1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM CHỐNG THẤM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

77 444 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 874,72 KB

Nội dung

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM CHỐNG THẤM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG PHẠM THỊ PHIẾU KHÓA LUẬN TỐT N

Trang 1

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM CHỐNG THẤM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐÔNG

DƯƠNG

PHẠM THỊ PHIẾU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7 /2010

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Cách đây 4 năm, ngày mà tôi nhận được giấy trúng tuyển đại học tôi vui mừng khôn tả Cầm giấy trên tay tôi chạy một mạch về nhà nói với Ba và Má:

Con đậu đại học rồi Ba Má ơi?

Lúc này Ba cười rất tươi và nói:

Con của Ba giỏi lắm!

Còn Má thì không nói lời nào Lúc đó tôi rất giận Má và luôn nghĩ là Má không thương tôi!

Đến ngày nhập học cũng thế Ngày đó Anh Ba chỡ tôi ra bến xe, Má vẫn đứng im nhìn theo cho đến lúc xe đi khuất

Đến giờ tôi mới hiểu đằng sau sự im lặng đó chứa biết bao tình yêu thương lẫn sự

hy sinh mà Má dành cho tôi

Má ơi? Con xin lỗi và cảm ơn Ba Má vì tất cả!

Và tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức cũng như những kinh nghiệm sống Đó chính là hành trang, là nền tảng vững chác để tôi tự tin bước vào đời

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn thầy Tiêu Nguyên Thảo, người đã hết lòng giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn cho tôi hoàn thành tốt đề tài này Tôi xin cảm ơn Ban Giám Đốc

và các anh chị trong công ty Indochina Centerpro luôn quan tam giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người luôn bên tôi chia sẽ chuyện vui buồn và động viên tôi vượt qua mọi khó khăn!

Xin cảm ơn!

TP HCM, ngày 22 tháng 7 năm 2010

Sinh viên Phạm Thị Phiếu

Trang 3

Để giải quyết vấn đề trên, các DN chỉ chú trọng đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng tốt thì chưa đủ Cần phải có công tác tiêu thụ sản phẩm, việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm chịu ảnh hưởng đến công tác Marketing rất nhiều Marketing có thể cho người tiêu dùng biết được gía trị sử dụng sản phẩm, có thể mua nó khi cần ở nơi thuận tiện nhất… Vì vậy việc ứng dụng Marketing vào các DN là vấn đề được quan tâm hàng đầu Marketing hiện diện như một tất yếu khách quan đem lại sự thành công trong việc tổ chức và phát triển các hoat động thương mại bằng các chiến lược Marketing đúng đắn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

NỘI DUNG TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG vi

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Error! Bookmark not defined DANH SÁCH CÁC HÌNH vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc đề tài 2

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN 3

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần kỹ thuật Đông Dương 3

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 5

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 5

b Bộ phận hành chính: 5

2.1.4 Mục đích kinh doanh 8

2.1.5 Quan điểm lựa chọn công nghệ: 8

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua 9

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Cơ sở lý luận 11

3.1.1 Sự ra đời và phát triển của Marketing 11

3.1.2 Khái niệm Marketing 11

3.1.3 Mục tiêu, chức năng và vai trò của Marketing 12

3.1.4 Marketing – Mix 13

3.2 Phân tích môi trường Marketing 18

3.2.1 Môi trường vi mô 18

Trang 5

3.2.2 Môi trường vĩ mô 19

3.3 Phân tích hành vi tiêu dùng 19

3.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh 20

3.5 Nghiêng cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu 21

3.6 Ma trận SWOT 22

3.7 Phương pháp nghiên cứu 23

3.7.1 Phương pháp thu thập số liệu 23

3.7.2 Phương pháp xử lý số liệu 23

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Phân tích thị trường ngành vật tư chống thấm trong những năm gần đây 24

4.1.1 Tại sao chúng ta phải chống thấm? 24

4.1.2 Những biến động vật liệu chống thấm trên thị trường những năm gần đây 25

4.3 Phân tích môi trường vĩ mô 27

4.3.1 Các yếu tố về kinh tế 27

4.3.2 Môi Trường Văn hóa - Xã hội: 29

4.3.3 Môi trường Chính trị - Pháp luật: 30

4.3.4 Môi trường Kỹ thuật - Công nghệ: 30

4.3.5 Môi trường tự nhiên 31

4.4 Phân tích môi trường vi mô 31

4.4.1 Nhà cung cấp 31

4.4.2 Khách hàng 32

4.4.3 Đối thủ cạnh tranh 33

4.5 Phân tích hoạt động Marketing – Mix của công ty 36

4.5.1 Chiến lược sản phẩm 36

4.5.1.1 Chiến lược khẳng định thương hiệu 37

4.5.1.2.Chính sách đa dạng hóa sản phẩm 38

4.5.1.3 Chính sách phát triển sản phẩm mới: 39

4.5.1.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm: 40

4.5.2 Chiến lược giá 40

4.5.3 Chiến lược phân phối 43

Trang 6

4.6 Phân tích các ma trận chiến lược của công ty 50

4.6.1 Ma trận đánh giá các yếu tó bên ngoài ( EFE) 50

4.6.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 50

4.6.3 Ma trận SWOT 51

4.7 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing tại công ty 53

4.7.1 Thành lập phòng Marketing riêng biệt 53

4.7.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 54

4.7.3 Giải pháp về chiến lược Marketing – Mix của công ty 55

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 62

5.2.1 Đối với doanh nghiệp: 62

5.2.2 Đói với nhà nước 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

DANH MỤC PHỤ LỤC 65

PHỤ LỤC 67

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1.Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Qua Các Năm 9

