1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chiến lược marketing – mix cho hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên

105 551 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Xây dựng chiến lược marketing – mix cho hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đã bốn năm trôi qua từ khi tôi bước chân vào giảng đường đại học Hôm nay, tôi thật sự xúc động khi viết trang giấy này Thời sinh viên thật tươi đẹp dưới mái trường mến yêu, nơi tôi đã tích lũy biết bao kiến thức và sẽ là hành trang để tôi vững bước vào đời

Xin gởi lời chia sẻ của tôi đến với tất cả mọi người bằng tấm lòng chân thành Trước hết, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, đã sinh ra và nuôi dạy con đến ngày hôm nay

Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến tất cả Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP HCM, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã dạy dỗ

em suốt bốn năm qua

Em xin gởi lời cảm ơn Thầy ThS Trần Đình Lý Thầy đã tận tình hướng dẫn

em vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp

Con xin cảm ơn các cô, chú trong Ban lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Tiên và ban giám đốc trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường đã giúp đỡ tận tình trong thời gian thực tập tại Vườn

Sau cùng là lời chúc tốt lành của tôi gởi đến các bạn sinh viên lớp DL07, những người bạn đã cùng tôi học tập và có thật nhiều kỉ niệm đẹp trong những năm qua Chúc các bạn thành công, và không ngừng đi lên trong cuộc sống

TP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2011

Người viết Đinh Thị Yến Ly

Trang 3

Với việc xem xét điều kiện tự nhiên, những tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên để đưa ra chiến lược, và một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện sản phẩm du lịch tại đây và thu hút du khách đến với Vườn quốc gia

Sau thời gian nghiên cứu, khóa luận đã thực hiện được một số nội dung cơ bản sau:

- Nêu ra được những thuận lợi của Vườn quốc gia Cát Tiên về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên,…để trở thành một địa điểm du lịch sinh thái

có tiềm năng phát triển cao

- Đánh giá sơ bộ cảm nhận của du khách về du lịch sinh thái tại Cát Tiên thông qua cuộc điều tra 257 du khách tại khu du lịch

- Phân tích các mặt mạnh, yếu cũng như thuận lợi, thách thức đối với du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên

- Đề ra một số giải pháp có thể áp dụng thực tế để thu hút ngày càng nhiều du khách đến với VQG Cát Tiên

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

NỘI DUNG TÓM TẮT iii

MỤC LỤC Error! Bookmark not defined DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 4

2.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 4

2.1.1 Các khái niệm 4

2.1.1.1 Khái niệm du lịch 4

2.1.1.2 Khái niệm khách du lịch 4

2.1.2 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững 5

2.1.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái 5

2.1.2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái 6

2.1.2.3 Phát triển bền vững 6

2.1.2.4 Du lịch sinh thái và du lịch bền vững 8

2.1.3 Tổng quan về du lịch sinh thái tại Việt Nam hiện nay 10

Trang 5

2.2 Cơ sở lý luận về marketing 12

2.2.1 Các khái niệm 12

2.2.1.1 Khái niệm marketing 12

2.2.1.2 Khái niệm marketing – mix 13

2.2.1.3 Quản trị marketing 14

2.2.1.4 Hoạch định chiến lược 15

2.2.2 Marketing du lịch 15

2.2.3 Sự hình thành sản phẩm trong ngành du lịch 17

2.2.3.1 Khái niệm sản phẩm du lịch 17

2.2.3.2 Đặc tính của sản phẩm du lịch 17

2.2.3.3 Thành phần sản phẩm du lịch 18

2.2.3.4 Chiến lược chu kỳ sống của sản phẩm 18

2.2.4 Vai trò của giá trong du lịch 19

2.2.5 Chiến lược phân phối sản phẩm du lịch 20

2.2.6 Hoạch định chiến lược chiêu thị, cổ động 22

2.3 Tổng quan Vườn Quốc Gia Cát Tiên và trung tâm DLST & BVMT 23

2.3.1 Vườn Quốc Gia Cát Tiên 23

2.3.1.1 Giới thiệu chung 23

2.3.1.2 Lịch sử hình thành 24

2.3.1.3 Nhiệm vụ, chức năng 24

2.3.1.4 Cơ cấu tổ chức 24

2.3.1.5 Điều kiện tự nhiên 25

2.3.2 Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường 26

Trang 6

2.3.2.1 Giới thiệu chung 26

2.3.2.2 Mục tiêu thành lập 26

2.3.2.3 Nhiệm vụ, chức năng 27

2.3.2.4 Cơ cấu tổ chức 27

2.3.2.5 Nguồn nhân lực 28

2.4 Tài nguyên du lịch tại VQG Cát Tiên 28

2.4.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên 28

2.4.1.1 Hệ thực vật 28

2.4.1.2 Hệ động vật 28

2.4.1.3 Sinh cảnh 29

2.4.1.4 Cảnh quan thiên nhiên 30

2.4.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 30

2.5 Tổng quan về hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên 30

2.5.1 Các sản phẩm du lịch hiện có 30

2.5.1.1 Các hoạt động chính 30

2.5.1.2 Các tour hiện có 31

2.5.2 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái 33

2.5.2.1 Cơ sở lưu trú 33

2.5.2.2 Phương tiện vận chuyển phục vụ tour 333

2.5.2.3 Cơ sở phục vụ ăn uống 333

2.5.2.4 Các dịch vụ khác 344

2.5.3 Quy trình tiếp đón du khách 355

Trang 7

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 377

3.1 Nội dung nghiên cứu 377

3.2 Phương pháp nghiên cứu 388

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 388

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 388

3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa 388

3.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học 399

3.2.5 Phương pháp phân tích ma trận SWOT 39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 40

4.1 Phân tích kết quả kinh doanh DLST tại VQG Cát Tiên từ 2005 – 2010 40

4.2 Đánh giá cảm nhận của du khách đối với DLST tại VQG Cát Tiên 433

4.2.1 Đặc điểm du khách tại VQG Cát Tiên 433

4.2.1.1 Cơ cấu du khách theo mục đích chuyến đi 455

4.2.1.2 Cơ cấu du khách theo phương tiện vận chuyển 466

4.2.2 Đánh giá của du khách về hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên 466

