Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm love café của công ty cổ phần vinacafe biên hòa

46 1.8K 8
Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm love café của công ty cổ phần vinacafe biên hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới đã chứng minh rằng cà phê thật sự trở thành một ngành công nghiệp với tổng giá trị giao dịch toàn cầu là 80 tỷ USD, chỉ đứng sau dầu lửa về giá trị hàng hoá, vượt vàng bạc, đá quý, dầu mỏ để trở thành hàng hoá được đầu cơ nhiều nhất. Ngành này đã mở rộng và chứa đựng các yếu tố tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hoá, kinh tế tri thức, du lịch sinh thái, du lịch cà phê Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh đó, giữ vững được thị phần, các doanh nghiệp phải tăng cường Marketing, quảng bá cho sản phẩm của mình, một trong những chiến lược quan trọng nhất trong Marketing là chính sách nhãn hiệu sản phẩm. Đối với khách hàng, một nhãn hiệu thể hiện được các tính chất, chất lượng, lợi ích và dịch vụ mà họ được hưởng khi sử dụng nhãn hiệu đó. Vì thế đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ uống như công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa, nhãn hiệu lại càng trở nên quan trọng. Đặc biệt trong xu hướng tiêu dùng các nhãn hiệu hàng ngoại, chất lượng cao của người dân, đòi hỏi Vinacafe phải khẳng định được nhãn hiệu của mình trên thị trường trong, ngoài nước. Vì vậy, nhóm chọn đề tài “ Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm Love café của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa “ Đề tài gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược marketing. Chương II: Thực trạng chiến lược marketing tại công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa. Chương III: Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm Love cafe của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa. Những nội dung trình bày sau đây là kết quả của quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin từ nhiều nguồn. Do quá trình tìm hiểu và kiến thức còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cô. Nhóm xin chân thành cảm ơn cô giáo bộ môn chiến lược Marketing – Ths. Huỳnh Bá Thúy Diệu đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm thực hiện đồ án này. Xin chân thành cám ơn! Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang i VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC MỤC LỤC ii 1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của chiến lược marketing 1 1.1.1 Khái niệm về chiến lược Marketing 1 1.1.2. Bản chất về chiến lược Marketing 1 1.1.2.1. Căn cứ vào khách hàng 1 1.1.2.2. Căn cứ và khả năng của doanh nghiệp 2 1.1.2.3. Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh 2 1.1.3. Vai trò của chiến lược marketing 2 1.2. Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing 3 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần vinacafe Biên Hòa 6 3.4. Địng dạng chiến lược kinh doanh cho năm 2011 26 DANH MỤC HÌNH ẢNH ii Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang ii VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC DANH MỤC BẢNG BIỂU ii Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang iii VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING 1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của chiến lược marketing 1.1.1 Khái niệm về chiến lược Marketing Alfred Chandler: Chiến lược bao hàm việc xác định các mục tiên cơ bản, dài hạn đồng thời lựa chọn cách thức hành động để thực hiện mục tiêu lựa chọn. William J. Glueck: Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện. Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát nhằm hướng tới những mục tiêu marketing cơ bản trong tương lai của một tổ chức nhất định. Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu marketing và thường liên quan đến 4P. 1.1.2. Bản chất về chiến lược Marketing Peter Drucker, nhà quản trị bậc thầy đã từng nói rằng, nội dung thực sự của marketing không phải là bán hàng. Mục tiêu đích thực của marketing là phải biết và hiểu được khách hàng, tốt đến mức các sản phẩm và dịch vụ cung ứng sẽ phù hợp hoàn toàn với khách hàng và tự nó sẽ được bán. Do chịu tác động của nhiều yếu tố, nên khi xây dựng chiến lược marketing phải xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau. Có ba căn cứ chủ yếu mà người ta gọi là tam giác chiến lược đó là: căn cứ vào khách hàng; căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp; căn cứ vào đối thủ cạnh tranh. 