Bảng 3.1 Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm 15

Bảng 3.2 Công cụ khuyến mãi: 18

Bảng 4.1 Lượng Trữ Lượng Khoáng Sản Dùng Cho Sản Xuất VLXD 25

Bảng 4.2 Tổng Sản Phẩm Trong Nước Năm 2009 Theo Giá So Sánh 1994 (%) 28

Bảng 4.3 Một Số Sản Phẩm Chống Thấm Của Công Ty: 34

Bảng 4.4 Cơ Cấu Một Số Sản Phẩm Chính Của Công ty 37

Bảng 4.5 Giá Một Số Sản Phẩm Của Công Ty Dành Cho Công Trình Dân Dụng: 41

Bảng 4.6 Doanh Thu Các Thị Phần Của Công Ty Indochina Centepro 45

Bảng 4.7 Một Số Hội Thảo Indochina Đã Tham Gia Như: 48

Bảng 4.8 Ma Trận EFE 50

Bảng 4.9 Ma Trận IFE 51

Bảng 4.10 Phân Tích Ma Trận SWOT Của Công Ty 52

Bảng 4.11 So Sành Một Số Công Cụ Marketing Phổ Biến Hiện Nay 59

Bảng 4.12 Chi Phí Dành Cho Một Số Loại Hình Marketing 60

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty 5

Hình 2.2 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu Qua Các Năm 9

Hình 3.1 Mô Hình Công Ty Nhằm Vào Đoạn Thị Trường Mục Tiêu 14

Marketing - Mix 14

Hình 3.2 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Ra Quyết Định Giá 16

Hình 3.3 Cấu Trúc Cơ Bản Của Kênh Phân Phối 16

Hình 3.4 Vai trò của chiêu thị-cổ động trong Marketing – Mix: 17

Hình 3.5 Những Lực Lượng Cơ Bản Tác Dụng Trong Môi Trường Vi Mô Của Công Ty 19

Hình 3.6 Tìm Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng 20

Hình 3.7 Tìm Hiểu Quy Trình Mua Hàng Của Khách Hàng 20

Hình 3.8 Quy Trình Định Vị Thương Hiệu 22

Hình 4.1 Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Qua Các Năm 2000-2009 27

Hình 4.2 Tỷ Lệ Lạm Phát 29

Hình 4.3 Các Sản Phẩm Tiêu Biểu Thuộc Dòng Guttapral: 36

Hình 4.4 Sơ Đồ Hệ Thống Phân Phối Của Công Ty Indochina Centrpro 43

Hình 4.5 So Sánh Doanh Thu Thị Phần Năm 2008 – 2009 45

Hình 4.6: Hội Thảo Triển Lãm Về Vật Liệu & Giải Pháp Xây Dựng Australia 49

Hình 4.7 : Hội Thảo Khoa Học Công Nghệ Và Giải Pháp Công Trình Kiến Trúc 49

Hình 4.8.Sơ Đồ Phòng Marketing Dự Kiến 53

Hình 4.9 Cơ cấu sản phẩm công trình dân dụng 2009 56

Hinh 4.10 Mô Hình Kênh Phối Dự Kiến 57

Trang 10

đó là ăn ngon mặc đẹp; phương tiện đi lại hiện đại, vui chơi giải trí, nhà ở cũng được nâng cao lên tầm khoa học Hòa cùng tốc độ phát triển nhanh và bền vững của các ngành khoa học, khoa học vật liệu trong thời gian qua cũng đã có những đóng góp quan trọng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng, mưa và có độ ẩm cao

nên ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ và thẩm mỹ của công trình xây dựng Nhiều công trình sau một thời gian sử dụng bị dột nát, rêu mốc và xuống cấp nghiêm trọng Việc nghiên cứu sản xuất các loại vật liệu chống thấm phù hợp với khí hậu để sử dụng trong xây dựng là hết sức cần thiết Do đó, những đòi hỏi đặt ra là để xây dựng các công trình lớn và lâu dài trên cần nguyên liệu và công nghệ gì để đảm bảo tính an toàn và vững chắc, bảo vệ tuổi thọ và bảo vệ môi trường sạch đẹp cho các công trình xây dựng? Hiểu

rõ nhu cầu và tầm quan trọng của các quốc gia, công ty Cổ phần Kỹ thuật Đông Dương

đã tìm hiểu và phát triển một công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài của tập đoàn danh tiếng của Úc với khả năng chống thấm cho bê tông giúp các công trình xây dựng từ cao ốc dân dụng, nhà cửa đến đường xá, cầu đường, hầm, xa lộ…giữ được độ bền và tính năng của chúng, bên cạnh đó tiết kiệm được chi phí và tiền bạc của quốc gia Từ những

nhu cầu thiết thực trên tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược Marketing cho

sản phẩm chống thấm của công ty cổ phần kỹ thuật Đông Dương” Vì tôi nhận thấy

Marketing đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới kinh doanh và là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Marketing là lĩnh vực rộng lớn nên trong

Trang 11

đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho những hoạt động Marketing, Marketing – Mix chủ yếu trong công ty Indochina Centerpro

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh của công ty

Phân tích môi trường vĩ mô thông qua các yếu tố kinh tế, môi trường vi mô thông qua nhà sản xuất, khách hàng, đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng, tác động đến doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của công ty

Kết hợp những kiến thức đã học với thực tế ở công ty tự hoạch định chiến lược nghiên cứu Marketing, đặc biệt là chiến lược Marketing – mix

Đề xuất phương hướng, giải pháp để giúp công ty hoàn thiện hơn về các chiến lược Marketing

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển Marketing của công ty Indochina Centerpro

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu phân tích số liệu qua các năm 2008 – 2009

1.3.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 4 – 2010 đến hết tháng 5 - 2010

1.4 Cấu trúc đề tài

Chương 1 Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2 Tổng quan: Giới thiệ những nét chính về công ty cổ phần kỹ thuật Đông Dương

Chương 3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: trình bày những kết quả nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện đề tài

Chương 5 Kết luận và kiến nghị: trình bày ngắn gọn những kết quả chính được rút ra

từ chương 4 và đưa ra những giải pháp khắc phục những giải pháp nhằm khắc phục

Trang 12

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần kỹ thuật Đông Dương

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

a Giới thiệu chung về công ty:

Tên Việt Nam: Công ty Cổ phần Kỹ thuật Đông Dương

Tên quốc tế: Indochina Technology Joint Stock Company

Tên viết tắt: INDOCHINA CENTEPRO

Logo:

Giám đốc: Mai Anh Tuấn

Trụ sở chính: 137/43 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

Trang 13

Là đơn vị chuyên ngành xử lý kỹ thuật và thi công chống thấm cho các công trình xây dựng mới cũng như cũ cần sửa chữa suốt 15 năm qua, công ty đã chọn ra phương pháp vượt trội trong lĩnh vực chống thấm và bảo vệ hoàn toàn kỹ thuật cao để sử dụng cho xây dựng và giải pháp bày được thiết kế cho nhiều dự án việt Nam

