Sau thời gian nghiên cứu, khóa luận đã thực hiện được một số nội dung cơ bản là: - Nêu ra được những thuận lợi của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING NHẰM THU HÚT DU KHÁCH TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI GÁO GIỒNG HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP
NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xây dựng chiến lược
marketing nhằm thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng-huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” do Nguyễn Thị Huỳnh Mai, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị
Kinh Doanh Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_
Th.S TRẦN ĐÌNH LÝ Người hướng dẫn,
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Đã bốn năm trôi qua từ khi tôi bước chân vào giảng đường đại học Hôm nay, tôi thật sự xúc động khi viết trang giấy này Thời sinh viên thật tươi đẹp dưới mái trường mến yêu, nơi tôi đã tích lũy biết bao kiến thức và sẽ là hành trang để tôi vững bước vào đời
Xin gởi lời chia sẻ của tôi đến với tất cả mọi người bằng tấm lòng chân thành
Trước hết, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, đã sinh ra và nuôi dạy con đến ngày hôm nay
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến tất cả Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP HCM, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Kinh Tế đã dạy dỗ em suốt bốn năm qua
Em xin gởi lời cảm ơn Thầy ThS Trần Đình Lý Thầy đã tận tình hướng dẫn
em vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp
Con xin cảm ơn các cô, chú trong Ban lãnh đạo khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, em xin cảm ơn chị Lê Ngọc Kiều Oanh, phó Giám Đốc Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch Vụ Du Lịch Gáo Giồng đã giúp đỡ tận tình trong thời gian thực tập tại công ty
Sau cùng là lời chúc tốt lành của tôi gởi đến các bạn sinh viên lớp QT31, những người bạn đã cùng tôi học tập và có thật nhiều kỉ niệm đẹp trong những năm qua Chúc các bạn sức khỏe, và thành công trong sự nghiệp
TP.HCM, ngày 23 tháng 05 năm 2009 Người viết
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI Tháng 06 năm 2009 “ Xây dưng chiến lược marketing nhằm thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng - huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”
NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI Jun 2009 “Marketing Strategy of attracting tourist to Gao Giong green tourism, Cao Lanh suburban district, Dong Thap province”
Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong ngành du lịch Hoạt động này góp phần quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút được nhiều khách du lịch, các nhà đầu tư đến với địa phương, điều này góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, mang lại thu nhập cho người dân
Với việc xem xét điều kiện tự nhiên, những tiềm năng của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng để đưa ra chiến lược, và một số giải pháp cụ thể nhằm thu hút du khách du khách đến với khu du lịch
Sau thời gian nghiên cứu, khóa luận đã thực hiện được một số nội dung cơ bản là:
- Nêu ra được những thuận lợi của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng về điều kiện
tự nhiên, vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên…để trở thành một địa điểm du lịch sinh thái có tiềm năng phát triển cao
- Đánh giá sơ bộ cảm nhận của du khách về du lịch Gáo Giồng thông qua cuộc điều tra 213 du khách tại khu du lịch
- Phân tích các mặt mạnh, yếu cũng như thuận lợi, thách thức đối với du lịch sinh thái Gáo Giồng
- Đề ra một số giải pháp có thể áp dụng thực tế để thu hút ngày càng nhiều du khách đến với khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xii
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.Cấu trúc luận văn 2
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN 4
2.1.Điều kiện tự nhiên 4
2.1.1.Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Tháp 4
2.1.2.Sự hình thành và phát triển của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng 5
2.1.3 Quản lý tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng 7
2.2.Thực trạng hoạt động của khu du lịch với các loại hình du lịch sinh thái 8
2.2.1 Dịch vụ câu cá 9
2.2.2 Dịch vụ ăn uống 10
2.2.3 Dịch vụ xuồng 11
2.2.4 Dịch vụ đàn ca tài tử 13
2.2.5 Các dịch vụ phụ khác 13
CHƯƠNG 3CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1.Cơ sở lý luận 15
3.1.1 Những khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái (DLST) 15
3.1.2.Khái niệm về phát triển bền vững du lịch sinh thái 18
3.1.3.Khái niệm về khách du lịch 18
Trang 63.1.4 Các quan điểm chung về phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch
bền vững 18
3.1.5 Các nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững 19
3.1.6.Khái niệm marketing và marketing du lịch 21
3.1.7 Những nguồn lực để phát triển du lịch 24
3.2.Phương pháp nghiên cứu 26
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1.Tổng quan du lịch sinh thái Việt Nam và tiềm năng du lịch sinh thái Gáo Giồng 27 4.1.1 Tổng quan du lịch sinh thái Việt Nam 27
4.1.2.Tiềm năng du lịch sinh thái Gáo Giồng 29
4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khu DLST Gáo Giồng qua hai năm 2007-2008 30
4.3 Đánh giá cảm nhận của du khách về du lịch Gáo Giồng .34
4.3.1 Đặc điểm về khách du lịch tại Gáo Giồng 34
4.3.2 Mục đích tham quan và thời gian lưu lại của du khách 35
4.3.4 Những phương tiện truyền thông giúp du khách biết đến khu du lịch 36
4.3.5 Phương tiện du khách sử dụng để đi đến Gáo Giồng 37
4.5.6 Nhận xét về đoạn đường đến với khu du lịch Gáo Giồng 37
4.5.7 Nhận xét của du khách khi quan sát các loài chim tại Gáo Giồng 38
4.3.8 Nhận xét của du khách về thông tin của hệ động vật và thực vật nơi đây 39
4.3.9 Nhận xét của du khách về thông tin về sinh thái, môi trường nơi đây 39
4.3.10 Hoạt động của du khách khi đến với Gáo Giồng 40
4.3.11 Nhận xét của du khách về dịch vụ ăn uống tại khu du lịch 40
4.3.12 Nhận xét của du khách về dịch vụ câu cá 42
4.3.13.Nhận xét của du khách về dịch vụ xuồng 43
4.3.14 Nhận xét của du khách về dịch vụ đàn ca tài tử 43
4.3.15 Nhận xét của du khách về tình hình bảo vệ cơ sở hạ tầng và vườn tràm 44
4.3.16 Đánh giá của du khách về những mặt cần làm tốt hơn tại khu du lịch 44
4.4 Xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng 45
Trang 74.4.1 Thực trạng chiến lược thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
trong thời gian qua 45