4.2.2.1 Đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch tại VQG Cát Tiên 466

4.2.2.2 Đánh giá của du khách về giá cả dịch vụ tại VQG Cát Tiên 50

4.2.2.3 Đánh giá của du khách về các kênh phân phối sản phẩm của

VQG Cát Tiên 511

4.2.2.4 Đánh giá của du khách về hoạt động truyền thông du lịch của

VQG Cát Tiên 522

4.2.2.5 Khả năng thu hút du khách trở lại của VQG Cát Tiên 533

4.3 Đối thủ cạnh tranh 566

Trang 8

4.3 Trong tỉnh 577

4.3.1 Khu du lịch Thác Mai – Bàu nước sôi 577

4.3.2 Ngoài tỉnh 577

4.3.2.1 Khu du lịch Madagui 577

4.3.2.2 Khu du lịch Đambri 599

4.4 Xây dựng chiến lược marketing – mix cho DLST tại VQG Cát Tiên 599

4.4.1 Bảng phân tích SWOT 599

4.4.2 Xây dựng chiến lược marketing – mix 633

4.4.2.1 Phân khúc thị trường mục tiêu 633

4.4.2.2 Thông điệp định vị 644

4.4.2.3 Chiến lược sản phẩm 644

4.4.2.4 Chiến lược giá 70

4.4.2.5 Chiến lược phân phối 72

4.4.2.6 Chiến lược chiêu thị cổ động 73

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

5.1 Kết luận 766

5.2 Kiến nghị 777

5.2.1 Đối với ngành du lịch Đồng Nai và Ban giám đốc VQG Cát Tiên 777

5.2.2 Đối với quản lý Nhà Nước 788

TÀI LIỆU THAM KHẢO………79

PHỤ LỤC 82

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific

Economic Corporation) ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast

ESCAP Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương

(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for

Conservation of Nature)

IUOTO Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức ( International

Union of Official Travel Oragnization)

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PATA Hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương ( Pacific Area Travel

Association )

PR Quan hệ công chúng ( Public Relations)

SWOT Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội- Đe dọa (Strengths- Weaknesses-

Opportunities- Threats )

Trang 10

UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hiệp quốc (United

Nations Educational Scientific and Cultural Organization) WTO Tổ chức thương mại Thế Giới ( World Trade Organization ) WWF Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (World Wide Fund For Nature)

VNPPA Hiệp hội vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam

(VietNam National Parks and Protected Area Association)

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các chiến lƣợc phân phối 21

Bảng 4.1: Thống kê lƣợt khách du lịch đến VQG Cát Tiên từ 2005 - 2010 40

Bảng 4.2: Doanh thu từ DLST tại VQG Cát Tiên từ 2005 đến 2010 411

Bảng 4.3: Bảng giá một số dịch vụ tại VQG Cát Tiên và KDL Madagui 70

Bảng 4.4: Bảng thống kê du khách tại VQG Cát Tiên từ 2005 đến 2010 71

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Sơ đồ biểu hiện khái niệm phát triển bền vững 7

Hình 2.2: Sơ đồ thể hiện khái niệm marketing 12

Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện khái niệm marketing – mix 13

Hình 2.4: Quá trình quản trị marketing 14

Hình 2.5: Sơ đồ thể hiện chu kỳ sống của sản phẩm 19

Hình 2.6: Bản đồ hành chính VQG Cát Tiên 23

Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức VQG Cát Tiên 25

Hình 2.8: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm DLST và BVMT 27

Hình 3.1: Sơ đồ thể hiện nội dung và phương pháp thực hiện đề tài 399

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện lượng du khách đến VQG Cát Tiên từ 2005 – 2010 40

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu từ DLST tại VQG Cát Tiên 422

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu du khách tại VQG Cát Tiên theo quốc tịch 433

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu du khách tại VQG Cát Tiên theo độ tuổi 444

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ du khách đến VQG Cát Tiên theo mục đích 455

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ du khách tại VQG Cát Tiên theo thời gian lưu trú 455

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ du khách tại VQG theo phương tiện vận chuyển 466

Hình 4.8: Biểu đồ đánh giá sự hài lòng của du khách về hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên 477

Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về các hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên 477

Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về vệ sinh môi trường, an ninh, thẩm mỹ tại VQG Cát Tiên 488

Trang 13

Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện đánh giá của du khách về phong cách phục vụ tại

VQG Cát Tiên 499

Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện đánh giá của du khách về giá cả dịch vụ tại VQG CT 50

Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ du khách theo hình thức du lịch 511

Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ du khách theo các kênh thông tin 522

Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện sự thỏa mãn của du khách đối với chuyến đi 533

Hình 4.16: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ du khách theo số lần đến 544

Hình 4.17: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ du khách sẽ trở lại và sẵn sàng giới thiệu với người khác về du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên 555

Hình 4.18: Biểu đồ thể hiện những mặt cần khắc phục tại VQG Cát Tiên 566

Trang 14

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Đặt vấn đề

Bước vào giai đoạn đầu của thiên niên kỷ mới, du lịch được xem là “ngành công nghiệp không khói” và đang từng bước khẳng định mình Khi đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng Điều này đồng nghĩa với sự tăng trưởng của ngành du lịch thế giới trong tương lai Tuy nhiên, sự phát triển du lịch cũng mang lại rất nhiều điều lo ngại về môi trường như việc sử dụng năng lượng, sự tồn tại của các hệ sinh thái tại điểm đến,… Chính vì thế,

du lịch sinh thái đã trở thành xu hướng “nóng” nhất hiện nay Nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch trên quan điểm tài nguyên môi trường

Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế

to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và thu nhập cho các quốc gia cũng như cộng đồng người dân bản xứ, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa – nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan hấp dẫn Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, du lịch sinh thái đang được đặc biệt quan tâm và đầu tư phát triển