Công ty Cổ phần Kỹ thuật Đông Dương hiện là đại diện phân phối độc quyền tại Việt Nam, Lào, Campuchia các hệ thống sản phẩm chống thấm với công nghệ tiên tiến của các tập đoàn danh tiếng trên thế giới như tập đoàn Radcrete Pacific Australia, Tập đoàn Cetco (Hoa kỳ), Tập đoàn Klass Coating (Australia)

Các giai đoạn phát triển:

™ Giai đoạn 1994-1995: TRUNG TÂM VẬT LÝ CÔNG TRÌNH (Trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam)

™ Giai đoạn 1995-1997: CÔNG TY LIÊN DOANH VIỆT-NGA (Trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia Việt Nam)

™ Giai đoạn 1997-2003: IDC CENTEPRO, Một công ty con của của công ty Đầu

tư Phát triển Du lịch Khoa học Kỹ thuật (Trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia Việt Nam)

™ Giai đoạn 2003-2006: TRUNG TÂM XỬ LÝ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH ĐÔNG DƯƠNG - INDOCHINA CENTEPRO

™ Giai đoạn 2006-2007 đến nay: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

Trang 14

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty

Nguồn : Phòng nhân sự

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

a Ban Giám Đốc: đại diện trước pháp luật, đóng vai trò quan trọng điều phối và

quản lý mọi hoạt động của công ty:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty

- Lên phương án, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh và đầu tư của công ty

- Ban hành qui chế quản lý nội bộ

− Quản lý nhân sự

− Lập và quản lý hồ sơ nhân viên

− Quản lý tài sản công ty, lập kế hoạch bảo dưỡng, nâng cấp tài sản trong phạm vi công ty

TRƯỜNG

BỘ PHẬN

KẾ TOÁN

&

TÀI VỤ

BỘ PHẬN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

BỘ PHẬN

DỰ ÁN

BỘ PHẬN

KT NC

& PT CÔNG NGHỆ

BAN GIÁM ĐỐC

Trang 15

c Bộ phận Kế toán và Tài vụ:

- Công tác kế toán:

+ Tham mưu và kiểm tra việc tham chiếu các chính sách quản lý và chế độ hợp đồng kinh tế của Nhà nước áp dụng cho từng hợp đồng kinh tế của công ty

+ Kiểm tra quá trình thực hiện hợp đồng KT: lập bộ chứng từ thanh toán, thực hiện việc thanh quyết toán với khách hàng và thanh lý hợp đồng + Cân đối các khoản công nợ của công ty

- Công tác tài vụ:

+ Lập kế hoạch vốn thực hiện theo từng tháng, từng quý

+ Cân đối và quản lý vốn để duy trì vốn hoạt động của công ty

- Thủ quỹ

d Bộ phận thi công công trình:

− Trực tiếp chịu trách nhiệm và quản lý đội ngũ công nhân kỹ thuật công tác thường xuyên và đội ngũ lao động phổ thông theo thời vụ…thực hiện đúng các chế

độ, chính sách, quy định về lao động, về tổ chức nhân sự, bảo hiểm, an toàn lao động…

− Có kế hoạch hỗ trợ nâng cao đời sống văn hóa TDTT cho công nhân

− Trù bị kế hoạch vật tư chính, vật tư phụ, thiết bị và công cụ thi công và dự phòng

− Quản lý vật tư sản phẩm và dụng cụ thi công thi công trên công trình Quản lý niêm phong và giám sát chế độ niêm phong vật tư chính tại công trường

− Luân chuyển báo cáo tình hình và tiến độ thực tế thực hiện công tác thi công, khối lượng vật tư sẽ sử dụng và tiêu hao tại công trường cho BP Kế hoạch và Vật tư làm cơ sở hoạch toán KT với bên A và công ty

Trang 16

- Theo dõi hồ sơ bảo hành sản phẩm và bảo hành công trình Thu hồi tiền bảo hành theo luật định

- Quản lý vật tư:

+ Trực tiếp theo dõi khâu nhập khẩu hàng hóa, hoặc ủy thác nhập khẩu, thực hiện công tác lập bộ chứng từ nhập khẩu

+ Theo dõi công nợ mua vật tư từ nước ngoài

+ Thực hiện việc niêm phong và quản lý niêm phong vật tư theo qui định

và thực hiện khảo sát thi công công trình

- Tiếp nhận và tổng hợp các nhu cầu phát sinh từ phía khách hàng tham gia trong các dự án, luân chuyển cho các bộ phận nghiệp vụ để trả lời và đáp ứng thích đáng cho khách hàng

g Bộ phận Kỹ thuật_Nghiên cứu và Phát triển công nghệ:

- Thu thập, nghiên cứu các dữ liệu về các loại sản phẩm công nghệ chống thấm có trên thị trường thế giới và thị trường trong nước

- Lập các quy trình kỹ thuật thi công chống thấm căn cứ vào các quy định của nhà sản xuất cũng như tập quán và điều kiện thi công của Việt Nam

- Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn thi công, cách hướng dẫn về an toàn vật liệu, về chế độ bảo quản vật tư…

- Lập các bản vẽ thiết kế kỹ thuật xử lý chống thấm chi tiết, phục vụ cho công tác thi công của nhà thầu xây dựng, hoặc cho các đơn vị TVTK sử dụng trong hồ sơ thiết kế

- Tham gia hướng dẫn trong các khóa đào tạo công nhân kỹ thuật chống thấm, cũng như trong công tác chuyển giao công nghệ cho khách hàng

- Chủ trì thuyết trình hoặc cùng thuyết trình với chuyên viên nước ngoài của nhà sản xuất, tại các hội thảo giới thiệu sản phẩm công nghệ

Trang 17

- Chủ trì chính trong công tác lập hồ sơ dự thầu của Trung tâm và cộng tác với các đơn vị khách hàng (thầu Thiết kế công trình và thầu Thi công công trình) cung cấp

dữ liệu, chứng từ kỹ thuật và báo giá để khách hàng kịp thời hoàn thiện hồ sơ dự thầu về giải trình công tác chống thấm

h Bộ phận thị trường:

- Thu thập, xử lý, chọn lọc, kiểm tra, hệ thống hóa các thông tin dự án xây dựng, các thông tin khách hàng, các thông tin Khoa học Công nghệ và sản phẩm cạnh tranh