1.1.2.1. Căn cứ vào khách hàng Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm dân cư cũng ngày càng bị phân hóa, bởi thế cũng không còn thị trường đồng nhất. Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp có thể và cần phải chiếm được các phân đoạn khác nhau của thị trường. Không chiếm được khách hàng, thì doanh nghiệp không có đối tượng để phục vụ, do đó cũng không thể có hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy người ta nói, khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược marketing của bất cứ doanh nghiệp nào. Để chiến lược marketing thực sự dựa vào khách hàng, khi xây dựng chiến lược doanh nghiệp phải phân đoạn thị trường. Trên cơ sở đó xác định tỷ trọng khách hàng mà doanh nghiệp phải có bổn phận chiếm được. Các nhà hoạch định chiến lược thường sử dụng hai cách phân đoạn thị trường: Cách thức nhất, phân đoạn theo mục đích sử dụng. Cơ sở của cách phân đoạn này là căn cứ vào mục đích của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm và dich vụ. Thông qua việc phân đoạn thị trường theo mục tiêu, doanh nghiệp có thể chọn cho mình nhóm khách hàng chiến lược. Cách thứ hai, phân đoạn theo khả năng đáp ứng khách hàng. Cách phân đoạn này phân theo khả năng giới hạn của doanh nghiệp về nguồn lực so với yêu cầu lớn của thị trường. Sự phân đoạn thị trường theo hướng này sẽ giúp doanh nghiệp chọn theo phần thị trường phù hợp với khả năng về nguồn của mình. Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang 1 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1.1.2.2. Căn cứ và khả năng của doanh nghiệp Từ những năm 80 trở lại đây, sự phát triển của các doanh nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng nhu cầu đã gây ra bao cuộc “ Chiến tranh lạnh” đôi khi vô cung khốc liệt giữa các doanh nghiệp cũng như giữa các quốc gia trên thế giới. Trước tình hình đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc khai thác thế mạnh của mình trong hoạch định chiến lược marketing. Khả năng khai thác thế mạnh của doanh nghiệp là một thực tế, vì bất cứ một doanh nghiệp nào nếu so với các doanh nghiệp khác đều có những điểm mạnh hơn và yếu hơn. Khi hoạch định chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể và cần phải khai thác triệt để điểm mạnh và nhìn thẳng vào hạn chế đang ràng buộc. 1.1.2.3. Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh Cơ sở để xây dựng chiến lược marketing theo căn cứ này là so sánh các khả năng của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế. Lợi thế so sánh của các doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác được thể hiện ở ưu thế vô hình và ưu thế hữu hình. Để việc so sánh tìm ra các lợi thế, doanh nghiệp cần tiến hành theo phương pháp “đập vỡ các vấn đề ra thành từng mảnh nhỏ”. Từ những mảnh nhỏ vấn đề, sẽ tìm ra những điểm vượt trội thông qua sự phân tích, đối chiếu tỉ mỉ. Các chiến lược marketing cần nêu rõ các phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp sẽ chú ý. Những phân đoạn thị trường này khác nhau về thị hiếu, sự đáp ứng đối với nỗ lực marketing và tính doanh lợi. Doanh nghiệp phải biết dành nỗ lực và năng lực cho các phân đoạn thị trường mà mình có thể phục vụ tốt nhất xét từ quan điểm cạnh tranh. Những người quản trị cần phác họa ra các chiến lược chuyên biệt cho những yếu tố thuộc marketing-mix (marketing phối hợp) như các sản phẩm mới, định giá, phân phối, quảng cáo, bán hàng trực tiếp và cầu dẫn qua cách bán… Họ cần giải thích việc mỗi chiến lược phải đáp ứng ra sao với mối đe dọa, những cơ hội và các vấn đề chủ yếu đã được nêu qua các giai đoạn trước đây của kế hoạch. Những người quản trị cũng cần nêu rõ ngân sách marketing sẽ cần đến để thực thi nhiều chiến lược khác nhau. Ngân sách càng cao sinh ra nhiều doanh số hơn, nhưng vấn đề đặt ra là nhà quản trị phải biết tìm kiếm ngân sách marketing để sản sinh ra bức tranh lợi nhuận tốt nhất. 1.1.3. Vai trò của chiến lược marketing Giữa người sản xuất và người tiêu dùng có một khoảng cách lớn đó là thị trường. Để giảm bớt khoảng cách