Với những thế mạnh về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái thành mũi nhọn của ngành du lịch Với hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn hiện nay trên cả nước, Việt Nam đang là điểm đến thu hút rất đông du khách trên thế giới Và sẽ thật thiếu sót khi không kể đến

Trang 15

VQG – Khu dự trữ sinh quyển - Cát Tiên, thuộc địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng Với các giá trị sinh thái của mình, VQG Cát Tiên Đây đã và đang

là địa điểm thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước

Mặc dù có tiềm năng phát triển, song du lịch sinh thái ở Việt Nam nói chung và tại VQG Cát Tiên nói riêng chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu, vì thế các hoạt động tổ chức quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, quảng bá hình ảnh,…vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với những tiềm năng hiện có

Với bối cảnh trên, đề tài “Xây dựng chiến lược marketing – mix cho du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên” được thực hiện với mong muốn có thể đóng góp một phần sức mình cho sự hoàn thiện và phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xem xét, đánh giá tiềm năng của du lịch tại vườn quốc gia Cát Tiên Đánh giá hoạt động du lịch qua các chỉ tiêu: Lượng khách, doanh số, tình hình nhân lực, hoạt động đầu tư vào dịch vụ du lịch, các hoạt động thu hút

du khách tại VQG thời gian qua

Phân tích các đánh giá, cảm nhận của du khách trong và ngoài nước về

du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên

Tìm hiểu những ưu nhược điểm của hoạt động du lịch sinh thái tại VQG

và các mối đe dọa bên ngoài tác động lên hoạt động du lịch của Vườn

Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động phục vụ du lịch tại

VQG và xây dựng chiến lược marketing mới phù hợp nhằm thu hút du khách 1.3 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu lĩnh vực du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên Đồng thời, nghiên cứu một số đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch với VQG trong khu vực lân cận thuộc tỉnh Đồng Nai

Thời gian: Tác giả có sử dụng những số liệu được thống kê từ VQG trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2010

Trang 16

Giới hạn đề tài: Do thời gian nghiên cứu ngắn và điều kiện thực tập có hạn nên đề tài có thể có những thiếu sót nhất định về phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung vào khu vực phục vụ du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên mà không liên quan tới hoạt động DLCĐ tại Tà Lài Đồng thời, đề tài cũng giới hạn về phần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của VQG Đề tài được thực hiện dưới góc nhìn của doanh nghiệp (tập trung vào 4P)

mà không nghiên cứu các yếu tố khác của marketing dưới những góc tiếp cận khác (4C dưới góc nhìn của khách hàng,…)

1.4 Cấu trúc luận văn

Đề tài gồm 4 chương với nội dung cụ thể là:

Chương I nêu lên sự cần thiết của đề tài, địa điểm thực hiện đề tài, các mục đích nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu

Chương II trình bày một số lý thuyết, khái niệm cơ bản về du lịch, marketing du lịch cũng như vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của công

ty, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị chiến lược và các phương pháp phân tích để đưa ra kết quả chính xác Đồng thời nêu tổng quan về các tài liệu

có liên quan cũng như các tài liệu trước đây có nghiên cứu về du lịch Cát Tiên

Chương III trình bày những phương pháp, công cụ đã sử dụng để thực hiện đề tài kèm theo kế hoạch thực hiện đề tài

Chương IV trình bày những kết quả đã đạt được của đề tài trong quá trình nghiên cứu bao gồm giới thiệu tổng quan về địa điểm thực hiện đề tài, phân tích tổng quan du lịch sinh thái, các hoạt động kinh doanh, cảm nhận của

du khách về du lịch Cát Tiên, đánh giá thực trạng của chiến lược thu hút du khách tại khu du lịch thời gian qua, phân tích ma trận SWOT để đề xuất các giải pháp phục vụ cho việc xây dựng chiến lược marketing thu hút du khách đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm giúp hoạt động của khu du lịch ngày càng

đi vào ổn định và hiệu quả hơn

Chương V trình bày kết luận và kiến nghị

Trang 17

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

2.1.1 Các khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm du lịch

Theo hội liên hiệp các tổ chức lữ hành thế giới (IUOTO) thì du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức là không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma – Italia từ ngày 21/8 đến ngày 5/9/1963, các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ

2.1.1.2 Khái niệm khách du lịch

Theo tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), khách du lịch là một người đi từ quốc gia này tới quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc là một việc gì khác Khái niệm này còn áp dụng cho khách du lịch

trong nước

Theo khái niệm này khách du lịch được chia thành du khách và khách tham quan

Du khách là khách du lịch lưu trú tại quốc gia trên 24 giờ và ngủ qua đêm ở

đó với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm một việc gì khác

Khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ và không ở lại qua đêm

Trang 18

2.1.2 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững

2.1.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái

Có thể nói cho đến nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Tuy nhiên, về nội dung, DLST

là loại hình du lịch tham quan, đưa du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, hoang sơ, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và nền văn hóa bản địa độc đáo, làm khơi dậy

ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương

Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác

về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường

Để có sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát triển DLST, tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN,…có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 - 9/9/1999 Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát

triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.”

Mặc dù khái niệm về DLST còn có những điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc

Trang 19

điểm cơ bản nhất của định nghĩa về DLST đã được Tổ chức Du lịch thế giới tóm tắt lại như sau:

DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham gia tìm hiểu về

tự nhiên cũng như các giá trị văn hóa truyền thống ở những vùng thiên nhiên đó

DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường

Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có qui mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tới môi trường tự nhiên và văn hóa - xã hội

DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách tạo

ra những lợi ít về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý; tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương; tăng cường nhận thức của du khách và người dân bản địa về bảo tồn

2.1.2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch sinh thái là 1 bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch

Nó bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa được tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên

đó Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi

là tài nguyên du lịch sinh thái mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên các giá trị văn hóa bản địa gắn với mục đích phát triển du lịch nói chung

và DLST nói riêng thì nó được xem là tài nguyên du lịch sinh thái

2.1.2.3 Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất

Trang 20

Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển WCED (World Commission and Environment and Development) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp

ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng,

ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường

Nói cách khác, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện

3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt

xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và (3) cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau

Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó nhưng luôn được gắn một cách hữu cơ với mục tiêu khác Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người

Hình 2.1: Sơ đồ biểu hiện khái niệm phát triển bền vững

Trang 21

Tổ chức du lịch thế giới đã đưa ra 3 tiêu chuẩn đặc trưng của phát triển du lịch bền vững như sau:

Các nguồn tài nguyên môi trường phải được bảo vệ

Các cộng đồng địa phương phải được hưởng lợi về mặt thu nhập kinh tế và chất lượng cuộc sống từ loại hình du lịch này

Du khách nhận được những kinh nghiệm có chất lượng cao

 Các nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch sinh thái bền vững

Du lịch sinh thái là một bộ phận đặc biệt của du lịch bền vững nên trước hết du lịch sinh thái phải tuân thủ 10 nguyên tắc cơ bản của du lịch bền vững mà IUCN (1998) đã đưa ra, đó là:

Sử dụng tài nguyên một cách bền vững bao gồm cả tài nguyên tự nhiên, xã hội và văn hóa

Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng nâng cao chất lượng du lịch Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa

để tạo ra sức bật cho ngành du lịch

Trang 22

Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia

Hỗ trợ nền kinh tế địa phương Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương

Có sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng

Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch

Marketing du lịch một cách có trách nhiệm

Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách

Ngoài 10 nguyên tắc cơ bản trên của du lịch bền vững, do đặc thù là dựa vào hệ tự nhiên còn hoang sơ, du lịch sinh thái đòi hỏi thêm một số nguyên tắc

cơ bản riêng:

Hòa nhập với thiên nhiên: Du lịch sinh thái lấy bảo tồn là hàng đầu nên du lịch chỉ là thứ yếu hỗ trợ cho bảo tồn Do vậy, trong phát triển du lịch sinh thái phải hạn chế tối đa các can thiệp của con người mà nếu có thì cũng chỉ ở mức độ cho phép và không làm ảnh hưởng đến sự thưởng ngoạn của du khách

Nhỏ là đẹp: Du lịch sinh thái không đòi hỏi quá đông du khách và phương tiện do vậy cần xác định đúng khả năng tải sinh thái và có biện pháp điều tiết khách phù hợp Các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhà nghỉ trong điểm du lịch phải đơn giản, ít tốn kém nhưng cũng phải tiện nghi Trách nhiệm của du lịch sinh thái là phải bảo tồn hệ tự nhiên: Bảo tồn quan trọng hơn doanh thu du lịch nên một phần thích đáng thu nhập

từ du lịch phải được sử dụng trực tiếp cho hoạt động bảo tồn tự nhiên do vậy du khách thường phải trả phí cao và có xu hướng đóng góp thêm cho bảo tồn

Trang 23

Trách nhiệm của du lịch sinh thái là đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp cho bảo tồn: Phúc lợi được sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ giáo dục, y tế… Phúc lợi này phải xứng đáng để thuyết phục cộng đồng địa phương rằng bảo vệ thiên nhiên cho du lịch sinh thái có lợi hơn là khai thác, phá huỷ

Các nguyên tắc du lịch bền vững và các nguyên tắc đặc thù của du lịch sinh thái khiến cho phát triển du lịch sinh thái là một lĩnh vực khó khăn và tốn kém Điều này cùng với nhu cầu cao của du khách đã biến du lịch sinh thái thành loại du lịch trí thức nên loại hình du lịch này cũng kén du khách và thu hút một luồng khách riêng Chính vì vậy, muốn thu hút được loại du khách này thì phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải hết sức chuyên nghiệp

2.1.3 Tổng quan về du lịch sinh thái tại Việt Nam hiện nay

Sau khi vượt qua nhiều khó khăn thách thức từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2010 ngành Du lịch Việt Nam đã lấy lại đà phục hồi với mức tăng trưởng cao đứng vào hàng thứ sáu trên thế giới Theo số liệu của tổng cục thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 ước đạt 5.049.855 lượt, tăng 34,8% so với năm 2009 Cũng theo nguồn số liệu này thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 2518,9 nghìn lượt người, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 1499,4 nghìn lượt người, tăng 10,2%; đến vì công việc 418,9 nghìn lượt người, giảm 0,8%; thăm thân nhân đạt 442,4 nghìn lượt người, tăng 81,4%

Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch, trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội Với những ý nghĩa thiết thực về môi trường, bảo tồn, những nguồn lợi kinh tế to lớn và những đóng góp tích cực cho xã hội, rất nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã và đang

Trang 24

quan tâm, đầu tư rất lớn cho du lịch sinh thái Và du lịch sinh thái đã trở thành điểm đến của dòng khách có nhu cầu trở về với thiên nhiên, trở về với những nét sinh hoạt truyền thống của dân tộc, để được hưởng thụ một số loại hình dịch vụ du lịch, giải trính gần với mô hình sinh thái nhất

Với những thế mạnh về tự nhiên và nhân văn Việt Nam có cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái thành mũi nhọn của ngành du lịch Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo, trải dài ở thềm lục địa Việt Nam là các rạn san hô quần tụ nhiều loài sinh vật khác nhau, nhiều loài có màu sắc sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao Theo VNPPA, hiện nay, cả nước đã có 30 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha

Các tiềm năng nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng rất

đa dạng và phong phú Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước

và giữ nước với nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em, trong đó

có nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị Chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng Tiêu biểu nhất Cố Đô Huế; đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh

tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch

Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng ngành du lịch vẫn đang gặp rất nhiều thách thức bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực Gần đây, khi lượng

Trang 25

khách quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều thì những khó khăn của doanh nghiệp trong nước xuất hiện ngày càng nhiều

2.2 Cơ sở lý luận về marketing

2.2.1 Các khái niệm

2.2.1.1 Khái niệm marketing

Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người Cũng có thể hiểu rằng marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi

Từ tư duy kinh doanh “bán những cái mình có sẵn” trong điều kiện cung nhỏ hơn cầu, các doanh nghiệp phải chuyển dần sang tư duy “bán cái mà khách hàng cần” khi cung vượt cầu và cạnh tranh gia tăng Đó chính là tư duy kinh doanh marketing Rất nhiều người đã nhầm lẫn khi đồng nhất marketing với việc tiêu thụ và kích thích tiêu thụ Ông Peter Drukker – một trong những nhà

lý luận chủ chốt về các vấn đề quản lý, đã nói về vấn đề này như sau: “Mục đích của marketing không cần thiết là đẩy mạnh tiêu thụ Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức độ hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách và tự nó được tiêu thụ” Và để thực hiện được mục đích đó thì các nhà sản xuất phải hiểu rất rõ khách hàng của mình qua công tác nghiên cứu thị trường Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động marketing ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khi nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu cho đến cả sau khi bán hàng

Hình 2.2: Sơ đồ thể hiện khái niệm marketing

Phát hiện nhu cầu

Sản xuất sản phẩm

Bán

Dịch vụ hậu mãi

Trang 26

2.2.1.2 Khái niệm marketing – mix

Marketing – mix là một tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của marketing mà công ty sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ phía thị trường mục tiêu Có thể hợp nhất rất nhiều khả năng thành bốn nhóm

cơ bản: hàng hóa (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và chiêu thị (Promotion)

 Hàng hóa (Product) là tập hợp “sản phẩm và dịch vụ” mà công ty

cung ứng cho thị trường mục tiêu

 Giá cả (Price) là tổng số tiền mà người tiêu dùng phải chi để có

được hàng hóa

 Phân phối (Place) là mọi hoạt động để hàng hóa dễ dàng đến tay

khách hàng mục tiêu

 Chiêu thị (Promotion) là mọi hoạt động của công ty nhằm truyền bá

những thông tin về ưu điểm của hàng do mình sản xuất và thuyết phục những khách hàng mục tiêu mua thứ hàng đó

Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện khái niệm marketing – mix

Phân phối (

Chiêu thị (P4)

Quảng cáo Khuyến mãi Bán hàng trực tiếp

Quan hệ công chúng

Marketing - Mix

Thị trường mục tiêu

Trang 27

2.2.1.3 Quản trị marketing

Theo Hội marketing Mỹ đã chấp nhận vào năm 1985 thì quản trị marketing

là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch marketing Cụ thể công ty cần biết phân tích các khả năng của thị trường, lựa chọn các thị trường mục tiêu thích hợp, xây dựng hệ thống marketing – mix có hiệu lực và quản lý tốt việc thực hiện những nỗ lực marketing Tất cả những cái đó hợp thành quá trình quản trị marketing

Hình 2.4: Quá trình quản trị marketing

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG

Hệ thống nghiên cứu marketing và thông tin marketing

Môi trường marketing

Thị trường người tiêu dùng

Thị trường doanh nghiệp

LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Đo lường mức cầu của thị trường

Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu

và xác định vị trí hàng hóa trên thị trường

SOẠN THẢO CHƯƠNG TRÌNH MARKETING – MIX Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất hàng hóa

Xác định giá cho hàng hóa

Các phương thức lưu thông hàng hóa

Khuyến khích tiêu thụ hàng hóa

TIẾN HÀNH NHỮNG HOẠT ĐỘNG MARKETING Chiến lược, lập kế hoạch và kiểm soát

Trang 28

2.2.1.4 Hoạch định chiến lược

 Khái niệm chiến lược

Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản

có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: “Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”

 Hoạch định chiến lược

Tùy vào đặc điểm kinh doanh và quy mô hoạt động, mỗi doanh nghiệp có thể có một quy trình xây dựng chiến lược marketing với những mức độ phức tạp khác nhau Do mục tiêu marketing xuất phát từ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nên người ta bắt đầu bằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp rồi mới triển khai chiến lược marketing của đơn vị kinh doanh

Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như doanh thu, khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu marketing Còn quá trình xây dựng và thực hiện cách mà doanh nghiệp ấy sẽ làm để đạt được mục tiêu thì gọi là hoạch định chiến lược marketing

2.2.2 Marketing du lịch

Hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân đưa ra các khái niệm về marketing

du lịch trên những quan điểm và góc nhìn khác nhau

Chúng ta có thể định nghĩa marketing du lịch như sau:

“Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng,

hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ; đồng thời đạt được mục đích của tổ chức”

Trang 29

Nói chung, những nguyên tắc kiến thức về marketing và những yếu tố lý thuyết chính của nó đều phù hợp với tất cả các loại sản phẩm Nói cách khác, những nguyên lý cơ bản hay cốt lõi của marketing đều liên quan đến tất cả các sản phẩm, bất kể chúng là hàng hóa dịch vụ hay hàng hóa sản xuất Tuy nhiên,

có một số đặc điểm nổi trội của dịch vụ du lịch – lữ hành mà những nguyên tắc marketing tiêu chuẩn phải được điều chỉnh một cách thận trọng để đảm bảo thành công khi hoạt động Những lưu ý về marketing sản phẩm du lịch như sau:

 Khả năng tiếp cận: là việc có thể tiếp cận sản phẩm về vị trí hoặc

thời gian hoạt động

 Không gian: Là một yếu tố quan trọng trong cách dịch vụ du lịch

Không gian tác động đến hành vi mua sản phẩm của khách hàng theo 4 cách:

Tạo sự chú ý Thu hút khách hàng tiềm năng Tạo hiệu quả

Tạo ấn tượng tâm lý

 Quá trình tham gia của khách hàng vào việc cung cấp sản phẩm

du lịch trong 3 giai đoạn:

Trước khi tiêu thụ Trong khi tiêu thụ: giao tiếp của khách hàng với nhân viên, với sản phẩm thông qua các dấu hiệu, đặc điểm hữu hình

Sau khi tiêu thụ: sự hài lòng của khách đối với sản phẩm du lịch đến mức độ nào

 Tiếp xúc của khách hàng với các khách hàng khác

Mọi khách hàng luôn là một phần của sản phẩm du lịch, nó góp phần vào chất lượng chung chủa sản phẩm du lịch

Trang 30

 Sự tham gia trong du lịch, sự lôi cuốn khách vào việc tham gia

cung cấp dịch vụ có thể làm thỏa mãn sự hài lòng của khách và giảm chi phí hoạt động

2.2.3 Sự hình thành sản phẩm trong ngành du lịch

Các quyết định sản phẩm tác động đến không chỉ hỗn hợp du lịch mà còn cả chiến lược và những chính sách tăng trưởng dài hạn của một công ty về đầu tư

và nhân lực Chi tiết sản phẩm quyết định phần lớn hình ảnh và thương hiệu công ty mà một tổ chức có thể thiết lập trong tâm trí khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tương lai

2.2.3.2 Đặc tính của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch có nhiều đặc tính riêng biệt Những đặc tính này cũng là những đặc trưng của dịch vụ du lịch:

Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm

Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước Khoảng thời gian mua sản phẩm và thấy, sử dụng sản phẩm lâu Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng

Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau

Sản phẩm du lịch không thể để tồn kho

Trang 31

Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định nhưng lượng cầu của khách có thể gia tăng hoặc sụt giảm

Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì sự giao động về tiền tệ, chính trị

Trong thực tế, khách hàng không mua hàng hóa hay dịch vụ mà họ thực sự đang mua những giá trị và lợi ích cụ thể từ hàng hóa dịch vụ đem đến Có thể chia sản phẩm dịch vụ du lịch ra làm 5 mức sau:

Mức thứ nhất là sản phẩm cốt lõi hay dịch vụ cơ bản: đây là mức

cơ bản nhất biểu hiện lợi ích căn bản mà khách hàng đang thực sự mua Mức thứ hai là sản phẩm chủng loại: mang đến cho khách hàng lợi ích chủng loại, khách hàng có thể tìm kiếm những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất

Mức thứ ba là sản phẩm trông đợi: được biểu hiện bằng những thuộc tính và điều kiện người mua mong đợi Thường là những điều kiện

đi kèm theo

Mức thứ tư là sản phẩm phụ thêm: được biểu hiện bằng những dịch vụ và lợi ích phụ thêm Vì vậy nó là yếu tố để làm cho một dịch vụ khác hơn hẳn so với các sản phẩm dịch vụ cùng loại

Mức thứ năm là sản phẩm tiềm năng: được biểu hiện bằng dịch vụ

và lợi ích phụ thêm sẽ có trong tương lai Đây là những thứ mà các nhà cung ứng đang tìm tòi sáng tạo, nhằm đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của người tiêu dùng

2.2.3.4 Chiến lược chu kỳ sống của sản phẩm

Dịch vụ không có chu kỳ sống sản phẩm Tuy nhiên, trong du lịch, các sản phẩm hữu hình như điểm du lịch có chu kỳ đời sống sản phẩm Các chu kỳ đời sống sản phẩm có thể phụ thuộc vào 3 loại:

Trang 32

 Chu kỳ ngắn hạn của một điểm du lịch được tính là một năm hoặc

ngắn hơn Những chu trình này dễ nhận thấy như chu kỳ đi nghỉ theo mùa trong năm tại một khu du lịch nào đó

 Chu kỳ trung hạn thường xảy ra trong vài năm Sở dĩ có sự thay đổi

này có thể do xu hướng khách, do vấn đề chính trị, sự bất ổn về an ninh hay

do thay đổi kinh tế hoặc môi trường của địa phương

 Chu kỳ dài hạn của một điểm du lịch trải qua bốn giai đoạn: giai

đoạn phát hiện, giai đoạn phát triển, giai đoạn chín muồi và giai đoạn suy thoái Mỗi giai đoạn có một đặc tính riêng và người làm marketing cần biết

để triển khai chiến lược marketing phù hợp với mỗi giai đoạn để đạt hiệu quả trong kinh doanh

Hình 2.5: Sơ đồ thể hiện chu kỳ sống của sản phẩm

2.2.4 Vai trò của giá trong du lịch

Giá là một công cụ marketing – mix mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu tiếp thị của mình Các quyết định về giá phải được kết hợp với những quyết định về sản phẩm du lịch, phân phối, chiêu thị cổ động, để hình thành

Doanh số và lợi nhuận

Giai đoạn phát triển sản phẩm

Giai đoạn giới thiệu

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn chín muồi

Giai đoạn suy thoái

Đường doanh số

Đường lợi nhuận

Trang 33

một chương trình marketing nhất quán và hiệu quả Giá của các sản phẩm du lịch được xác định trên thị trường khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng, tính độc đáo, tính thời vụ và tính không gian của nó

Chiến lược giá cả thích ứng vào quá trình bán hàng có thể chia ra như sau:

Chiến lược định giá thấp

Chiến lược định giá theo thị trường

Chiến lược định giá cao

Bất kỳ một chiến lược nào trong ba chiến lược trên cũng đều nhằm mục tiêu bán cho được sản phẩm dịch vụ Tuy nhiên, việc bán này có những mục tiêu cụ thể khác nhau Có thể quy các mục tiêu cụ thể cho chiến lược giá cả ra làm hai hướng chính sau:

 Hướng thứ nhất là liên quan đến lợi nhuận: có thể tạo ra được lợi

nhuận tối đa hay là phải duy trì lợi nhuận đã đạt được

 Hướng thứ hai là liên quan đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: doanh nghiệp phải đề ra chiến lược định giá đúng để có thể dành

được một vị thế nhất định trong thị trường cạnh tranh

Khi xây dựng chiến lược giá cả phải dựa vào các căn cứ chủ yếu sau:

Căn cứ vào pháp luật và chủ trương chính sách, chế độ quản lý của nhà nước

Căn cứ chi phí và giá thành đơn vị sản phẩm Về nguyên tắc thì giá bán hàng hóa, dịch vụ phải bù đắp được chi phí và có lãi

