1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA DU KHÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÁC TUYẾN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

100 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA DU KHÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG

CỦA DU KHÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

SINH THÁI ĐẾN CÁC TUYẾN DU LỊCH TẠI

VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Họ và tên sinh viên: LÊ QUANG HÒA Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG&DU LỊCH SINH THÁI

Niên khóa: 2010 2014

Trang 2

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤTGIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦADU KHÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCHSINH THÁI ĐẾN CÁC

TUYẾN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Tác giả

LÊ QUANG HÒA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

ThS Nguyễn Anh Tuấn

Tháng 12/ 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến ThS Nguyễn Anh Tuấn,thầy đã

tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát, động viên, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý

kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc khoa Môi trường và Tài nguyên trường

Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những

kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt những năm học vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Trung tâm Du lịch

sinh thái và Giáo dục môi trường, Vườn quốc gia Cát Tiên đã hết lòng chỉ dạy kinh

nghiệm và hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Thành Phước, người đã trực tiếp

hướng dẫn tôi thực tập, đã hết lòng chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này

Cảm ơn tập thể lớp DH10DL, những người bạn luôn bên cạnh tôi trong khoảng

thời gian sống, học tập và sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trang 4

- Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên

- Khảo sát thực địa nhằm xác định hiện trạng môi trường và tài nguyên trên các tuyến du lịch của VQG Cát Tiên

- Phát phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn nhằm xác định nhận thức, nhu cầu, động cơ và mức đánh giá của du khách về hoạt động du lịch sinh thái VQG Cát Tiên

- Phân tích các tác động và đề xuất các tiêu chí, biện pháp hạn chế tác động của dukhách dựa trên các biện pháp về ma trận tác động, phân tích khía cạnh các tác động

Kết quả thu được:

- Về các tác động của du khách đến các tuyến du lịch: có tác động đến môi trường, tài nguyên và công tác bảo tồn

- Về biện pháp quản lý tác động: đưa ra được các biện pháp quản lý về môi trường vàbảo tồn trên cơ sở các tiêu chí giới hạn cho phép đề ra và chỉ tiêu chịu tải

- Về biện pháp phát triển du lịch sinh thái: đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tạiVQG Cát Tiên tốt hơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ x

Chương 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu đề tài 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Chương 2 4

TỔNG QUAN 4

2.1 Tổng quan về du lịch sinh thái 4

2.1.1 Khái niệm 4

2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 5

2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST 5

2.1.4 Khái niệm DLST bền vững 6

2.2 Sơ lược về Vườn quốc gia Cát Tiên 6

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VQG Cát Tiên 6

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Vườn quốc gia Cát Tiên 7

2.2.2.1 Chức năng 7

2.2.2.2 Nhiệm vụ 7

2.2.3 Cơ cấu tổ chức 8

Trang 6

2.3.1 Vị trí địa lý và ranh giới 9

2.3.2 Địa hình 9

2.3.3 Địa chất và thổ nhưỡng 9

2.3.4 Khí hậu – Thủy văn 10

2.4 Tài nguyên sinh vật Vườn quốc gia Cát Tiên 10

2.4.1 Hệ động vật 10

2.4.2 Hệ thực vật 12

2.5 Đặc điểm kinh tế xã hội 13

2.5.1 Dân số và sự phân bố dân cư 13

2.5.2 Dân tộc 13

2.5.3 Kinh tế 14

Chương 3 15

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Nội dung nghiên cứu 15

3.2 Phương pháp nghiên cứu 15

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 15

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 16

3.2.3 Phương pháp phỏng vấn - bảng câu hỏi 16

3.2.4 Phương pháp phân tích khía cạnh - tác động ( AIA) 17

3.2.5 Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM) 17

3.2.6 Phương pháp tính sức chứa 17

3.2.7 Phương pháp phân tích SWOT 18

3.2.8 Phương pháp phân tích xử lý số liệu 19

3.3 Thiết kế tiến độ thực hiện đề tài 19

Chương 4 21

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Hiện trạng du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên 21

4.1.1 Tiềm năng du lịch sinh thái 21

4.1.1.1 Tài nguyên thiên nhiên 21

Trang 7

4.1.1.2 Tài nguyên nhân văn 22

4.1.2 Công tác tổ chức và quản lý du lịch sinh thái 23

4.1.2.1 Các dịch vụ du lịch 23

4.1.2.2 Các loại hình du lịch 24

4.1.2.3 Các tuyến, điểm du lịch 24

4.1.3 Số lượt du khách và doanh thu qua các năm 28

4.1.4 Nguồn vốn đầu tư cho du lịch sinh thái 29

4.1.5 Đặc điểm khách du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên 30

4.1.6 Công tác quản lý du khách 33

4.1.7 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển DLST 34

4.1.7.1 Thuận lợi 34

4.1.7.2 Khó khăn 34

4.2 Đánh giá tác động của du khách đến các tuyến du lịch VQG Cát Tiên 35

4.2.1 Tác động của du khách đến công tác bảo tồn thiên nhiên 35

4.2.1.1 Xác định các tác động của du khách đến công tác bảo tồn thiên nhiên 35

4.2.1.2 Đánh giá tác động các hoạt động của du lịch ảnh hưởng đến công tác bảo tồn thiên nhiên 37

4.2.2 Tác động của du khách đến môi trường, tài nguyên 42

4.2.2.1 Danh mục các tuyến - hoạt động – khía cạnh – tác động 42

4.2.2.2 Đánh giá tác động của du khách đến các khía cạnh môi trường 46

4.3 Đề xuất giải pháp quản lý tác động của du khách đến các tuyến du lịch VQG Cát Tiên 53 4.3.1 Các chỉ số giám sát, phương pháp đo, tiêu chuẩn và hoạt động quản lý 53

4.3.1.1 Số lượng du khách 53

4.3.1.2 Chất thải rắn 54

4.3.1.3 Tiếng ồn 56

4.3.1.4 Chất thải khí 58

4.3.1.5 Hệ động thực vật 58

4.3.1.6 Quản lý năng lượng 59

Trang 8

4.3.3 Đề xuất những giải pháp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch sinh thái tại

VQG Cát Tiên 60

4.4 Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái VQG Cát Tiên 65

4.4.1 Phát triển sản phẩm 65

4.4.2 Hoạt động hướng dẫn trước cho khách tham quan 67

4.4.3 Khả năng tiếp cận 67

4.4.4 Các vấn đề tiếp thị 68

4.4.5 Sự tham gia của cộng đồng 69

4.4.6 Diễn giải 70

5.1 Kết luận 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 74

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT DLST& GDMT Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường

tế

Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê hệ động vật VQG Cát Tiên 11