4.4.2 Phân tích ma trận SWOT đánh giá du lịch Gáo Giồng: 51
4.4.3 Các giải pháp thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng 54
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1.Kết luận 65
5.2.Kiến nghị 66
5.2.1.Đối với ngành du lịch Đồng Tháp và Ban giám đốc Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng 66
5.2.2.Đối với quản lý Nhà Nước 67
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific
Economic Corporation) DLST Du lịch sinh thái
GDP Tổng thu nhập quốc nội
PATA Hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương ( Pacific Area Travel
Association ) SWOT Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội- Đe dọa (Strengths- Weaknesses-
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Qua 2 Năm 2007-2008 31
Bảng 4 2 Tình Hình Đón Khách Qua Các Năm tại Gáo Giồng 33
Bảng 4.3 Đặc Điểm về Khách Du Lịch tại Gáo Giồng 34
Bảng 4.4 Bảng Giá Tham Quan Khu Du Lịch Xẻo Quýt 47
Bảng 4.5 Bảng Giá Tour Du Lịch Gáo Giồng Năm 2009 49
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình Ảnh Rừng Tràm tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng 5
Hình 2.2 Sơ Đồ Lộ Trình và Luồng Lạch Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng 6
Hình 2.3 Sơ Đồ Tình Hình Nhân Sự tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng 7
Hình 2.4 Món Ăn Đặc Sản tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng 11
Hình 2.5 Du Khách Nước Ngoài với Dịch Vụ Xuồng Tại Gáo Giồng 12
Hình 2.6 Quầy Hàng Lưu Niệm tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng 14
Hình 3.1 Bốn P của Marketing-Mix 21
Hình 3.2 Môi Trường Marketing Trong Du Lịch 23
Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Lượng Khách Đến với Gáo Giồng trong Những Năm Qua .33
Hình 4.2 Biểu Đồ Thể Hiện Đặc Điểm Khách Du Lịch tại Gáo Giồng 35
Hình 4.3 Biểu Đồ Thể Hiện Mục Đích Tham Quan và Thời Gian Lưu Lại của Du Khách 35
Hình 4.4 Biểu Đồ Thể Hiện Những Phương Tiện Truyền Thông Giúp Du Khách Biết Đến Khu Du Lịch 36
Hình 4.5 Biểu Đồ Thể Hiện Các Loại Phương Tiện Du Khách Sử Dụng Để Đi Đến Gáo Giồng 37
Hình 4.6 Biểu Đồ Thể Hiện Cảm Nhận về Đoạn Đường Đến Với Khu Du Lịch Gáo Giồng 37
Hình 4.7 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét của Du Khách Khi Quan Sát Các Loài Chim tại Gáo Giồng 38
Hình 4.8 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét Của Du Khách về Thông Tin của Hệ Động Vật và Thực Vật Nơi Đây 39
Hình 4.9 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét của Du Khách về Thông Tin Về Sinh Thái, Môi Trường Nơi Đây 39
Hình 4.10 Biểu Đồ Thể Hiện Hoạt Động của Du Khách Khi Đến Với Gáo Giồng 40
HÌnh 4.11 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét của Du Khách về Sự Tiếp Đón và Phục Vụ tại Khu Du Lịch 40
Trang 11Hình 4.12 Biểu Đồ Cảm Nhận của Du Khách về Chất Lượng Của Dịch Vụ Ăn Uống
41
Hình 4.13 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét của Du Khách về Giá Cả Của Dịch Vụ Ăn Uống 41
Hình 4.14 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét của Du Khách về Sự Đa Dạng và Độc Đáo Của Dịch Vụ Ăn Uống 42
Hình 4.15 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét của Du Khách về Dịch Vụ Câu Cá 42
Hình 4.16 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét của Du Khách về Dịch Vụ Xuồng 43
Hình 4.17 Biểu Đồ Thể Hiện Nhân Xét của Du Khách về Dịch Vụ Đàn Ca Tài Tử 43
Hình 4.18 Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Xét của Du Khách về Tình Hình Bảo Trì Cơ Sở Hạ Tầng và Vườn Tràm 44
Hình 4.19 Biểu Đồ Thể Hiện Sự Đánh Giá của Du Khách về Những Mặt Cần Làm Tốt Hơn tại Khu Du Lịch 44
Hình 4.20 Loài Sếu Đầu Đỏ tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim 46
Hình 4.21 Rừng Tràm tại Khu Di Tích Lịch Sử Xẻo Quýt 47
Hình 4.22 Khu Di Tích Gò Tháp Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp 48
Hình 4.23 Logo Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng 57
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Du Lịch Trong Nước Đến Gáo Giồng
Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Du Lịch Ngoài Nước Đến Gáo Giồng
Trang 13Sản phẩm du lịch là một tổng thể, bao gồm những vật hữu hình và vô hình Do
đó, sản phẩm du lịch có tính chất vô cùng đặc biệt đòi hỏi người kinh doanh du lịch phải có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn, marketing du lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với ngành kinh doanh du lịch
Cùng với thế giới, ngành du lịch ở Việt Nam đang mở ra nhiều triển vọng to lớn Lượt khách du lịch không ngừng tăng lên và nguồn thu nhập xã hội từ du lịch cũng không ngừng phát triển Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có tiềm năng về nhiều mặt phát triển du lịch với nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp Một trong những địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến là khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, nằm trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6,
xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang ráo riết mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ thì các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị trường kịp thời để thỏa mãn nhu cầu cho du khách Do đó, vấn đề thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng cần được đặc biệt quan tâm
Và đề tài “Xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng” cũng là sụ thể hiện tấm lòng của tôi đối với miền đất Đồng Tháp Dù đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót nhưng đó là tất cả những gì tôi gởi gắm
Trang 14với mong muốn đóng góp một phần sức của mình xây dựng quê hương nơi tôi đã sinh
ra và gắn bó đến nay
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Xem xét, đánh giá tiềm năng của du lịch Gáo Giồng
- Đánh giá công tác hoạt động du lịch qua các chỉ tiêu: Lượng khách doanh số thu được, tình hình nhân lực, vấn đề đào tạo, hoạt động đầu tư vào dịch vụ du lịch, đồng thời đánh giá thực trạng chiến lược thu hút du khách tại khu du lịch thời gian qua
- Phân tích các đánh giá, cảm nhận của du khách trong và ngoài nước về du lịch Gáo Giồng
- Tìm hiểu những ưu nhược điểm bên trong hoạt động kinh doanh du lịch và các mối đe dọa bên ngoài tác động lên hoạt động của công ty đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần vào việc xây dựng chiến lược marketing thu hút du khách
