1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THIÊN NHIÊN CHO KHU DU LỊCH SINH THÁI BÒ CẠP VÀNG HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI

90 367 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THIÊN NHIÊN CHO KHU DU LỊCH SINH THÁI BÒ CẠP VÀNG HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI Tác giả HUỲNH THỊ THÙY PHƯƠNG

Trang 1

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THIÊN NHIÊN CHO KHU DU LỊCH SINH THÁI BÒ

CẠP VÀNG HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

HUỲNH THỊ THÙY PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

Cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

Tiến Sĩ CHẾ ĐÌNH LÝ

Tháng 7 năm 2010

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi nấng con nên người, cha mẹ là nguồn động lực mạnh mẽ giúp con tiếp bước vào tương lai, luôn đồng hành và là điểm tựa để con vượt qua mọi khó khăn

Tôi xin gửi lời tri ân đến TS Chế Đình Lý, Phó viện trưởng viện Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, người thầy luôn tận tâm hướng dẫn, hổ trợ, động viên và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này

Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt bốn năm qua đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trên giảng đường đại học để tôi có được nguồn tri thức thực hiện khóa luận này Tôi xin chân thành cám ơn Ban quản lý và toàn thể nhân viên của Khu DLST Bò Cạp Vàng huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai đã hổ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này

Cuối cùng, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến bạn bè của tôi, tập thể lớp DH06DL, những người đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

Tác giả

HUỲNH THỊ THÙY PHƯƠNG

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài “Đánh giá hoạt động du lịch sinh thái và phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên cho khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng – Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai” được thực hiện tại khu DLST Bò Cạp Vàng huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ tháng 3 đến cuối tháng 6 năm 2010 Mục đích xác định các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường, đánh giá các hoạt động DLST nhằm phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên cũng như đưa ra định hướng chiến lược phát triển nguồn thu du lịch một cách bền vững Để đạt được những mục đích đề ra, đề tài sẽ thực hiện những nội dung sau:

1 Đã khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng Các hoạt động du lịch ở đây gồm các hoạt động vui chơi giải trí và thư giãn như: tắm sông, các trò chơi dưới nước, câu cá, hoạt động cắm trại, các trò chơi dân gian, tập thể, dạo quanh vườn cây ăn trái,…

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái ở Bò Cạp Vàng như: thị trường khách du lịch, khách du lịch, các sản phẩm du lịch, các chính sách hổ trợ của các cấp chính quyền, nguồn nhân lực cho phát triển, hình ảnh của khu du lịch, vị trí địa lý, môi trường du lịch, tài nguyên du lịch sinh thái

3 Định hướng phát triển bền vững cho khu du lịch và xác định lợi thế phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên, tăng thêm các dịch vụ như: cưỡi đà điểu, nuôi khỉ xiếc trò, phát triển một số khu làng nghề thủ công, cải tạo vườn cây ăn trái, các trò chơi dân gian, tập thể,…thu hút các bạn trẻ và mọi tầng lớp du lịch khác

4 Phân tích lợi ích cũng như ảnh hưởng và tác động của các bên liên quan đến sự phát triển bền vững của khu DLST Bò Cạp Vàng

5 Đề xuất các giải pháp liên kết vùng, giải pháp quản lý, tiếp thị, nguồn nhân lực và phát triển cải thiện cơ sở vật chất, phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên tạo nét đặc trưng riêng cho Bò Cạp Vàng, đảm bảo đúng theo nguyên tắc du lịch sinh thái nhằm phục

vụ cho công tác phát triển bền vững

Trang 4

MỤC LỤC

Trang TRANG TỰA ……… i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT……… …….vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ viii

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 3

1.4 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

Chương 2 TỔNG QUAN 5

2.1 HIỆN TRẠNG CHUNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG NAI 5

2.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI 6

2.2.1 Vị trí địa lý 7

2.2.2 Địa hình, thổ nhưỡng 7

2.2.3 Khí hậu 7

2.2.4 Đặc điểm dân số - nhân lực: 8

2.2.5 Điều kiện kinh tế - xã hội 8

2.2.5.1 Kinh tế 8

2.2.5.2 Xã hội 8

2.2.6 Những lợi thế của huyện Nhơn Trạch 9

2.2.7 Các khu du lịch chính của huyện Nhơn Trạch 9

2.3 TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI BÒ CẠP VÀNG 10

2.3.1 Lịch sử hình thành 10

2.3.4 Một số thông tin 12

2.3.5 Tài nguyên du lịch sinh thái 13

2.3.6 Hệ thống đường 13

2.3.7 Hệ thống điện 13

2.3.8 Hệ thống nước 14

2.3.9 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 14

Trang 5

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 16

3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 16

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN – ĐIỀU TRA 17

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT 17

3.5 PHÂN TÍCH CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN (SA) 18

3.6 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 18

3.7 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG IFE 18

3.8 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI EFE 19

3.9 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN SO SÁNH CẠNH TRANH 20

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH QUẢN LÝ HIỆN NAY CỦA KHU DLST BÒ CẠP NHỮNG YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI BÒ CẠP VÀNG 22

4.1.1 Hiện trạng hoạt động du lịch, môi trường và tình hình quản lý hiện nay của khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng 22

4.1.1.1 Hiện trạng hoạt động du lịch ở khu DLST Bò Cạp Vàng 22

4.1.1.2 Hiện trạng môi trường và tình hình quản lý của khu DLST BCV 24

4.1.2 Kết quả hoạt động du lịch sinh thái ở Bò Cạp Vàng 25

4.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại khu DLST Bò Cạp Vàng 30

4.2 PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA KHU DLST BÒ CẠP VÀNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO KHU DLST BÒ CẠP VÀNG 31

4.2.1 Kết quả phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khu DLST Bò Cạp Vàng 31

4.2.2 Các giải pháp trên cơ sở phân tích SWOT để phát triển DLST Bò Cạp Vàng 37

4.3 PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DLST BÒ CẠP VÀNG 40

4.3.1 Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác động của khu DLST Bò Cạp Vàng đến mỗi bên liên quan 40

4.3.2 Phối hợp một cách có hiệu quả các bên liên quan với nhau 42

4.4 PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH GIỮA KHU DLST BÒ CẠP VÀNG VÀ THÁC GIANG ĐIỀN 43

4.4.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) cho khu DLST Bò Cạp Vàng 43

4.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) cho khu DLST Bò Cạp Vàng 46

4.4.3 Lợi thế so sánh cạnh tranh giữa DLST Bò Cạp Vàng và Giang Điền 48

4.4.3.1 Giới thiệu sơ nét về khu DLST thác Giang Điền 48

4.4.3.2 Ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh giữa khu DLST Bò Cạp Vàng và thác Giang Điền 49

4.5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIÊN NHIÊN CHO KHU DLST BÒ CẠP VÀNG 51

Trang 6

4.5.1 Đề xuất phát triển một số sản phẩm du lịch thiên nhiên cho khu DLST BCV 51

4.5.2 Giải pháp liên kết vùng 52

4.5.4 Giải pháp liên kết tiếp thị 56

4.5.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 57

4.5.6 Giải pháp phát triển hạ tầng cơ sở 59

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

5.1 KẾT LUẬN 60

5.2 KIẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC I 65

PHỤ LỤC II……… …67

PHỤ LỤC III 69

Trang 7

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang Bảng 4.1 Số lượng du khách đến dã ngoại ở khu DLST BCV từ năm 2005 – 2009 25 Bảng 4.2 Tình trạng khách du lịch quay lại Khu DLST Bò Cạp Vàng ……… 29 Bảng 4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) cho khu DLST BCV……….44 Bảng 4.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) cho khu DLST BCV………46 Bảng 4.5 Ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh giữa KDLST BCV và thác GĐ……….49

