1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

99 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 3,99 MB

Nội dung

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊNKHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊNKHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊNKHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA

CÁT TIÊN

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THANH THUỲ

Giáo viên hướng dẫn: TS NGÔ AN Ngành : CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN Niên khóa : 2005 – 2009

Trang 2

Tháng 7/2009

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin được gởi lời cám ơn chân thành đến:

• Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

• Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong quá trình học tập

• Quý thầy cô bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho em trong quá trình học tập, thực hành

• Thầy Ngô An đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận văn của em

• Giám đốc và các anh (chị) trong ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình khảo sát, điều tra và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của em

• Gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập

Xin trân trọng và chân thành cám ơn!

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đánh giá và đề xuất các giải pháp hạn chế các tác động liên quan của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Tiên” được tiến hành tại Vườn Quốc gia Cát Tiên kể từ ngày 25/2/2009 đến ngày 30/6/2009

Kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu bao gồm :

• Tổng quan về đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

• Thực hiện khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các dịch vụ

du lịch sinh thái tại khu vực Nam Cát Tiên thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên

• Trên cơ sở phân tích đó, đề xuất các chỉ thị và tiêu chí cần phải quan trắc đối với các tác động của du lịch sinh thái đến tài nguyên và môi trường tại đây

• Đề xuất định hướng xây dựng hệ thống quan trắc về mặt tổ chức và xây dựng

kế hoạch quan trắc trong năm

• Đưa ra một số giải pháp chung và cụ thể để phát triển ngành du lịch sinh thái đồng thời vẫn bảo tồn được các giá trị tài nguyên sinh học của Vườn Quốc gia Cát Tiên

Trang 5

SUMMARY

The thesis “ Surveying, evaluating and proposing some solutions for limiting the involved impacts of ecotourism activities in CatTien National Park” was carried out in CatTien National Park from February, 2009 to July, 2009

The results are belows:

• Describing the main natural eco-social characteristics of Cat Tien National Park

• Making the investigation, analysis, evaluation of ecotourism activities realized in Nam Cat Tien area, which belongs to Cat Tien National Park

• Based on analysis results above, defining some indicators and criteria for monitoring the impacts of ecotourism on resources and environment of this section

• Proposing the orientations for building the monitoring system relating to organization and annual monitoring plans

• Suggesting general and concrete solutions to improve and develop the ecotourism, at the same time, continuing to conserve the value of biological resources in Cat Tien National Park

Trang 6

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

DLST = Du lịch sinh thái

VQG = Vườn Quốc gia

VQGCT = Vườn Quốc gia Cát Tiên

UNESCO = United Nations Educational Scientific and Cultural Organization PRA = Participatory rural appraisal

LAC = Limits of Acceptable Change

EMP = Ecotourism management plant

ĐDSH = Đa Dạng Sinh Học

AFD = Agence Francaise de Developpement

PTNT = Phát triển Nông Thôn

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i

Lời cám ơn iii

Tóm tắt iv

Danh sách các chữ viết tắt vi

Mục lục vii

Danh sách các hình xi

Danh sách các bảng xii

Danh sách các sơ đồ xiv

Danh sách các biểu đồ xiv

Chương 1 LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 2 TỔNG QUÁT 3

2.1 Khái niệm chung về du lịch sinh thái 3

2.2 Các loại hình du lịch sinh thái 4

2.3 Tài nguyên du lịch sinh thái 5

2.3.1 Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên 5

2.3.2 Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn 5

2.4 Phương pháp giới hạn của những thay đổi chấp nhận được 5

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

3.1 Mục tiêu 8

3.2 Nội dung nghiên cứu 8

3.3 Phương pháp nghiên cứu 8

3.3.1 Thu thập và tổng hợp tài liệu 8

Trang 8

3.3.2 Lập bảng hỏi và phỏng vấn những người liên quan 8

3.3.3 Khảo sát thực tế 9

3.3.4 Áp dụng phương pháp giới hạn của những thay đổi chấp nhận được 9 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10

4.1 Hiện trạng, cơ sở hạ tầng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên 10

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tại Vườn Quốc gia Cát Tiên 10

4.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 10

4.1.1.1.1 Vị trí địa lý – đặc điểm địa hình 10

4.1.1.1.2 Đặc điểm khí hậu – khí tượng 11

4.1.1.1.3 Đặc điểm thuỷ văn 12

4.1.1.1.4 Hệ sinh thái 12

4.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 15

4.1.1.2.1 Dân số và phân bố dân cư 15

4.1.1.2.2 Dân tộc 17

4.1.1.2.3 Tình hình y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng 18

4.1.1.2.4 Kinh tế 21

4.1.2 Sơ lược quá trình hình thành VQG Cát Tiên và những dự án bảo tồn-phát triển trong những năm qua 22

4.1.3 Du lịch 24

4.1.3.1 Các tuyến điểm tham quan du lịch 25

4.1.3.1.1 Xem thú ban đêm 25

4.1.3.1.2 Bàu Sấu 26

4.1.3.1.3 Hang Dơi 27

4.1.3.1.4 Cây Si Trăm Thân 27

4.1.3.1.5 Bằng Lăng, Cây Tung 28

4.1.3.1.6 Cây Gõ Bác Đồng 29

4.1.3.1.7 Thác Trời, Thác Dựng, Thác Mỏ Vẹt, Ghềnh Bến Cự 29

Trang 9

4.1.3.1.8 Xem Chim 31

4.1.3.1.9 Làng người dân tộc bản địa Mạ, Stiêng 32

4.1.3.1.10 Vườn Thực vật 33

4.1.3.1.11 Di chỉ khảo cổ Cát Tiên 33

4.1.3.1.12 Các tuyến đi bộ xuyên rừng 35

4.1.3.2 Khu cắm trại 35

4.1.3.3 Các dịch vụ du lịch 36

4.1.3.3.1 Vận chuyển 36

4.1.3.3.2 Nhà nghỉ 38

4.1.3.3.3 Nhà hàng 39

4.1.3.3.4 Khu thể thao 40

4.2 Đánh giá hoạt động hiệu quả của du lịch 41

4.3 Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội 43

4.3.1 Tác động đến môi trường tự nhiên chung cho khu vực 43

4.3.1.1 Tác động đến môi trường tại các tuyến điểm tham quan 44

4.3.1.1.1 Xem thú ban đêm 44

4.3.1.1.2 Tuyến Bàu sấu 44

4.3.1.1.3 Hang dơi 45

4.3.1.1.4 Cây Si trăm thân 45

4.3.1.1.5 Bằng Lăng – Cây Tung 46

4.3.1.1.6 Cây Gõ Bác Đồng 46

4.3.1.1.7 Thác Trời, Thác Dựng, Thác Mỏ Vẹt, Ghềnh Bến Cự 47

4.3.1.1.8 Xem Chim 48

4.3.1.1.9 Làng người dân tộc bản địa Mạ, Stiêng 48

4.3.1.1.10 Vườn Thực vật 49

4.3.1.1.11 Di chỉ khảo cổ Cát Tiên 49

4.3.1.1.12 Các tuyến đi bộ xuyên rừng 50

4.3.1.2 Tác động đến môi trường ở khu cắm trại 50

Trang 10

4.3.2 Tác động đến kinh tế - xã hội 51

4.4 Những khó khăn và thách thức hiện nay của Vườn Quốc gia Cát Tiên 52 Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN 55