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, ấp 6, huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp, tác giả tập trung nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh du lịch, phân tích những thuận lợi-khó khăn từ môi trường kinh doanh du lịch Đồng thời rút ra những phương thức thu hút du khách trong và ngoài nước
Thời gian: từ ngày 02/03/2009 đến ngày 16/05/2009
Giới hạn đề tài: Do thời gian nghiên cứu ngắn và điều kiện thực tập có hạnnên
đề tài có thể có những thiếu sót nhất định Tuy nhiên tác giả đã rất cố gắng nghiên cứu
và đưa ra chiến lược trên nhiều tài liệu khoa học, kinh nghiệm thực tế tại địa phương
và quá trình tham khảo ý kiến của nhiều người có kinh nghiệm tại nơi quản lý khu du lịch Gáo Giồng
1.4.Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương với nội dung cụ thể là: Chương I nêu lên sự cần thiết của
đề tài, địa điểm thực hiện đề tài,các mục đích nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu.Chương II giới thiệu tổng quan về các điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực nghiên cứu, tổng quan về các tài liệu có liên quan cũng như các tài liệu trước đây có nghiên cứu về du lịch Gáo Giồng và tình hình phát triển du lịch và đầu tư tại khu du lịch Gáo Giồng trong thời gian qua Chương III trình bày một số lý thuyết,
Trang 15khái niệm cơ bản về du lịch, marketing du lịch cũng như vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị chiến lược
và các phương pháp phân tích để đưa ra kết quả chính xác Chương IV phân tích tổng quan du lịch sinh thái Việt Nam du và lịch sinh thái Gáo Giồng cũng như các hoạt động kinh doanh, cảm nhận của du khách về du lịch Gáo Giồng, đánh giá thực trạng của chiến lược thu hút du khách tại khu du lịch thời gian qua, phân tích ma trận SWOT của du lịch Gáo Giồng đồng thời đề xuất các giải pháp phục vụ cho việc xây dựng chiến lược marketing thu hút du khách Chương V nêu tóm tắt kết quả đã đạt được của
đề tài trong quá trình nghiên cứu đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm giúp hoạt động của khu du lịch ngày càng đi vào ổn định và hiệu quả hơn
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1.Điều kiện tự nhiên
2.1.1.Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc giáp Campuchia, phía nam giáp Vĩnh Long, phía tây giáp An Giang và Cần Thơ, phía đông giáp Long An và Tiền Giang
Tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, chằng chịt nhiều ao hồ lớn Sông chính
là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống sông gạch dọc ngang Đường liên tỉnh giao lưu với trên 300 km đường bộ và một mạng lưới sông gạch thông thương
Ngành du lịch Đồng Tháp đã có những chuyển biến tích cực Năm 2000, lượng
du khách đến chỉ khoảng 68.800 lượt, đến năm 2005 đạt 615.000 lượt Riêng khách quốc tế ước khoảng 9.500 lượt tăng 2.954 lượt so với 2004 Lượng khách nội địa tham quan các khu du lịch vào các dịp lễ hội tăng lên khoảng 480.000 lượt, tăng 18,23%so với năm 2004 Thị trường du lịch bắt đầu được mở rộng, sản phẩm du lịch bắt đầu có chuyển biến, kết cấu hạ tầng du lịch có bước cải thiện đáng kể
Hiện nay, ngành du lịch được UBND tỉnh Đồng Tháp đánh giá là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng Đồng Tháp quyết định phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa – lịch sử, cảnh quan môi trường và dựa trên cơ sở khai thác triệt để tài nguyên sẵn
có Sản phẩm du lịch phải đáp ứng nhu cầu thị trường khách du lịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất Phát triển du lịch được xác định là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp và của từng người dân
Trang 172.1.2.Sự hình thành và phát triển của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm TP Cao Lãnh khoảng 17
Với mục tiêu tạo rừng phòng hộ, giữ môi trường sinh thái phát triển và sản xuất, khai thác, tái sinh cây tràm (do nơi đây trồng lúa có hiệu quả không cao) huyện đã đầu
tư đào 70 km kênh phân lô và 20 km khép kín bờ bao cao hơn 1.650 ha tràm được phân thành 4 khu bảo vệ, tạo lá phổi cho vùng Đồng Tháp Mười, dần dần tạo môi trường thích nghi cho nhiều loài động vật kéo nhau về định cư và phát triển Hiện nay, diện tích rừng tràm là 1.657 ha , trong đó sân chim rộng 40 ha với trên 15 loài chim sinh sống như: Cồng cộc, Diệc mốc, Diệc lửa, Vạc, Nhan điển, Cò mõ vàng, Cò ngà,
Cò đỏ, Cò trâu, Trích nước, Le le, Vịt trời, Bìm bịp,…điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho
du lịch phát triển
Hình 2.1 Hình Ảnh Rừng Tràm tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng
Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng
Để chuẩn bị cho hoạt động du lịch phát triển tại đây, huyện đã đầu tư nâng cấp
Trang 18có thể để dàng đến khu du lịch sinh thái Gáo Giồng từ trung tâm TP Cao Lãnh du khách mất khoảng 1 tiếng đồng hồ đã đến được khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, với khoảng cách gần 20 km đường bộ Toàn bộ mặt đường đất giờ đã được thay thế bằng đoạn đường lót đan, một mặt nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch, một mặt góp phần cải tạo việc đi lại cho người dân địa phương Nếu du khách có nhu cầu thưởng ngoạn vùng sông nước hãy liên hệ với khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, du khách sẽ được đưa đón bằng tàu mới thấy hết nếp sinh hoạt của người dân nơi đây Khu du lịch sinh thái được thành lập dựa trên nguồn góp vốn của hai đơn vị chủ quản là Công đoàn khối Đảng và
ban quản lý rừng tràm
Hình 2.2 Sơ Đồ Lộ Trình và Luồng Lạch Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng
Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng
Trang 192.1.3 Quản lý tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Về mặt quản lý tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng theo mô hình trực tuyến Người có thẩm quyền cao nhất của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng là Hội đồng thành viên mà đại diện là Ban quản lý rừng tràm Nhưng trực tuyến chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tại đây là Phó giám đốc đơn vị, đây là người trực tiếp điều hành tất cả các bộ phận khác của đơn vị và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên Mỗi bộ phận mình góp phần xây dựng sản phẩm du lịch hoàn chỉnh Tuy nhiên, hoạt động theo mô hình này đòi hỏi rất cao về khả năng quản lý của người điều hành Khu du lịch, nhất là khả năng chuyên môn trong lĩnh vực du lịch
Điểm đáng lưu ý đây là công ty TNHH Dịch vụ và Du Lịch Gáo Giồng không
có bộ phận lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất là giám đốc Giám đốc vừa có quyền lãnh đạo trực tiếp vừa là người chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp Đơn