- Thực hiện công tác dịch thuật, in ấn và xuất bản nội bộ các tài liệu kỹ thuật, catalogue sản phẩm, và toàn bộ hệ thống mẫu biểu văn bản cố định cho các BP hoạt động

- Thực hiện giao dịch với nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm công nghệ chính của Trung tâm xuất xứ từ nước ngoài qua email, fax, chứng từ

2.1.4 Mục đích kinh doanh

Các doanh nghiệp khi hình thành và phát triển đều hướng đến mục tiêu chung là doanh số và khả năng chiếm lĩnh thị trường Bên cạnh đó là các mục tiêu thõa mãn được nhu cầu của khách hàng, có thể giảm được chi phí nhưng chất lượng dịch vụ không đổi mà không ngừng gia tăng thêm cho họ…Đặc biệt tại Indochina ngoài mục tiêu doanh số và lợi nhuận, công ty còn mong muốn và đặt ra cho mình các mục tiêu chiến lược riêng biệt, làm cơ sở định hướng phát triển trong tương lai Từ đó giúp nhân viên, công ty phát triển theo hướng hoạt động có hiệu quả mang lại lợi ích cho xã hội Mục tiêu trong kinh doanh mà công ty hướng đến chính là:

- Phục vụ cho ích lợi bền của cộng đồng

- Hoàn thành trách nhiệm được xã hội tín thác

- Chia sẻ khó khăn để quốc gia phát triển và hội nhập quốc tế

2.1.5 Quan điểm lựa chọn công nghệ:

Công ty Cổ phần Kỹ thuật Đông Dương là một công ty chuyên nghiệp trong việc cung cấp và thi công các giải pháp kỹ thuật chống thấm cho các công trình cũ, mới Hiện nay, công ty là đại diện độc quyền phân phối và thi công tại Việt Nam, Lào, Campuchia các hệ thống sản phẩm chống thấm được chuyển giao công nghệ từ nước

Trang 18

nhân ô nhiễm trong môi trường xâm nhập vào kết cấu bê tông cốt thép, bảo vệ môi trường sạch đẹp an toàn là một nhiệm vụ cấp thiết của xã hội Do đó công ty Cổ phần

Kỹ thuật Đông Dương đã chọn cho mình hệ thống sản phẩm công nghệ cao theo quan điểm thân thiện với môi trường, đặc biệt bền vững, thích nghi với khí hậu nóng ẩm của các nước nhiệt đới, bên cạnh đó công tác thi công đơn giản nhưng nhanh chóng và có

hệ thống Song song là một chính sách bảo hành lâu dài và nghiêm túc, đảm bảo tuổi thọ và tính an toàn cho các công trình xây dựng

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua

Bảng 2.1.Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Qua Các Năm

tăng doanh thu và lợi nhuận

Hình 2.2 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu Qua Các Năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Trang 19

Nguồn: Phòng Tài Chính

Mức tăng doanh thu tăng rõ rệt trong năm 2009 đạt 18.984 tỷ đồng, trong năm 2007 doanh thu đã tăng 187,30% so với năm 2008 (từ 3.607 tỷ đồng lên đến 10.363 tỷ đồng) Bước sang 2009 trên đà phát triển, doanh thu cũng không ngừng tăng khoảng 83,9% so với năm 2008

Doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với năm trước nguyên nhân chủ yếu là do:

™ Công ty không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chống thấm công nghệ mới, đảm bảo tuổi thọ cho bê tông cốt thép tại các công trình xây dựng, ngày càng phù hợp với khí hậu của Việt Nam mang lại hiệu quả cho khách hàng

™ Trong năm 2007 Nhà nước có những chủ trương chính sách phát triển các khu

đô thị, công trình quốc gia dẫn đến nhu cầu về vật tư chống thấm tăng cao

™ Ngoài ra công ty còn có khoản thu nhập khác từ hoạt động tài chính

Trang 20

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Sự ra đời và phát triển của Marketing

Thuật ngữ Marketing ra đời lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XX Nó được truyền bá sang châu Âu, châu Á, rồi tới nước ta vào những năm 1980 Marketing có nguồn gốc từ chữ “Market” có nghĩa tiếng Anh là cái chợ, thị trường Đuôi “ing” mang nghĩa tiếp cận, vì vậy Marketing thường bị hiểu nhầm là tiếp thị Để tránh nhầm lẫn, thuật ngữ Marketing thường để nguyên, không dịch

Từ khi nó ra đời cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc: Marketing trong giai đoạn này được gọi là “Marketing cổ điển” hay còn gọi là “Marketing truyền thống” (Traiditional Marketing) Đặc trưng cơ bản của marketing trong giai đoạn này là “bán cái sẵn có” Quy trình của marketing trong giai đoạn này là:

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II cho đến nay: Marketing trong giai đoạn này được gọi là “Marketing hiện đại” hay “Marketing năng động” (Modern Marketing) Đặc trưng cơ bản của marketing trong giai đoạn này là “bán cái thị trường cần” Quy trình của Marketing trong giai đoạn này là:

Nhu cầu Khách hàng x SXxTTxNTD xHoạt động sau bán hàng

3.1.2 Khái niệm Marketing

Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình quản

lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác

Học viện Marketing Anh Quốc: “ Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động của sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa ra hàng hóa đó đến tay người tiêu dùng Cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến

Trang 21

Nói tóm lại, Marketing là toàn bộ các hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu

và mong muốn thông qua việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ

(Ths Trần Đình Lý, 2007 Marketing căn bản)

3.1.3 Mục tiêu, chức năng và vai trò của Marketing

a Mục tiêu:

Marketing hướng tới 4 mục tiêu chủ yếu sau:

- Tối đa hóa lợi nhuận: Mục tiêu Marketing là tạo ra điều kiện dễ dàng kích thích khách hàng tối đa hóa việc tiêu dùng, điều này dẫn đến gia tăng số lượng, giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất và xã hội có nhiều hàng hóa, dịch

vụ

- Thỏa mãn khách hàng: Là vấn đề sống còn của công ty Các nỗ lực Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng làm cho họ hài lòng trung thành với công ty, qua đó có thêm khách hàng mới

- Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp giúp Marketing giúp công ty đối phó tốt các thách thức cạnh tranh, bảo dảm vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường

- Lợi nhuận lâu dài: Marketing phảo tạo ra lợi nhuận cần thiết giúp công ty tích lũy và phát triển lâu dài

b Chức năng:

- Nghiên cứu thị trường và phát triển: Chức năng này bao gồm các hoạt động thu nhập thông tin về thị trường, phân tích thị hiếu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu tiềm năng và dự đoán triển vọng của thị trường Chức năng này giúp doanh nghiệp phát hiện

ra nhu cầu tiềm ẩn của thị trường

- Thích ứng nhu cầu:Qua tìm hiểu thị trường, nhu cầu khách hàng, Marketing thực hiện chức năng tiếp theo là đáp ứng nhu cầu của thị trường qua:

+ Thích ứng nhu cầu về sản phẩm: qua tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ thiết kế và sản xuất sản phẩm theo nhu cầu, đồng thời tiếp tục theo dõi tính thích ứng của sản phẩm, sự chấp nhận của người tiêu dùng sau khi đưa ra thị trường

+ Thích ứng về mặt giá cả: qua việc định giá một cánh hợp lý với tâm lý của khách hàng, khả năng của doanh nghiệp và tình hình thị trường

Trang 22

+ Thích ứng về mặt tiêu thụ: tổ chức đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất cả về mặt khô gian lẫn thời gian

+ Thích ứng về mặt thông tin và kích thích tiêu thụ thông qua các hoạt động chiêu thị

c Vai trò:

Marketing có vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp

Trước hết, nghiên cứu Marketing giúp cho doanh nghiệp hiễu rõ nhu cầu , thị hiếu của khách hàng phong phú, đa dạng và hay thay đổi Từ đó, doanh nghiệp mới có cơ sở

Trang 23

Hình 3.1 Mô Hình Công Ty Nhằm Vào Đoạn Thị Trường Mục Tiêu

Chu kỳ sống của sản phẩm: khi một sản phẩm của thị trường tung ra thị trường chúng

đề trải qua 4 giai đoạn: giới thiệu, phát triển, bão hòa và suy thoái

Product Price

Promotion Place

Target Market

Trang 24

Bảng 3.1 Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm

Sản phẩm

- Đưu sản phẩm mới ra thị trường

Phát triển sản phẩm

- Đa dạng hóa sản phẩm

- Giảm bớt sản phẩm không hiệu quả

- Giảm tối đa mặt hàng không hiệu qả

Giá

- Dựa vào chi phí là chủ yếu

- Giá thâm nhập thị trường

- Giá cạnh tranh với thị trường

- Giảm giá

Phân phối

- Lựa chọn kênh phân phối

- Phát triển tối

đa các kênh phân phối

- Giảm bớt kênh phân phối kếm hiệu quả

- Loại bỏ tối

đa kênh phân phối không hiệu quả

Xúc tiến

- Xây dựng sự chú ý của thị trường đến sản phẩm

- Xây dựng sự khác biệt

- Nhấn mạnh tối đa sự chú ý khác biệt

- Giảm chi phí xúc tiến, chú ý khách hàng mục tiêu

Nguồn: TTTH

Khái niệm chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm là sự liên kết gắn bó của sự lựa chọn và của những biện pháp phải sử dụng để xác định một tập hợp sản phẩm bao gồm các dòng sản phẩm và các món hàng sao cho phù hợp với từng thị trường và phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của sản phẩm

b Chiến lược giá

Khái niệm giá: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.

Vai trò của giá: Giá có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống Marketing - Mix của doanh nghiệp Dù được gọi dưới nhiều tên gọi khác nhau, giá luôn thể hiện mối quan hệ lợi ích giữa người mua và người bán trong trao đổi Đối với doanh nghiệp, giá

là yếu tố tác động trực tiếp tới các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận và thị phần

Trang 25

Nhà bán lẻ

Hình 3.2 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Ra Quyết Định Giá

Yếu tố bên trong : Yếu tố bên ngoài:

Nguồn: Trần Đình Lý, 2007,Marketing căn bản

Chiến lược giá của doanh nghiệp: Chiến lược gái của doanh nghiệp nhằm bổ sung cho các chiến lược sản phẩm, phân phối và xúc tiến nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất cuả doanh nghiệp Thường có 2 loại chiến lược giá cơ bản: chiến lược giá hướng vào doanh nghiệp (xuất phát từ chi phí sản xuất hoặc đảm bảo lợi nhuận tối đa)

và chiến lược giá hướng ra thị trường

c Chiến lược phân phối

Khái niệm: phân phối trong Marketing-Mix là một quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác

nhau

Hình 3.3 Cấu Trúc Cơ Bản Của Kênh Phân Phối

Nguồn: Philip Kotler, 1994, Marketing căn bản

- Cạnh tranh

- Các chính sách của nhà nước

GIÁ

CẢ

Trang 26

Kênh trực tiếp: nhà sản xuất bán hàng hco người tiêu dùng không qua trung gian nào Kênh 1 cấp: có hai cấp trung gian tiếp thị: sản xuất - bán buôn - bán lẻ - tiêu dùng Đây là kênh truyền thống phổ biến nhất

Kênh dài suốt: thông qua nhiều trung gian phân phối hàng hóa mới đến người tiêu dùng

Các trung gian trong kênh phân phối: nhà bán lẻ (retailer), nhà bán buôn (wholesalers), nhà đại lý (agent), nhà môi giới (brokers)

d Chiến lược chiêu thị - cổ động

Khái niệm: chiêu thị - cổ đông hay kỹ thuật yểm trợ Marketing còn được gọi là xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm thiết lập thông tin và thuyết phục khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Hoạt động chiêu thị - cổ động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật do đó phải vừa chính xác vừa khéo léo, linh hoạt, sáng tạo để làm sao chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp

Bản chất của chiêu thị-cổ động: hoạt động chiêu thị-cổ động là công cụ rất trọng, chiêu thị-cổ động là cầu nối để người mua và người bán gặp nhau, trao đổi hàng háo, dịch vụ làm cho nhau thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên tham gia Hơn nữa, nó còn làm cho việc buôn bán dễ dàng hơn, năng động hơn Cho nên, chiêu thị-cổ động là hoạt động cần thiết cho việc bán hàng của doanh nghiệp

Hình 3.4 Vai trò của chiêu thị-cổ động trong Marketing – Mix:

Nguồn: Fundamentals of Marketing,William j.Stanton, Michael J.Etzel, Bruce J Walker

Nội dung chủ yếu của chiêu thị-cổ động:

Quảng cáo: là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền tin đã định trước về sản

phẩm hay doanh nghiệp hoặc thị trường đến khách hàng

g mục tiêu

Trang 27

Khuyến mãi: tất cả các hoạt động góp phần làm tăng và khuếch trướng khối lượng bán

hàng của một doanh nghiệp gọi là khuyến mãi

Bảng 3.2 Công cụ khuyến mãi:

Nguồn: Marketing căn bản, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM

Bán hàng cá nhân (xây dựng đội ngũ Promotor):

Bán hàng cá nhân là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viên bán hàng với khách hàng tiềm năng để trình bày, giới thiệu và bán sản phẩm

Bán hàng cá nhân tạo sự chú ý của mỗi khách hàng và chuyển tải nhiều thông tin

Giữa người bán và người mua có một sự tương tác linh động, thích ứng cho những nhu cầu riêng biệt của khách hàng và có thể dẫn đến hành vi mua hàng

Quan hệ công chúng (PR): đây là những hoạt động truyền thông để xây dựng và

bảovệ danh tiếng của công ty, sản phẩm trước các giới công chúng Nó có tác động đến suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng thông qua những thông tin tích cực, đáng tin cậy

3.2 Phân tích môi trường Marketing

3.2.1 Môi trường vi mô

Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của môi trường vi mô tác động nhiều hay ít Môi trường vi mô bao gồm: các nàh cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các trung gian, khách hàng và công chúng… Mỗi một yếu tố tác động đến doanh nghiệp bằng những cách khác nhau Sự thuận tiên, ổn định và yếu tố

Trung gian phân phối Người tiêu dùng cuối cùng Nhà sử dụng công nghiệp Giảm giá

Thưởng

Tặng quà

Trưng bày tại điểm bán

Huấn luyện nhân viên

Trình diễn sản phẩm

Hỗ trợ bán hàng

Tặng sản phẩm mẫu Tặng phiếu giảm giá Tặng quà

Tăng số lượng sản phẩm

Xổ số Thi, trò chơi trúng thưởng Dùng thử miễn phí

Trình diễn sản phẩm Thẻ vip…

Hội chợ Tài liệu Hội nghị bán hàng Trình diễn các dạng sản phẩm Giảm tiền

Trang 28

doanh của doanh nghiệp Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh gặp khó khăn từ phía nhà cung cấp Một sản phẩm khi được tung

ra thị trường thì sẽ chịu sự cạnh tranh cảu các đối thủ khác,vì thế doanh nghiệp nào đáp ứng đầy đủ nhất và làm thỏa mãn nhất khách hàng mục tiêu của mình thì doah nghiệp

đó xem như thành công

Hình 3.5 Những Lực Lượng Cơ Bản Tác Dụng Trong Môi Trường Vi Mô Của Công Ty

Nguồn: Philip Kotler, 1994, Marketing căn bản

3.2.2 Môi trường vĩ mô

Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật… Bên cạnh đó, các yếu tố về công nghệ, lao động cũng ảnh hưởng ít hay nhiều

3.3 Phân tích hành vi tiêu dùng

Phân loại thị trường: công ty cần phải nghiên cứu kỹ khách hàng của mình để phân loại những dạng thị trường khách hàng nào mà công ty sẽ hướng đến Thường có các dạng thị trường cơ bản sau:

Thị trường tiêu dùng: những người tiêu dùng và hộ gia đình mua hàng hóa và dịch

vụ để phục vụ sản xuất cho tổ chức của họ

Thị trường các nhà buôn bán trung gian: họ mua hàng hóa và dịch vụ để bán lại cho người khác nhằm thu lợi nhuận

Thị trường các cơ quan nhà nước: những đơn vị, cơ quan nhà nước mua hàng hóa

và dịch vụ để sử dụng vận hành tổ chức của mình hoặc sử dụng trong các lĩnh vực công cộng

Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở nước ngoài bao gồm những người tiêu dùng, sản xuất, bán trung gian và các cơ quan nhà nước ở nước ngoài

Khách hàng

Công chúng trực tiếp

Môi giới Marketing

Công ty

Đối thủ cạnh tranh

Những người cung ứng

Trang 29

Hình 3.6 Tìm Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng

Nguồn: Marketing căn bản, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM

Hình 3.7 Tìm Hiểu Quy Trình Mua Hàng Của Khách Hàng

Nguồn: Lê Thế Giới, 2007, Quản trị Marketing

3.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh ta cần trải qua sáu bước cơ bản sau:

Xác định đối thủ cạnh tranh: cần xác định đâu là đối thủ chính, trực tiếp của mình

và đâu là đối thủ gián tiếp

Xác định mục tiêu: cần xác định mục tiêu ngắn hạn, trước mắt và mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp

Xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh: cần nghiên cứu các chiến lược sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và xúc tiến bán hàng của đối thủ

Đánh gái điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ : thông qua những số liệu thứ cấp, kinh nghiệm cá nhân hay thông tin nghiêng cứu thị trường với khách hàng, nhà cung cấp

Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu

KH của các đối thủ cạnh tranh

Thu thập thông tin phản hồi để đánh giá sự hài lòng của KH

Đánh giá kết quả nghiên cứu và triển khai thay đổi nếu cần

Tiến hành nghiên cứu các nhu cầu

của khách hàng

Thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ để

đáp ứng nhu cầu

Hành vi sau khi mua hàng

Nhận thức

nhu cầu

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các phương

án thay thế

Quyết định mua hàng

Trang 30

- Đối thủ điềm tĩnh

- Đối thủ kén chọn

- Đối thủ hung dữ

- Đối thủ khôn ngoan

Là chọn đối thủ để cạnh tranh hay né tránh: Công ty có thể tập trung nhiều đòn tấn công của mình vào một trong những lớp đối thủ như sau:

- Các đối thủ cạnh tranh mạnh và yếu

- Các đối thủ cạnh tranh gần và xa

- Các đối thủ cạnh tranh tốt và xấu

3.5 Nghiêng cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu

Phân khúc thị trường

Lợi ích khi phân khúc thị trường:

- Có thể xác định chính xác hơn nhu cầu, mong muốn và hành vi của nhóm khách hàng cụ thể

- Các nguồn lực của doanh nghiệp có thể được phân bố hiệu quả hơn cho các hoạt động Marketing để thỏa mãn hơn nhu cầu, mong muốn của khúc thị trường đã xác định

Các kiểu phân khúc thị trường:

Phân khúc thị trường theo yếu tố địa lý: có thể phân chia thị trường theo đơn vị địa lý khác nhau như quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực, tỉnh thành phố…

Phân khúc thị trường theo yếu tố nhân khẩu học: phân chia thị trường theo tuổi tác, giới tính, tôn giáo, chủng tộc…

Phân khúc thị trường theo yếu tố tâm lý: chia thị trường thành những nhóm khác nhau căn cứ vào tầng lớp xã hội, lối sống, nhân cách…

Phân khúc thị trường theo hành vi: dựa vào trình độ hiểu biết, thái độ, cách sử dụng và phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ

Lựa chọn thị trường mục tiêu: dụa trên các nguyên tắc sau:

Phù hợp với mục tiêu của công ty

Hòa hợp được cơ hội Marketing với tiềm năng công ty

Phải đạt được đủ khối lượng bán với chi phí thấp nhất để có lợi nhuận cao nhất Nên có ít đối thủ cạnh tranh

Trang 31

Các chiến lược được áp dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu:

Marketing không phân biệt (cố gắng đáp ứng cả thị trường bằng một sản phẩm chủ lực của công ty)

Marketing có khác biệt ( cung cấp nhiều sản phẩm cho hai hay nhiều phân khúc thị trường khác nhau)

Marketing tập trung ( nhắm đến nhiều phân khúc thị trường với cùng một sản phẩm)

là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược xác định

vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đè xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp Và trên thực

tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoặc định chiến lược,

Quyết định chiến lược định vị

Xác định thương hiệu cạnh tranh

Xác định tập thuộc tính (chức năng,

tâm lý)

Trang 32

đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và trong các báo cáo nghiên cứu…đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

3.7 Phương pháp nghiên cứu

3.7.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thứ thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo của công ty

Tham khảo tập chí, Internet…

Tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo và nhân viên công ty

3.7.2 Phương pháp xử lý số liệu

So sánh số tương đối:là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

So sánh số tuyệt đối: So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là

chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở

Trang 33

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phân tích thị trường ngành vật tư chống thấm trong những năm gần đây 4.1.1 Tại sao chúng ta phải chống thấm?

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân làm cho kết cấu của công trình

bị phá hủy là nước Nước này có thể là nước mưa, hơi nước trong không khí và nước dưới đất Thông thường thì mọi vật liệu xây dựng đều có các mao quản với đường kính

từ 20 - 40 Micromet và nước sẽ thẩm thấu qua các mao quản này Nước mưa sẽ nhanh chóng phá hủy các kết cấu của công trình, đặc biệt là các kết cấu bằng kim loại như mái

tole, máng xối, bởi vì trong nước mưa có axít, mà axít thì ăn mòn kim loại rất mạnh

Hơi nước luôn luôn tồn tại trong không khí với tỉ lệ khác nhau tùy theo từng vùng, lãnh thổ, thời tiết,.Tỉ lệ này rất cao ở những vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam nên những vùng này không khí rất ẩm thấp Với sự tác động thường xuyên của hơi ẩm lên các kết cấu (dầm, cột, tường, và các kết cấu chịu lực khác) dần dần sẽ xuất hiện các mảng nấm mốc, nấm mốc này phát triển rất nhanh và xâm nhập vào bất kỳ loại vật liệu xây dựng nào một cách dễ dàng và chỉ sau một thời gian ngắn đã có thể phá hoại được các kết cấu đó

Thấm dột là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ các công trình Tình trạng thấm dột hiện nay là một vấn nạn trong các công trình xây dựng ở Việt Nam.Nó không chỉ xảy ra với những công trình đã qua sử dụng lâu năm mà còn xảy ra với những công trình mới được hoàn thiện đưa vào sử dụng không lâu

Các hiện tượng thấm dột phổ biến là thấm trần, tường, khu vệ sinh, bể nước, bể bơi, khe tiếp giáp giữa hai căn nhà, các phần công trình ngầm, cầu, cống, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi

Đối với những công trình xây dựng ở nước ngoài, hạng mục chống thấm là một công đoạn không thể tách rời trong thi công và hoàn thiện công trình.Nhưng tại Việt

Trang 34

này và chỉ thụ động sửa chữa sau khi công trình xảy ra sự cố thấm dột gây nhiều lãng

phí, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất kinh doanh

4.1.2 Những biến động vật liệu chống thấm trên thị trường những năm gần đây

a Thị trường vật liệu chống thấm hiện nay

Thị trường vật liệu chống thấm hiện có hàng chục sản phẩm ngoại nhập như: Sika,

Index, Shellkote, Stonhard, Terraco Sản phẩm chống thấm trong nước có Kova, Intoc, Rồng

Đen, Sankote, Fosta, Menkote, Latex, Wapro, Hysuka, chưa kể đến hàng chục thương hiệu

sơn nước có sản phẩm sơn chống thấm như: Flintkote Colourlex, Nippon, ICI, Seamaster

Giữa rừng sản phẩm chống thấm như vậy,các chủ thầu xây dựng cũng như người tiêu dùng sẽ

rất khó khăn để có thể chọn lựa được một sản phẩm phú hợp với công trình của mình Giá bán

sản phẩm cũng rất đa dạng, phong phú tùy theo đó là sản phẩm trong nước sản xuất hay nhâp

khẩu từ nước ngoài Chẳng hạn như: Sản phẩm chống thấm Intoc:4.500 đồng/chai 200 ml,

9.000 đồng/chai 450 ml;Sika top 107 giá 76.000 đồng/m2; Fosta có giá bán từ 20.000 - 30.000

đồng/lít phủ được 4 - 5 m2.Với các mức giá cao thấp khác nhau, các chủ công trình hòan tòan

có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với công trình của mình

b Thị trường vật liệu xây dựng năm 2010

Tiềm năng khoáng sản làm Vật liệu xây dựng ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng

Đến nay đã thăm dò khảo sát gần 3.000 mỏ theo 6 vùng kinh tế trên toàn quốc

Bảng 4.1 Lượng Trữ Lượng Khoáng Sản Dùng Cho Sản Xuất VLXD

(triệu tấn)

Trữ lượng (triệu m 3 )

Trang 35

Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực rất quan trọng hàng đầu cho việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam

Hiện nay tuy đã bắt đầu vào thời điểm xây dựng nhưng sức mua các loại vật liệu trên thị trường sụt giảm rất mạnh ngay cả khi giá đã giảm đáng kể

So với những năm trước, thị trường vật liệu xây dựng nhữngg đầu năm nay đã vắng

vẻ hơn rất nhiều

Mặc dù trong bối cảnh kích cầu đầu tư và tiêu dùng nhưng hiện tại, sức tiêu thụ vật liệu xây dựng vẫn yếu Các mặt hàng như gạch xây dựng, gạch ốp lát, sơn, sàn gỗ, cửa… lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh

Các loại vật liệu xây thô, doanh số bán ra ngay cả trong thời điểm nhộn nhịp cũng

đã giảm khoảng từ 30–50% so với cùng kỳ năm ngoái Và thời gian ngày, lượng tiêu thụ càng ảm đạm Tại thời điểm này các nhà sản xuất gạch cũng có những đợt giảm giá 10% thậm chí là 30% so với trước Theo Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm

2010, giá trị sản xuất của nhiều mặt hàng công nghiệp, trong đó có vật liệu xây dựng đã giảm mạnh Ví dụ: như gạch ốp lát ceramic đã giảm 30,2%, thép tròn các loại giảm 9%."

Bộ Xây dựng cho biết, giá trị sản xuất xi măng tăng 10% Giá xi măng trong nước hiện nay xoay quanh ở các mức 830.000 đ/tấn - 860.000 đ/tấn đối với xi măng loại PCB 30, từ 1.060.000 đồng/tấn- 1.139.000 đồng/tấn đối với xi măng loại PCB 40 Nhu cầu tiêu thụ xi măng cả nước quí I khoảng 11 triệu tấn, tổng công suất sản xuất của các công ty xi măng khoảng 14 triệu tấn Do đó, các mức giá xi măng trên sẽ vẫn tiếp tục được duy trì ổn định đến giữa năm 2010 Tuy giá cả là vậy nhưng lượng tiêu thụ cũng không mấy khả quan Thế nhưng những người kinh doanh vật liệu xây dựng cũng không quá lo ngại về thực trạng này Bởi theo họ, sự tăng trưởng trở lại của thị trường

là rất cao vì nhu cầu xây dựng nhà ở của người Việt Nam còn rất lớn Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên thị trường bị chững lại trong vài tháng nhưng khi kinh tế

ổn định, giá cả các loại vật liệu xây dựng hợp lý hơn thì nhiều công trình lớn, nhỏ sẽ được khởi công xây dựng

Trang 36

4.3 Phân tích môi trường vĩ mô

4.3.1 Các yếu tố về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam duy trì mức độ tăng trưởng khá cao

so với các nước trong khu vực và thế giới Cụ thể là GDP cảu Việt Nam năm 2000 là 6.8% đã tăng lên 8.4% trong năm 2005 và 8.5% trong năm 2007

dã tang lên 8,4% trong nam 2005 và 8,5% trong nam 2007

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 GDP chỉ đạt 6.2% thấp nhất trong 9 năm trở lại đây, thấp hơn 27% so với năm 2007 Do đó, chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh tốc độ tăng trưởng giảm từ 6.5% xuông 5% trong năm 2009 Tuy nhiên bình quan thu nhập theo đầu người đã tăng 10% cho giai đoạn năm 2005-

2006 và thu nhập bình quân đầu người đã chính thức vượt ngưỡng cửa 1000USD/người

từ năm 2008

Hình 4.1 Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Qua Các Năm 2000-2009

Tốc độ tăng trưởng GDP(%) qua các năm

Trang 37

Bảng 4.2 Tổng Sản Phẩm Trong Nước Năm 2009 Theo Giá So Sánh 1994 (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực

nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng

5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008,

nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái,

nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương

tương đối cao như trên là một thành công lớn

Lạm phát

Trong nhiều năm từ 1996 đến năm 2000 thì Việt Nam vẫn duy trì được mức lạm phát

dưới 10% Nhưng từ năm 2007 đến 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế

tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng lên rất cao 13% vào năm 2007 và 19.89% ở năm

2008 Thực trạng này ảnh hưởng đến rất lớn đến nền kinh tế, từ đó Chính phủ quyết

định điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong năm 2008, trong đó ưu tiên

kiềm chếlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tăng

trưởng hợp lý 5% Cho nên đến năm 2009 thì con số này chỉ còn là 6.80% và vẫn duy

trì bình ổn đến nay

cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, chứng

tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được

triển khai trong năm vừa qua phùhợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy hiệu

quả

Trang 38

Ðã gần một thập kỷ chúng ta bước vào thế kỷ 21 với nhiều tiến bộ vượt bậc về tăng

trưởng kinh tế, về mức sống của người dân, về tốc độ đô thị hóa và đặc biệt về khoa học - công nghệ, nhưng vì thế cũng song hành với nhiều nỗi lo, mà lớn nhất là sự nóng lên của Trái đất, sự thoái hóa các hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần Ðòi hỏi cấp bách của Thế kỷ mới đối với toàn nhân loại

là biết sống một cách khôn ngoan, không tham lam, và biết cách ứng xử văn minh, nhân đạo Vì lẽ đó, ngành xây dựng thế giới đang hành động theo hướng Công trình xanh, với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó sử dụng năng lượng có hiệu quả, phát triển sử dụng năng lượng thiên nhiên và năng lượng tái tạo Điều này tạo ra thách thức không nhỏ cho bản thân doanh nghiệp, đòi hỏi công

ty Indochina Cetepro phải có những định hướng phát triển và chiến lược lâu dài trong tương lai

Đặc biệt, vùng thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng trong tương lai sẽ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững; là vùng kinh

tế động lực hàng đầu của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực và Châu Á; là trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tầm cỡ quốc tế, trung tâm công nghiệp công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng thời là trung tâm văn hoá - đào tạo - y tế chất lượng cao, là vùng có cảnh quan và môi trường tốt

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w