5.1 Giải pháp về thị trường 55

5.2 Giải pháp về quy hoạch 55

5.3 Giải pháp về đào tạo 55

5.4 Giải pháp về cơ sở vật chất 56

5.5 Giải pháp về xã hội 56

5.6 Giải pháp về tổ chức quản lý 57

5.7 Giải pháp kiểm tra 57

5.8 Giải pháp quản lý môi trường 57

5.8.1 Đề xuất những chỉ thị và tiêu chí cho từng hoạt động dịch vụ du lịch của VQG Cát Tiên 57

5.8.2 Xây dựng hệ thống quan trắc 62

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

6.1 Kết luận 63

6.2 Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 67

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 4.1: Đường đến Vườn Quốc gia Cát Tiên 10

Hình 4.2: Con mối (động vật chân đốt) - Nấm 14

Hình 4.3: Chromolaena odorata - Mimosa pigra 15

Hình 4.4: Xem thú ban đêm 25

Hình 4.5: Trên đường vào Bàu Sấu 26

Hình 4.6: Cây Tung 500 tuổi 26

Hình 4.7: Quang cảnh Bàu Sấu – Chèo thuyền trên hồ 27

Hình 4.8: Hang dơi 27

Hình 4.9: Một góc của cây si trăm thân 28

Hình 4.10: Cây Bằng Lăng 6 ngọn 28

Hình 4.11: Cây Gõ Bác Đồng 29

Hình 4.12: Thác Dựng – Thác Trời 30

Hình 4.13: Thác Mỏ Vẹt - Ghềnh đá Bến Cự 31

Hình 4.14: Cảnh ở Bàu Chim 32

Hình 4.15: Biểu tượng sinh thực khí lớn nhất Đông Nam Á 34

Hình 4.16: Những di vật quý hiếm được tìm thấy ở Cát Tiên 34

Hình 4.17: Các cây cổ thụ trong VQG Cát Tiên 35

Hình 4.18: Khu cắm trại tại VQG Cát Tiên 36

Hình 4.19: Nhà nghỉ tại VQG Cát Tiên 38

Hình 4.20: Cảnh quan tại khu nhà nghỉ 39

Hình 4.21: Nhà hàng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên 40

Hình 4.22: Khu thể thao 40

Hình 4.23: Đốn gỗ và bẫy thú tại VQG Cát Tiên 53

Hình 4.24: Các hoạt động liên quan đế lửa tại VQGCT 54

Hình 4.25: Các hoạt động của du khách ảnh hưởng đến Vườn 54

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 4.1: Diện tích Vườn Quốc gia Cát Tiên 11

Bảng 4.1: Các hoạt động khai thác lâm sản chính ở VQG Cát Tiên 21

Bảng 4.2: Giá dịch vụ vận chuyển các tuyến tham quan 37

Bảng 4.3: Số lượng du khách đến tham quan 42

Bảng 4.4: Tỷ lệ phần trăm nguồn khách tham quan 42

Bảng 4.5: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tuyến Xem thú đêm đến tài nguyên môi trường 44

Bảng 4.6: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch Tuyến Bàu sấu đến tài nguyên môi trường 44

Bảng 4.7: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tuyến Hang dơi đến tài nguyên môi trường 45

Bảng 4.8: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tuyến Cây Si trăm thân đến tài nguyên môi trường 45

Bảng 4.9: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tuyến Bằng Lăng – Cây Tung đến tài nguyên môi trường 46

Bảng 4.10: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tuyến Cây Gõ Bác Đồng đến tài nguyên môi trường 46

Bảng 4.11: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tuyến Thác đến tài nguyên môi trường 47

Bảng 4.12: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch Xem Chim đến tài nguyên môi trường 48

Bảng 4.13: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tại làng người dân tộc bản địa Mạ, S’tiêng đến tài nguyên môi trường 48

Bảng 4.14: Tóm tắt những tác động của hoạt động du lịch tại Vườn Thực vật đến tài nguyên môi trường 49

Trang 13

đi bộ xuyên rừng 59 Bảng 5.3: Tóm tắt chỉ thị và tiêu chí cho hoạt động du lịch

tại Hang dơi, Làng dân tộc bản địa Mạ, Stiêng, Vườn Thực vật 61 Bảng 5.4: Tóm tắt chỉ thị và tiêu chí cho hoạt động cắm trại

tại VQG Cát Tiên 61

Trang 14

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ dân số của các dân tộc ở VQG Cát Tiên 17

Biểu đồ 4.2: Số lượng khách tham quan VQG Cát Tiên 43

Trang 15

Chương 1 LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, đời sống con người ngày càng hiện đại hơn, tiện nghi hơn nhưng một phần nào đó sức khỏe lại có chiều hướng suy giảm Do áp lực công việc và môi trường sống ô nhiễm như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí… Do đó, du lịch là một phương pháp để giải toả stress hiệu quả, đến những nơi không khí trong lành, thoáng mát để vui chơi và thư giãn đã trở nên hết sức quen thuộc đối với cư dân đô thị

Loại hình du lịch sinh thái tuy mới mẻ nhưng giờ đây là một trong những lựa chọn hàng đầu vào các kỳ nghỉ tham quan Tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt, bụi bặm của đô thị, người ta thường tìm đến với thiên nhiên để khám phá và chinh phục những trải nghiệm mới hoặc đơn giản chỉ là để thư giãn, vui chơi dã ngoại cùng với gia đình, tận hưởng không khí thoáng mát, trong lành

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái là loại hình khai thác tìm hiểu về hệ sinh thái tự nhiên gồm:

• Hệ sinh thái động vật

• Hệ sinh thái thực vật

• Hệ sinh thái nhân văn của núi, rừng và hồ

Ở Việt Nam có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái Hiện còn có 78 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích 1,7 triệu ha;

18 khu bảo vệ cảnh quan có diện tích hơn 120.000 ha và 30 Vườn Quốc gia trải dài

từ Bắc vào Nam được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua Nghị

Trang 16

định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý (Phụ lục 5)

Vườn Quốc gia Cát Tiên - được UNESCO công nhận là khu bảo tồn sinh quyển thế giới – là một trong những địa điểm đang được du khách chú ý Cát Tiên

có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, hệ thực vật, động vật, mang đặc trưng miền Đông Nam Bộ Điều mới lạ của Cát Tiên mà không Vườn Quốc gia nào trong nước có được là du khách có thể trực tiếp ngắm nhìn đời sống hoang dã của các loài thú trong sự tĩnh lặng của đêm rừng