vị lãnh đạo tại đây là cả một hội đồng thành viên, không có cá nhân nào trực tiếp chỉ đạo các hoạt động đồng thời có trách nhiệm trực tiếp cho hoạt động đơn vị Đây là điểm cần lưu tâm cho sự việc tổ chức nhân sự tại khu lịch Gáo Giồng
Hình 2.3 Sơ Đồ Tình Hình Nhân Sự tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng
Chủ Tịch HĐTV
Giám Đốc
PGĐ
HC-QT
PGĐ TC-KD
Trang 20Nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng gồm 24 người:
1 Nhân viên tài chính-kế toán
2.2.Thực trạng hoạt động của khu du lịch với các loại hình du lịch sinh thái
Khi du khách đến với khu du lịch sinh thái Gáo Giồng quý du khách sẽ được thưởng thức các cảnh quan của rừng tràm và được cung cấp các dịch vụ du lịch của công ty TNHH du lịch và dịch vụ Gáo Giồng
Cũng như các khu du lịch sinh thái khác, khi đến khu du lịch sinh thái Gáo Giồng du khách phải mua phần vé vào cổng với giá vé 10.000đ/ 1 lượt khách, trong phần vé tham quan này du khách sẽ được hưởng một số dịch vụ như:
Được mời vào hội trường của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng xem một đoạn phim ngắn về Đồng Tháp Mười Đoạn phim là một phóng sự ngắn về thiên nhiên động vật và thực vật của rừ ng tràm, về con người của vùng sông nước, về các món ăn đặc sản của vùng Đồng Tháp Đoạn phim ngắn sẽ giới thiệu sơ lược với du khách về Đồng Tháp Mười và còn là một thông điệp của những người làm du lịch nơi đây gởi đến mọi người hãy tích cực bảo vệ môi trường rừng xanh sạch thông thoáng nơi đây, là bảo vệ
lá phổi cho khu vực chúng ta
Du khách được dùng trà sen, một đặc sản rất riêng của vùng Đồng Tháp Nhắc đến Đồng Tháp thì hoa sen luôn gắn liền
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Nếu Việt Nam gắn liền với tên Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, thì khu vực Đồng Tháp Mười được gắn liền với hình ảnh của hoa sen, một loài hoa mang đậm bản chất của người dân quê Việt Nam cần cù, chân chất sống gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Tiếp theo những hình ảnh Đồng Tháp Mười của đoạn phim ngắn, du
Trang 21khách được thư thái vừa xem vừa nhấm nháp những ngụm trà sen, rất thơm và đậm chất của một vùng quê dân dã Một ngụm trà mời khách cũng là nét văn hóa trong cách
cư xử của người dân Nam bộ
Ngoài ra du khách còn được phục vụ hạt sen sấy khô một đặc sản rất riêng của vùng Đồng Tháp Từng hạt sen được lấy ra từ những gương sen đã già đen nhánh được luộc chín, sau đó rang lên cho vàng đều hạt, lúc này lớp vỏ ngoài của hạt sen đã bong
ra để hở phần thịt bên trong trắng ngần thơm phức Vị béo của hạt sen cộng với một chút đắng của nhụy sen và hương thơm tỏa ra từ tách trà sen thật khó mà so sánh được với các cao lương mỹ vị chốn sang cả Ngày nay các sản phẩm của sen còn được sự quan tâm của chính phủ được giới thiệu với bạn bè các nước trên thế gíơi
Du khách sẽ được hướng dẫn viên của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng hướng dẫn du khách đến đài quan sát, để tìm hiểu về động thực vật của rừng tràm Gáo Giồng Đài quan sát được xây đựng với độ cao 18 mét, đứng trên đài quan sát du khách sẽ có cái nhìn toàn cảnh về rừng tràm bạt ngàn khoảng 1.700 ha, trong đó có khu vực sân chim là nơi mà du khách sẽ đến thật gần cận cảnh để quan sát lối sống tự nhiên của các loài chim nơi đây Từ đài quan sát du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh từng đàn chim, cò rủ nhau về buổi sáng chiều trong ngày, một hình ảnh cánh cò đi vào thơ ca Việt Nam
Ngoài ra du khách còn được tự do tham quan, nghĩ ngơi, nằm trên những chiếc võng được mắc trên những sàn nhà tranh được xây dựng trên các ao sen Du khách được thưởng thức một không khí khoáng đãng của vùng quê sông nước Một bức tranh phong cảnh mang đậm tính Nam bộ được xây dựng, tái tạo nơi đây
Tất cả các khu vực phục vụ trên cho khách được xây dựng tràm của chính rừng tràm khai thác từ cột, bàn, ghế, đến các bật thang lót sàn đều được xây dựng bằng tràm Để bảo đảm tính đồng nhất trong thiết kế, tính giản dị bình thường nhưng cũng rất riêng của rừng tràm Gáo Giồng
Trong phần phí tham quan trên còn bao gồm cả dịch vụ câu cá
2.2.1 Dịch vụ câu cá
Dịch vụ câu cá là một trong những dịch vụ thu hút nhiều du khách sử dụng tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng Đặc điểm của dịch vụ được mô tả như sau:
Trang 22Dịch vụ câu cá không có doanh thu riêng, hoạt động gắn liền với vé tham quan vào cổng Để phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, nơi đây sẽ cung cấp cần câu
và mồi câu Cần câu ở đây được làm từ cành trúc khô vừa gọn, vừa nhẹ Mồi câu được
sử dụng chủ yếu từ tép rong ( loại tép nhỏ) rất dễ mốc vào lưỡi câu Tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên để tạo nên những sản phẩm du lịch sinh thái là thế mạnh của dịch
vụ tại đây
Khu vực câu cá được bố trí xung quanh khu vực hội trường và khu vực ăn để tiện việc đi lại trong lúc câu cá của du khách Khu vực câu cũng bao gồm cả khu vực nằm võng để du khách có thể thư thả câu cá , trò chuyện với bạn bè và người thân Ao câu cá là ao tự nhiên được thông với đồng ruộng mênh mông bên ngoài, nên cá trong
Thực đơn trên sẽ được phục vụ tùy theo mùa mà nhà hàng có từng món ăn riêng biệt có trong thực đơn Trong điều kiện cho phép nhà hàng còn có thể chế biến các món ăn khách gọi trên cơ sở nguyên vật liệu trên để chế biến các món ăn khách yêu cầu không có thực đơn
Mùa đa dạng các món ăn là mùa nước nổi, với sản lượng cá dồi dào và tươi ngon du khách chắc chắn sẽ hài lòng khi thưở thức các món ăn vùng sông nước Vào thời điểm hiện nay nhà hàng chủ yếu chỉ phục vụ các món ăn từ cá lóc, cá trê, cá rô, chả cá thác lác, lươn, ốc lác, rắn Vi Voi, chuột đồng
Trang 23Hình 2.4 Món Ăn Đặc Sản tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng
Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng
Trong đó, phải kể đến món cá lóc nướng trui cuốn lá sen non là món ăn đặc sản
nơi đây, vì cá được chế biến là cá tự nhiên thịt vừa thơm vừa chắc Cá lóc tự nhiên
nướng trên lửa than sẽ có mùi vị rất đậm đà, dân dã, khi cá vàng đều sẽ được mang ra
nóng hổi với dĩa lá sen non và một ít rau sống Thịt cá lóc còn nóng trắng ngần với
một ít rau sống cuộn bên ngoài lá sen non chấm với chén nước mắm me vừa chua, vừa
béo, vừa thơm cộng với vị đắng của lá sen thật khó có một loại thực phẩm nào so sánh
được Rau sống phục vụ cho món ăn này cũng thay đổi theo mùa khi thì ít rau Thơm,
Quế, Vấp cá hay một ít rau Sao nhái, mỗi mùa, mỗi vị giúp cho món ăn thêm phong
phú và đi vào ẩm thực dân gian