đó các doanh nghiệp cần phải tiếp cận thị trường. Doanh nghiệp cần nắm vững 5 yếu tố: - Doanh số có thể giảm dần vì cạnh tranh, vì phân phối kém hiệu quả… - Một khi đã đạt đến đỉnh cao trong khu vực, trong ngành hoạt động thì mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ chậm lại, lúc này cần đến sự đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường. - Thị trường tiến triển nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải dành nhiều sức lực trong nghiên cứu thị trường, tức là tìm hiểu nhanh những biến đổi trong quá trình quyết định mua hàng và nhất là quyết định của doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động mới cho hiệu quả hơn. Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang 2 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC - Dưới áp lực của cạnh tranh đầu tư của các doanh nghiệp khác nhiều hơn làm cho cơ cấu marketing phải hoàn chỉnh hơn. => Do ảnh hưởng của lạm phát, chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ sau khi bán hàng ngày càng tăng lên… Trong trường hợp này marketing được đưa vào để kiểm tra và điều chỉnh để việc sử dụng các chi phí đó hợp lí và hiệu quả hơn. Chiến lược marketing vạch ra những nét lớn trong hoạt động marketing của một doanh nghiệp, từ việc lựa chọn chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh cho đến việc xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể thích hợp, nhờ đó một đơn vị kinh doanh hy vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình. Chiến lược marketing là một chiến lược chức năng, nó được xem là một nền tảng có tính định hướng cho việc xây dựng các chiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp như chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính… 1.2. Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing Hoạch định chiến lược Marketing của một doanh nghiệp là một bộ phận của hoạch định chiến lược doanh nghiệp, được thực hiện theo một tiến trình thống nhất bao gồm các giai đoạn chủ yếu sau: Bước 1: Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu Bước 2: Phân tính tình hình hiện tại của tổ chức Bước 3: Phân tích bối cảnh hoạt động Bước 4: Định dạng các chiến lược kinh doanh Bước 5: Hoạch định chiến lược marketing Bước 1: Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu Sứ mệnh: Bảng cam kết những giá trị mà doanh nghiệp có thể cung ứng cho khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng….trong tương lai. Tầm nhìn (viễn cảnh): Cả bức tranh lớn miêu tả về những giấc mơ chúng ta hằng ấp ủ, những niềm hy vọng và trách nhiệm. Mục tiêu: là những điều mà tổ chức cam kết đạt được. - Mục tiêu định lượng - Mục tiêu định tính Bước 2: Phân tính tình hình hiện tại của tổ chức - Các điểm mạnh (S) - Các điểm yếu (W) - Ba tiêu chuẩn: + Khả năng có thể tạo ra thêm tiềm năng để mở rộng thị phần. + Khả năng đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng. + Khả năng tạo ra những sản phẩm mà các ĐTCT không thể sao chép được. Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang 3 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC Bước 3: Phân tích bối cảnh hoạt động - Cơ hội (O) - Đe dọa (T) Quyền thương lượng, trả giá của nhà cung cấp. Sự đe dọa của hàng hóa/dịch vụ thay thế. Sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh. Quyền thương lượng, trả giá của khách hàng. => Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Bước 4: Định dạng các chiến lược kinh doanh Xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần quyết định xem nên kinh doanh trong ngành nào sản phẩm gì-tức là doanh mục kinh doanh phù hợp nhất với những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trước các cơ hội và đe dọa từ môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải tiến hành: + Phân tích tình hình kinh doanh hiện tại. Mục đích: nhằm xác định xem các ngành và các sản phẩm nào hiện đang tăng trưởng mạnh và có khả năng sinh lời cao để tập trung nguồn lực phát triển chúng, đồng thời phát hiện ra những ngành và sản phẩm đang suy giảm và mức sinh lời thấp cần rút dần ra hay loại bỏ chúng ra khỏi danh mục kinh doanh. + Triển khai các chiến lược phát triển: nhằm đưa thêm những sản phẩm mới hoặc ngành kinh doanh mới vào doanh mục kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược tăng trưởng tập trung Chiến lược thâm nhập thị trường: gia tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có bằng marketing, truyền thông, quảng cáo… Chiến lược phát triển thị trường: thâm nhập vào các thị trường mới với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Chiến lược phát triển sản phẩm: phát triển, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện tại trên các thị trường hiện có của mình. Chiến lược phát triển hội nhập - Hội nhập thuận chiều: thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (các đại lý bán sĩ và lẻ). - Hội nhập ngược chiều: cách thâm nhập và thu hút những nhà cung cấp (chủ động nguồn nguyên liệu) - Hội nhập ngang: liên kết và thu hút các đối thủ cạnh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường.Gồm có: Hội nhập theo công nghệ hoặc hội nhập theo thị trường Chiến lược đa dạng hóa - Đa dạng hóa đồng tâm: từ sản phẩm ban đầu doanh nghiệp phát triển thêm dãy sản phẩm xung quanh. Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang 4 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC - Đa dạng hóa hàng ngang: Doanh nghiệp sẽ đưa ra sản phẩm mới của lĩnh vực họat động mới. Những SP mới này có thể là đã có trên thị trường nhưng trước đây doanh nghiệp chưa làm. - Đa dạng hóa kết hợp: đổi mới và mở rộng hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn khác biệt với sản phẩm, dịch vụ hiện có. Chiến lược SBU - Chiến lược dẫn đạo chi phí. - Chiến lược tạo sự khác biệt hóa. - Chiến lược tập trung. Bước 5: Hoạch định chiến lược marketing Hiện trạng marketing - Thị trường: quy mô, mức tăng trưởng, các phân đoạn thị trường, nhu cầu… - Sản phẩm: chất lượng, mẫu mã… - Giá bán: cao hay thấp, phù hợp chưa? - Phân phối: hệ thống kênh? - Truyền thông- cổ động: hợp lý, hiệu quả? Mục tiêu chiến lược marketing - Mục tiêu tài chính: tỷ suất sinh lợi… - Mục tiêu marketing: thị trường, thị phần, tốc độ tăng trưởng. - Sản phẩm. - Giá. - Phân phối. - Truyền thông- cổ động. - Marketing- mix. Chi phí marketing: cần thiết để thực thi chiến lược marketing. Chương trình hành động: định rõ những quyết định quyết định, những công việc chủ yếu, thời gian, nguồn lực cần thiết để triển khai chiến lược marketing, cũng như quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cấp và các bộ phận thực thi chiến lược Ngân sách: dự báo kết tài chính (gồm hai phần thu, chi và lợi nhuận dự kiến), là cơ sở để xây dựng các kế hoạch và tiến độ mua sắm, tiến độ sản xuất, tuyển dụng nhân công và tiến hành các chương trình marketing Kiểm tra: Tình hình sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động marketing, tình hình và tiến độ thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu… phát hiện ra những mặt yếu kém trong quá trình thực thi chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục. Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang 5 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC PHẦN II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFE BIÊN HÒA 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần vinacafe Biên Hòa 2.1.1. Lịch sử nhà máy- Tên tuổi Vinacafé Hình 2.1. Logo công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa Người Pháp đã có công đưa cây cà phê đến và chính họ đã xây dựng nhà máy cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Đó chính là nhà máy cà phê Cà phê Biên Hòa ngày nay với cái tên khai sinh vào năm 1969 là nhà máy Coronel. Sau biến cố lịch sử trọng đại năm 1975, đất nước Việt Nam hòan toàn thống nhất, người Pháp rút về nước, để lại một nhà máy với công suất thiết kế 80 tấn cà phê hoà tan/ năm, vừa mới khánh thành, chưa đưa vào chạy thử. Chính những con người Việt Nam đã nghiên cứu chạy thử và sản xuất thành công. Mẻ cà phê hòa tan đầu tiên ra lò vào tháng 4 năm 1977 đã chứng minh dân tộc Việt Nam không những anh hùng trong chiến đấu mà còn giỏi trong lao động, sản xuất. Trong hơn 30 năm qua, Nhà máy Cà phê Biên Hòa đã lớn mạnh vượt bậc. Ngay trong khuôn viên cũ, vào năm 2000 đã mọc lên một nhà máy mới có công suất lớn gấp 10 lần nhà máy do người Pháp xây dựng trước đây. Và quan trọng hơn hết, một tên tuổi Vinacafe đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Bản lĩnh Việt một lần nữa được khẳng