seamaster là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chuyênsản xuất kinh doanh các sản phẩm sơn trang trí và bột trét tường

Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty:

 Sản xuất các loại sơn / chất phủ và các sản phẩm cùng loại

 Tiếp thị và tiêu thụ các sản phẩm nói trên;

Trang 23

* Nhiệm vụ của cơng ty:

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh cĩ hiệu quả

- Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, chế độ của nhà nước, thực hiện đầy

đủ các hợp đồng kinh tế

- Đối với xã hội: sản xuất kinh doanh gĩp phần xây dựng đất nước giàu mạnh,

tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, giúp xã hội xố bớt nạn thất nghiệp

- Đối với địa phương: khơng làm ơ nhiễm mơi trường, phải cĩ nghĩa vụ đĩng

gĩp các khoản do địa phương đưa ra

- Đối với nhà nước: quản lý chỉ đạo cơng ty theo chế độ hiện hành của nhà

nước, thực hiện nộp thuế đầy đủ đối với ngân sách nhà nước

- Đối với người lao động: đảm bảo đời sống cho cán bộ cơng nhân viên trong

cơng ty

* Quyền hạn:

- Tổ chức sản xuất kinh doanh, liên doanh, hợp tác với các đối tác trong và

ngồi nước

- Được vay vốn, huy động các nguồn vốn trong và ngồi nước để phát triển sản

xuất kinh doanh

- Cĩ quyền tố tụng, khiếu nại đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm hợp

đồng kinh tế, bảo vệ lợi ích chung cho nhà nước, cơng ty và người lao động

Cĩ quyền đầu tư vào các dự án, khơng nằm trong dự án của cơng ty

3 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trang 23

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Giám đốc

sản xuất

Giám đốc k.thuật

Trưởng phòng kinh doanh &

tiếp thị

Trưởng phòng công nợ &

điều phối kinh doanh

Kế tóan công nợ Nhân viên điều phối

kinh doanh

Nhân viên kinh doanh

Kế toán viên

Trang 24

4 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN

- Đứng đầu cơ cấu điều hành của công ty là Ban giám Đốc Ban giám Đốc baogồm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc và các Trưởng phòng khác được Hội đồngquản trị thông qua, có trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công

ty

- Tổng Giám Đốc của công ty là người đại diện hợp pháp của công ty trước tòa

án và các cơ quan hữu quan khác của Việt Nam, đại diện cho cán bộ công nhân viên, làngười quản lý điều hành và chịu trách nhiệm trực tiếp về sự tồn tại và phát triển củacông ty, ra quyết định và lãnh đạo các bộ phận thông qua sự tham mưu trợ giúp củaPhó Tổng Giám Đốc và các Trưởng phòng Tổng Giám Đốc sẽ bổ nhiệm nhân sự chocác chức vụ: các trưởng phòng, trưởng bộ phận qui định trách nhiệm và quyền hạn chocác chức vụ đó

- Phó Tổng Giám Đốc: là người trợ giúp cho Tổng Giám Đốc phụ trách côngtác nội chính, giúp Tổng Giám Đốc quản lý về mặt sự vụ chung của công ty, được ủyquyền một số mặt công tác, thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành công ty Ngoài ra Phó

Trang 25

Tổng Giám Đốc còn liên hệ ký hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp khác khi được

uỷ quyền

- Dưới Phó Tổng Giám Đốc là các Trưởng phòng, là những người trợ lý choTổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng Giám Đốc về các công tácsản xuất và kinh doanh mà họ đảm nhận

Các phòng ban, bộ phận của công ty:

- Phòng sản xuất – kỹ thuật

- Phòng kinh doanh và tiếp thị

- Phòng công nợ và điều phối kinh doanh

- Phòng kế toán tài chính

II ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY

1 NGUỒN NHÂN LỰC

Hiện nay, tổng số nhân viên của công ty là 114 người, Trong đó cao học : 2 người,

cử nhân - kỹ sư 50người, TCCN&THPT là 62

Nam chiếm 85%, nữ 15%, do đặc điểm của công việc, nên nam chiếm đa số

Về tình hình độ tuổi lao động của nhân viên còn khá trẻ, độ tuổi từ 24-40 chiếm gần82%

Để có nguồn nhân lực đáp ứng tốt công việc Công ty cần có chính sách, chế độtuyển dụng, thu hút cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân có trình độ tay nghề cao

để tạo nguồn lực cho sự phát triển trong hiện tại và tương lai

2.Điều kiện cơ sở vật chất:

Nhà máy và văn phòng của công ty được xây dựng tại Lô 8, Khu công nghiệpViệt Nam – Singapore (VSIP), huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

Tổng diện tích khu đất mà công ty thuê để sử dụng là 10.000 m2 Hiện trạng ,mặt bằng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng nhà xưởng

Trang 26

Hệ thống hạ tầng cơ sở bên ngoài khuôn viên đất sử dụng của công ty như:đường xá trong khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, điện, nước, mạng lưới thôngtin liên lạc được công ty liên doanh khu công nghiệp Việt Nam – Singapore xây dựng.

Tổng giá trị lô đất nói trên phải trả cho khu công nghiệp Việt Nam – Singaporelà:80 USD/m2 x 10.000 m2 = 800.000 USD

3.Công nghệ sản xuất:

Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại và qui cách Để sản xuất ra mộtsản phẩm hoàn chỉnh, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, phải trải qua một qui trình công nghệphứùc tạp, gồm nhiều bước công việc:

 Nguyên vật liệu chuyển đến sẽ được kiểm tra bất kỳ về tiêu chuẩn

 Cân lượng và pha trộn

 Phân tán và nghiền nhỏ

 Trộn màu và pha loãng

 Sàn lọc và đóng gói

 Các khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm

 Lưu kho và giao hàng

 Qui trình tái chế biến

Sơ đồ qui trình sản xuất

Trang 27

PHÂN TÁN/NGHIỀN NHỎ TRỘN MÀU / PHA LOÃNG

MẢNH VỤN TIẾP NHẬN

TÁI CHẾ BIẾN TIẾP NHẬN

THẢI

GIAO HÀNG

Chú thích:

QC1 : kiểm tra nguyên vật liệu chuyển đến

QC2 : trong qui trình kiểm tra

Kiểm tra

Trang 28

QC3a : kiểm tra sau cùng

QC3b : kiểm tra chất lượng

QC4 : tái kiểm tra trước khi tái chế biến

QC5a : kiểm tra dung lượng

QC5b : bảo trì chất lượng

4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

4.1 Bảng cân đối kế toán của công ty Seamaster

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

1 Tiền mặt tại quỹ 111 131.880.324 524.680.723

2 Tiền gởi ngân hàng 112 1.690.989.504 1.283.492.937

II Các khoản phải thu 130 8.686.540.121 9.526.666.893

1 Phải thu khách hàng 131 8.644.067.684 10.051.616.716

2 Trả trước cho người bán 132 7.401.197

-3 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 - 8.484.873

4 Các khoản phải thu khác 138 35.071.239 35.071.239

5 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 -

-III Hàng tồn kho 140 5.518.910.766 8.215.182.277

-2 Nguyên vật liệu tồn kho 142 1.988.396.983 2.422.378.549

Trang 29

2 Tài sản cố định vô hình 217 12.715.575.994 12.201.953.635

- Nguyên giá 218 13.351.884.910 13.325.828.110

- Giá trị hao mòn luỹ kế 219 (636.308.916) (1.123.874.475)

-3 Phải trả cho người bán 313 17.957.667.378 18.511.851.766

4 Người mua trả tiền trước 314 1.543.682 6.997.195

5 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà

nước

315 225.423.792 175.128.535

-8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 28.939.334 8.577.039

-TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 43.140.186.995 46.270.530.066 ( Nguồn: Phòng kế toán )

4.2.Tình hình sản xuất kinh doanh trên thị trường trong nước:

Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của mình, công ty

Trang 30

cần xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh Hơn nữa, để biết được hiệu quả kinh doanh của công ty, ta cũng sẽ phântích tình hình biến động của các chỉ tiêu so với doanh thu thuần Thông qua việc sosánh này, ta sẽ biết được hiệu quả kinh doanh trong kỳ của công ty so với các kỳ trước

là tăng hay giảm hay so với các doanh nghiệp khác là cao hay thấp Trong công ty,hoạt động kinh doanh là hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu nên chỉtiêu doanh thu thuần ở đây ta sẽ lấy là doanh thu từ hoạt động kinh doanh

Trang 31

Tổng doanh thu 1 15.824.356.92

2 20.949.601.679 5.125.244.757 32,39 Trong đó doanh thu

(3.170.073.637 )

Ngày đăng: 08/08/2014, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC - xây dựng chương trình quảng cáo của công ty SEAMASTER 10
3. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC (Trang 23)
Bảng chi phí cho các phương tiện truyền thông. - xây dựng chương trình quảng cáo của công ty SEAMASTER 10
Bảng chi phí cho các phương tiện truyền thông (Trang 46)
Bảng ngân sách quảng cáo trên một số phương tiện chính - xây dựng chương trình quảng cáo của công ty SEAMASTER 10
Bảng ng ân sách quảng cáo trên một số phương tiện chính (Trang 47)
Bảng dư tính chi phí cho từng phương tiện quảng cáo  Phương tị  quảng cáo  Chi Phí  % - xây dựng chương trình quảng cáo của công ty SEAMASTER 10
Bảng d ư tính chi phí cho từng phương tiện quảng cáo Phương tị quảng cáo Chi Phí % (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w