Bảng 2.2 : Dân số của các xã sống ven VQG Cát Tiên 13

Bảng 3.1 : hình thức, đối tượng, nội dung phỏng vấn 16

Bảng 3.2: Bảng phân tích SWOT 18

Bảng 4.1: Doanh thu du lịch qua các năm 26

Bảng 4.2: Tác động của du khách đến công tác bảo tồn thiên nhiên 37

Bảng 4.3: Bảng :các tuyến du lịch - hoạt động– khía cạnh – tác động 43

Bảng 4.4 : Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 49

Bảng 4.5 : Các tác động của hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường 51

Bảng 4.6: Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa cho hoạt động du lịch tại các tuyếndu lịch Vườn quốc gia Cát Tiên 53

Bảng 4.7: Đề xuất sức chứa kiến nghị thêm một số tuyến điểm tham quan 55

Bảng 4.8: Sơ lược TCVN 5949: 1998 58

Bảng 4.9: Các tiêu chí hạn chế tác động của du khách 61

Bảng 4.10: Xác định SWOT cho hoạt động du lịch tại VQG 62

Bảng 4.11: Vạch ra chiến lược và giải pháp cho phát triển DLST tại VQG Cát Tiên 64

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Số lượng khách tham quan vườn quốc gia Cát Tiên qua các năm 26

Biểu đồ 4.2 : Động cơ du khách đến VQG Cát Tiên 28

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ khách mang thực phẩm vào Vườn 47

Biểu đồ 4.4: Ý thức về xả rác của du khách 47

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của VQG Cát Tiên 8

Hình 3.1 Sơ đồ thiết kế tiến độ đề tài 20

Hình 4.1:Nhà dài ở Tà Lài 41

Hình 4.2: Một thùng rác trong Vườn quốc gia 47

Hình 4.3 : Khu chứa rác thải của VQG 47

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống con người Khi cuộc sống ngày càng được nâng cao, đô thị hóa, công nghiệp hóa từ thành phố đến nông thôn thì nhu cầu du lịch càng được nâng cao và phong phú hơn Con người muốn thoát khỏi sự ồn ào, náo nhiệt tại các thành thị để hòa mình vào thiên nhiên, được nghỉ ngơi trong bầu không khí trong lành và mát mẻ, khám phá những điều hết sức bình dị xảy ra hằng ngày trong thế giới tự nhiên mà lại rất xa lạ trong cuộc sống bản thân mình Từ đó, một hình thức du lịch mới được hình thành: du lịch sinh thái

Hiện nay du lịch sinh thái là loại hình du lịch có xu hướng phát triển nhanh chóng

và ngày càng được chú trọng vì đây là một dạng du lịch tự nhiên có trách nhiệm, không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngành du lịch mà nó còn đóng góp cho việc bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên đồng thời mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng dân cư

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sôi nổi Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý, có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn cho sự phát triển du lịch phù hợp với xu thế của và khu vực thế giới Tại Việt Nam, du lịch đang dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và trong tương lai gần hoạt động du lịch được coi như là con đường hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây du lịch sinh thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn

Trang 13

Vườn quốc gia Cát Tiên là một điểm du lịch sinh thái và văn hóa hấp dẫn của miền Đông nam bộ, với diện tích 71.350 ha nằm trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước.Cát Tiên là tên gọi một vùng đất nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Ðồng Nai, thuộc địa phận của ba tỉnh Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm Ðồng Khu vườn có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc Cát Tiên không những có cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát Tiên có khí hậu độc đáo Ðây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp, hệ động thực vật phong phú, đa dạng với 1610 loài thực vật đặc trưng miền Đông Nam Bộ, 105 loài thú, 351 loài chim, 159 loài cá nước ngọt… Chính những yếu tố, tiềm năng đó mà nhiều năm trở lại đây, hoạt động du lịch sinh thái tại VQG ngày càng phát triển, các sản phẩm, loại hình du lịch ngày càng đa dạng, các tuyến điểm du lịch được khai thác, mở rộng nhiều hơn

Trong xu hướng hoạt động du lịch sinh thái ngày càng phát triển như vậy, khách

du lịch tham gia hoạt động du lịch ngày càng nhiều, áp lựccủa hoạt động du lịch đến vườn quốc gia cũng gia tăng, nhất là tác động đến những tuyến du lịch của vườn.Tuy nhiên, vấn

đề quản lý các tác động của du khách đến các tuyến du lịch vẫn chưa được quan tâm nhiều Hơn nữa, việc giám sát và quản lý các tác động của du khách là vấn đề cơ bản trong các chiến lược quản lý du lịch bền vững, nhưng thường bị bỏ qua khi các kế hoạch được thực hiện Nếu các hoạt động của du khách không được giám sát một cách cẩn thận,

sự suy thoái dần về chất lượng môitrường có thể xảy ra, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng Để phát hiệnvà điều chỉnh các vấn đề trước khi đi quá xa, việc giám sát cẩn thận các tác động tiêucực cần phải là các hoạt động đầu tiên trong việc quản lý tổng thể của Vườn Chính vìthế việc đánh giá và quản lý các tác động của du khách cần được quan tâm

và chú trọng

Căn cứ vào các vấn đề đã đề cập và yêu cầu thực tiễn của hoạt động du lịch

sinhthái, tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tácđộng của du

khách trong hoạt động du lịch sinh thái đến các tuyến du lịch tại vườn quốc gia Cát

Trang 14

- Tìm hiểu và đánh giá tác động của du khách đến các tuyến du lịch

- Đề xuất các giải pháp quản lý, hạn chế tác động của du khách đến các tuyến du

lịch

- Đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển DLST bền vững

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tài nguyên DLST tại VQG

- Hiện trạng khai thác và phát triển DLST tại VQG

- Khách du lịch, ban quản lý VQG Cát Tiên

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn của đề tài: đề tài chỉ xét đến tác động của du khách đến các tuyến du lịch trong hoạt động du lịch sinh thái, từ đó có thể đưa ra những biện pháp thích hợp để phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên

- Không gian: khu vực Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên

- Thời gian: từ 09/2012 đến 12/2013

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về du lịch sinh thái

2.1.1 Khái niệm

Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm

hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế (Ts.Ngô An, 2009)

Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và Văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Cho đến nay, khái niệm DLSTvẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST thái đều cho rằng : Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường

để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa Du lịch sinh thái nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội tụ các yếu tố cần, đó là: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng

Trang 16

2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua

đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:

Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

2.1.3.Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (Theo Phạm Trung Lương, 2002):

- Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính ĐDSH cao

- Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu

tự nhiên và ĐTV là điều kiện cần có để phát triển DLST

Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương

- Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa dân địa phương với khách du lịch

Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”

- Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách

mà khu vực có thể tiếp nhận

- Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái

do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra

- Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân họ sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự

có mặt của các du khách khác

Trang 17

- Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực

- Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa ,mà khu du lịch

có khả năng phục vụ

2.1.4 Khái niệm DLST bền vững

“ DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”

“ Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội

và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” (Allen K., 1993)

2.2 Sơ lược về Vườn quốc gia Cát Tiên

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VQG Cát Tiên

Những năm đất nước còn chiến tranh, khu rừng Cát Tiên là một phần căn cứ địa cách mạng trong chiến khu D

Sau khi hòa bình, rừng Cát Tiên được Chính phủ chuyển thành khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 360/TTg, ký ngày 07/07/1978 với tên gọi là Khu rừng cấm Nam bãi Cát Tiên, nằm trong địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

Ngày 13/01/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định

số 08-CT thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên

Ngày 16/02/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 38/1998/QĐ-TTg chuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản

lý với diện tích 73.878ha, trên cơ sở sát nhập VQG Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và Khu bảo tồn thiên Tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phước

Ngày 10/11/2001, Cát Tiên được Uỷ ban UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là khu dữ trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam

Ngày 04/08/2005 Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước

Trang 18

Ngày 29/06/2011, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được Ủy ban UNESCO/MAB công nhận trên cơ sở nâng cấp và đổi tên Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai bao gồm ba vùng lõi là VQG Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và Khu Bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An – Đồng Nai

Ngày 27/9/2012, theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg , Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận VQG Cát Tiên là Di tích quốc gia đặc biệt với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của di tích trong khu vực VQG Cát Tiên và vùng phụ cận

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Vườn quốc gia Cát Tiên

2.2.2.1 Chức năng

Vườn quốc gia Cát Tiên là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Kiểm lâm, có chức năng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái; giáo dục môi trường theo quy hoạch và pháp luật

2.2.2.2 Nhiệm vụ

- Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu;phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên

- Tổ chức dịch vụ môi trường

- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Trình Cục trưởng Cục Kiểm lâm các chương trình, dự án đầu tư, là chủ đầu tư các dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn trong Vườn và vùng đệm

- Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước

- Quản lý bộ máy tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương; khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và các quy định hiện hành của Nhà nước

Trang 19

Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế

Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã

Trung tâm

Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

Các trạm kiểm lâm

Các đội cơ động

Trang 20

2.3 Đặc điểm tự nhiên Vườn quốc gia Cát Tiên

2.3.1 Vị trí địa lý và ranh giới

VQG Cát Tiên, theo quyết định 1535/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/07/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên giai đoạn 2010 – 2020, có diện tích là 71.350 ha, nằm trên địa phận các huyện Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), Vĩnh Cửu, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai)

và Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), cách TP.Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc

Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Bình Phước

Phía Nam giáp công ty Lâm nghiệp La Ngà (Đồng Nai)

Phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng, có ranh giới là sông Đồng Nai

Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (Đồng Nai)

2.3.2 Địa hình

VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực Nam Trung

Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường Sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ, có 5 kiểu chính:

- Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc

- Kiểu địa hình trung bình, sườn dốc ít

- Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳn

- Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm lầy

- Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm

VQG thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, độ cao so với mực nước biển cao nhất là 626m ở Lộc Bắc và thấp nhất là 115m ở Núi Tượng

2.3.3 Địa chất và thổ nhưỡng

Nền địa chất của VQG Cát Tiên nguyên là sa phiến thạch, quá trình hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ lấp của lớp đá

Trang 21

bọt núi lửa Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ đã tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo ra địa hình Cát Tiên ngày nay

Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: trầm tích, bazan và sa phiến thạch đã phát triển thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên như sau:

- Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk)

- Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq

- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo)

- Đất feralit phát triển trên đất sét (Fs)

2.3.4 Khí hậu – Thủy văn

VQG Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

Hệ thống thủy văn ở VQG Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước Sự đa dạng của các yếu tố thủy văn đã làm tăng thêm giá trị về tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của VQG Cát Tiên

Sông Đồng Nai chảy theo ranh giới phía bắc, phía tây và phía đông VQG Cát Tiên với chiều dài khoảng 90km Sông rộng trung bình khoảng 100m, lưu lượng nước bình

mực nước mùa kiệt xuống còn 2-3m Nhìn chung, giao thông thủy có thể thực hiện được trên phần lớn chiều dài dòng sông

Toàn bộ diện tích của VQG Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An, tiếp giáp về phía nam Do địa hình tương đối bằng phẳng, lượng mưa nhiều nên thường gây ngập úng, ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực Đắk Lua Trên các hệ thống suối chính thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn, các suối nhánh và một số suối nhỏ, ngắn thường khô hạn Mùa mưa nước dâng cao trong các chân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc, và ngập tràn trên diện tích khá lớn, tương đối bằng phẳng ở khu vực Nam Cát Tiên

2.4 Tài nguyên sinh vật Vườn quốc gia Cát Tiên

Trang 22

VQG Cát Tiên có hệ động vật đa dạng và phong phú về thành phần loài, các loài

quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen trên toàn thế giới Khu hệ động vật của VQG Cát

Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có

quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên

VQG Cát Tiên có hệ động vật đa dạng và phong phú về thành phần loài, các loài

quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen trên toàn thế giới Khu hệ động vật của VQG Cát

Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có

quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên

thú, thuộc 38 họ và 12 bộ Trong đó có tới 43 loài thú đang bị đe doạ tuyệt chủng trong

nước và trên toàn cầu với 38 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) Ngoài ra, còn có

18 loài và phân loài thú là đặc hữu cho tiểu vùng địa sinh học Đông Dương và đặc biệt có

các loài và phân loài là đặc hữu cho Việt Nam là chà vá chân đen, hoẵng Nam bộ Tỷ lệ

các loài đặc hữu cao đã nâng cao tầm quan trọng của VQG Cát Tiên đối với công tác bảo

tồn đa dạng sinh học trong nước và trên thế giới

Nhóm chim: Gồm 351 loài thuộc 64 họ của 18 bộ Trong đó có 17 loài quí hiếm

đã được phát hiện và có tên trong sách đỏ Việt Nam Một số loài chim quí hiếm có ở Cát

Tiên như: hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh, ngan cánh trắng, gà so cổ

hung VQG Cát Tiên nằm trong vùng chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp nam Việt Nam,

có quần thể của 3 loài chim trong vùng chim đặc hữu là: gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng,

chích chạch má xám

Trang 23

Nhóm bò sát và lưỡng cư: Các loài bò sát có 109 loài thuộc 17 họ và phân họ, 4 bộ, trong đó có 18 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: cá sấu Xiêm,trăn gấm, trăn đen

…Các loài lưỡng cư có 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ trong đó có 3 loài được ghi tên trong sách

đỏ Việt Nam như cóc mắt chân dài, cóc rừng, chàng andecson

Nhóm côn trùng: Hiện nay đã ghi nhận được 756 loài thuộc 68 họ, 10 bộ Riêng các loài bướm đã xác định được 457 loài, chiếm hơn 50% tổng số loài bướm được ghi nhận ở Việt Nam Các loài quý hiếm có 2 loài là bướm phượng (Sách Đỏ Việt Nam năm 2007) và bướm phượng cánh sau vàng, bướm phượng cánh kiếm

Nhóm cá nước ngọt: Gồm 159 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ Trong đó, có 1 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách Đỏ IUCN 2008

2.4.2.Hệ thực vật

VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật phong phú, đa dạng Đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ, chủ yếu thuộc các họ sao dầu (Dipterocarpaceae) và họ đậu (Fabaceae), đại diện cho các kiểu rừng, thảm thực vật, thành phần các loài thực vật miền Đông Nam

Bộ

Danh lục thực vật tại VQG Cát Tiên hiện nay đã xác định được 1.610 loài thuộc

724 chi, 162 họ và phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch, với thành phần loài chiếm ưu

thế thuộc họ sao dầu (Dipterocarpaceae), họ đậu (Fabaceae) và họ tử vy (Lythraceae)

Có thể kể tên một số loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như: gõ đỏ (Afzelia

xylocarpa), gõ mật (Sindora siamensis), cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai nam (D cochinchinensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)

VQG Cát Tiên có 5 kiểu rừng tự nhiên chính là: Rừng tre nứa thuần loại có diện tích lớn nhất 29.805 ha (chiếm 41,773% tổng diện tích); Rừng thường xanh lá rộng; Rừng cây gỗ xen tre nứa; Rừng thường xanh nửa rụng lá; Thảm thực vật ngập nước và bán ngập nước có diện tích ít nhất 3.516 ha (4,928% tổng diện tích)

Trang 24

2.5 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.5.1 Dân số và sự phân bố dân cư

VQG Cát Tiên có diện tích nằm trên địa bàn của 7 xã: xã Đắk Lua, Tà Lài (huyện

Tân Phú) - tỉnh Đồng Nai, xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng) - tỉnh Bình Phước; xã Phước Cát

2, Tiên Hoàng, Gia Viễn, Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) - tỉnh Lâm Đồng Tổng số

có 6.376 hộ dân; Số nhân khẩu: 29.243 người; Số lao động: 14.891 người, ngoài ra còn xã

Gia Viễn có một phần đất trong địa giới hành chính của VQG, nhưng hiện không còn dân

Lao động (Người)

Thành phần dân tộc các xã trong khu vực VQG Cát Tiên có hơn 12 dân tộc khác

nhau, tuy nhiên người Kinh vẫn chiếm đại đa số (67,1%); tiếp theo là nhóm các dân tộc

miền núi phía bắc như Tày (11,1%), Nùng (8,1%); người dân tộc bản địa Châu Mạ

(6,2%), S’tiêng (2,3%) Bên cạnh đó, còn các nhóm dân tộc H’Mông, Dao, Hoa, Châu Ro,

Mường, Ê Đê và các dân tộc khác

Trang 25

Với nhiều thành phần dân tộc trong vùng, VQG Cát Tiên là nơi đa dạng phong tục, tập quán canh tác, sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống

2.5.3 Kinh tế

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính của các thôn, bản Do đặc điểm của vùng đồi, địa hình cao, không chủ động được nước tưới nên cây trồng chính là cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, cây ăn quả, cây hoa màu, diện tích trồng cây lương thực không đáng kể

Về chăn nuôi: Các vật nuôi chính là chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô hộ gia đình, trong những năm vừa qua hàng loạt các loại dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm như:

Lở mồm, long móng (đối với heo, trâu, bò), dịch heo tai xanh, cúm gia cầm…đã hạn chế các hộ gia đình đầu tư phát triển chăn nuôi vì rủi ro quá lớn, giá thức ăn gia súc cao, khả năng phòng trừ dịch bệnh ở vùng này còn nhiều hạn chế, diện tích đất chăn thả trâu bò ngày càng giảm, lợi nhuận thu được chăn nuôi cũng giảm do ít lợi thế cạnh tranh về giá

cả, quy mô nhỏ…

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Trong các xã nằm sát ranh giới VQG Cát Tiên không có các khu công nghiệp, cơ sở gia công, chế biến lớn có khả năng thu hút lao động địa phương, nông nhàn, đây là khó khăn lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, giải quyết việc làm của các địa phương theo hướng Nông - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Theo số liệu từ UBND các xã tháng 1 năm 2010, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm từ 60 - 80% tổng thu nhập; thu nhập bình quân đầu người của các xã sống ven VQG Cát Tiên trung bình 476.250 đồng/người/tháng; tỷ lệ hộ nghèo 26,4%; trong khu vực các xã này có tới trên 54% dân số có cuộc sống khó khăn

Trang 26

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát tiềm năng và hiện trạng DLST tại Vườn quốc gia Cát Tiên

- Xác định và đánh giá các tác động của du khách đến các tuyến du lịch, bao gồm các tác động đến môi trường, tài nguyên, công tác bảo tồn

- Các giải pháp quản lý, hạn chế tác động của du khách

- Đề xuất các giải pháp phát triển DLSTtheo hướng bền vững

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập các tài liệu liên quan đến các vấn đề của đề tài để hoàn thành phần tổng quan làm cơ sở lí luận cho đề tài Thu thập các tài liệu tham khảo chuyên ngành liên quan đến đề tài

Các tài liệu thu thập tại Trung tâm DLST và giáo dục môi trường VQG Cát Tiên bao gồm:

- Các loại tài nguyên và tiềm năng du lịch của Vườn quốc gia

- Bản đồ các tuyến du lịch của Vườn

- Các loại hình hoạt động du lịch, các tuyến du lịch, dịch vụ du lịch

- Thời gian tập trung cao điểm hoạt động du lịch

- Các thông tin về tình trạng cơ sở vật chất, hạ tầng phục du lịch của Vườn

- Loại phương tiện vận chuyển du khách

- Tài liệu về kết quả hoạt động du lịch những năm gần đây

- Tài liệu về những định hướng phát triển trong tương lai

- Các dự án hiện tại và tương lai tại khu vực nghiên cứu

Trang 27

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

- Khảo sát hiện trạng môi trường, tài nguyên, hệ sinh thái trên các tuyến, điểm du lịch chính của VQG Cát Tiên

- Khảo sát các yếu tố môi trường đất, nước, không khí

- Hệ thống thu gom, xử lý chất thải

- Khảo sát các hoạt động của khách du lịch và tác động của họ

3.2.3 Phương pháp phỏng vấn - bảng câu hỏi

Mục đích:

- Tìm hiểu những hoạt động của khách du lịch, từ đó có thể xác được tác động của

du khách đến môi trường, tài nguyên: xác định nguồn gốc và nguyên nhân phát sinh các tác động

- Đánh giá được ý thức bảo vệ môi trường của du khách

- Tìm hiểu thông tin ban quản lý áp dụng để quản lý hoạt động du lịch

Có hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp và lập bảng câu hỏi:

Bảng 3.1 : hình thức, đối tượng, nội dung phỏng vấn

Ý kiến đóng góp của du khách

Trang 28

Cách thức khảo sát du khách:

- Số phiếu: 60 phiếu (30 phiếu cho khách nội địa, 30 phiếu cho khách nước ngoài)

- Cách chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên và có chỉ tiêu: chọn những khách du lịch đếntham quan và ưu tiên những du khách nghỉ lại qua đêm hay sử dụng các dịch vụ du lịch của VQG Cát Tiên

- Địa điểm tại Trung tâm DLST và giáo dục môi trường VQG Cát Tiên

3.2.4 Phương pháp phân tích khía cạnh - tác động ( AIA)

Các bước tiến hành:

- Phân tích cấu thành của hệ sinh thái

- Lập danh sách hoạt động – khía cạnh – tác động của khách du lịch

- Đánh giá mức ý nghĩa của các khía cạnh thông qua tác động

+ Phân tích và đánh giá định lượng mức nghiêm trọng của tác động môi trường + Xếp loại tác động môi trường

+ Phân tích và đánh giá tần suất xảy ra của khía cạnh môi trường

+ Đo mức nghiêm trọng của thiệt hại cho mỗi khía cạnh

+ Tính toán bậc ý nghĩa

+ Đưa ra danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

3.2.5 Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM)

Các bước thực hiện:

a) Xác định các hoạt động du lịch quan trọng nhất.Xác định các hoạt động du lịch diễn ra mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất

b) Xác định các thành phần môi trường chính trong hoạt động du lịch

c) Xác định hiện trạng môi trường nền

d) Xác định tác động của các hoạt động du lịch đến các thành phần môi trường e) Xác định tác động của các tổn thương môi trường đến các nguồn tài nguyên f) Xác định các tác động quan trọng nhất và xác định giải pháp giảm thiểu tác động Căn cứ vào điểm đánh giá, phân tích sâu các tác động tiêu cực có điểm -2, -3 và

đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực

3.2.6 Phương pháp tính sức chứa

Trang 29

Cách tính: tính tại các khu vực tham quan: tuyến Bàu Sấu, Bến Cự, tuyến Bằng Lăng,

xem thú ban đêm, tuyến Đà Cộ…

Tính sức chứa thường xuyên: CPI = AR/a

Trong đó:

- CPI: Sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity)

- AR: Diện tích của khu vực (Size of area)

- A : Tiêu chuẩn không gian (Diện tích cần cho 1 người)

Tính sức chứa hàng ngày: CPD = CPI x TR

Trong đó:

- CPD: Sức chứa hàng ngày (Daily capacity)

- TR : Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day)

Tổng số khách có thể tham quan mỗi ngày:

KMN = Sức chứa x Hệ số luân chuyển

3.2.7 Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp được sử dụng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển du lịch sinh thái VQG Cát Tiên để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhất để lựa chọn

Bảng 3.2: Bảng phân tích SWOT:

S W Yếu tố bên ngoài

- Các chiến lược có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là chiến lược ưu tiên nhất

- Chiến lược không chứa đựng sự mâu thuẫn mục tiêu có ưu tiên tiếp theo

Trang 30

- Chiến lược chỉ chứa một xung đột, mâu thuẫn nhưng khi thực hiện thì sự tổn hại đến mục tiêu là không nghiêm trọng và có thể khắc phục được

- Các chiến lược còn lại thì cân nhắc sự tổn hại đến mục tiêu để quyết định giữ lại hay bỏ đi

3.2.8 Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp xử lý số liệu: phần mềm Excelđể phân tích các số liệu, vẽ bản đồ, phương pháp lập bảng thống kê

Phương pháp tính dự báo lượng du khách:

Tính lượng du khách của các năm tiếp theo

Trong đó:

ߜ: Lượng du khách tuyệt đối trung bình

L : Là độ chênh lệch giữa năm dự báo và năm cuối cùng của dãy số thời gian

thời gian, x là số năm thống kê

3.3 Thiết kế tiến độ thực hiện đề tài

Hình 3.1 Sơ đồ thiết kế tiến độ đề tài:

Trang 31

Đánh giá và quản lý tác động của

du khách đến các tuyến du lịch tại vườn quốc gia Cát Tiên

Số liệu về hiện trạng bảo tồn, môi trường, tài nguyên

và quản lý của Vườn

Tìm hiểu hoạt động du lịch sinh thái của VQG

Tìm hiểu điều kiện, hiện trạng sử dụng các tuyến du lịch

Thu thập số liệu

về hoạt động du lịch sinh thái của VQG

Thực tập tốt

nghiệp

Đánh giá tác động của hoạt động của du khách đến các tuyến DL

Công tác bảo tồn, đa dạng sinh học, tài nguyên du lịch, phát triển kinh tế, cộng đòng địa phương

Phân tích các tác động

Giải pháp quản lý tác động du khách, phát triển

du lịch sinh thái

Rác thải, khí thải, nước thải, tiếng ồn, đất đai

Tính sức chứa, SWOT

So sánh các quy định hiện hành

Trang 32

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên

4.1.1 Tiềm năng du lịch sinh thái

4.1.1.1 Tài nguyên thiên nhiên

a Về thực vật

Có khoảng 1610 loài thực vật đặc trưng cho hệ sinh thái miền Đông Nam Bộ Đặc biệt có những loài có giá trị cao cả về kinh tế lẫn giá trị sinh học như: Gõ Đỏ, Cẩm Lai, Giáng Hương, Gõ Mật, Sao, Căm xe…

b Về động vật

Có 113 loài thú, 351 loài chim, 159 loài cá nước ngọt, 109 loài bò sát, 41 loài lưỡng cư, 457 loài bướm và hàng nghìn loài côn trùng khác Trong đó có các loài quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam như: Cá sấu Xiêm, Gà So Cổ Hung, Bò Gaur, Voi, Hổ

và các loài linh trưởng…

c Về cảnh quan

Phần lớn diện tích của Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ Vườn có hệ sinh thái đất ngập nước nội địa ven sông, một loại đất ngập nước rất độc đáo của Việt Nam và thế giới; bao quanh đất ngập nước là rừng tự nhiên, bao gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước mang tính đa dạng sinh học cao

Trang 33

Trong khu vực Cát Tiên có nhiều địa điểm cảnh quan đẹp, như thác Trời, thác Bến

Cự, thác Dựng, thác Mỏ vẹt, thác Nơkrót - Nơkrót Một trong số những hệ sinh thái nổi

đoạn chảy qua Vườn Quốc gia Cát Tiên dài khoảng 90km Suối Đắc Lua dài khoảng 20 km, gom nước từ các bàu ra sông Bàu Sấu là bàu lớn nhất, có diện tích mặt là 92,63 ha Trong bàu có khoảng 100 cá thể cá Sấu Xiêm Khu vực này cũng là nơi sinh sống của loài cá lăng nổi tiếng Bàu Cá là hồ nước tự nhiên, có diện tích mặt nước 74,3 ha Bàu Bèo có diện tích 23,92 ha Xung quanh bàu được bao bọc bởi nhiều cây gỗ lớn Trong khu vực Cát Tiên còn

có diện tích đồng cỏ khá rộng, nơi bảo tồn các loài thú lớn quý hiếm (bò tót, hoẵng), được bảo vệ tốt, hầu như không có tác động của con người

d Môi trường, khí hậu

Cát Tiên không những có cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát Tiên có khí hậu độc đáo, bầu không khí trong lành, yên tĩnh

4.1.1.2 Tài nguyên nhân văn

Nền văn hoá của các cộng đồng dân tộc bản địa: ở VQG Cát Tiên có 2 cộng đồng dân tộc bản địa là Mạ và Stiêng với những nét sinh hoạt còn đậm tính truyền thống, một kho tàng văn hoá đặc trưng như: lễ hội đâm trâu, những truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại độc đáo, những nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hoá và tâm linh như: bộ cồng chiêng, trống, khèn bầu, tù và, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô

Người phụ nữ Mạ nổi tiếng về nghề dệt thổ cẩm với những hoa văn tinh vi hình hoa lá, chim thú và nhiều màu sắc lạ mắt Ngày nay, hàng thổ cẩm đang dần chiếm được cảm tình trong lĩnh vực thời trang và đặc biệt, đây là mặt hàng được nhiều du khách quốc

tế ưa chuộng

Di chỉ khảo cổ học Cát Tiên được phát hiện vào năm 1985 Đây là một quần thể di tích rộng lớn được xây dựng chủ yếu bằng gạch đá, kéo dài trên 10km dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai, phân bố tập trung ở xã Quảng Ngãi và thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng Theo nhận định của các nhà khoa học, có thể đây là một thánh địa với những

Trang 34

đền tháp, mộ tháp… cùng những hiện vật kim loại bằng vàng, đồng chạm khắc tinh vi các hình Nam Thần, Nữ Thần, Thần Silva, bò, voi…, những hộp k’lon để đựng tro xương hoả táng của người theo đạo Bà La Môn Những hiện vật bằng gốm, bằng đá mà đặc biệt là bộ ngẫu tượng Linga - Yoni được ghè đẽo, chạm khắc tinh tế, sắc xảo

Trong dó, có một bộ ngẫu tượng được xác nhận là lớn nhất vùng Đông Nam Á Di tích này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1988 Và gần đây, các nhà chức trách hữu quan đã cho tiến hành khai quật, tôn tạo khu di chỉ này để hoàn chỉnh hồ

sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới

4.1.2 Công tác tổ chức và quản lý du lịch sinh thái

Công tác du lịch sinh thái đã được vườn quốc gia tổ chức từ năm 1996 Năm 2001, VQG Cát Tiên thành lập Trung tâm DLST và giáo dục môi trường nhằm quản lý, khai thác một cách bền vững và hiệu quả tài nguyên DLST, kết hợp thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập tại VQG Cát Tiên

Trung tâm hiện có 30 cán bộ nhân viên, được phân chia ở 5 bộ phận: lễ tân, hướng dẫn, phục vụ buồng, lái xe- xuồng và điện nước

4.1.2.1 Các dịch vụ du lịch

Hướng dẫn: các hướng dẫn viên có kiến thức về du lịch, hiểu biết về sinh thái rừng, thông thạo và có kĩ năng chuyên sâu trong lĩnh vực hướng dẫn khách có nhu cầu nghiên cứu khoa học và tìm hiểu tài nguyên DL

Vận chuyển: đi xe ô tô, xe đạp theo lối đường mòn tham quan, ca nô trên sông Đồng Nai, chèo xuồng trên hồ Bàu Sấu Hình thức tham quan được khuyến khích là đi bộ tham quan các tuyến điểm gần khu vực trung tâm (cây Tung, cây Gõ, Bến Cự…)

Lưu trú: Vườn có 50 nhà nghỉ tại Trung tâm với sức chứa khoảng 120 khách và 1 điểm cắm trại phục vụ theo yêu cầu, ngoài ra du khách còn có thể ngủ lều trại và đốt lửa trại sinh hoạt ngoài trời với số lượng không quá 120 người Tại Bàu Sấu có 5 phòng nghỉ

có thể đáp ứng cho 15 khách ngủ lại qua đêm Cách Trung tâm Vườn 1,5 km là Bến Cự Resort với 10 phòng dành cho du khách có nhu cầu nghỉ ngơi với tiêu chuẩn cao hơn

Trang 35

Ăn uống: có các nhà hàng Cây Dầu, Tre vàng, nhà hàng Bến Cự phục vụ ăn uống cho đoàn khách từ 150 -200 người

Các dịch vụ khác: Vườn còn có dịch vụ cho thuê giầy đi rừng, giới chống vắt, máy phát điện, cho thuê dàn nhạc (phục vụ cho lửa trại), quầy bán hàng lưu niệm (áo thun, nón,phim đĩa, sách về động thực vật ), quầy bán đồ dùng cá nhân (bàn chải, kem đánh răng, khăn, nhang muỗi, xà phòng )

- Du lịch tình nguyện: là nơi hấp dẫn và lý tưởng cho các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động tình nguyện gắn bó, thân thiện với môi trường như cứu hộ động vật hoang dã, trồng cây phục hồi rừng

- Du lịch nghỉ dưỡng: không khí trong lành và yên tĩnh của núi rừng sẽ đem đến cho du khách những giây phút thư giãn, nghỉ ngơi, thoải mái