2.2.3 Dịch vụ xuồng
Khi đến với vùng Đồng Tháp mà không tìm thấy cảm giác chòng chành của
cuộc thưởng ngoạn bằng xuồng quả là một thiếu sót lớn Vì vậy khu du lịch sinh thái
Gáo Giồng sẽ cung cấp cho du khách một dịch vụ rất độc đáo đó là dịch vụ xuồng Để
tham gia dịch vụ trên du khách sẽ được sự hướng dẫn từ đầu của bộ phận lễ tân để mua
vé cho dịch vụ xuồng, giá mỗi vé là 8.000đ/lượt khách Các nữ nhân viên của Khu du
lịch sinh thái sẽ đưa khách xuống xuồng tại bến xuồng để xuất phát cuộc thưởng ngoạn
rừng tràm Du khách sẽ xuôi dòng kênh đào xuyên qua từng vạc rừng tràm để tiến dần
đến sân chim Vừa đi xuồng vừa tự do ngắm nhìn những vạc rừng tràm vừa âm u vừa
Trang 24xanh mát, vừa lắng nghe cái êm ả của không khí thiên nhiên có đôi lúc du khách còn lắng nghe thấy tiếng của những loài chim sinh sống tại đây cất tiếng gọi bầy
Hình 2.5 Du Khách Nước Ngoài với Dịch Vụ Xuồng Tại Gáo Giồng
Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng Thật độc đáo, đến với Gáo Giồng du khách như sống với thiên nhiên cây cỏ xa hẳn những ồn ào nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại bận rộn mang lại Con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy mình như nhỏ bé trước cái rộng lớn mênh mông của trời, của đất Bên cạnh đó là sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên đó là con người nơi đây, những người con gái dịu dàng nhỏ nhắn trong chiếc áo Bà ba Du khách được đưa đến sân chim, nơi tập trung nhiều loài chim cò của khu vực như Cò, Diệc, Cồng cộc…Tất
cả cuộc sông sinh sôi của thiên nhiên nơi hiện nay rất gần với con người chúng ta Thời gian đi và về của một chiến đi xuồng là khoảng 1-1.5 giờ đồng hồ
Dịch vụ xuồng cũng là dịch vụ chiếm số đông lượng khách sử dụng khi đến khu
du lịch Du khách đến khu du lịch Gáo Giồng để quan sát về thiên nhiên và con người khu vực Đồng Tháp Mười xưa, mà không tham quan bằng xuồng thì quả là một thiếu sót lớn
Về vấn đề an toàn, dịch vụ xuồng là dịch vụ có liên quan đến an toàn về tính mạng của du khách Mặc dù từ ngày đầu thành lập đến nay chưa có một trường hợp tai nạn nào xảy ra trong qui trình bơi xuồng, nhưng những hướng dẫn về an toàn vẫn luôn
là mối quan tâm của du khách Khi tham gia dịch vụ xuồng thì nhân viên phục vụ phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề hướng dẫn an toàn cho khách
Trang 25Đối với những du khách đến từ các tỉnh ngoài các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long rất thích sử dụng dịch vụ xuồng, cảm giác bồng bềnh trên chiếc xuồng ba lá khó
ca tài tử là 50.000 đồng (thường không giới hạn về mặt thời gian)
Dịch vụ đàn ca tài tử hoạt động chủ yếu dựa vào khả năng hát của nhân viên phục vụ Về khả năng hát của nhân viên đàn ca tài tử tại Khu du lịch Gáo Giồng nhìn chung là còn ở mức trung bình Tuy nhiên, do nhân viên phục vụ đàn ca tài tử chưa từng tham gia vào các khóa huấn luyện nào về chuyên ngành nên khả năng hát còn hạn chế Đây là điều thách thức đối với nhà cung ứng dịch vụ này Vì nếu khâu tuyển dụng nhân viên của khu du lịch chủ yếu là dân địa phương để tăng thêm thu nhập cho họ Trong khi đó, khả năng chuyên môn của họ còn hạn chế Kế đến là sự cạnh tranh của các loại hình dịch vụ đàn ca tài tử của các khu du lịch lân cận
2.2.5 Các dịch vụ phụ khác
Ngoài các dịch vụ chính Khu du lịch Gáo Giồng còn cung cấp cho du khách những loại hình dịch vụ phụ khác nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết khác cho du khách Đó là các loại hình dịch vụ sau:
* Dịch vụ đưa đón khách bằng tàu:
Khi du khách có nhu cầu về phương tiện để đến khu du lịch Gáo Giồng hãy liên
hệ với Khu du lịch, du khách sẽ có những chỉ dẫn để đến khu vực bến tàu của Khu du lịch tại xã Tân Nghĩa thuộc huyện Cao Lãnh để nhân viên Khu du lịch đón khách bằng tàu Hay du khách muốn tìm cảm giác chòng chành của phương tiện đi lại vùng sông nước hay tìm hiểu về những nét sinh hoạt của người dân nơi đây thì hãy liên hệ với
Trang 26khách, chi phí này sẽ thay đổi với lượng khách đông sẽ được giảm giá Tất cả vì sự an toàn của du khách trên tàu của khu du lịch luôn được trang bị đầy đủ các phao an toàn
và phao cứu hộ, sẽ giúp du khách có cảm giác thật sự an tâm khi đến khu du lịch sinh thái
*Quầy hàng lưu niệm:
Hình 2.6 Quầy Hàng Lưu Niệm tại Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng
Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng Mặc dù còn trong những ngày đầu hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhưng khu
du lịch sinh thái Gáo Giồng cũng trang bị cho mình một quầy hàng lưu niệm mang tính chất rất đặt trưng cho rừng tràm Gáo Giồng như:
Những đồ dùng sinh hoạt làm từ gỗ
Nón tai bèo có in logo của Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Mật ong của rừng tràm Gáo Giồng
Gạo huyết rồng (gạo đỏ)
Hạt sen rang
Trang 27CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Cơ sở lý luận
3.1.1 Những khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái (DLST)
“Du lịch sinh thái” là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút
được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau Tổng quát hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên
Một số người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi diễn ra các hoạt động du lịch
Có những ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững
Có thể nói cho đến nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc
độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Tuy nhiên, mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST điều cho rằng DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững
về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết
về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa
Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, đưa du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và nền văn hóa bản địa độc đáo, làm khơi dậy ở du
Trang 28khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương
Khái quát lại, có thể coi DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản:
- Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên và văn hóa bản địa
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan, với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”
Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra, điển hình là: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang
sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời, tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương”
Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên
có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường
Để có sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát triển DLST, tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN,…có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9-9-1999 Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:
Trang 29“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển của DLST ở Việt Nam
Mặc dù khái niệm về DLST còn có những điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiên dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa về DLST đã được Tổ chức Du lịch thế giới tóm tắt lại như sau:
- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là thaam gia tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó
- DLST phải bao gồm những hoạt đông giáo dục và diễn giải về môi trường
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có qui
mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tới môi trường tự nhiên và văn hóa-xã hội
- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tư nhiên bằng cách:
+ Tạo ra những lợi ít về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó
+ Tạo ra các cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương + Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa
Những đặc trưng cơ bản về du kịch sinh thái:
- Những lợi ích cũng như các ảnh hưởng của du lịch sinh thái đối với vấn đề bảo vệ môi trường
- Những đóng góp tiềm tàng của ngành công nghiệp du lịch sinh thái với phát triển bền vững, các tác động xã hội, kinh tế và môi trường, đồng thời với mức độ hiệu quả của các cơ chế pháp lý và các chương trình tự nguyện đối với giám sát và kiểm soát các tác động của du lịch sinh thái
- Mục tiêu chung du lịch sinh thái có thể tạo cơ hội cho phát triển ngành du lịch
Trang 30học của trái đất Nếu được quản lý hợp lý, du lịch sinh thái có thể là một công cụ cung cấp quỹ bảo vệ các khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái và phát triển kinh tế xã hội đối với các cộng đồng dân cư sống trong hoặc gần các địa điểm sinh thái
- Quy hoạch, quản lý, điều hành và giám sát du lịch sinh thái nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài
3.1.2.Khái niệm về phát triển bền vững du lịch sinh thái
Hiện nay thế giới đang đặt ra yêu cầu đảm bảo phát triển du lịch bền vững, vì phát triển du lịch không những nhằm tăng trưởng kinh tế mà phát triển phải dựa vào tính bền vững về hệ sinh thái, kinh tế và xã hội
Phát triển bền vững du lịch sinh thái được định nghĩa theo 2 cách:
“Các hình thức du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành
du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”
“Du lịch sinh thái khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng”
3.1.3.Khái niệm về khách du lịch
Theo tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch là một người đi từ quốc gia này tới quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc là một
việc gì khác Khái niệm này còn áp dụng cho khách du lịch trong nước
Theo khái niệm này khách du lịch được chia thành du khách và khách tham quan
Du khách là khách du lịch lưu trú tại quốc gia trên 24 giờ và ngủ qua đêm ở đó với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm một việc gì khác
Khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ
và không ở lại qua đêm
3.1.4 Các quan điểm chung về phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững mới xuất hiện gần đây vì nó bắt nguồn từ khái niệm phát triển bền vững Nó cũng là hệ quả từ việc lo lắng cho tương lai của các khu vực dễ bị tổn
Trang 31thương trên trái đất, nhất là các khu rừng nhiệt đới (Blangy, 1995) Như vậy thành tố
môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng
Theo Hội đồng du lịch và Lữ hành thế giới, Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng trái đất (1999), du lịch bền vững là một loại hình du lịch đáp ứng các nhu cầu của
du khách và các vùng đón tiếp mà vẫn bảo vệ và cải thiện được các nguồn tài nguyên cho tương lai Du lịch bền vững nhằm quản lý tất cả các nguồn tài nguyên sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn bảo toàn các giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và môi trường sống
Tổ chức du lịch thế giới đã đưa ra 3 tiêu chuẩn đặc trưng của phát triển du lịch bền vững như sau:
- Các nguồn tài nguyên môi trường phải được bảo vệ
- Các cộng đồng địa phương phải được hưởng lợi về mặt thu nhập kinh
tế và chất lượng cuộc sống từ loại hình du lịch này
- Du khách nhận được những kinh nghiệm có chất lượng cao
3.1.5 Các nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững
Du lịch sinh thái là một bộ phận đặc biệt của du lịch bền vững nên trước hết du lịch sinh thái phải tuân thủ 10 nguyên tắc cơ bản của du lịch bền vững mà IUCN (1998) đã đưa ra, đó là:
- Sử dụng tài nguyên một cách bền vững bao gồm cả tài nguyên tự nhiên, xã hội
- Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia
- Hỗ trợ nền kinh tế địa phương
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
- Có sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng
- Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch
Trang 32- Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách
Ngoài 10 nguyên tắc cơ bản trên của du lịch bền vững, do đặc thù là dựa vào hệ
tự nhiên còn hoang sơ, du lịch sinh thái đòi hỏi thêm một số nguyên tắc cơ bản riêng:
Hòa nhập với thiên nhiên: Mục tiêu hàng đầu của du khách đến với hệ tự nhiên
hoang sơ là quan sát, chiêm ngưỡng, nghiên cứu các kỳ thú của giới tự nhiên Du lịch sinh thái lấy bảo tồn là hàng đầu nên du lịch chỉ là thứ yếu hỗ trợ cho bảo tồn Do vậy, trong phát triển du lịch sinh thái phải hạn chế tối đa các can thiệp của con người mà nếu có thì cũng chỉ ở mức độ cho phép và không làm ảnh hưởng đến sự thưởng ngoạn của du khách
Nhỏ là đẹp: Du lịch sinh thái không đòi hỏi qúa đông du khách và phương tiện
do vậy cần xác định đúng khả năng tải sinh thái và có biện pháp điều tiết khách phù hợp như chia khách thành nhóm nhỏ, xen kẽ các kỳ đón khách với các kỳ đóng cửa hoàn toàn để tái thiết trật tự của đời sống hoang dã Các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ trong điểm du lịch phải đơn giản, ít tốn kém nhưng cũng phải tiện nghi
Trách nhiệm của du lịch sinh thái là phải bảo tồn hệ tự nhiên: Bảo tồn quan trọng hơn doanh thu du lịch nên một phần thích đáng thu nhập từ du lịch phải được sử dụng trực tiếp cho hoạt động bảo tồn tự nhiên do vậy du khách thường phải trả phí cao
và có xu hướng đóng góp thêm cho bảo tồn
Trách nhiệm của du lịch sinh thái là đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp cho bảo tồn: Phúc lợi được sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ giáo dục, y tế… Phúc lợi này phải xứng đáng để thuyết phục cộng đồng địa phương rằng bảo vệ thiên nhiên cho du lịch sinh thái có lợi hơn là khai thác, phá huỷ nó
Các nguyên tắc du lịch bền vững và các nguyên tắc đặc thù của du lịch sinh thái khiến cho phát triển du lịch sinh thái là một lĩnh vực khó khăn và tốn kém Điều này cùng với nhu cầu cao của du khách đã biến du lịch sinh thái thành loại du lịch trí thức nên loại hình du lịch này cũng kén du khách và thu hút một luồng khách riêng Chính
vì vậy, muốn thu hút được loại du khách này thì phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải hết sức chuyên nghiệp
Trang 333.1.6.Khái niệm marketing và marketing du lịch
Khái niệm marketing: Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm
có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá
trị giữa các bên
Khái niệm Marketing – mix:
Marketing-mix: Là tập hợp các công cụ marketing mà Công Ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn Các công cụ marketing được pha trộn
và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi tên thị trường
Miêu tả những quyết định sẽ triển khai đối với từng P (P1: sản phẩm, P2: giá, P3: phân phối, P4: xúc tiến)
Marketing- mix
Thị trường mục tiêu
Trang 34Hoạch định marketing:
Hoạch định marketing là phân tích những sự việc phát sinh trong quá khứ để xác định những điều cần làm trong hiện tại và tương lai Kế hoạch là một hệ thống quan trọng giúp công ty điều khiển tương lai của mình Nhằm phát triển và duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của công ty và bên kia
là các cơ may tiếp thị đầy biến động
Kế hoạch Marketing sẽ trình bày:
+ Những gì mà công ty hy vọng sẽ đạt được;
+ Những cách thức để đạt được chúng
+ Khi nào có thể đạt được
Kế hoạch Marketing trong kinh doanh vạch ra phương hướng toàn diện cho công ty thông qua việc:
+ Cụ thể hóa những sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất;
+ Những thị trường mà công ty hướng tới
+ Hình thành những mục tiêu cần đạt tới cho từng sản phẩm
Là một tiến trình nghiên cứu, phân tích:
-Những nhu cầu của khách hàng
Trang 35Khái niệm về môi trường marketing: Là tập hợp những chủ thể tích cực và những
lực lượng hoạt động ở bên ngoài và có ảnh hưởng khả năng chỉ đạo bộ phận Marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với du khách mục tiêu
Các yếu tố tạo nên môi trường Marketing:
Môi trường vi mô: Là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân địa
phương và những khả năng phục vụ du khách của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp
Môi trường vĩ mô: Là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn và
có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường vi mô, như các yếu tố về nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, chính trị và văn hóa
Hình 3.2 Môi Trường Marketing Trong Du Lịch
Nguồn tin: Võ Bá Đức, trường NghiệpVụ Du Lịch Sài Gòn, Bài giảng Marketing du
Hệ thống Marketing
Các tổ chức hỗ trợ
Khách
Nhà cung ứng
Kênh phân phối
Nhân khẩu – dân số học
Trang 36Ngày nay các địa phương đang tăng cường cạnh tranh với nhau để thu hút tăng thị phần của mình về du khách, doanh nhân và đầu tư Công tác tiếp thị địa phương đã chiếm vai trò kinh tế chủ đạo và trong một số trường hợp đã trở thành động lực chính tạo ngân sách cho địa phương
Đã từ lâu công tác phát triển kinh tế đã trở thành ưu tiên cho các địa phương, tỉnh thành, khu vực và quốc gia Chỉ trong thập niên vừa qua, đã có một số địa phương chuyển từ quan điểm hẹp về phát triển kinh tế sang các chiến lược rộng về thu hút các doanh nghiệp mới, phát triển doanh nghiệp hiện có, tăng cường thương mại quốc tế, phát triển du lịch và hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài Các địa phương đã thay đổi các phong trào phát động kinh tế ngắn hạn sang các chiến lược tiếp thị cao cấp nhắm đến xây dựng các thị trường tiếp thị cạnh tranh, tập trung vào các tầng lớp khách hàng cụ thể và định vị các nguồn lực tiếp thị địa phương cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cụ thể
Xây dựng các chương trình phát triển và tiếp thị đòi hỏi sự hiểu biết tổng quát
về thị trường mục tiêu
3.1.7 Những nguồn lực để phát triển du lịch
Nguồn lực nhân văn: Bao gồm các bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa
Nói cụ thể là hệ thống di tích lịch sử, di tích văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn, thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của các tộc người mang bản sắc dân tộc độc đáo còn lưu trữ được đến ngày nay Tất cả tạo thành một tổng thể vừa mang tính thống nhất, vừa có bản sắc riêng độc đáo – là tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch
Nguồn lực thiên nhiên: Bao gồm vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên: đất,
nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,… Nói cụ thể là sự thuận lợi do vị trí địa lý mang lại như thông thương với các nước dễ dàng, có đường biển, đường bộ, đường hàng không: là trung tâm của những vùng kinh tế phát triển năng động trên thế giới
Tiềm năng thiên nhiên còn là thảm thực vật phong phú, hệ động vật đa dạng, là những triền đồi, dãy núi, hang động, danh lam, thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng, những bãi biển, vịnh biển, đảo biển, những vùng khí hậu tốt, những dòng sông, thác, suối khoáng,…
Trang 37Dân cư và lao động: Đây là một nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung
cấp lao động cho ngành du lịch, là thị trường tiêu thụ sản phẩm du lịch Đây là nhân tố con người, có tính quyết định đến thành bại của mọi ngành kinh tế, trong đó có kinh tế
du lịch
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và thiết bị hạ tầng:
Đây là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch Cơ
sở vật chất - kỹ thuật và thiết bị hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Ngược lại sẽ gây nên khó khăn, làm chậm bước phát triển
Cơ sở vật chất - kỹ thuật và thiết bị hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải: đường bộ, biển, đường hàng không, với các thiết bị sân bay, bến cảng, tàu hỏa,… Hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi, giải trí Hệ thống cung cấp điện, nước Hệ thống thông tin liên lạc: điện thoại, fax, internet,… Trong kinh doanh du lịch, khác với các ngành nghề kinh tế khác, ngoài những cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng hiện đại, phải coi trọng và khai thác được những mặt truyền thống Có như vậy mới tạo nên sự độc đáo, đặc sắc để thu hút khách du lịch