định trên một trận chiến mới, không tiếng súng - một thương trường cạnh tranh khốc liệt. Ngày nay, khi nói về cà phê Việt Nam, Vinacafe là cái tên đầu tiên được nhắc đến. Và khi nói đến Vinacafe là nói về chất lượng vượt trội, nói về hương vị thơm ngon thuần khiết của cà phê Việt Nam. 2.1.2. Hương vị của Thiên nhiên – Phương châm kinh doanh Cà phê ở các vùng đất có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau cho hương vị đặc trưng, rất khác nhau. Nhờ bí quyết khai thác hương vị thuần chất và tinh khiết có sẵn trong hạt cà phê Việt Nam, Vinacafé thực sự khác biệt với bất kỳ loại cà phê nào khác. Khi thưởng thức Vinacafé , Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận về thiên nhiên Việt Nam. “ Vinacafé - Hương vị của thiên nhiên” Chỉ đem đến người tiêu dùng những gì tinh tuý nhất của thiên nhiên là phương châm kinh doanh của Vinacafé. Chính phương châm này đã làm cho Vinacafé ngày càng được yêu mến. Đó cũng chính là nền tảng phát triển của Vinacafé. Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang 6 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC 2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua của công ty cổ phẩn vinacafe Biên Hòa 2.2.1. Chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian qua Chiến lược tăng trưởng tập trung - Phát triển sản phẩm: Vinacafe Biên Hòa đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới mang tính sáng tạo để nâng cao, đa dạng hóa sản phẩm, và tạo ra sức cạnh tranh liên tục nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngang tầm khu vực và quốc tế. - Công ty đã mạnh dạn cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, cải tạo và mở rộng nâng công suất thành công nhà máy chế biến cà phê hòa tan từ 80 tấn lên 250 tấn/năm, sản phẩm đạt chất lượng tốt. Sau một thời gian đưa nhà máy cà phê hòa tan vào sản xuất kinh doanh, các sản phẩm đã được người tiêu dùng ưa chuộng, để phát triển sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại, công ty đã nghiên cứu đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất cà phê sữa 3 trong 1. Sản phẩm cà phê 3 trong 1 là sản phẩm đầu tiên được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam, đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận, có mức tiêu thụ cao. - Công ty Cà phê Biên Hòa tiếp tục đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của châu Âu, sản xuất cà phê hòa tan 800 tấn/năm, trị giá 120 tỷ đồng, đã nâng công suất chế biến cà phê của công ty lên 1.000 tấn cà phê/năm. Đầu tư dây chuyền mới và sản phẩm cà phê 3 trong 1 đã tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vinacafe Biên Hòa Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vinacafe Biên Hòa Năm 2009, cà phê sữa 3 trong 1 đã đóng góp 75% trong tổng doanh thu và tăng trưởng 20% so với năm 2008. Các sản phẩm thuộc nhóm ngũ cốc dinh dưỡng của Vinacafé B.H sau khi được tung ra đã được thị trường chấp nhận và thị phần liên tục tăng lên. Năm 2009 sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng của Vinacafe B.H đã đóng góp 18% trong tổng doanh thu và tăng trưởng 16% so với năm 2008. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 đạt kết quả tăng trưởng khả quan khi lãi gộp và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lần lượt tăng 46,01% và Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang 7 [...]... sản phẩm mới Love café mà nhóm đã xây dựng dưới đây chủ yếu đẩy mạnh chiến lược quảng cáo dựa vào các phương tiện truyền thông Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang 17 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC PHẦN III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM LOVE CAFE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFE BIÊN HÒA 3.1 Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của công ty Vina café Biên Hòa 3.1.1 Sứ mệnh - Công ty Vina café Biên Hòa. .. cảm nhận của khách hàng Họ sẽ cảm thấy họ được quan tâm nhiều hơn khi có một sản phẩm có thể đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của họ • Chiến lược giá: Love cafe sẽ thực hiện chiến lược giá cho sản phẩm mới và định giá theo tâm lý khách hàng - Chiến lược sản phẩm mới: Thâm nhập thị trường cho sản phẩm mới Love cafe có một ưu thế là sản phẩm của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa – một công ty nổi Nhóm... thuật về kiểu dáng) - Sản phẩm mới có đáp ứng được các tiêu chí chất lượng của công ty đã đưa ra không? 