- Du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị: VQG Cát Tiên vừa là nơi tham quan, nghỉ ngơi vừa là điểm để tổ chức các hội thảo, hội nghị lớn cho các tổ chức trong và ngoài nước với 1 phòng họp có sức chứa 70 – 80 người với các trang bị tiện nghi

4.1.2.3 Các tuyến, điểm du lịch

Các tuyến, điểm tham quan: dựa vào quy định của phân khu chức năng, VQG Cát Tiên xây dựng các tuyến, điểm du lịch phù hợp với quy định hiện hành Hiện vườn quốc gia đã khai thác 23 tuyến tham quan, trong đó có 12 tuyến dễ đi, 8 tuyến tương đối khó đi

và 3 tuyến khó đi Các tuyến du lịch chính: tuyến Bằng lăng–vườn thực vật - cây Gõ -cây Tung- thác Bến Cự, tuyến cây Si trăm thân, tuyến Bàu Sấu, tuyến Đà Cộ, tuyến sinh thái,

Trang 36

Vườn – Đồi Đất Đỏ - Sa Mách, tuyến Di chỉ khảo cổ Cát Tiên, tuyến Bến Cự - Đảo Tiên ( trung tâm cứu hộ linh trưởng) và thác Mỏ Vẹt, tuyến xem chim

• Tuyến đầu tiên gồm 6 điểm đến chính bao gồm: cây Bằng Lăng sáu ngọn

(Lagerstroemia calyculata ), vườn thực vật, cây Gõ bác Đồng, cây Tung (Tetrameles nudiflora),thác Bến Cự, trung tâm cứu hộ gấu.Tuyến này hoạt động quanh năm và được

thiết kế phù hợp với lịch trình, sức khỏe, và sở thích của du khách Các tuyến ngắn phù hợp với du khách Việt nam, đặc biệt là sinh viên, và thuận tiện cho thời gian đi lại trong ngày Tác động của du khách bao gồm khắc chữ, xả rác, gây ồn, bẻ cây, nhổ cây

• Cây Si (F benjamina L.): Tuyến này bao gồm 15km đi xe (ô tô/ xe đạp) từ trụ

sở vườn và 1km đi bộ Điểm tham quan này có thể được kết hợp với các điểm khác như Hang Dơi, Cây Tung, Cây Gõ Bác Đồng, và Thác Trời Tuyến này rất hấp dẫn, tuy nhiên

do khoảng cách xa đòi hỏi phải có giá vận chuyển cao nên phần nào gây trở ngại cho du khách có thu nhập thấp

• Bàu Sấu: tuyến này gồm 9 km đi bằng xe ô tô và 5 km đi bộ xuyên rừng Đặc trưng của tuyến Bàu Sấu là trên đường đi có những cây Tung cổ thụ hơn 500 tuổi đường kính hàng chục người ôm, những dây leo có hình dáng kì lạ, có thể quan sát được các loài

bò sát như : trăn, rắn hổ mang, rắn lục, kì nhông, kì đà…, vượt qua kiểu sinh cảnh rừng ngập nước để đến trạm kiểm lâm Bàu Sấu, tại đây có thể quan sát được toàn cảnh hồ nước mênh mông, với sự xuất hiện của nhiều loài chim, có thể thấy cá sấu, ban đêm có thể thấy

bò tót, nai Các hoạt động tại đây bao gồm đi bộ, bơi thuyền,ngắm cảnh và xem chim, xem thú

Việc sử dụng hiện tại bộc lộ nhiều vấn đề:

- Đường gỗ ở 1km cuối cùng của Bàu cần chi phí cao để xây dựng, duy trì và chi phí vận chuyển vật liệu Tuyến này thường bị mối mọt và xuống cấp do nước ngập và bị trơn trượt vào mùa mưa

- Nhà nghỉ bằng lá cho khách cần duy tu hàng năm do bị côn trùng và thời tiết làm

hư hại

- Hệ thống điện năng lượng mặt trời không đủ đặc biệt là vào mùa mưa

- Khả năng luân chuyển du khách bao gồm việc sử dụng xe nhiều cho du khách ở

Trang 37

lại qua đêm (4 lượt cho một chuyến tham quan) Du khách của các nhóm khác nhau thường không thích ghép xe ngay cả khi họ có cùng yêu cầu về thời gian vận chuyển

-Du khách ngủ lại qua đêm cũng bị giới hạn về số lượng khoảng 15 khách/ đêm,

du khách trong ngày khoảng 20-30 khách/ ngày

- Nguồn thức ăn chính (cá) được kiểm lâm đánh bắt từ Bàu Sấu và chế biếnphục vụ khách (chưa kể đến việc đánh bắt ăn hằng ngày cho các nhân viên khác của Vườn)

- Tần suất xuất hiện của các loài thú lớn như (bò, nai, heo) và chim quý ngày càng thưa dần

• Tuyến trekking Bàu Sấu: Đây là tuyến mạo hiểm với chiều dài khoảng 15km từ trụ sở đến Bàu Sấu băng qua đường gồ ghề và đá lộ đầu Khả năng luân chuyển khách cao

vì tuyến chỉ thu hút du khách có điều kiện sức khỏe tốt và kỹ năng đi rừng đặc biệt Do tần suất sử dụng thấp, lối đi dễ bị mất dấu Du khách dễ bị lạc nếu không có hướng dẫn đi cùng Do khoảng cách khá dài, khách thường bỏ rác lại trong rừng

• Đà Cộ: Đây là tuyến dài 6km Du khách có thể chọn đi bộ hoặc đi xe đạp Tuyến chỉ có thể mở vào mùa khô để tham quan các cây gỗ lớn, Thác Trời và xem chim Ngã ba

Đà Cộ đông khách vào dịp Lễ, Tết thường xảy ra va chạm giữa các khách đi bộ và đi xe đạp, khách tham quan và nghiên cứu Vào mùa mưa, có một đoạn đường của tuyến bị lầy lội, tre nứa đổ và cỏ tranh phủ kín Thác Trời là nơi rất nguy hiểm không phù hợp để bơi lội Các tai nạn chết người đã xảy ra do khách tự ý bơi lội Hệ thống bảng biển báo gồm thông tin hướng dẫn, thông báo, quy định còn thiếu Người dân địa phương lén lút vào rừng chặt tre, lấy măng, mây và bẫy thú

• Tuyến sinh thái: tuyến này bao gồm 3km đường chính (ô tô/ xe đạp) và 7km đường mòn Các tiềm năng giải trí và nghiên cứu bao gồm xem các cây gỗ lớn quý hiếm,