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Mục đích du khách đến dã ngoại tại khu DLST Bò Cạp Vàng……… 26 Biểu đồ 4.2 Yếu tố thu hút khách du lịch sinh thái đến Bò Cạp Vàng……….26 Biểu đồ 4.3 Hiệu quả hình thức thông tin về KDLST Bò Cạp Vàng……… 27 Biểu đồ 4.4 Mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ DL ở Bò Cạp Vàng … 28

Trang 9

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 20 năm qua, ngành du lịch đã

có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân

Đặc biệt, hiên nay du lịch sinh thái đã trở thành một trào lưu phát triển mạnh trên toàn cầu Nhiều quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến các giá trị văn hóa, giáo dục, kinh tế của hoạt động du lịch sinh thái ở các khu tự nhiên

Đối với Việt Nam, một đất nước có tiềm năng thiên nhiên đa dạng, phong phú

và du lịch sinh thái vẫn đang còn là một loại hình du lịch khá mới mẻ Một hình thái

du lịch, một đoạn thị trường còn mới mẻ như vậy tại sao các nhà kinh tế không đầu tư vào đó? Muốn đầu tư vào du lịch sinh thái có hiệu quả, có cơ sở lý luận cơ bản về du lịch sinh thái, nghiên cứu mô hình cơ cấu tổ chức quản lý du lịch sinh thái, nghiên cứu các đối tượng tác động và các yêu cầu nguyên tắc để phát triển du lịch sinh thái bền vững

Đồng Nai là tỉnh có nền công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, khi đến với Đồng Nai du khách có thể tham gia những chuyến du lịch sinh thái đa dạng, phong phú như rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên rộng lớn, các vườn cây ăn trái, cũng như săn bắt, câu cá, du thuyền,…dã ngoại tại các thắng cảnh như khu văn hóa Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà, thác Giang Điền, khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng,…

Bò Cạp Vàng là khu du lịch sinh thái tự nhiên, mang nét sơ khai và dân dã, thuộc xã Phước Khánh huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai Điểm nổi bật của Bò Cạp Vàng

Trang 10

là khung cảnh thơ mộng, sông nước hữu tình, đón được nhiều hướng gió trong lành từ cửa biển Rừng Sát thổi vào, mà lại không quá xa thành phố…rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái tại đây Tuy nhiên các hoạt động du lịch ở đây vẫn chưa được đánh giá một cách đúng mức, mức độ tác động đến môi trường xung quanh cũng chưa được quan tâm đúng nghĩa du lịch sinh thái Vì thế để đảm bảo cho du lịch sinh thái ở đây có thể phát triển một cách bền vững thì ta cần phải thực hiện đánh giá các hoạt động du lịch ở khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng, phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường thiên nhiên và đồng thời định hướng cũng như đề xuất các giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên tại đây

Hơn nữa những thay đổi xấu diễn ra từ từ có thể xảy ra trong các hoạt động du lịch cũng như cộng đồng địa phương, để phát hiện và điều chỉnh các vấn đề trước khi

đi quá xa, việc giám sát cẩn thận các tác động, bao gồm cả tích cực và tiêu cực, cần phải là các hoạt động đầu tiên trong việc quản lý tổng thể của vùng

Vấn đề đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường thiên nhiên, bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, phát triển sản phẩm du lịch thiên nhiên

là một vấn đề cấp thiết nhưng rất mới mẻ ở nước ta

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá các hoạt động du lịch sinh thái và phân tích tác động của chúng đến công tác bảo tồn môi trường thiên nhiên tại khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng, đề tài “Đánh giá hoạt động du lịch sinh thái và phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên cho khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng – Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai” được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Quản Lý Môi Trường và Du Lịch Sinh Thái trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

1.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu tổng quan về khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng

- Khảo sát và phân tích hiện trạng hoạt động du lịch tại khu DLST Bò Cạp Vàng Phân tích và đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của khu

du lịch này cũng như hiện trạng tài nguyên thiên nhiên của Bò Cạp Vàng

Trang 11

- Phân tích vai trò của các bên liên quan đến khu DLST Bò Cạp Vàng nhằm đánh giá ảnh hưởng và tác động của họ đến sự phát triển của khu du lịch

- Phân tích lợi thế cạnh tranh giữa khu DLST Bò Cạp Vàng với khu du lịch khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

- Đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng và phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên mới lạ, phong phú, hấp dẫn

1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu tổng quát:

Làm rõ hiện trạng của khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng nhằm đưa ra các giải pháp phát triển bền vững cho khu du lịch, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên cho khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng

- Phân tích những thành phần liên quan đến hoạt động du lịch sinh thái tại đây

- Phân tích các lợi thế so sánh khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng so với các khu du lịch lân cận

- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững và đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên cho khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng

1.4 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài nghiên cứu được thực hiên tại khu du lịch theo sinh thái Bò Cạp Vàng

- Vấn đề đánh giá hoạt động du lịch sinh thái là đề tài thiết thực nhằm phát triển bền vững cho khu du lịch

- Tham khảo một số đề tài đã được thực hiện về vấn đề du lịch sinh thái bền vững

- Các số liệu và thông tin thu thập được đều trên cơ sở thực tế, độ chính xác cao

nhằm thuận lợi cho việc đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp cho khu du lịch

Trang 12

1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài chỉ xét đến khía cạnh các tác động của hoạt động du lịch diễn ra tại khu

du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng đến môi trường thiên nhiên của khu du lịch này

Đối tượng: Gồm các bên có liên quan đến khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 HIỆN TRẠNG CHUNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG NAI

Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch Đồng Nai đã có những bước triển đáng ghi nhận Trong giai đoạn 2001 – 2006, tổng lượt khách du lịch đến Đồng Nai tăng trung bình 41,22%/năm và năm 2006 Đồng Nai đón được 860.226 lượt khách, tăng gấp 4.64 lần so với năm 2001; doanh thu du lịch có tốc độ tăng trưởng trung bình là 41,73% và năm 2006 đạt 168,50 tỷ đồng; du lịch phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó năm 2006 chỉ tính riêng lĩnh vực khách sạn đã có

26.646 người tham gia, tăng 89,67 % so với năm 2001 (Nguồn:Sở Thương Mại Du

Lịch Đồng Nai, Qui hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tháng 9/2006)

Tuy nhiên sự phát triển của du lịch Đồng Nai hiện nay chưa xứng với vị trí và tiềm năng của du lịch địa phương Bên cạnh đó trên bước đường phát triển, du lịch Đồng Nai có nhiều thuận lợi cũng gặp nhiều thách thức, tiềm ẩn những yếu tố gây nên

sự phát triển thiếu bền vững liên quan đến các vấn đề:

- Đảm bảo tính ổn định trong tăng trưởng kinh tế du lịch, tương xứng với vị trí

là ngành kinh tế quan trọng của địa phương

- Đảm bảo sự hài hòa trong phát triển giữa du lịch với các ngành kinh tế; Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch;

- Đảm bảo môi trường cho sự phát triển du lịch

Trang 14

Thực tế phát triển du lịch Đồng Nai trong thời gian qua cho thấy đã xuất hiện những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững như đã nêu Đây là một trong những nguyên nhân số ngày lưu trú trung bình; chi tiêu trung bình của khách trên địa bàng còn hạn chế và do vậy hiệu quả kinh doanh du lịch chưa được như mong muốn