Căn cứ trên cơ sở ước lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ Căn cứ vào việc chú trọng đưa ra một khung giá để xác định phạm vi dao động của các mức giá và xây dựng các mức giá cụ thể trong từng khoảng thời gian cụ thể

2.2.5 Chiến lược phân phối sản phẩm du lịch

Chiến lược phân phối sản phẩm du lịch là phương cách doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường mục tiêu Nó

Trang 34

bao gồm tổ hợp các mạng lưới, các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ Đây là quá trình tổng hợp hoặc trực tiếp thực hiện của người tiêu dùng hoặc thông qua một chuỗi các cơ sở Chiến lược phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho quá trình lưu thông từ sản xuất hàng phân phối đến người tiêu dùng diễn ra nhanh chóng hơn Cùng với sự phát triển

và đa dạng hóa sản phẩm do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, các kênh phân phối sản phẩm du lịch ngày một trở nên rộng lớn và hình thành nên nhiều mắt xích

Tùy theo dạng thị trường, đặc điểm sản phẩm và nhu cầu khách hàng, giá cả sản phẩm mà các doanh nghiệp, các đại lý du lịch có thể lựa chọn và áp dụng một trong 3 chiến lược phân phối sau:

Chiến lược phân phối mạnh

Chiến lược phân phối lựa chọn

Chiến lược phân phối đặc quyền

Phân phối mạnh

Đưa dịch vụ vào càng nhiều cửa hàng càng tốt

Các đại lý chỉ được bán hàng của nhà sản xuất

Bảng 2.1: Các chiến lược phân phối

Trang 35

2.2.6 Hoạch định chiến lược chiêu thị, cổ động

Chiến lược chiêu thị cổ động là 1 trong 4 yếu tố của marketing – mix nhằm

hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm Mục tiêu của chiến lược là xúc tiến bán hàng, là phải đạt mục tiêu xây dựng mối quan hệ quần chúng Nó được thể hiện trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp nhằm khắc sâu hình ảnh của doanh nghiệp vào tâm trí khách hàng, tạo cho khách hàng thói quen luôn hướng tới sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

Chiêu thị, cổ động có nhiều hình thức: thông tin trực tiếp, quảng cáo, quan

hệ công chúng, bán hàng cá nhân

Trong du lịch, chiêu thị có 3 lĩnh vực cần nghiên cứu:

 Thông tin trực tiếp: nhằm mục đích đưa thông tin về sản phẩm du

lịch đến công chúng Thông tin trực tiếp được thể hiện dưới nhiều hình thức: nói, viết, nhìn qua các trung tâm thông tin du lịch hoặc qua phát hành tài liệu

 Quan hệ công chúng: trong một tổ chức có 2 mối quan hệ

Quan hệ đối nội: là mối quan hệ giữa nhân viên các các ban ngành trong một tổ chức Đối với nhân viên phải quan hệ mật thiết, tìm hiểu nguyện vọng, đào tạo, huấn luyện họ Tạo được mối quan hệ đối nội tốt

sẽ giúp cho việc kinh doanh của tổ chức phát triển

Quan hệ đối ngoại: là sự giao tiếp, tiếp xúc với bên ngoài tổ chức như khách hàng, công chúng trong địa phương, báo chí, chính quyền và các tổ chức khác

 Quảng cáo: là một phương cách để cơ sở tồn tại và phát triển

Trang 36

2.3 Tổng quan Vườn Quốc Gia Cát Tiên và trung tâm DLST & BVMT

2.3.1 Vườn Quốc Gia Cát Tiên

2.3.1.1 Giới thiệu chung

VQG Cát Tiên với diện tích 71.350 ha nằm trên địa bàn của 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách Thành phố Hồ Chí Minh 160 km về phía Nam và cách thành phố Đà Lạt 170 km về phía Bắc

Hình 2.7: Bản đồ hành chính VQG Cát Tiên

Trang 37

Tháng 12/1998 VQG Cát Tiên trực thuộc Bộ NN&PTNT (bao gồm diện tích của VQG Cát Tiên cũ thuộc tỉnh Đồng Nai, khu BTTN Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và khu vực tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phước)

Từ tháng 4/2008 Vườn trực thuộc Cục Kiểm lâm – Bộ NN&PTNT

2.3.1.3 Nhiệm vụ, chức năng

Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học và giá trị cảnh quan thiên nhiên, duy trì tác dụng phòng hộ đầu nguồn cho thủy điện Trị An

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Kết hợp cùng chính quyền địa phương xây dựng các mô hình phát triển kinh tế vùng đệm

Trang 38

cứu hộ ĐVHD; và 1 hạt kiểm lâm Hạt kiểm lâm là đơn vị quản lý trực tiếp các trạm kiểm lâm và đội cơ động trong vườn

VQG Cát Tiên hiện tại chịu sự quản lý trực tiếp từ tổng cục kiểm lâm và UBNN các tỉnh mà vườn có diện tích gồm: tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước UBNN các tỉnh và tổng cục kiểm lâm có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau để có thể quản lý VQG Cát Tiên tốt nhất

Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức VQG Cát Tiên

2.3.1.5 Điều kiện tự nhiên

 Địa hình: thuộc vùng địa lý sinh học chuyển tiếp từ cao nguyên

Trường Sơn xuống vùng Đồng bằng Nam Bộ Độ cao so với mặt nước biển thấp nhất 115 m ở Núi Tượng, cao nhất 626 m ở Cát Lộc

 Khí hậu: nhiệt đới gió mùa

Phòng

kế hoạch

– tài chính

Phòng

tổ chức hành chính

Trung tâm cứu

hộ ĐVHD nguy cấp

Trung tâm DLST

và GDMT

Phòng khoa học và HTQT

Hạt kiểm lâm

Trạm kiểm lâm

Độ cơ động

UBNN các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước

Tổng cục lâm nghiệp

Ban giám đốc VQG

- Hỗ trợ

Quản lý trực tiếp

Trang 39

 Thời tiết: có 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến

tháng 10, mưa nhiều tập trung vào tháng 8 – 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, cao điểm mùa khô vào tháng 1 – 3

2.3.2 Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường

2.3.2.1 Giới thiệu chung

Từ những tiềm năng quý giá của VQG Cát Tiên, năm 2002 Vườn đã thành lập Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường để thực hiện các hoạt động quản lý và khai thác một cách bền vững để vừa tôn tạo thêm giá trị sinh cảnh và tính đa dạng sinh học của Vườn, vừa giới thiệu cho các nhà khoa học, các tổ chức sinh cảnh và bảo tồn cũng như các du khách yêu thích thiên nhiên trên toàn Thế giới

Trung tâm cũng hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý bảo vệ rừng và hướng người dân vào những hoạt động tích cực có lợi cho công tác bảo tồn Đồng thời, trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường còn tạo điều kiện thuận lợi cho Vườn Quốc Gia Cát Tiên thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ được giao

2.3.2.2 Mục tiêu thành lập

 Giáo dục, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của công tác

bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Cát Tiên cho cộng đồng dân

cư vùng đệm, các giáo viên, học sinh, sinh viên và các du khách trong và ngoài nước đến Vườn tham quan, nghiên cứu, học tập

 Cung cấp các tài liệu, thông tin về giáo dục môi trường, về công

tác bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Cát Tiên Đồng thời giúp các du khách, các nhà nghiên cứu tìm hiểu về VQG Cát Tiên bằng các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ nghiên cứu khoa học

 Góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư vùng đệm thông qua các hoạt động du lịch sinh thái có cộng đồng

địa phương tham gia

Trang 40

 Góp phần hỗ trợ đời sống cho cán bộ công nhân viên của VQG

Cát Tiên từ các nguồn thu kinh doanh du lịch

 Tham mưu cho Giám Đốc Vườn về thực hiện nhiệm vụ phát triển

du lịch ở VQG Cát Tiên, đặc biệt là du lịch sinh thái

xe, xuồng, phà; tổ buồng, phòng; tổ kỹ thuật, bảo trì; tổ giáo dục môi trường

Hình 2.9: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm DLST và BVMT

Ban giám đốc trung tâm DLST và GDMT

Tổ lễ tân

Tổ hướng dẫn

Giáo dục môi trườn

g

Tổ kỹ thuật, bảo trì

Tổ

xe, xuồng, phà

Tổ buồng, phòng

Ngày đăng: 11/06/2018, 14:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thạc sĩ Trần Ngọc Nam – Trần Huy Khang, 2008. Marketing du lịch. Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
2. MBA Nguyễn Văn Dung, 2009. Marketing du lịch. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải
3. MBA Nguyễn Văn Dung. Chiến lược, chiến thuật quảng bá, marketing du lịch. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược, chiến thuật quảng bá, marketing du lịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải
4. Philip Kotler, 2007. Marketing căn bản. (TS. Phan Thăng – TS. Vũ Thị Phƣợng – Giang Văn Chiến lƣợc dịch). Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội
5. Nguyễn Thị Huỳnh Mai, 2009. Xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút du khách tại khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
6. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu khoa học marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Nhà xuât bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoa học marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
7. TS. Trần Thị Ngọc Trang – Th.S Trần Vân Thi. Quản trị kênh phân phối. Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kênh phân phối
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
8. Nghiêm Hạnh. 101 chiêu thức tiếp thị nhanh, rẻ và đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: 101 chiêu thức tiếp thị nhanh, rẻ và đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
9. TS. Ngô An, 2009. Du lịch sinh thái. Tài liệu môn học du lịch sinh thái, khoa Môi Trường & Tài Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
12. Kim Văn Chinh, 05/10/2009. Hướng tới phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.http://ipsard.gov.vn/dspr/news/newsdetail.asp?targetID=2490 truy cập ngày 30/4/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng tới phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam
13. Ngô Quang Thuật. Chiến lược marketing. http://ebrandium.com/thu-vien/marketing/cac-hoat-dong-marketing-voi-qua-trinh-phat-trien-san-pham-moi-phan-1.html truy cập ngày 11/6/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược marketing
14. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh. Ngành du lịch Việt Nam năm 2010. http://www.tourismneu.edu.vn/index.php?pageID=10&newsType=N&newsID=112 truy cập ngày 26/4/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành du lịch Việt Nam năm 2010
20. Theo TBKTVN, 2/12/2009. Nguyên tắc “thắng trận” trong marketing du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: thắng trận
21. Theo marketing Việt, 4/12/2009. Chiến lược mới của các nhà quảng cáo trực tuyến.http://www.marketingchienluoc.com/chien-luoc-moi-cua-cac-nha-quang-cao-truc-tuyen.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược mới của các nhà quảng cáo trực tuyến
25. ThS. Nguyễn Thị Phương Loan - Trần Xuân Việt. Trao đổi về hệ thống các nguyên tắc phát triển bền vững và đánh giá phát triển bền vững.http://cnx.org/content/m28045/latest/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trao đổi về hệ thống các nguyên tắc phát triển bền vững và đánh giá phát triển bền vững
15. Theo báo NĐB. Xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng. http://patavietnam.org/vn/content/view/5215/45/ truy cập ngày 4/6/2011 Link
16. Đỗ Hòa, 26/11/2009. Kênh marketing. http://www.marketingchienluoc.com/kenh-marketing.html Link
17. Theo tuanvietnam, 4/12/2009. Chiến lƣợc quảng bá du lịch thông minh nhất thế giới.http://www.marketingchienluoc.com/chien-luoc-quang-ba-du-lich-thong-minh-nhat-the-gioi.html Link
18. Entrepreneur (Trần Phương Minh dịch), 4/12/2009. Bí quyết marketing dịch vụ.http://www.marketingchienluoc.com/bi-quyet-marketing-dich-v%E1%BB%A5.html Link
19. Theo Tuần Việt Nam, 18/12/2009. Châu chấu, blog và quảng bá du lịch quốc gia.http://www.marketingchienluoc.com/chau-chau-blog-va-quang-ba-du-lich-quoc-gia.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w