Gõ đỏ Afzelia xylocarpa đường kính 3.7m, các kiểu rừng đa dạng, nhiều cây ăn quả, cây

thuốc Đường mòn bị lầy lội vào mùa mưa, đặc biệt là Tháng 9 và Tháng 10 Suối cá Lóc

có nước quanh năm, thích hợp cho việc cắm trại Tuyến này có tần suất sử dụng thấp, hầu hết dành cho các đối tượng nghiên cứu Du khách dễ bị lạc do cây cối rậm rạp và có nhiều tuyến cắt nhau do tuyến đường tuần tra của kiểm lâm và lâm tặc

Trang 38

của tuyến phụ thuộc vào tần suất xuất hiện của thú Thú ít xuất hiện vào những đêm trăng tròn Tuyến mở từ 7g đến 10g tối Trung bình một chuyến kéo dài từ 45-60 phút Du khách cũng có thể gặp rủi ro gây tổn thương do cành cây đổ ngã khi xem thú

• Tuyến làng dân tộc Tà lài: đây là tuyến tham quan dài 12km (1 giờ đi xuôi dòng) bằng thuyền hoặc 12km đi xe (khoảng 30 phút bằng ô tô) Nếu đi thuyền, du khách có thể thấy các kiểu rừng khác nhau, ngắm nhìn làng mạc và vườn cây ăn trái ở tả ngạn sông Đồng Nai, và xem các loài chim nước và khỉ Nếu đi xe, du khách có thể ngắm nhìn quan cảnh rừng, trảng cỏ, các loài chim công, chim cu và thỉnh thoảng các loài thú như nai, heo rừng xuất hiện Vào mùa mưa, tuyến này thường ngập lụt và ngưng hoạt động Điểm nhấn của tuyến này là văn hóa bản địa và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân tộc S’tiêng và Châu Mạ

• Trụ sở vườn – Đồi Đất Đỏ - Sa Mach: Đây là tuyến dài 40km du khách có thể chọn cách đi xe đạp, thuyền, hoặc đi ô tô Khách thường xuyên của tuyến này là các khách ba lô thích du lịch mạo hiểm bị lôi cuốn bởi phong cảnh rừng, cây gỗ lớn, và voi Tần suất sử dụng ít vì khỏang cách dài, mức độ nguy hiểm cao (voi thường xuất hiện vào sau 4g chiều) và khó tiếp cận Vào mùa mưa, đường lầy lội và trơn trượt, thỉnh thoảng bị cản trở do cây đổ

• Di chỉ khảo cổ Cát Tiên: có nhiều đường đi từ trụ sở vườn đến khu di chỉ (bằng

xe ô tô hoặc xe đạp) Tuyến đường đầu tiên bao gồm đi 18km xuyên rừng, 7km qua làng thuộc xã Daklua và qua phà Daklua đến xã Quảng Ngãi Tuyến thứ hai dài 50km từ trụ sở vườn đi Nam Cát Tiên, Đạ Kho, Đạ Tẻ, và đến xã Quảng Ngãi Tuyến cuối cùng đi qua vùng đệm xã Nam Cát Tiên đến quốc lộ 20, Madagui, Đạ Tẻ, và xã Quảng Ngãi Các hoạt động giải trí bao gồm ngắm cảnh, tìm hiểu văn hóa cổ xưa qua di tích và cộng đồng thông qua du lịch cộng đồng tại xã Nam Cát Tiên và Daklua Tần suất sử dụng thấp vì đường dài và kéo theo là chi phí cao Vào mùa mưa, đường lầy lội thậm chí ngập lụt, phà và cầu không thể sử dụng được Do khu di chỉ này nằm ngoài ranh giới vườn, chúng tôi chỉ đánh giá việc sử dụng của du khách trên đoạn đường mòn 18km trong vườn

• Đi thuyền từ trụ sở vườn đến Bến Cự, Đảo Tiên (Trung tâm cứu hộ linh trường)

và Thác Mỏ Vẹt: đây là tuyến đi thuyền dài 1km Cơ hội thưởng ngoạn gồm ngắm nhìn

Trang 39

hác nước hùmùa mưa do

và lượt kháhim: tuyến

ến hiện tại Vườn thực v

03 điểm qua

ào mùa khôành, và mộtbiết, kỹ nănkhảo sát khằng lăng–vưđây là tuyế

200

14684 1

ùng vĩ và cádòng chảy ách của Trunày thay đgồm Bằngvật, Đất Đỏ

an sát tại N Hầu hết d

t số nhà ngh

ng và thiết bhách du lịchườn thực vậ

17634 11716

2968

Tổng

ác hoạt độnmạnh của tung tâm cứuđổi theo m

Lăng (L

ỏ, Tà Lài, ĐNúi Tượng,

du khách, chhiên cứu đi

bị chuyên d

h, những tu

ật - cây Gõoảng cách n

em thú banuan làng dânmưa, điều

u qua các n

ợt khách dugần 2 vạn ng

ái thân thiện

17942 14744

2890

Khách nội đ

ng cứu hộ tạthác Tần su

u hộ

mùa trong n

Lagerstroem

Đaklua, và , C3, và Bà

hủ yếu là kriêng Tần dụng

uyến du lịch -cây Tungngắn, phù h

n đêm (15%

n tộc Mạ, Skiện thời t

năm

u lịch năm gười, từ đó

h mà du khág- thác Bến hợp với mọi

%), tuyến ĐS’tiêng ở Tàtiết xấu nên

sau nhiều hcho thấy du

2012

555 15960

ọn nhiều tâm cứu

n khách ), tuyến Còn lại

n không

ước Số gày càng

Trang 40

Biểu đồ 4.1:Số lượng khách tham quan vườn quốc gia Cát Tiên qua các năm (đơn

Bảng 4.1: Doanh thu du lịch qua các năm

Doanh thu các loại hình du lịch có xu hướng tăng, chủ yếu gồm các dịch vụ phòng nghỉ (chiếm 41%), xe vận chuyển (25%), vé vào Vườn (10%) và tham quan Bàu Sấu (10%)

Bình quân số ngày du khách ở lại Vườn có xu hướng tăng, năm 2011 là 1,5 ngày, năm 2012 là 2 ngày Tuy nhiên nếu tính riêng cho khách nước ngoài thì số ngày du khách lưu trú tại Vườn cao hơn, năm 2011 là 3,2 ngày, năm 2012 là 3,5 ngày

4.1.4 Nguồn vốn đầu tư cho du lịch sinh thái

- Nguồn vốn tự có của Vườn: các hoạt động đầu tư cho du lịch sinh thái chủ yếu từ nguồn vôn của Vườn và có sự hỗ trợ vốn ngân sách cấp cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng hằng năm Tuy nhiên các nguồn thu từ du lịch chỉ lấy thu bù chi

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w