Hơn thế nữa, du lịch du lịch Đồng Nai nói riêng và du lịch cả nước hiện nay đang đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế; hoạt động trong du lịch Đồng Nai đã, đang và sẽ thực hiện theo cơ chế thị trường, trong đó phải đối đầu với sự cạnh tranh du lịch của địa phương và rộng hơn hơn là đối với du lịch của khu vực và quốc tế Trong bối cảnh phát triển như trên, cần thiết phải đặt ra việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề thực tế đặt ra đối với sự phát triển du lịch bền vững ở Đồng Nai trong quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam

và khu vực quốc tế Trên cơ sở “nhận dạng” những vấn đề đặt ra và những nguyên nhân, hệ thống các giải pháp phù hợp được đề xuất, góp phần du lịch Đồng Nai phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, phù hợp với nguyên tắc phát triển du lịch Việt Nam đã được xác định tại Điều 5, Luật Du Lịch “Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị tài nguyên du lịch”

2.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI

Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi là tâm điểm tam giác thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, được quy hoạch thành đô thị loại II

Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngoc tương lai vào thành phố Hồ Chí Minh nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch

Là một trong những huyện có sức thu hút mạnh về đầu tư, có triển vọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai

Trang 15

2.2.1 Vị trí địa lý

Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định

số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ 106045’16’’ – 107001’55’’ Kinh độ Đông và 10031’33’’ – 10046’59’’ Vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc: giáp Quận 2 và Quận 9 của thành phố Hồ Chí Minh và huyện Long Thành

- Phía Nam: giáp huyện Nhà Bè của thành phố Hồ Chí Minh

- Phía Đông: giáp huyện Long Thành và huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

- Phía Tây: giáp huyện Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1996 huyện Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể, theo đó huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành một thành phố mới với quy mô

đô thị loại II, diện tích đất quy hoạch năm 2005 là 2000 ha và định hướng đến năm

- Đất nông nghiệp: 27.364,30 ha chiếm 66,61% tổng diên tích

- Đất phi nông nghiệp: 13.662,38 ha chiếm 33,26% tổng diện tích

- Đất chưa sử dụng: 57,01 ha chiếm 0,14% tổng diện tích

Trang 16

Mưa tập trung theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên tổng 80% tổng lượng mưa cả năm

2.2.4 Đặc điểm dân số - nhân lực:

Tổng dân số của huyện là 159.280 người

Số người trong độ tuổi lao động là: 72.986 người

Số người đang làm việc là: 59.825 người, trong đó:

Lao động nông, lâm nghiệp là: 26.360 người

Lao động công nghiệp là: 15.135 người

Lao động dịch vụ là: 16.810 người

Tính đến năm 2009, dân số toàn huyện 159.280 người, tăng 39.440 người so với năm 2005 Tốc độ tăng dân số là 2,6%, trong đó tăng tự nhiên là 1,1%

2.2.5 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo số liệu thống kê từ Phòng Kinh tế và Phòng Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Nhơn Trạch đến cuối năm 2009 như sau:

2.2.5.2 Xã hội:

Huyện Nhơn Trạch có tổng diện tích là 41.083,68 ha, dân số tính đến năm 2009

là 159.280 người, tốc độ tăng dân số tự nhiên thởi điểm này là 1,1% Số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm 2009 là 5.460 người, trong đó lao động nữ chiếm 2.620 người Về vấn đề môi trường thì huyện cũng đạt tỷ lệ thu gom xử lý rác sinh hoạt là 70%, chất thải nguy hại là 60% và chất thải y tế là 70%

Trang 17

2.2.6 Những lợi thế của huyện Nhơn Trạch

Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào thành phố Hồ Chí Minh nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch

Là một trong những huyện có sức thu hút mạnh về đầu tư, có triển vọng trong phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai

Là huyện có truyền thống đấu tranh với Chiến khu Rừng sát nổi tiếng và rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch không chỉ có giá trị về bảo vệ môi trường mà còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn

Có tài nguyên cát cho xây dựng và san lấp đáp ứng cho nhu cầu địa phương và các khu vực lân cận

2.2.7 Các khu du lịch chính của huyện Nhơn Trạch

Khu đô thị du lịch Cù lao Ông Cồn: 700 – 750 ha

Khu du lịch Ông Kèo: 200 – 250 ha

Khu du lịch xã Đại Phước (giáp sông Cái): 350 – 400 ha

Khu du lịch xã Long Tân (dọc giữa sông Cái và đường vành đai từ quận 9 sang Nhơn Trạch): 200 – 250 ha

Các điểm du lịch chính như:

Khu du lịch sinh thái Hương Đồng

Khu du lịch sinh thái Sư Tử Vàng

Khu du lịch sinh thái Tam Giác Vàng

Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng

Khu du lịch sinh thái Bằng Lăng Tím

Khu du lịch sinh thái Đảo Hoa Gió

Khu du lịch sinh thái Đảo Dừa Lửa

Khu du lịch sinh thái Dòng Sông Xanh

Trang 18

2.3 TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI BÒ CẠP VÀNG

2.3.1 Lịch sử hình thành

Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng được thành lập tự phát vào năm 1992 do ông Nguyễn Văn Sửu, là một nhà giáo về hưu đến ấp 3 xã Phước Khánh chuyển nhượng phần đất với mục đích ban đầu là xây dựng thành một khu vườn, đào ao nuôi

cá, chăn nuôi gia cầm hưởng an nhàn trong lúc tuổi già và một phần tăng thu nhập cho gia đình Khi đã có thành quả lao động ông thường rủ bạn bè về tham quan nghì mát ở những ngày cuối tuần, với bầu không khí trong lành, gió mát, nước trong xanh, bạn bè ông đã tìm được sự thư giãn thật sự tại khu Bò Cạp Vàng sau những ngày làm việc mệt nhọc ở môi trường đô thị Việc làm của ông đã được nhiều người biết đến và họ

đã về đây chuyển nhượng đất lập vườn đào ao nuôi cá xây dựng những căn nhà lá dưới tàng cây bóng mát, từ đó dần dần thành điểm du lịch sing thái Bò Cạp Vàng ngày nay

Đến năm 1999 ông Sửu đã hình thành điểm du lịch vườn và triển khai đi vào hoạt động, địa điểm rước khách du lịch, ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn do tự đầu

tư, vốn ít, điểm du lịch còn hạn chế về cảnh quan Đến năm 2001 kết hợp với Saigon Tourist đưa khách du lịch dã ngoại về, tên khu du lịch Bò Cạp Vàng mới được đặt từ đây, vì tại nơi đây có cây bò cạp vào khoảng tháng 3 – 4 hàng cây trổ hoa vàng rực cả một vùng Từ đó các tour du lịch khác cũng tìm đến khu Bò Cạp Vang như Danatour, Hoàn Vũ tour, Fidi tour, Thương Hiệu Việt, Lửa Việt kể cả câu lạc bộ làm quen của báo Thanh Niên

Trang 19

2.3.2 Cơ cấu tổ chức công ty Bò Cạp Vàng

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Bò Cạp Vàng

HĐQT

GIÁM ĐỐC

ANTT

HC NHÂN SỰ

KẾ HOẠCH

KINH DOANH

ẨM THỰC

DỊCH VỤ

KH

THƯƠNG MẠI

KỸ THUẬT

XÂY DỰNG

CHĂN NUÔI TT

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CTY BÒ CẠP VÀNG

Trang 20

2.3.3 Một số hoạt động điển hình

Bò Cạp vàng đã tạo được một sân chơi bổ ích cho giới trẻ vào những ngày cuối tuần Đặc biệt là những ngày lễ, tết giới trẻ kéo về đây rất đông, họ gặp gỡ nhau trong khung cảnh thơ mộng, nơi đây thiên nhiên ban tặng sông nước hữu tình, đón được nhiều hướng gió trong lành cho du khách tham quan cảm nhận được như trở về tuổi thơ trên dòng nước trong xanh Nơi đây du khách cũng đi cầu trược nước, khu vực câu

cá, bơi thuyền hoặc tản bộ trong vườn cây ăn trái

Với diện tích gần 6 ha, 200 láng trại nhà sàn, nhà chòi Có võng nằm, ghế ngồi dọc thao 2 bên bờ sông và vườn cây ăn trái Nếu du khách đi tham quan tập thể và có đăng ký thì nơi đây sẽ cung cấp những dụng cụ phục vụ trò chơi tập thể như kéo co, cà kheo, khăn bịt mắt, bàn chân vịt, …

Ở khu du lịch sinh thái này có hình thành khu sinh hoạt ngoài trời và cấm trại

dã ngoại, đặc biệt có trò chơi cảm giác mạnh dành riêng cho giới trẻ nhất là sinh viên, học sinh, luôn có huấn luyện viên hướng dẫn và tập luyện trước khi chơi, tạo cảm giác

an toàn cho ngươi du lịch đến với Bò Cạp Vàng Ngoài ra, nếu yêu thích các môn thể thao, các bạn trẻ có thể thuê áo phao để mặc bảo vệ người và chia phe chơi trò chơi dưới nước Du khách du lịch tói Bò Cạp Vàng cũng được thưởng thức các món ăn miệt vườn, dân dã với giá rẽ, ngon lạ, như bò cạp lăn bột chiên bơ, cá lóc nước trui, đặc biệt là món gà thố đất hương vị thơm ngon, đậm đà chất dân dã

Với thương hiệu khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng ngày càng được nhiều người biết đến, du khách đến đây càng đông, dần dần tại nơi đây phát triển thành một khu du lịch sinh thái như ngày nay

2.3.4 Một số thông tin

Khu Du Lịch Sinh Thái Bò Cạp Vàng:

Địa chỉ: ấp 3, Xã Phước Khánh, Quận Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai Tel: 0613.519919 – Fax: 0613.576789

Email: picnic@bocapvang.com.vn

Website: www.bocapvang.com.vn

Giờ mở cửa: từ 7h30 đến 17h30

Trang 21

Văn phòng đại diện: 778/60 Nguyễn Kiệm, P4, quận Phú Nhuận, TP.HCM

Tel: 08.39956297 – 39956298 – Fax: 08.39956330

* Đường Đến Nơi Đây:

Du khách có thể đi tuyến xe buýt Sài Gòn - Phước An ở bến xe Văn Thánh (Sài Gòn) Xe buýt sẽ không đưa du khách đến tại nơi đó mà du khách phải đi xe ôm thêm một đoạn nữa mới tới

2.3.5 Tài nguyên du lịch sinh thái

Dòng sông xanh biếc với làm nước trong xanh, hiền hòa, êm đềm, thơ mộng…Vừa mới trông thấy đã khiến cho du khách muốn nhảy ùm xuống nước để thỏa sức vẫy vùng, để tận hưởng cái cảm giác mát lạnh của dòng nước Buổi trưa có lẽ không có gì tuyệt bằng những món ăn đặc sản nơi đây như: canh chua cá lốc, cá rô kho

tộ, gà hấp thố đất, cá lốc nướng trui, dế chiên giòn…nếu có thêm một cây đàn, cùng nhau hát hò, chơi đùa bên dòng sông thì còn gì bằng

Miệt vườn: du khách sẽ được tham quan các khu chuyên canh trồng cây ăn quả như: sơ ri, lồng mứt, mãng cầu gai,…và xung quan có tròng nhiều loại cây cảnh như:

sò đo cam, bàng đài loan, cây si…và đặc biệt là những cây hoa Bò cạp vàng…đặc trưng của khu du lịch, làm rực cả một khu vườn xanh ngát tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động, hấp dẫn và thu hút du khách đến nơi đây

2.3.6 Hệ thống đường

Đường nhựa có chiều rộng 5m, dài 4m nối từ huyện lộ vào khu du lịch

Hệ thống đường nội vùng khu vực bao gồm: đường chính và hệ thống đường nhánh.Bước chân vào khu du lịch sẽ có một con đường ngoằn đã được lót đá xanh, chạy quanh khu du lịch để dẫn đến từng khu vực, mặt đường tương đối bằng phẳng

2.3.7 Hệ thống điện

Nguồn điện sử dụng được kéo từ lưới điện nhà nước Đường điện giăng trên các trụ điện nối đến khu du lịch, được sử dụng để thắp sáng, sinh hoạt, hệ thống vi tính, truyền hình, camera…và kết nối thông tin liên lạc ra bên ngoài

Trang 22

2.3.8 Hệ thống nước

Nguồn cung cấp nước cho khu du lịch là hệ thống nước ngầm, nước mặt trong khu vực

Nhu cầu sử dụng nước trong khu du lịch bao gồm: nước sinh hoạt cho du khách

và nhân viên, nước cho vệ sinh công trình, tưới cây, nước sử dụng cho dịch vụ tắm nước ngọt, nước sử dụng trong khu vực nấu ăn

Hệ thống nước sinh hoạt được cung cấp từ nước giếng qua hệ thống lọc

Hệ thống thoát nước: nước thải sinh hoạt được thải thẳng xuống các kênh rạch trong khu du lịch, chưa được sử lý nên làm mất vẻ đẹp cảnh quan trong khu du lịch

Bãi đậu xe: xây dựng một nhà giữ xe ngay bên cạnh cổng chính của khu du lịch

gồm 2 khu vực cho xe 2 bánh và xe ô tô 4 bánh trở lên, có diện tích 600m2, có chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, mái lá và nền đất đá

Văn phòng: bao gồm phòng tiếp tân, phòng hành chính, phong thường trực nằm

chung trong khu vực trung tâm, chất liệu bằng gỗ tự nhiên và mái lá, kiểu dáng đơn giản và thân thiện với môi trường Ngoài ra Bò Cạp Vàng còn có một văn phòng đại diện nằm ở 778/60 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống nhà vệ sinh: được trang bị đầy đủ gồm 3 khu vực, mỗi khu được bố trí

thành 2 khối riêng cho nam và nữ, có bảng chỉ dẫn địa điểm cho du khách tham quan

Hệ thống chòi: rất đa dạng về kiểu dáng và phong cách, đáo ứng nhu cầu, sở

thích của từng người Du khách sẽ tùy chọn cho mình một chòi nghỉ phù hợp với sở thích và tâm trạng: từ chòi nghỉ ven sông đến các chòi trong khu vực vườn cây ăn trái yên tĩnh, thoáng mát Đa dạng kiểu chòi như hình chữ nhật lớn, nhỏ, hình lục giác,

Trang 23

kiểu nhà sàn gỗ… mỗi chòi đều có khoảng 5 đến 10 võng và một bàn tròn tiên lợi cho

du khách nghỉ ngơi và ăn uống Ngoài ra cũng có những chòi lá dành cho 2 người ở khu vực vườn cây ăn trái với không gian thơ mộng kết hợp với những hàng cây mãng cầu, hoa bò cạp vàng khoe sắc bên cạnh dòng sông xanh chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những giây phút thư giãn thật tuyệt vời,…

Nơi phục vụ ẩm thực: được xây dựng khá sinh thái về kiểu dáng và chất liệu có

diện tích 100m2, gồm những dãy bàn trưng bày thức ăn, nước uống và du khách có thể mua trực tiếp tại đây

Trung tâm giải trí: đây là khu vực sôi động nhất của khu du lịch, du khách có

thể vui chơi thỏa thích với nhiều dịch vụ, trò chơi hấp dẫn như: câu cá giải trí, bơi thuyền ngắm cảnh, lướt sóng trên sông, trượt máng tốc độ, nhảy cầu, tắm sông, bơi lội thỏa thích và dạo chơi riêng lẻ trong vườn trái cây và đu đưa võng trên sàn

Ở khu DLST Bò Cạp Vàng có hình thành khu sinh hoạt ngoài trời và cắm trại

dã ngoại, đặc biệt có các trò chơi cảm giác mạnh dành riêng cho giới trẻ nhất là sinh viên học sinh, luôn có huấn luyện viên hướng dẫn và tập luyện trước khi chơi, tạo cảm giác an toàn cho người du lịch đến với Bò Cạp Vàng Nếu du khách đi tham quan tập thể và có đăng kí trước thì nơi đây sẽ cung cấp những dụng cụ phục vụ trò chơi tập thể như kéo co, cà kheo, khăn bịt mắt, bàn chân vịt, ổ vịt trứng đẻ,…

Nông trại: thực hiên mô hình VAC, tập trung chăn nuôi các loại gia súc, gia

cầm như gà, vịt, cút, thỏ,… đào nuôi cá và trồng các loại củ, quả sạch cung cấp các sản phẩm du lịch và nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm tại chỗ

Trang 24

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

Các dữ liệu liên quan đến đề tài được lấy từ ban quản lý khu DLST Bò Cạp Vàng, phòng kế toán và kết hợp với đi khảo sát thực tế tại khu du lịch để tổng quan được hiện trạng của Bò Cạp Vàng

Các tài liệu tại Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng bao gồm:

• Bản đồ chi tiết khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng

• Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu du lịch

• Các loại hình hoạt động du lịch và các sản phẩm du lịch chính (tham quan, ngắm cảnh, nghiên cứu, cấm trại, dã ngoại, thể thao, câu cá…)

• Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực

• Hiện trạng môi trường ở khu du lịch

3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

Phương pháp quan sát thực địa giúp ta thấy rõ tình hình thực tế của khu du lịch

Bò Cạp Vàng, thu thập số liệu một cách trực tiếp, khách quan Quan sát trực tiếp, ghi nhận và chụp hình hoạt động du lịch trong Bò Cạp Vàng

Thời gian tiến hành khảo sát thực địa:

Khảo sát thực tế lần 1 (tháng 2 – 3/2010): Thu thập thong tin tại khu du lịch Khảo sát thực tế lần 2 (tháng 4/2010): Khảo sát khu du lịch Bò Cạp Vàng và địa bàn xã và huyện

Khảo sát thực tế lần 3 (tháng 5/2010): Thu thập những số liệu còn thiếu

Trang 25

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN – ĐIỀU TRA

Ngoài phương pháp khảo sát thực địa thì tôi còn sử dụng thêm phương pháp

phỏng vấn-bảng câu hỏi để bổ sung những thông tin còn thiếu

Người dân, chính quyền

địa phương

Xác định mối quan hệ giữa KDL và cộng đồng địa phương: phúc lợi, các tác động

Hỏi trực tiếp, ghi chép thông tin

Thời gian khảo sát: Quá trình điều tra được thực hiên vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật

hang tuần, lúc 9 giờ đến 16 giờ dành cho khách tham quan tại khu du lịch Bò Cạp

Vàng

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT

Áp dụng phương pháp phân tích SWOT trong phân tích hiện trạng khu DLST Bò Cạp

Vàng để xác định điểm mạnh (S: Strengths), điểm yếu (W: Weaknesses), cơ hội (O:

Opportunities), thách thức (T: Threats) và xác định các chiến lược phù hợp khi phát

triển du lịch sinh thái bền vững

Sau khi phân tích SWOT, thực hiện việc vạch ra 4 chiến lược:

Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ

Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội

Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách

Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu

Trang 26

3.5 PHÂN TÍCH CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN (SA)

Phân tích các bên có liên quan có thể giúp cho việc đánh giá hoạt động du lịch sinh thái ở Bò Cạp Vàng có thể xác định được:

Lợi ích của tất cả các bên có liên quan đến sự phát triển của Bò Cạp Vàng Các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát triển

Sách lược phù hợp và cách tiếp cận để phối hợp các bên có liên quan

Các cách làm giảm các tác động tiêu cực lên các nhóm dễ bị thiệt hại hay bất lợi do việc thực hiện dự án

Nội dung trình tự phân tích các bên có liên quan:

a Xác định mục tiêu, phạm vi khu du lịch Bò Cạp Vàng

b Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ

c Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác động tiềm tàng của hoạt động du lịch lên mỗi bên có liên quan

d Xác định cách nào phối hợp các bên có liên quan tốt nhất

3.6 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng nhằm mục đích chỉnh lí quá trình diễn giải, đánh giá kết quả và đưa ra đề xuất trong đề tài Đối tượng và nội dung phỏng vấn bao gồm:

- Các nhân viên làm việc ở khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng

- Các giảng viên tại trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM

- Các chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực DLST và bảo tồn tài nguyên

3.7 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) là một bảng phân tích và cho điểm đánh giá định lượng các điểm mạnh và điểm yếu của một hệ thống

Mục đích sử dụng của ma trận IFE là đánh giá hiệu quả quản lý chiến lược “bên trong” của khu DLST Bò Cạp Vàng

Các bước thực hiện IFE:

Bước 1: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của khu du lịch:

Trang 27

MẠNH, TÍCH CỰC YẾU, TIÊU CỰC BÊN TRONG HỆ THỐNG Các điểm mạnh như:

− Cơ sở hạ tầng du lịch

− Kinh nghiệm

………

Các điểm yếu như:

− Vấn đề ô nhiễm môi trường

− Chưa có quy hoạch tổng thế

……

Chọn lọc lại các điểm mạnh và điểm yếu quan trọng từ ma trận SWOT ảnh hưởng đến sự thành công

Bước 2: Gán trọng số cho các điểm mạnh yếu quan trọng đối với sự thành công Tổng

trọng số của cả điểm mạnh và yếu phải là 1

Bước 3: Đánh giá và cho điểm từng điểm mạnh yếu quan trọng đối với sự thành công

Điểm cho từ 1 – 4 dựa trên cân nhắc đánh giá trong hệ thống theo quy tắc sau đây: + yếu nhất = 1 + tương đối yếu = 2

+ Tương đối mạnh = 3 + Mạnh nhất = 4

Bước 4: Nhân trọng số với điểm đánh giá để có điểm trọng số

Bước 5: Tính tổng điểm trọng số , điểm này là điểm kết luận cho Bò Cạp Vàng Tổng

điểm trọng số phân bố từ 1 – 4 Điểm tổng càng cao (gần 4) , hệ thống càng mạnh

3.8 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) là một bảng phân tích và cho điểm đánh giá định lượng các cơ hội và thách thức của khu DLST Bò Cạp Vàng

Mục đích sử dụng của ma trận EFE là tổng hợp và đánh giá hiệu quả của các chiến lược của Bò Cạp Vàng

Trang 28

Các bước thực hiện EFE:

Bước 1: Xác định các cơ hội/thách thức quan trọng đối với sự thành công (CSF =

critical success factors)

MẠNH, TÍCH CỰC YẾU, TIÊU CỰC BÊN NGOÀI HỆ THỐNG Các cơ hội như:

− Được đầu tư

− Nhiều cơ hội vay vốn nước ngoài

− ……

Các thách thức:

− Thiếu kinh phí đầu tư

− Ý thức cộng đồng

……

Bước 2: Gán trọng số cho các cơ hội/thách thức quan trọng đối với sự thành công

Tổng trọng số của cả cơ hội và thách thức phải là 1

Bước 3: Đánh giá và cho điểm từng cơ hội/thách thức quan trọng đối với sự thành

công Điểm cho từ 1 – 4 dựa trên cân nhắc rằng chiến lược hiện tại của hệ thống đáp

ứng nhiều hay ít với các cơ hội/thách thức quan trọng đối với sự thành công theo quy tắc sau đây:

+ Đáp ứng với CSF quá kém = 1 + Đáp ứng với CSF tương đối ít = 2 + Đáp ứng với CSF tương đối khá = 3 + Đáp ứng với CSF quá tốt = 4

Bước 4: Nhân trọng số với điểm đánh giá để có điểm trọng số

Bước 5: Tính tổng điểm trọng số , điểm này là điểm kết luận cho hệ thống Tổng điểm

trọng số phân bố từ 1 – 4 Điểm tổng càng cao (gần 4) , hệ thống càng có nhiều cơ hội thành công

3.9 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN SO SÁNH CẠNH TRANH

Phương pháp này xem xét thông các yếu tố bên trong và nó dùng để so sánh giữa các tổ chức cạnh tranh nhau dựa trên các yếu tố chủ đạo quyết định thành công của Bò Cạp Vàng

Các bước thực hiện:

• Tìm liệt kê các yếu tố chủ đạo quyết định thành công

Trang 29

• Gán trọng số cho mỗi yếu tố tùy vào tầm quan trọng của yếu tố đối với sự thành công của tổ chức Trọng số sẽ phân bố từ 0 đến <1 Tổng điểm trọng số bằng 1

• Đánh giá điểm đáp ứng của tổ chức đối với yếu tố Điểm cho từ 1 -4 1 = đáp ứng kém, 2= có đáp ứng , 3 = đáp ứng khá, ; 4 = đáp ứng rất tốt

• Nhân điểm đáp ứng với trọng số để có điểm trọng số Tính tổng điểm trọng số

• Trung bình của tổng điểm trọng số là 2,5 Nêu một tổ chức nào có tổng điểm trọng

số nhỏ hơn 2,5 thì xem là yếu trong cạnh tranh

Điểm trọng

số

Điểm đáp ứng

Điểm trọng

số

Trang 30

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH QUẢN

LÝ HIỆN NAY CỦA KHU DLST BÒ CẠP NHỮNG YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI BÒ CẠP VÀNG

Khu DLST Bò Cạp Vàng là sân chơi cuối tuần hoặc các ngày nghỉ lễ của các đối tượng đoàn thể, gia đình, công nhân, sinh viên học sinh đến để được hưởng bầu khí trong lành thoáng mát dưới hình thức dã ngoại, cắm trại Được trở về miền quê sông nước, được vẫy vùng trong dòng nước xanh và mát; được cùng bạn bè chèo thuyền len lỏi trong các lùm cây dừa nước để câu cá, hái hoa dại theo sông rạch Để hiểu rõ sự tình hình phát triển của khu du lịch này đề tài sẽ đi vào phân tích hiện trạng

hoạt động du lịch, môi trường và tình hình quản lý của Bò Cạp Vàng

4.1.1 Hiện trạng hoạt động du lịch, môi trường và tình hình quản lý hiện nay của khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng

4.1.1.1 Hiện trạng hoạt động du lịch ở khu DLST Bò Cạp Vàng

Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng được thành lập tự phát vào năm 1992,đến năm 1999 ông Nguyễn Văn Sửu đã hình thành điểm du lịch vườn và triển khai đi vào hoạt động nhưng vẫn còn hạn chế về vốn đầu tư cũng như là cảnh quan sơ khai Đến năm 2001 kết hợp với Saigontourist đưa khách du lịch dã ngoại về và dần dần đi vào hoạt động có hiệu quả cho đến nay

- Từ năm 1999 đến 2002: chuyển đổi từ vườn cây ăn trái bình thường thành vườn cây có bóng mát và nhiều cây cảnh

- Từ năm 2002 đến 2005: từng bước xây dựng và điều chỉnh khu du lịch sinh thái

Bò Cạp Vàng theo hướng sinh thái miệt vườn và có định hướng

Trang 31

- Từ 2005 đến 2010: tiếp tục phát triển theo hướng sinh thái miệt vườn và chuẩn bị lên kế hoạch cho một dự án lớn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Do vậy, khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng có được những cơ hội và thuận lợi trong khai thác du lịch:

Được sự hổ trợ của nhà nước, Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch cũng như các cấp chính quyền địa phương có liên quan

Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm gần khu vực ngã ba các con sông Đồng Nai – Sài Gòn – Ông Kèo, là một cù lao nhỏ được bao bọc bởi bốn bề sông nước là một lợi thế mạnh nhất của Bò Cạp Vàng Với nét đặc thù riêng này mà những nơi khác không có, đã góp phần tích cực vào thế mạnh phát triển du lịch sinh thái tại đây

Khu du lịch thuộc huyện Nhơn Trạch nằm cạnh Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thành phố Biên Hòa rất thuận tiện cho giao thông đi lại bằng đường bộ và có thể thực hiện các chuyến đi trong ngày nên rất thích hợp cho các chuyến du lịch dã ngoại cuối tuần, picnic, cắm trại vào các ngày nghỉ lễ,…

Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, cũng như điều kiện an ninh xã hội ở đây được đảm bảo sự an toàn cho du khách khi tới đây

Bên cạnh đó, khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng còn vấp phải một số vấn đề thách thức cũng như khó khăn trong quá trình khai thác du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng như:

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch còn khá mới mẻ cho nên các năm đầu đưa vào hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn như: cơ chế chính sách cho hoạt động du lịch sinh thái chưa phong phú và hoàn thiện nhất, nhất là việc liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tư sử dụng lợi nhuận, cũng như chính sách thu phí, lệ phí…

Cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn chưa đạt chuẩn, các nội dung hướng dẫn và giáo dục môi trường cho du khách chưa rõ ràng

Nguồn nhân lực tại đây đang thiếu trầm trọng, đặc biệt là hướng dẫn viên chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về môi trường sinh thái ở Bò Cạp

Trang 32

Vàng Bên cạnh đó là sự hạn chế về trình độ ngoại ngữ để hướng dẫn cho du khách, chưa có kinh nghiệm về tổ chức – quản lý du khách trong các hoạt động du lịch sinh thái

Các tài liệu các thông tin quảng cáo về các tiềm năng, sản phẩm và các hoạt động du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng còn rất ít

4.1.1.2 Hiện trạng môi trường và tình hình quản lý của khu DLST Bò Cạp Vàng

Hiện trạng quản lý chất thải rắn:

Thu gom: trong khu du lịch chưa có hệ thống thu gom – xử lý chất thải sinh

hoạt hoàn chỉnh mà chỉ mới bố trí các thùng rác ở các chòi, khu vui chơi, văn phòng, bếp,…

Xử lý: rác được thu gom và chuyển đến khu vực đất trống bên cạnh phía trong

khu du lịch, đổ tập trung tại đó và đốt định kì khoảng 2 tuần/lần

Trang 33

Hệ thống quản lý chất thải rắn hiện tại của khu du lịch tuy phù hợp với điều kiện thực tế nhưng lại không đúng nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chính vì vậy, đây là một vấn đề cần được cải thiện trong thời gian sắp tới theo hướng hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý sơ bộ chất thải rắn cho khu du lịch

4.1.2 Kết quả hoạt động du lịch sinh thái ở Bò Cạp Vàng

Với những nổ lực trong tổ chức quản lý, hoạt động du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 4.1: Số lượng du khách đến dã ngoại ở khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng từ

( Nguồn: Ban quản lý khu DLST Bò Cạp Vàng)

Khu DLST Bò Cạp Vàng đang đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống điện,

hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc,…từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững Do có nhiều khu du lịch sinh thái mọc lên trong vùng nên số lượng du khách đã bị chi phối giảm đi so với các năm trước, nhưng với sự nổ lực của ban quản lý khu DLST Bò Cạp Vàng hiện nay thì doanh thu vẫn giữ ở mức ổn định và chiếm phần trội nhất so với sự cạnh tranh của các khu du lịch khác Bò Cạp Vàng ngày càng được nhiều người biết đến và lượng khách trở lại khu du lịch cũng tương đối cao Đây là một yếu tố khả quan để phát triển DLST ở Bò Cạp Vàng

Qua quá trình tiến hành điều tra xã hội học với các đối tượng du khách tham quan dã ngoại ở khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng để thăm dò ý kiến, ta có những kết quả như sau:

Trang 34

Biểu đồ 4.1: Mục đích du khách đến dã ngoại tại khu DLST Bò Cạp Vàng

Biểu đồ 4.2: Yếu tố thu hút khách du lịch sinh thái đến Bò Cạp Vàng

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Kết quả biểu đồ 4.1 và 4.2 cho thấy: Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng hấp dẫn du khách chủ yếu bởi các yếu tố như là dòng sông xanh biếc từ thiên nhiên thơ mộng và hiền hòa, cảnh quan môi trường tự nhiên sạch đẹp, không gian yên tĩnh thoáng mát thích hợp làm nơi dã ngoại cuối tuần lý tưởng Du khách đến với Bò Cạp Vàng chủ yếu là để vui chơi, giải trí, họp mặt nhóm bạn bè của những nhóm bạn trẻ,

và còn là nơi gặp gỡ giao lưu của những người yêu mến thiên nhiên Đây cũng là nơi thích hợp cho nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi sau một tuần làm việc căng thẳng với bộn

bề những lo âu, phiền muộn, ồn ào, náo nhiệt chốn thị thành

Du khách khi đến Bò Cạp Vàng thường đi theo nhóm bạn bè, một gia đình, những cặp tình nhân hoặc những đoàn lớn đã được đặt chỗ trước…và thời gian lưu trú

ở đây thường là trong ngày Ngoài ra cũng có những hoạt động cắm trại qua đêm được

Trang 35

chuẩn bị chu đáo cho du khách Tuy nhiên ở đây cũng hạn chế những sản phẩm du lịch nên không thu hút được du khách lưu lại lâu hơn

Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư với tiềm năng rất lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái cao cấp Điều này ngày càng hứa hẹn và mở ra một tiềm năng lớn cho khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng hợp tác liên doanh để phát triển hơn nữa

Biểu đồ 4.3: Hiệu quả hình thức thông tin về khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Phương tiện thông tin tác động đến du khách nhiều nhất là do bạn bè và người thân giới thiệu, tham khảo qua báo chí và internet cũng chiếm phần lớn và đối tượng chủ yếu là khách nội địa Vì vậy ta cần phải đẩy mạnh quảng bá hình ảnh cũng như thông tin của khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng hơn nữa qua các phương tiện trên Còn đối với khách quốc tế, thông tin được cập nhật từ internet và sách du lịch Chính

vì vậy, tuy chiếm tỉ lệ khiêm tốn nhưng trong hiện tại và tương lai, khi thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, thì quảng bá và khai thác thị trường du lịch bằng phương tiện internet sẽ rất phổ biến và hiệu quả, đặc biệt là khi muốn mở rộng ra thị trường quốc tế Thêm vào đó, quảng bá về DLST Bò Cạp Vàng qua tờ rơi của công ty

lữ hành cũng như ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn Điều này đã dẫn đến kết quả như ở biểu đồ 4.1 và 4.2, du khách chỉ biết đến khu DLST Bò Cạp Vàng khi có người thân đã đến và giới thiệu lại là chủ yếu Từ đó, ta có

Trang 36

thể căn cứ vào kết quả này để lựa chọn cho khu DLST Bò Cạp Vàng hình thức quảng

bá phù hợp, vừa phổ biến vừa đạt hiệu quả cao

Mức độ hài lòng của du khách với dịch vụ của BCV

Chất lượng thức ăn Thái độ phục vụ

Độ an toàn khi tắm sông Chất lượng môi trường Dịch vụ cung cấp Chi phí dịch vụ Hướng dẫn viên

Biểu đồ 4.4: Mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch ở Bò Cạp Vàng

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Đánh giá của du khách về chất lượng các dịch vụ của khu DLST Bò Cạp Vàng

chiếm tỷ lệ tương đối Chất lượng thức ăn, thái độ phục vụ cũng như các dịch vụ cung

cấp ở Bò Cạp Vàng cũng còn kém, chưa được tốt lắm Còn về chất lượng môi trường,

độ an toàn khi tham gia các hoạt động du lịch ở đây thì được đánh giá cao, cũng như

các chi phí dịch vụ thì khá bình dân Đây là một yếu tố khả quan và sẽ là động lực cho

khu DLST Bò Cạp Vàng cố gắng hơn nữa để ngày càng mang lại cho du khách chất

lượng dịch vụ tốt hơn, phong phú hơn Tuy nhiên, như đã phân tích ở biểu đồ 4.3,

ngoài phương tiện giới thiệu từ bạn bè và người thân thì yếu tố tác động đến du khách

nhiều nhất là qua internet và báo chí Tuy chiếm tỷ lệ kém hơn nhưng yếu tố này mang

tính quan trọng không kém nhằm quảng bá hình ảnh cho khu DLST Bò Cạp Vàng

Còn yếu tố quyết định cho chuyến đi vẫn là từ bạn bè và người thân Những ấn tượng

tốt về sản phẩm và chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch sẽ là một lợi thế để quảng

bá về DLST Bò Cạp Vàng thông qua việc thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng

Trang 37

Hình thức tiếp thị tại chỗ này có thể được linh hoạt không chỉ gói gọn trong sản phẩm và chất lượng phục vụ, mà còn thể hiện qua sự quan tâm đến từng sở thích của từng du khách, mà còn là sự chia sẻ và truyền đạt những kinh nghiệm hiểu biết về tự nhiên, về phong tục tập quán,…Từ đó, DLST Bò Cạp Vàng không chỉ đơn thuần là có dịch vụ tốt mà còn có những nhân viên đầy kinh nghiệm, tâm huyết và tinh tế…Các yếu tố này có tính chất quan trọng và sẽ quyết định tình trạng quay trở lại và giới thiệu

về khu DLST Bò Cạp Vàng của du khách

Bảng 4.2: Tình trạng khách du lịch quay lại Khu DLST Bò Cạp Vàng

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Với kết quả bảng 4.2 cho thấy: du khách với mong muốn quay trở lại tham quan, vui chơi, giải trí và sẽ giới thiệu về DLST Bò Cạp Vàng chiếm tỷ lệ rất lớn, điều

đó chính là kết quả tác động của những yếu tố đã được phân tích ở các biểu đồ trên Đây là sự khởi sắc tốt đẹp cho việc phát triển DLST Bò Cạp Vàng, tuy không ít khó khăn và hạn chế trong tổ chức hoạt động DLST Tuy nhiên vẫn có 6% du khách không giới thiệu về Bò Cạp Vàng vì lý do không thích chất lượng phục vụ cũng như không hợp khẩu vị với các món ăn ở đây và cảm thấy các dịch vụ du lịch ở đay chư phong phú lắm Điều đó đặt ra cho ta một thách thức, phải quy hoạch và tổ chức làm sao để

có thể vừa phát triển các hoạt động DLST vừa cải thiện chất lượng phục vụ cũng như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời phát triển du lịch không gây ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên, để du khách yên tâm hơn khi giới thiệu Bò Cạp Vàng với mọi người

Trang 38

4.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng

Thị trường khách du lịch: bao gồm thị trường trong tỉnh Đồng Nai và những

vùng lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu,…và dân địa phương Thị trường du lịch còn bị giới hạn bởi mọi người vẫn chưa biết nhiều về Bò Cạp Vàng.

Các sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa đủ sức hấp dẫn

du khách quay lại khu du lịch Gồm có các dịch vụ tắm sông, chèo thuyền, trượt máng, nhảy cầu,…thưởng thức các món ăn miệt vườn Dịch vụ ăn uống chưa đảm bảo được chất lượng cũng như tính nghệ thuật thẩm mỹ cao

Các chính sách hổ trợ phát triển du lịch từ các cấp chính quyền: khu DLST

Bò Cạp Vàng được các cấp chính quyền quan tâm và hổ trợ nhiệt tình, luôn tạo điều kiện cho khu du lịch phát triển một cách bền vững nhằm cải thiện đời sống kinh tế địa phương

Nguồn nhân lực cho phát triển: nguồn nhân lực đang thiếu trầm trọng, không

đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của du lịch sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cũng như sự phát triển chung của khu du lịch, đội ngũ nhân viên hiện thời chưa có trình độ chuyên môn gây khó khăn cho chiến lược phát triển bền vững của

khu du lịch

Hình ảnh của khu du lịch: chưa được quảng bá rộng rãi, nhiều người vẫn

chưa biết đến khu DLST Bò Cạp Vàng, đa số chỉ biết qua bạn bè giới thiệu Hình ảnh của khu du lịch vẫn chưa gây được nhiều ấn tượng cho du khách, cần tăng cường cải thiện lại cơ sở vật chất hạ tầng nơi đây

Vị trí địa lý: thuận lợi, chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km Thích

hợp làm nơi thư giãn cuối tuần cho mọi người sau một tuần làm việc, học tập căng thẳng

Môi trường du lịch: cảnh quan tự nhiên, sinh thái còn hoang sơ, không khí

trong lành, mát mẻ, thoải mái, dễ chịu, cảm giác như được trở về với thiên nhiên,

Trang 39

nguồn cội Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các khu du lịch lân cận cũng không kém, ngày càng nhiều khu du lịch sinh thái mọc lên dọc đường đến Bò Cạp Vàng.

Tài nguyên du lịch: phong phú, đa dạng nhưng vẫn chưa khai thác được hết

tiềm năng vốn có, còn lãng phí tài nguyên thiên nhiên

4.2 PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA KHU DLST BÒ CẠP VÀNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO KHU DLST BÒ CẠP VÀNG VÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM

DU LỊCH THIÊN NHIÊN

Với những nhận định từ các kết quả điều tra trên về các tiềm năng về thiên nhiên và những hạn chế hiện nay trong hoạt động và tổ chức DLST, tôi mạnh dạng đưa ra ma trận phân tích SWOT đối với khả năng phát triển du lịch sinh thái ở Bò Cạp Vàng

4.2.1 Kết quả phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khu DLST Bò Cạp Vàng

Qua nghiên cứu, khảo sát hiện trạng thực tế, các tài liệu hiện có và phân tích SWOT đã cho biết được tiềm năng về thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khu DLST Bò Cạp Vàng để hỗ trợ cho việc quản lý như sau:

4.2.1.1 Thế mạnh

− Khu DLST Bò Cạp Vàng có một phần thuộc rừng Sác với hệ động thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, lôi cuốn với không khí mát mẻ và trong lành Ngước lên bầu trời từng đàn chim đua nhau ríu rít, dòng sông uốn lượn quanh co giữa màu xanh bạt ngàn của rừng cây…tạo cho ta một cảm giác như được trở về với thiên nhiên, về với miền quê yêu dấu

− Có diện tích rộng gần 6 hecta, địa hình đa dạng nên thuận lợi trong việc mở rộng nhiều loại hình du lịch để phục vụ tốt hơn cho du khách, tận dụng tốt nguồn tài nguyên sẵn có Dòng sông trong xanh, hiền hòa không những làm tăng thêm vẻ đẹp

mỹ quan, thiết lập những trò chơi đưới nước cho khu du lịch mà còn là nguồn cung cấp nước cho việc sinh hoạt hay nuôi trồng

Trang 40

− Đến với khu du lịch du khách sẽ được thư giãn với các trò chơi mới lạ, hấp dẫn, đầy kịch tính cũng như thưởng thức các món ăn ngon miệt vườn, dân dã

− Có nhiều khu vực được bồi đắp phù sa, đất đai màu mỡ, rất thích hợp để trồng các loại rau quả phục vụ ẩm thực, hay trồng các loại cây ăn trái, cây cảnh để phát triển tài nguyên du lịch miệt vườn.Việc phát triển nuôi trồng theo mô hình VAC cũng đã mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho khu du lịch

− Bò Cạp Vàng còn là nơi diễn ra các trò chơi dân gian có tính giáo dục cao về tinh thần đồng đội, đoàn kết

− Khu du lịch thuộc tỉnh Đồng Nai là tỉnh thành đang vươn lên phát triển vững mạnh về kinh tế, đời sống xã hội được nâng cao, nhu cầu du lịch của người dân là tất yếu Vị trí giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh, chỉ cách 30km cũng là một lợi thế mạnh

− Khu du lịch đã tạo ra nhiều việc làm cho người dân, việc phát triển khu du lịch

đã cải thiện đáng kể đời sống của người dân nơi đây, tạo nên lực lượng lao động dồi dào

− Ban lãnh đạo cũng có những kinh nghiệm và năng lực quản lý Tìm hiểu và nắm bắt thông tin kịp thời, xử lý nhanh nhẹn và nhạy bén cũng như đưa ra các phương

án phát triển du lịch đúng đắn, hiệu quả

− Với các chiến lược đầu tư và phát triển bền vững, lâu dài, được sự ủng hộ của người dân địa phương và các cấp chính quyền, khu DLST Bò Cạp Vàng không những

là điểm tham quan hấp dẫn, thú vị mà còn giới thiệu cho du khách đến từ mọi miền đất nước biết về con người Đồng Nai thân thiện, hiền hòa, hiếu khách

− Được sự ủng hộ của địa phương và các cấp chính quyền huyện Nhơn Trạch

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Tài nguyên Môi trường (2003). Ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên Môi trường (2003)
Tác giả: Bộ Tài nguyên Môi trường
Năm: 2003
4. Chế Đình Lý (2005). Giáo trình môn học Du lịch sinh thái (lưu hành nội bộ). Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình môn học Du lịch sinh thái
Tác giả: Chế Đình Lý
Năm: 2005
8. Lê Huy Bá (2007). Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Tp. HCM
Năm: 2007
9. Ngô An (2009). Bài giảng môn học du lịch sinh thái (lưu hành nội bộ). Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn học du lịch sinh thái
Tác giả: Ngô An
Năm: 2009
10. Nguyễn Văn Đính (2007). Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa. http://www.moitruongdulich.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Đính
Năm: 2007
11. Phạm Trung Lương (2000). Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2000
12. Phạm Trung Lương, 6/2006. Du lịch sinh thái: những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái: những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
14. Trần Văn Thông (2006). Tổng quan du lịch. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch
Tác giả: Trần Văn Thông
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh
Năm: 2006
16. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2000-2002). Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Tổng cục du lịch chủ trì Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
5. Cổng du lịch (2009). Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng. 21/02/2009. http://tintuc.congdulich.com/landscapedt/ Link
6. Đặng Hồng (2009). Du lịch sinh thái Ông Kèo vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan. 06/01/2009. http://www.nhontrach-dongnai.gov.vn Link
13. Tiểu Thiên (2009). Vùng vẫy sông nước ở Bò Cạp Vàng. 02/05/2009. http://www.zing.vn/news/choi-vui/vung-vay-song-nuoc-o-bo-cap-vang/ Link
15. Trương Thanh Tâm (2008). Dịch vụ - du lịch: Con đường tiếp cận nhanh với bên ngoài.15/05/2010.http://www.nhontrach-dongnai.gov.vn/thongtinkinhtexahoi/thuongmaidichvu/ Link
1. Ban quản lý khu DLST Bò Cạp Vàng (2008). Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng Khác
7. Lê Bích Nhị (2008). Bò Cạp Vàng – Điểm nghỉ dưỡng cuối tuần lý tưởng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w