Đường lối, chính sách phát triển du lịch: Đây là điều kiện tiên quyết để phát
triển du lịch Bởi lẽ một quốc gia dù giàu có về nguồn lực nhân văn, thiên nhiên, cơ sở vật chất - thiết bị hạ tầng, dân cư lao động nhưng nếu thiếu một đường lối và hệ thống chính sách phát triển du lịch đúng đắn thì du lịch vẫn không thể phát triển mạnh và bền vững
Đường lối, chính sách phát triển du lịch thể hiện ở việc xác định vị trí của ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế - xã hội; phương hướng - mục tiêu chiến lược phát triển du lịch và các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể
Những cơ hội để phát triển du lịch
Những cơ hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học,… cũng là một nguồn lực để phát triển du lịch Bởi lẽ thông qua các cơ hội đó mà du lịch tăng thêm nguồn khách, là điều kiện tuyên truyền, quảng bá du lịch nước mình
Ngoài các nguồn lực chủ yếu trên, mỗi quốc gia còn phải quan tâm đến nguồn lực bên ngoài để tranh thủ nguồn lực của các nước khác Đặc biệt trong xu thế hiện
Trang 38động du lịch bằng con đường hợp tác đầu tư, trao đổi, liên doanh,… ngày càng quan trọng và bức thiết, nhất là đối với những nước có nền du lịch đang ở bước khởi đầu
3.2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Khóa luận được thực hiện thông qua việc thu thập các số liệu thứ cấp tại Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Gáo Giồng cùng với việc thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua thực thiện bảng câu hỏi điều tra, lấy mẫu 213 du
khách trong và ngoài nước tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
- Khóa luận có sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp thu
thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp được sử dụng để trình bày tình hình hoạt động, kinh doanh, cảm nhận của du khách đối với du lịch Gáo
Giồng Các số liệu được xử lý thông qua phần mềm Excel
- Khóa luận có sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích các mặt mạnh, yếu, cơ
hội và đe dọa đối với du lịch Gáo Giồng, từ đó giúp ích cho việc đề xuất các giải pháp
có liên quan đến chiến lược marketing thu hút du khách trong và ngoài nước
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tức tham khảo các thông tin có liên quan
đến du lịch Gáo Giồng thông qua sách, báo, đài, internet…
Trang 39CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Tổng quan du lịch sinh thái Việt Nam và tiềm năng du lịch sinh thái Gáo Giồng
4.1.1 Tổng quan du lịch sinh thái Việt Nam
Với nguồn tài nguyên và cảnh quan phong phú, cộng thêm nền văn hóa đa dạng, Việt Naam có tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những điểm DLST hàng đầu tại châu Á Tuy nhiên, DLST ở Việt Nam cũng giống như ở nhiều nước khác vẫn còn là một khái niệm thường chưa được hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, điều đó gây tác động tiêu cực đến môi trường và người dân địa phương làm thất vọng du khách DLST là một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của ngành du lịch Việt nam hiện nay DLST dường như là một hình thái du lịch đầu tiên nhằm vào các vấn đề bền vững trong du lịch, và có ảnh hưởng lớn trong việc xanh hóa ngành du lịch, thông qua nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phúc lợi cộng đồng địa phương đối với sự thành công của ngành du lịch
DLST là một thị trường du lịch mới tại Việt Nam Hiện nay, hầu hết các chương trình du lịch đến với vùng thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam mới chỉ ở tình trạng đại trà hoặc du lịch thiên nhiên, ít mang tính bền vững, gây thiệt hại đối với môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương
Thị trường du lịch trong nước của Việt Nam cả trước kia cũng như hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch trong nước, đóng góp cho sự phát triển ngày càng nhanh của ngành Du lịch và tạo ra các dịch vụ thu hút khách trong và ngoài nước Dự kiến khách du lịch trong nước sẽ tăng khoảng gấp đôi trong vòng 5 năm tới Đây là tốc độ tăng trưởng rất nhanh và thường theo định hướng nhu
Trang 40cầu, không có thời gian thích hợp để nâng cao nhận thức và thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế
Mặc dù chính phủ đã có một số nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề này, du lịch Việt Nam vẫn chưa được các ngành hiểu một cách đúng đắn Trình độ nhận thức
về môi trường hiện nay của công chúng ở Việt Nam còn thấp Điều đó dẫn đến các hành vi thiếu trách nhiệm của rất nhiều du khách trong nước khi đến tham các địa điểm du lịch thiên nhiên
Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng trong việc phát triển
du lịch một cách bền vững hơn, sử dụng hình thức du lịch để tăng cường bảo tồn thiên nhiên và mang lợi ích cho người dân địa phương
Kể từ khi nhà nước Việt Nam có chủ trương đổi mới, mở cửa và hội nhập với thế giới, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc Tốc độ phát triển về khách du lịch và doanh thu hàng năm tăng bình quân 20% và góp phần có ý nghĩa quan trọng vào tổng thu nhập GDP của cả nước Trong bối cảnh đó, Nhà nước
đã xác định phải đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của chủ trương này Tuy vậy, hiện trạng vẫn còn nhiều mặt khuyết nhược và tồn tại…Sự phát triển của ngành vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch dồi dào và phong phú của đất nước, ta vẫn còn chưa bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đã có xu hướng phát triển; khả năng quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập…Hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch phát triển cùng với sự gia tăng của tính cạnh tranh và yêu cầu hợp tác
Theo báo cáo thường kì kết quả hoạt động của ngành du lịch quí I năm 2008 và một kế hoạch hoạt động năm 2008, khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2008, ướt đạt 1.285.954 lượt, tăng 15,7% so với cùng kỳ 2007
Kế hoạch hoạt động của ngành Du lịch năm 2008 bao gồm các hoạt động cụ thể: Tiếp tục triển khai kế hoạch chuẩn tổ chức diễn đàn Du lịch ASEAN- ATF 2009
và Travex tại Việt Nam
Đến thời điểm hiện tại, các tiểu ban phục cho ATF đã được hình thành và triển khai công việc Hoàn thiện các ấn phẩm, website giới thiệu ATF 2009 và công tác hậu cần cho ATF Tham gia các hội chợ: Hội chợ Du Lịch quốc tế JATA, Nhật Bản vào