Vườn Quốc gia Cát Tiên với tổng diện tích 73.878 ha nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Đồng Nai, tọa lạc ngay trên ranh giới của cả 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng Trong đó khu vực thuộc địa giới tỉnh Đồng Nai là khu rừng Nam Cát Tiên với diện tích 38.302 ha cùng nhiều loài động thực vật vô cùng phong phú và quý hiếm thu hút nhiều nhà khoa học đến để nghiên cứu và điều tra cũng như nhiều khách du lịch đến tham quan Trong những năm gần đây, các hoạt động du lịch sinh thái tại đây ngày càng phát triển, có khoảng 12 tuyến tham quan hoặc quan sát chim, thú, rừng trên hai chòi… Tuy nhiên, những hoạt động đó đã gây ra một số tác động đến môi trường và tài nguyên nơi đây, như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước do rác thải của du khách; ảnh hưởng đến đời sống hoang dã của các loài động vật cũng như ảnh hưởng đến sức sống của các loài thực vật

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả du lịch sinh thái

và các tác động liên quan của hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên, đề tài: “Khảo sát đánh giá và đề xuất giải pháp hạn chế các tác động liên quan của hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên” được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 17

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Khái niệm chung về du lịch sinh thái

Vấn đề vẫn còn tồn tại mỗi khi thảo luận về DLST là khái niệm về DLST vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, do đó thường bị nhầm lẫn với các loại hình phát triển du lịch khác Một số tổ chức đã rất cố gắng làm rõ sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng khái niệm DLST như một công cụ thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững

Định nghĩa của Honey (1999): DLST là du lịch đến những khu vực nhạy cảm

và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy

mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế, sự quản lý cho người dân địa phương, khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất

Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa DLST ở Việt Nam: DLST

là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

DLST được xem như cầu nối giữa con người với tự nhiên Hay nói rõ hơn, DLST là một loại hình du lịch đưa du khách đến với thiên nhiên, đến với màu xanh của tự nhiên, nảy sinh từ các quan tâm về môi trường và kinh tế xã hội

Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái:

- Giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường, qua đó tạo

ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển du lịch sinh thái bền vững

Trang 18

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng: Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể

- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái

- Đảm bảo quy mô (sức chứa): Hệ sinh thái đặc thù của lãnh thổ du lịch không chấp nhận lượng du khách vượt quá ngưỡng chịu đựng vốn có của hệ

2.2 Các loại hình du lịch sinh thái

Các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên như nghỉ dưỡng, tham quan thắng

cảnh, vui chơi giải trí…chủ yếu đưa con người về với thiên nhiên, nâng cao nhận thức cho khách du lịch về thiên nhiên và môi trường, văn hóa rất ít

Các loại hình du lịch dựa vào văn hóa như tham quan, nghiên cứu, hành hương, lễ hội…chủ yếu đưa du khách đến với những phong tục, lối sống, lễ hội của các cộng đồng dân tộc nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về văn hóa

Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên DLST bao gồm:

♦ Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng

♦ Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống

♦ Kiến trúc không gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực

♦ Các làng nghề truyền thống là một tiềm năng quan trọng để phát triển ngành kinh tế du lịch Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng Hiện nay Việt Nam có khoảng 1.500 làng nghề thủ công với khoảng 40.500 cơ sở sản xuất thuộc 11 nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm, sứ, dệt, tranh dân gian…Sự kết hợp giữa du lịch và nghề thủ công truyền thống là một nét độc đáo riêng tại Việt Nam hầu như không có tại các nước khác

Trang 19

♦ Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng

2.3 Tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch sinh thái là những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử,

di tích cách mạng, giá trị nhân văn, được sáng tạo ra từ sức lao động của con người nhằm sử dụng thỏa mãn du lịch và nó cũng là yếu tố để hình thành nên các khu, điểm, tuyến du lịch hấp dẫn

Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên

du lịch nhân văn

2.3.1 Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên đều là tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên ở dạng đang

sử dụng trực tiếp vào hoạt động du lịch hoặc ở dạng tiềm năng

Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị lớn trong việc thu hút khách du lịch: địa hình núi cho người leo núi, cho du lịch sinh thái; sông suối đẹp, các mạch nước, ghềnh thác; các hồ trên núi, các bãi biển - bờ biển; các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn động vật, thực vật quý; các yếu tố khí hậu đặc biệt cho du lịch như: nhiệt độ không khí, sự trong lành, mức độ chiếu sáng; các cảnh quan văn hóa, thẩm mỹ

2.3.2 Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn gồm có di sản văn hóa, di sản hạ tầng

cơ sở

Di sản văn hóa: là khảo cổ, những công trình và di tích kỷ niệm lịch sử, những di tích văn hóa đã được xếp hạng, thắng cảnh và những kiến trúc địa phương,

văn hóa dân gian,

Di sản hạ tầng: đường xá, công trình hạ tầng, công viên cho giải trí du lịch

2.4 Phương pháp giới hạn của những thay đổi chấp nhận được (Limits of

Acceptable Change – LAC)

LAC là tiến trình xây dựng bởi cục lâm nghiệp Hoa Kỳ nhằm đánh giá các tác động của du khách đối với khu vực hoang dã Nó chấp nhận rằng thay đổi là

Trang 20

không tránh được nhưng xác lập các giới hạn ở mức độ nào thì thay đổi chấp nhận được (Chế Đình Lý, 2005)

Phương pháp luận LAC bao gồm sự xác định một tầm nhìn chung về các điều kiện của địa điểm của khu du lịch, xác lập các chỉ thị và tiêu chuẩn giới hạn liên quan đến sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội, kinh

tế mà những người có liên quan nghĩ rằng có thể chấp nhận được trong các địa điểm du lịch Trong quá trình quản lý hoạt động du lịch, quan trắc theo dõi liên tục những chỉ tiêu xác định tiêu chuẩn trước đây trước tác động của du khách trong quá trình du lịch Khi các tiêu chuẩn không đạt, nhà quản lý phải thích nghi, thay đổi nhằm giảm tác động đến tự nhiên và các yếu tố khác Sơ đồ 2.1 trình bày năm bước của tiến trình thích nghi từ Stankeyetal (1985)

Bằng cách xác định các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được, các nhà quản lý thu được sự tín nhiệm khi họ yêu cầu hay thu nhận các thay đổi quản lý

có thể tác động đến người khác như các nhà điều hành tour, các hướng dẫn viên và người trong cộng đồng

Nếu các nhà lập kế hoạch dùng phương pháp luận “các giới hạn của sự thay đổi chấp nhận được – LAC để thiết lập hệ thống theo dõi các tác động của du lịch , nên có nhiều các chỉ thị và tiêu chuẩn được dùng để đánh giá sự tiến triển của sự thực hiện của kế hoạch quản lý du lịch sinh thái (EMP = Ecotourism management plant)

LAC là một hệ thống để đo các tác động của du lịch và nên được áp dụng để đánh giá rằng các mục tiêu giảm các tác động du lịch là có kết quả LAC trả lời rằng

sự thay đổi không tránh khỏi và tạo ra các giới hạn thay đổi bao nhiêu thì chấp nhận được Nó tập trung vào các điều kiện đòi hỏi trong một địa điểm nào đó Các điều kiện này phải được xác định bởi người sử dụng địa điểm hiện tại và tương lai cùng với các nhà quản lý (Chế Đình Lý, 2005)

Trang 21

Sơ đồ 2.1: Phương pháp luận LAC

Nguồn: Giáo trình du lịch sinh thái (Chế Đình Lý,2005)

Bước 1 Xác định các việc

có liên quan

Bước 5 Các điều kiện

quan trắc theo dõi

Bước 2 Định hình các hoạt động

Bước 4 Thiết lập các tiêu chuẩn cho các chỉ thị

Bước 3 Lựa chọn các chỉ thị

PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁC GIỚI HẠN CỦA THAY ĐỔI CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Trang 22

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, khảo sát hiện trạng kinh tế - xã hội và phát triển DLST tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

- Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường, người dân địa phương ở Vườn Quốc gia Cát Tiên

- Đề xuất giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Thu thập và tổng hợp tài liệu: Bản đồ các tuyến du lịch, hoạt động quản lý

môi trường du lịch, định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

3.3.2 Lập bảng hỏi và phỏng vấn những người liên quan: Phỏng vấn nhà quản

lý, khách du lịch, người dân địa phương, hướng dẫn viên du lịch…về các hoạt động

du lịch, những tác động, và đánh giá mức độ tác động đó có thể chia làm 3 mức: ít (+), trung bình (++), mạnh (+++)

Trang 23

3.3.3 Khảo sát thực tế: Hiện trạng cảnh quan môi trường du lịch, dịch vụ du lịch,

hiệu quả hoạt động du lịch trên cơ sở tiếp tục định hướng du lịch, đảm bảo các tiêu chí bền vững

3.3.4 Áp dụng phương pháp giới hạn của những thay đổi chấp nhận được (LAC): xác định các việc có liên quan đến DLST, định hình rõ hơn các hoạt động

DLST, từ đó lực chọn các chỉ thị, thiết lập các tiêu chuẩn cho các chỉ thị đó

Trang 24

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng, cơ sở hạ tầng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

Hình 4.1: Đường đến Vườn Quốc gia Cát Tiên

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

4.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1.1 Vị trí địa lý – đặc điểm địa hình

Vườn Quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai); Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng

Trang 25

(Bình Phước), cách thành phố Hồ Chí Minh 150km về phía Bắc Khu vực có tọa độ

từ 11021’ tới 11048’ vĩ bắc và từ 107034’ kinh đông

Theo nguồn số liệu từ Vườn Quốc gia Cát Tiên, tổng diện tích nơi đây là 73.878 ha, gồm 3 khu vực

Bảng 4.1: Diện tích Vườn Quốc gia Cát Tiên

Khu vực Tỉnh Diện Tích ( ha )

Và có diện tích khu Dự trữ Sinh quyển rộng 728.756 ha Trong đó:

- Vùng lõi: 73.878 ha

- Vùng đệm: 251.445 ha

- Vùng chuyển tiếp: 403.433 ha

Vườn Quốc gia có địa hình đa dạng gồm đồi núi, bậc thềm, bán bình nguyên

cổ, bầu nước… Khu vực Cát Lộc nằm ở phía Tây của Cao nguyên Trung bộ, địa hình ở đây là đồi dốc, đồi cao nhất khoảng 659 m Khu vực Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên thuộc vùng đất thấp của miền Nam Việt Nam, nằm ở chân Cao nguyên Trung bộ Khu vực này có đồi thấp thoai thoải, đồi cao nhất khoảng 372 m

4.1.1.1.2 Đặc điểm khí hậu – khí tượng

Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa

• Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

• Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

Số ngày mưa từ 150 – 190 ngày/năm Mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 10, mỗi tháng mưa trên 300 mm

Lượng mưa bình quân năm: 2.185,6 mm, lượng mưa lớn nhất: 2.894 mm

Nhiệt độ bình quân hằng năm của khu vực là: 25,4o C Nhiệt độ cao nhất là: 30,8o C

Trang 26

Độ ẩm bình quân hàng năm là:83,6%; độ ẩm thấp nhất: 56,2%

(Nguồn: www.cattiennationalpark.com)

4.1.1.1.3 Đặc điểm thuỷ văn

Vườn Quốc gia Cát Tiên có sông Đồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và Đông với chiều dài khoảng gần 90km, sông rộng trung bình khoảng 100m, lưu lượng nước bình quân là 405m3/giây

Có nhiều hệ suối lớn như: Đạ Leh, Da R’soui, Đa M’Bri (khu vực Lộc Bắc);

Đa Dim Bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Da Nhor (khu vực huyện Cát Tiên), Da Louha,

Da Bitt, Đa Bao, Đa tapoh, Đa Semath (khu vực Nam Cát Tiên)

(Nguồn: www.cattiennationalpark.com)

VQG Cát Tiên có hệ động thực vật vô cùng phong phú, kết quả điều tra đã phát hiện được ở đây có 1.610 loài thực vật thuộc 724 chi, 162 họ và 75 bộ; 103 loài thú; 351 loài chim; 79 loài bò sát; 41 loài ếch nhái; 133 loài cá; hàng nghìn loài côn trùng v.v Trong số này có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ như cẩm thị,

gõ đỏ, tê giác một sừng, voi, cò quắm cánh xanh, gà so cổ hung, cá sấu xiêm, trăn gấm, cá rồng, cá lăng, (Phụ lục 7)

Theo tài liệu cung cấp của VQG CT ở đây có 5 kiểu trạng thái thảm thực vật điển hình của khu vực:

• Rừng lá rộng thường xanh: với những loài cây điển hình: Dipterocarpus

alatus, Dipterocarpus intricatus (Dipterocarpaceae); Dalbergia alatus, Dalbergia mammosa, Pterocarpus macrocarpus (Fabaceae: Papilionoideae) và Afzelia xylocarpa (Fabaceae: Caesalpinioideae)

• Rừng lá rộng nửa rụng lá: những loại cây có lá rụng vào mùa khô gồm:

Lagerstroemia calyculata (Lythraceae), Tetrameles nudiflora (Datiscaceae), Anogeissus acuminata (Combretaceae)

• Rừng hỗn giao gỗ tre nứa: đây là sự sinh trưởng thứ yếu theo sau cây nông

nghiệp bị đốn hạ và đốt cháy; việc đốn gỗ; cháy rừng;…Với những tán rừng triệt

phá, cây tre và cây nứa trở nên vượt trội như: Mesua sp (Clusiaceae),

Trang 27

Lagerstroemia calyculata (Lythraceae) Sindora siamensis và Xylia xylocarpa

(Fabaceae: Mimosoideae)

• Rừng tre nứa thuần loại: là kết quả từ những hành động của con người

Khu rừng tàn phá sau đó bị bỏ hoang, có thể sẽ được thay thế hoàn toàn bởi tre, một

loài duy nhất chiếm ưu thế ở khu vực ngập lụt Có hai loài phổ biến: Bambusa (especially B procera) và Giagantochloa spp

• Kiểu thảm thực vật đất ngập nước: Vườn Quốc gia Cát Tiên có nhiều khu

đầm lầy rộng lớn, và có nguồn nước sạch Vào mùa mưa, những khu ngập lụt có thể vượt quá 2.500 ha, đặc biệt là những nơi gần khu Bàu Sấu, Bàu Chim và Bàu Cò

Cấu trúc nhiều tầng tán của các thảm thực vật nhiệt đới gần như tươi tốt quanh năm cùng hệ thống núi, đồi, sông, suối, ghềnh, thác, đầm nước đa dạng đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp của VQG Cát Tiên

Cát Tiên là một trong các khu quan trọng nhất để bảo tồn các loài thú lớn ở

Việt Nam Các loài hiện đang có tại đây là Voi châu Á (Elephas maximus), Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus), Lợn rừng (Sus scrofa), Nai (Cervus unicolor) và Bò tót (Bos gaurus), Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), trong đó trừ Voi và Tê

giác, các loài nêu trên có mật độ cao hơn bất kỳ nơi nào ở Việt Nam Quần thể loài thú lớn quan trọng nhất của VQG Cát Tiên là quần thể Tê giác Java Được biết loài này chỉ còn tồn tại ở Cát Tiên (Việt Nam) và Indonesia Tuy nhiên, số lượng quần thể và vùng phân bố của loài này ở VQG đã suy giảm trong vòng hai thập kỷ qua, còn lại không đến 10 cá thể và cực kỳ khó bắt gặp Bên cạnh đó còn có các loài linh

trưởng như Voọc vá chân đen (Pygathrix nigripes), Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina)

và Vượn đen má hung (Hylobates gabriellae), và các loài chim đặc hữu như Gà so

cổ hung (Arborophila davidi), Gà tiền mặt vàng (Polyplectron germaini) và Chích chạch má xám (Macronous kelleyi) Cát Tiên cũng là điểm quan trọng đối với việc

bảo tồn các loài chim nước Các loài chim nước bị đe dọa toàn cầu đã ghi nhận ở

khu vực là: Quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), Ngan cánh trắng (Cairina

scutulata) và Già đẫy nhỏ (Leptoptilos javanicus)

Trang 28

Đất ở vùng nhiệt đới thường nghèo chất dinh dưỡng cho thực vật Sự phát triển ở rừng vào mùa mưa được hỗ trợ rất lớn bởi hiệu quả của chu trình dinh dưỡng sau khi thực vật tàn úa và chết Có ba nhóm sinh vật: vi khuẩn, nấm và động vật chân đốt chịu trách nhiệm chủ yếu trong chu trình này

Hình 4.2: Con mối (động vật chân đốt) - Nấm Mối đe dọa chính đến tính đa dạng sinh học của Vườn là sự hiện diện của các loài thực vật và các loài thú lạ Chúng xuất hiện ngoài phạm vi tự nhiên của chúng,

do sự tình cờ hay chú ý của người dân hay chúng tự phát tán Các loài này ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Vườn, sự hiện diện của chúng gây ra sự cạnh tranh hay lấn áp, thường mang mầm bệnh và sống ký sinh, đe dọa sự tồn vong của các loài thực vật và động vật bản địa

Cùng với việc con người đi khắp thế giới và khám phá các khu vực tự nhiên ngày càng nhiều, nên các loài động thực vật không bản địa càng có nhiều cơ hội xâm nhập vào các vùng đất mới hơn so với trước đây

Vườn Quốc Gia Cát Tiên đang thực hiện việc loại bỏ loài khỉ vàng không bản địa Macaca mulatta, đề xuất năm 1999 Vườn cũng thường xuyên thuê nhân

công địa phương loại trừ bằng tay cây Mai dương (Mimosa pigra) ở khu vực Bàu

Chim Loài này xâm lấn khắp nơi thông qua đường nước trong Vườn và rất khó diệt trừ hẳn vì chúng phát tán rất dễ dàng và trên diện rộng theo các nguồn nước Hình

Trang 29

3.3 là hai loại cỏ dại ngoại lai tìm thấy ở Cát Tiên, chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của nước Mỹ

Hình 4.3: Chromolaena odorata - Mimosa pigra

Các nhân viên kiểm lâm cũng dọn sạch cháp cỏ ở khu vực Bàu Sấu Cây dạ hương nước và rau diếp nước được tìm thấy ở Vườn và lý do để có mối quan tâm vì chúng hấp thu một lượng lớn chất bổ dưỡng, gây nên sự phát triển mạnh của tảo, hấp thu hết lượng oxy Cá, ếch nhái và các loài thú cũng như thực vật khác sẽ bị thiếu dưỡng khí nếu không đủ lượng oxy có sẵn trong sinh cảnh của chúng

Các loài xâm lấn sẽ chiếm chỗ và trong vài trường hợp sẽ làm tuyệt chủng loài động thực vật bản địa Chúng cũng gây tổn thất lớn về mặt tài chính vì hệ sinh thái trở nên kém màu mỡ và việc loại bỏ loài xâm lấn không bản địa bằng tay, không dùng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ đòi hỏi chi phí nhân công phải rất tốn kém

(Nguồn: Ban Quản lý VQGCT)

4.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.1.1.2.1 Dân số và phân bố dân cư

Theo báo cáo đánh giá xã hội năm 2007, VQG Cát Tiên có vùng đệm với diện tích là 251.445 ha, gồm 36 xã, thị trấn của 8 huyện Theo số liệu thống kê có khoảng 17 vạn người đang cư trú và sinh sống trong vùng đệm VQG CT Dân số đa

số từ nơi khác chuyển đến, tập trung trong khoảng thời gian từ năm 1990 – 1998

Trang 30

Về cơ cấu theo giới và phân theo lao động: Tỷ lệ nam giới trong vùng qua các thời kỳ khá ổn định và ở mức 51%, trong khi đó tỷ lệ lao động chính lại dao động từ 47 – 44% có xu hướng giảm Không có số liệu thống kê về cơ cấu dân số theo độ tuổi Các số liệu điều tra PRA không thể tổng hợp được do cách phân nhóm

độ tuổi ở các xã khác nhau, nhưng nhìn chung cơ cấu dân số trong vùng còn khá trẻ,

độ tuổi dưới 19 chiếm khoảng trên 50%

Theo số liệu điều tra dân số năm 2005, hiện trong vùng lõi VQG Cát Tiên có

834 hộ, 3.947 khẩu đang sinh sống và canh tác, trong đó có 131 hộ, 634 khẩu là người Kinh Các hộ này sống tập trung ở 3 khu vực sau:

* Khu vực Nam Cát Tiên, Đồng Nai

Xã Tà Lài: Số đồng bào dân tộc Xtiêng, Châu Mạ trước đây sống sâu trong rừng, sau khi thành lập khu bảo tồn, Chính quyền địa phương đã vận động và đưa các hộ này ra định canh định cư tại ấp 4 Hiện nay, trong khu vực có 368 hộ, 1.704 khẩu, trong đó có 47 hộ, 198 khẩu là người Kinh

Xã Đắc Lua: Hiện nay tại khu vực Cầu Sắt còn 40 hộ, 277 khẩu là người Kinh đang sống và canh tác trong ranh giới của Vườn, số hộ này đã đến ở trước khi Vườn quốc gia được thành lập, họ chủ yếu là những quân nhân của sư đoàn 600 phục viên

* Khu vực Tây Cát Tiên, Bình Phước

Xã Đăng Hà: đây là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, vào những năm 1990 có một số hộ đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía Bắc vào sinh sống, VQG đã can thiệp nhưng do ranh giới không rõ ràng nên chính quyền tỉnh Bình Phước đã cho họ nhập khẩu và sinh sống hợp pháp Đến năm 1998, Chính phủ cho phép mở rộng diện tích sang tỉnh Bình Phước, do vậy đã có 94 hộ, 420 khẩu thuộc các thôn 1,2,3 nằm trong vùng lõi của vườn, trong đó có 6 hộ, 23 khẩu là

người Kinh

* Khu vực Cát Lộc, Lâm Đồng

Khu vực Cát Lộc có nhiều cụm dân cư sinh sống sâu trong rừng, đa số là các

hộ đồng bào dân tộc bản địa đã sinh sống lâu đời, cụ thể ở các xã sâu:

Trang 31

Xã Phước Cát II

Thôn 3 có 27 hộ, 139 khẩu, trong đó có 4 hộ, 21 khẩu là người Kinh

Thôn 4 có 18 hộ, 87 khẩu, trong đó có 2 hộ, 6 khẩu là người Kinh

4.1.1.2.2 Dân tộc

Thành phần dân tộc các xã trong khu vực VQG Cát Tiên có hơn 30 dân tộc khác nhau, tuy nhiên người Kinh vẫn chiếm đại đa số (67,1 %); Tày (11,1%); Nùng (8,1%); H’Mông (1,1%), Dao (1,3%); S’tiêng (2,3%); Châu Mạ (6,2%); Hoa (1,1%); Châu Ro (0,1%); Mường (0,7%); Ê đê (0,001%); dân tộc khác (0,001%)

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ dân số của các dân tộc ở VQG Cát Tiên

Kinh Tày Nùng H'Mông Dao S'Tiêng Châu Ma Hoa Châu Ro Muòng

Ê đê Dân toc khác

Trang 32

Căn cứ vào đặc điểm hình thành, tập quán canh tác tạm thời chia thành 3 nhóm chính như sau:

+ Nhóm người Kinh: họ đến từ các nơi trong nước, họ sống chủ yếu ở khu vực vùng đệm của VQG Cát Tiên Phần lớn họ đến vùng này theo chương trình dãn dân từ những vùng có mật độ dân cư dày đến lập nghiệp tại vùng kinh tế mới do Chính phủ thành lập từ những năm sau 1975

+ Nhóm người dân tộc Tày, Dao (Mán), Nùng, Hoa, H’Mông, : chủ yếu từ phía Bắc di cư vào sinh sống tập trung ở khu vực Đa Bông Cua, nơi giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Phước Họ bắt đầu đến vùng này khoảng từ những năm

1987, nhưng tập trung nhiều nhất vào những năm 1990

+ Nhóm người dân tộc bản địa Châu Mạ, Xtiêng và Châu Ro: đây là cộng đồng dân tộc thiểu số đã sống từ rất lâu trong khu vực của Cát Tiên, thường sống từng nhóm nhỏ, sâu và phân tán trong rừng, chủ yếu tập trung ở Thôn 5, Thôn 3 và K’Lút (xã Tiên Hoàng), K’Lo K’Ích (xã Gia Viễn) và Thôn 4 (xã Phước Cát 2)

thuộc tỉnh Lâm Đồng; khu Bàu Sấu và Đồi Đất Đỏ thuộc tỉnh Đồng Nai

4.1.1.2.3 Tình hình y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng

* Y tế

Hiện nay hệ thống y tế tuyến cơ sở được Nhà nước quan tâm đầu tư, các xã đều đã có trạm xá, những xã trung tâm còn được xây dựng phòng khám khu vực như xã Nam Cát Tiên, thị trấn Đồng Nai Khoảng 60% trạm xá các xã có bác sĩ, hầu hết đều có y sĩ và y tá, nhưng nhìn chung đều chưa đủ biên chế Các cán bộ y tế xã đều phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc chuyên môn Ngoài ra, phải thực hiện cùng một lúc nhiều chương trình trên địa bàn như truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, quản lý bệnh lao, bệnh phong, bệnh xã hội khác, v.v

Dù được quan tâm đầu tư nhưng do kinh phí có hạn nên các trang thiết bị cũng còn thiếu và chưa hiện đại Do chưa có chế độ ưu đãi cho những y bác sĩ giỏi

về công tác vùng sâu vùng xa, hơn nữa lại ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường nên y, bác sĩ về công tác tại các vùng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng

Trang 33

cũng như chất lượng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả khám và điều trị cho bệnh nhân nghèo

Các thôn, bản sâu trong Vườn thì càng khó khăn hơn, phương tiện y tế nhìn chung đều lạc hậu, thiếu thốn Phân trạm thường là nhà tạm bợ, phương tiện nghèo nàn, rất ít phân trạm y tế có ý sĩ, đa số là những điều dưỡng viên, y tá trẻ, không đảm bảo cho công tác sơ cấp cứu và chữa trị kịp thời một số bệnh thông thường Những bệnh thường xảy ra ở các thôn, bản là sốt rét, bệnh phổi, bệnh gan, bướu cổ, bệnh tiêu hoá, mắt đỏ, v.v phần lớn trẻ em bị suy dinh dưỡng

Tất cả các điểm dân cư sống trong vườn gần như không có hệ thống cung cấp nước sạch, khoảng 80% người dân sử dụng giếng đào phục vụ cho sinh hoạt gia đình Hầu hết giếng nước ở các thôn, bản đến nay vẫn chưa được kiểm tra về chất lượng nước Theo đánh giá cảm quan của người dân thì chất lượng nước giếng là có thể chấp nhận được và có đủ nước dùng quanh năm Tuy nhiên, nước sông thì không đảm bảo vệ sinh do chất ủ mục từ rừng, chất thải của vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, v.v

Một số thôn, ấp nằm sâu trong vùng lõi thì càng khó khăn hơn, mỗi thôn, ấp chỉ có từ 1 đến 3 lớp tiểu học, nhưng cũng có những thôn không có phương tiện giáo dục nào cả Những thôn này có 80-90% người dân vẫn không biết chữ, do đời sống còn khó khăn nên người dân không tham gia tích cực các lớp học bổ túc văn hoá xoá mù, mặc dù chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác này

Ngoài các trường lớp tại các thôn, xã, chính quyền địa phương còn xây dựng một trường học nôi trú tại trung tâm huyện Đạ Tẻ Con em đồng bào dân tộc sau khi được đào tạo văn hoá và chuyên môn sẽ tham gia công tác ở các cơ quan Nhà nước,

Trang 34

các nhà máy, các doanh nghiệp, v.v sẽ góp phần bảo vệ rừng một cách bền vững, lâu dài

Nhìn chung, phương tiện giáo dục và y tế tại các thôn bản sống sâu trong rừng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Nguyên nhân do địa bàn quá xa, đi lại khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn kinh phí của Nhà nước có hạn, từ đó không khuyến khích được cán bộ chuyên môn đến công tác tại những nơi xa xôi, khó khăn này Giáo dục và y tế kém sẽ gây ra cản trở cho công cuộc bảo tồn và phát triển

* Cơ sở hạ tầng

Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông trong vùng nhìn chung đã được cải thiện nhờ sự hỗ trợ của các dự án như Chương trình 135, Chương trình giao thông nông thôn, Dự án Bảo vệ rừng và PTNT, Dự án Bảo tồn VQG Cát Tiên, Chương trình Nhà nước và Nhân dân cùng làm, v.v

Đến nay, hệ thống điện cơ bản đã được đầu tư tới tận thôn ấp, các hộ hầu hết

đã có điện lưới để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất Mạng lưới giao thông đã được đầu tư tương đối tốt, những tuyến đường chính đã được bê tông hoá và nhựa hóa rất thuận tiện cho đi lại và phát triển sản xuất Tuy nhiên, cũng còn một số ít nơi

đi lại vẫn khó khăn, đó là những nơi quá sâu trong rừng

Sông Đồng Nai thường được làm đường vận tải, nhưng chỉ có thể đi lại ở một số đoạn vì có nhiều ghềnh thác Việc xây dựng các cầu qua sông Đồng Nai đến khu vực vườn cần phải được xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng về những ảnh hưởng của nó đến môi trường, đến vấn đề quản lý bảo vệ rừng

Hệ thống thuỷ lợi trong vùng rất hạn chế, việc canh tác chủ yếu dựa vào nguồn nước trời Vào mùa nắng thì hạn hán, vào mùa mưa lại thường xuyên bị úng ngập Để góp phần giải quyết khó khăn, đã có nhiều dự án trong nước cũng như nước ngoài đã hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống tưới tiêu nước cho các xã thuộc vùng đệm VQG CT, các công trình đang được triển khai, hy vọng đời sống người dân được phần nào cải thiện

Trang 35

Ở khu vực Nam Cát Tiên, mặc dù được sự quan tâm và đầu tư rất nhiều từ ngân sách Nhà nước cũng như vốn tài trợ từ các dự án nhưng đời sống người dân vẫn còn khó khăn, có hộ không còn đất sản xuất do đã sang nhượng lại cho người Kinh từ nơi khác đến canh tác, những hộ khó khăn vẫn còn lén vào rừng để săn bắt

và hái lượm Các đồng bào dân tộc S’Tiêng, Châu Mạ sống chủ yếu canh tác nông nghiệp, một số ít làm dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản và cả lâm đặc sản trái phép từ rừng Những nơi sản xuất thuận lợi người Kinh vẫn có xu hướng lấn chiếm dần, họ đã mua lại đất của đồng bào dân tộc bản địa để sản xuất, gây ra hiện tượng đồng bào thiếu đất sản xuất

Phương thức sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Hoa, H’Mông… là trồng trọt lúa nước, một số ít trồng cây công nghiệp Ngoài ra, họ vẫn thường xuyên vi phạm vào rừng để thu hái lâm sản phụ, đánh cá, săn bắn động vật hoang dã và lấn chiếm đất rừng Đây là khu vực rất phức tạp do yếu tố ranh giới giữa 2 tỉnh, hiện nay chính quyền tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đang có kế hoạch giải quyết những vấn đề tồn tại của cộng đồng dân cư này, chủ yếu là hiện tượng dân đăng ký hộ khẩu ở tỉnh Đồng Nai lại canh tác trên địa bàn tỉnh Bình Phước và ngược lại

Bảng 4.1: Các hoạt động khai thác lâm sản chính ở VQG Cát Tiên

Trang 36

4.1.2 Sơ lược quá trình hình thành VQG Cát Tiên và những dự án bảo phát triển trong những năm qua

tồn-Hơn 50 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi ở những vùng đồng bằng, đồi núi, cũng như các khu rừng và vùng đất ngập nước mà ngày nay thuộc sở hữu Vườn Quốc gia Cát Tiên

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, rừng ở khu vực này bị tàn phá bởi các chất hóa học của Mỹ do căn cứ kháng chiến Chiến Khu D đóng ở đây

Việc khai thác gỗ ở những cánh rừng còn lại sau chiến tranh những năm 1975-1978

để đặt Doanh Trại Quân Đội Những điều đó gây nên tổn thất rất lớn về tính đa dạng sinh học tại đây

Do đó, khu rừng cấm Nam Cát Tiên (nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai) được thành lập (theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng Chính phủ) để bảo vệ hệ động thực vật còn lại ở khu vực Tiếp sau đó, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (tỉnh Bình Phước) cũng được thành lập (theo quyết định

số 194/CT, ngày 9 thàng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) Năm 1992 Cát Lộc trở thành Khu bảo tồn cho loài tê giác Việt Nam cuối cùng còn lại trên thế giới Tháng 12/1998, ba khu vực trên hợp thành Vườn Quốc gia Cát Tiên (theo quyết định số 01/Ct ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) và 3 tỉnh đã bàn giao việc quản lý cho Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn đặt tại Hà Nội Mục đích của Vườn là bảo tồn tính đa dạng sinh học và thiên nhiên hoang dã

4 Ươi, Bời lời Tháng 3-4 Bán

5 Mây Quanh năm Bán, đan lát, làm nhà

7 Động vật rừng Quanh năm Bán

8 Đánh bắt cá Quanh năm Ăn, bán

Trang 37

VQG Cát Tiên vừa là địa bàn nghiên cứu của các nhà khoa học, vừa là điểm đến hấp dẫn và là nơi tham quan lý tưởng đối với nhiều du khách trong và ngoài nước Là nơi để du khách được tận mắt ngắm nhìn các loài thú hoang dã và rất nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú khác mà không phải đến đâu du khách cũng thấy được

Từ những tiềm năng quý giá đó, năm 2001 Vườn đã thành lập Trung tâm Du lịch đặt trụ sở tại khu vực Nam Cát Tiên (Đồng Nai) để thực hiện các hoạt động quản lý và khai thác một cách bền vững để vừa tôn tạo thêm giá trị sinh cảnh và tính ĐDSH của Vườn, vừa giới thiệu cho các nhà khoa học, các tổ chức sinh cảnh và bảo tồn cũng như các du khách yêu thích thiên nhiên trên toàn Thế giới

Với sự đa dạng đặc biệt về sinh học, ngày 10/11/2001, Uỷ ban MAB/UNESCO đã công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu Dự trữ Sinh quyển thứ 411 của Thế giới Thế nhưng, rất có thể đây sẽ là địa chỉ đầu tiên ở phía Nam được đề cử là di sản thiên nhiên thế giới Ngày 20 và 21/5/2006, tập thể các nhà khoa học có uy tín, là thành viên Hội Đồng Di sản quốc gia, đã có mặt tại VQG Cát Tiên để khảo sát và cho ý kiến về hồ sơ khoa học để sớm trình UNESCO công nhận VQGCT là di sản thiên nhiên thế giới

Đặc biệt, hệ đất ngập nước Bàu Sấu thuộc khu vực Nam Cát Tiên có vai trò

và chức năng quan trọng đối với kinh tế - xã hội và môi trường của hơn 50 vạn người sống dọc lưu vực sông Đồng Nai Chất lượng nước tốt, nước trung tính, có khả năng sử dụng được Ngày 04/08/2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar Quốc tế tại Gland, Switzerlan đã công nhận vùng đất ngập nước Bàu Sấu có tầm quan trọng quốc tế, là vùng đất ngập nước thứ 1.499 của thế giới theo danh sách Ramsar và là khu Ramsar thứ 2 của Việt Nam

Không chỉ có vậy, Cát Tiên còn là nơi hội tụ sự đa dạng về văn hoá bởi số đông cộng đồng dân cư sống quanh khu vực Đặc biệt, di chỉ khảo cổ học Cát Tiên với nhiều hiện vật có giá trị được khai quật: một quần thể di tích rộng lớn kéo dài trên 10km dọc theo sông Đồng Nai, được xây dựng chủ yếu bằng gạch và đá Có nhiều hiện vật đã được khai quật tại đây Đặc biệt, có một bộ ngẫu tượng Linga –

Trang 38

Yoni được xác nhận là lớn nhất vùng Đông Nam Á Di tích này đã được công nhận

là Di tích lịch sử quốc gia năm 1988 Và gần đây, các nhà chức trách hữu quan đã

đề xuất đăng ký đưa quần thể này vào danh sách di sản văn hoá thế giới

Ngày 1/3/2009, VQG Cát Tiên đã phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) Việt Nam và Đan Mạch đã ký kết và triển khai “Dự án Du lịch sinh thái trong và xung quanh VQG” với số tiền gần 500.000 USD Ngoài ra, nhiều dự

án khác cũng đang được triển khai tại VQG Cát Tiên, như: Dự án bảo tồn các loài

bò hoang dã do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) viện trợ không hoàn lại 580.000 Euro; Dự án cứu hộ linh trưởng do Trung tâm cứu hộ linh trưởng Monkey Work-Ape (Anh) hợp tác với Đài Loan tài trợ: Trung tâm cứu hộ gồm 10 chuồng nuôi nhốt thú với diện tích gần 700 m2, nhà chế biến thức ăn, nhà làm việc của chuyên gia như một “bệnh viện trong rừng” trong khuôn viên 30ha, thuộc khu rừng nguyên sinh trên đảo Tiên, nằm giữa sông Đồng Nai và Đạ Hoai

4.1.3 Du lịch

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn một cách bền vững nhằm tổ chức những hoạt động về du lịch sinh thái là 1 trong 4 chức năng của Vườn Quốc gia Cát Tiên

Vườn Quốc gia Cát Tiên được phân ra các phân khu: phân khu hành chánh dịch vụ, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hệ thống cơ

sở hạ tầng phục vụ du lịch chỉ được phép xây dựng ở phân khu hành chánh dịch vụ Đặc biệt, đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, các hoạt động du lịch rất hạn chế để tránh các xâm hại đến môi trường và tài nguyên rừng

Tại đây có các loại hình du lịch:

• Du lịch mạo hiểm: du khách có thể đi xuyên rừng, vượt qua nhiều địa hình hiểm trở để tận hưởng những kỳ bí của thiên nhiên

• Du lịch nghiên cứu , học tập: Cát Tiên là khu vực được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học cao Chính tiềm năng này là điểm thu hút những nhà nghiên cứu và học tập đến Cát Tiên

Trang 39

• Du lịch văn hóa - lịch sử: Từ Trung tâm Vườn, du khách có thể đi xe ô tô theo đường mòn đến thăm làng dân tộc Mạ, S’Tiêng ở Tà Lài, thăm Ngục Tà Lài và thăm khu di tích lịch sử văn hoá Óc eo

• Du lịch tình nguyện

• Du lịch nghỉ dưỡng: không khí trong lành và sự tĩnh lặng của núi rừng sẽ đem đến cho du khách những giây phút thư giãn đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên

• Du lịch hội nghị: tại đây có các dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi và 1 phhòng họp

có sức chứa 100 người cùng các thiết bị phục vụ tiện nghi đáp ứng cho những nhu cầu hội thảo, hội nghị

VQG Cát Tiên mong muốn bảo vệ, duy tu và phục hồi tính đa dạng sinh học cho thế hệ con người, cây trồng và động vật hôm nay và mai sau Ngay bây giờ, không phải tất cả khách tham quan đều có ý thức bảo tồn khi tham quan Vườn

4.1.3.1 Các tuyến điểm tham quan du lịch

4.1.3.1.1 Xem thú ban đêm

Thời điểm tham quan tốt nhất: vào mùa khô, từ 19g00 đến 21g00 vào những đêm không mưa và trời không trăng

Chiều dài tuyến: 10km

Thời gian: 1 giờ đi xe

Du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy đời sống hoang dã về đêm của các loài: Nai, Nhím, Heo rừng, Chồn… và nếu may mắn, sẽ thấy được Bò Tót

Hình 4.4: Xem thú ban đêm

Trang 40

4.1.3.1.2 Bàu Sấu

Thời điểm tham quan tốt nhất: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4

Chiều dài tuyến: 5km

Thời gian : 20 phút đi xe đến đầu tuyến, 1.5giờ đi bộ xuyên rừng

Địa hình tương đối bằng phẳng, khi đi bộ xuyên rừng du khách có thể nhìn ngắm vẻ đẹp kì thú của những cánh rừng già, đặc biệt hơn du khách sẽ nhìn thấy cây Tung cổ thụ hơn 500 tuổi với đường kính vài chục người ôm hay những loại dây leo có hình dáng kì lạ như: dây Bàm Bàm, Cẩm Nhung Những loài bò sát có thể nhìn thấy trên tuyến này như: trăn, rắn hổ mang, rắn lục, kỳ nhông Vừa đi chiêm ngưỡng cảnh đẹp trong bầu không khí trong lành với những mùi hương thoang thoảng của những loài hoa dược thảo Cách Bàu Sấu khoảng 300m, du khách sẽ đi qua cây cầu gỗ xinh xắn Và ở đó, du khách sẽ gặp một kiểu sinh cảnh khác đó là những cây chịu ngập nước

Trên tuyến đường này quý khách có thể nhìn thấy 1 số loại chim như: Đuôi Cụt Bụng Vằn (Bar Bellied Pitta), Đuôi Cụt Bụng Đỏ (Fairy Pitta), Đuôi Cụt Cánh Xanh (Immigrant Bird Blue Wing Pitta), Gà Tiền Mặt Đỏ (Germain Peacock Pheasant), Gà Lôi Hông Tía (Siamese Fireback), Gà So Ngực Gụ (Scaly Breasted Patridge), Hạc Cổ Trắng (Woolly-Necked Stock)… các loài chim nước ở Bàu Sấu

có Xít (Purple Swamphen), Le Nâu (Lesser Whistling Duck), Le Khoang Cổ (Cotton Pigmy Goose), Diệc Lửa (Purple Heron), Hồng Hoàng (Great Horn Bill) Cao Cát Bụng Trắng (Oriental Pied Hornbill), Niệc Mỏ Vằn (Wreathed Hornbill) Hình 4.5: Trên đường vào Bàu Sấu Hình 4.6: Cây Tung 500 tuổi

Ngày đăng: 19/07/2018, 07:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Chế Đình Lý, 2006. Giáo trình môn học du lịch sinh thái. Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, 177 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình môn học du lịch sinh thái
2. Hoàn Hưng, 1996. Con người và môi trường. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
3. Phạm Trung Lương, 2002. Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
4. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, 2000. Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
5. GS.TS.KH Lê Bá Huy, 2006. Du lịch sinh thái (Ecotourism). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 345 trang.Một số Website tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái (Ecotourism)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w