3.6 Xây dựng chiến lược lược marketing cho sản phẩm Love cafe của công ty Vinacafe BH 3.6.1 Mục tiêu chiến lược Marketing Cải tiến chiến lược marketing thông qua các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách truyền thông cổ động, gia tăng tối đa thị phần trong phân khúc... ra, công ty cổ phần Vinacafe Biên Hoà thực hiện chương trình “Hành động vì người trồng café thuộc chiến lược phát triển bền vững của Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa, sáng ngày 9/3/2010 tại buôn EaMấp thị trấn EaPốk, Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa phối hợp với UBND tỉnh Đăk Lăk đã tổ chức trao quà cho các hộ nghèo và học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở buôn EaMấp thị trấn EaPốk Công. .. mà công ty đã lựa chọn, đồng thời là để quảng bá rộng rãi hình ảnh của sản phẩm, của công ty đến khách hàng nhằm giữ thế ổn định, tránh những phản ứng bất lợi từ đối thủ cạnh tranh 3.6.2 Xây dựng chiến lược marketing 3.6.2.1 Chính sách sản phẩm - Tên sản phẩm: Love cafe - Lý do chọn tên Love cafe và ý nghĩa của tên sản phẩm: Theo nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong những năm qua, Vinacafe đã cho. .. triển sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu và trong nước Nhóm TH: 5 ngón tay_QC03D Trang 27 VIETHANIT ĐỒ ÁN MÔN HỌC 3.5 Lựa chọn chiến lược kinh doanh Nhóm quyết định lựa chọn chiến lược về sản phẩm vì đó là nền tảng của chiến lược marketing cho Vinacafe Biên Hòa, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho. .. với công thức sản xuất ưu việt sẽ mang đến khách hàng những hương vị thơm ngon và tỉnh táo Dựa trên các yếu tố đó, giá của Love café: Bảng 3.3 Giá của sản phẩm mới Love cafe Loại Khối lượng(g) Love cafe Giá(đồng) 200 39.800 3.6.2.3 Chính sách phân phối Chính sách phân phối cho sản phẩm mới “ Love café của vinacafe Biên Hòa cơ bản cũng giống như chính sách phân phối của những dòng sản phẩm khác của công. .. phối vinacafe Biên Hòa 2.3.4 Chính sách truyền thông 2.3.4.1 Mục tiêu truyền thông cổ động chung của công ty Vinacafé - Việc đưa ra một chiến lược quảng bá hình ảnh nhằm đưa thương hiệu của Vinacafé lên ngang với chất lượng đang là mục tiêu số 1 của công ty Điều này cũng giúp tạo tiếng vang cho Café Việt Nam Đó cũng là kinh nghiệm cho các công ty trong cùng lĩnh vực - Xây dựng thương hiệu mẹ Vinacafe. .. của công ty nhưng ở sản phẩm mới này công ty sẽ tấn công vào thị trường miền trung – một thị trường đầy tiềm năng Việc tấn công vào thị trường miền trung sẽ là cơ hội để công ty mở rộng thêm thị phần của mình từ đó có thể tăng lượng tiêu thụ trong nước và hoàn thành mục tiêu dẫn đầu thị trường cà phê ở Việt Nam Sơ đồ 3.2 Kênh phân phối cho sản phẩm Love café CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFE BIÊN HÒA Chi nhánh... thời gian vừa qua, chiến lược quảng cáo của công ty Vinacafe Biên Hòa chưa thật sự để lại dấu ấn trong lòng khách hàng Vì thế trong chiến lược quảng cáo cho sản phẩm Love café công ty sẽ nhắm đến phương tiện quảng cáo chủ yếu là Quảng cáo trên truyền hình, công ty sẽ sử dụng thật triệt để công cụ quảng cáo trên truyền hình để cho người tiêu dùng nhận thấy được sự khác biệt của Vinacafe với những . về chiến lược marketing. Chương II: Thực trạng chiến lược marketing tại công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa. Chương III: Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm Love cafe của công ty cổ phần Vinacafe. được nhãn hiệu của mình trên thị trường trong, ngoài nước. Vì vậy, nhóm chọn đề tài “ Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm Love café của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa “ Đề tài gồm ba phần: Chương. thời gian qua của công ty cổ phẩn vinacafe Biên Hòa 2.2.1. Chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian qua Chiến lược tăng trưởng tập trung - Phát triển sản phẩm: Vinacafe Biên Hòa đầu tư

Ngày đăng: 12/08/2014, 19:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

    • 3.4. Địng dạng chiến lược kinh doanh cho năm 2011

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan